CHƯƠNG 24
-
Rồng Đỏ
- Thomas Harris
- 3118 chữ
- 2020-05-09 03:25:41
Số từ: 3104
MIEL G. dịch
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
TIẾN SĨ FREDERICK CHILTON đứng trong hành lang bên ngoài xà lim cỷa Hannibal Lecter. Đi cùng Chilton là ba giám thị lực lưỡng. Một người cầm theo áo cột tay dành cho bệnh nhân tâm thần cùng cùm chân còn người kia cầm một lon Mace. Giám thị thứ ba đang nạp tên thuốc mê vào súng hơi.
Lecter đang đọc một biểu đồ thống kê tại bàn và ghi ghi chép chép. Hắn nghe thấy tiếng bước chân đi đến. Hắn nghe thấy tiếng súng hơi lổn nòng gần sau lưng mình, nhưng hắn vẫn tiếp tục đọc và không tỏ ra dấu hiệu gì là mình biết Chilton đang ở đấy.
Chilton đã gửi báo đến cho hắn vào buổi trưa rồi để hắn chờ đến đêm mới biết được hình phạt dành cho mình vì đã giúp cho Rồng.
"Bác sĩ Lecter," Chilton lên tiếng.
Lecter quay lại. "Chào buổi tối, tiến sĩ Chilton." Hắn không tỏ vẻ nhận biết sự có mặt của những lính gác. Hắn chỉ nhìn vào Chilton.
"Tôi đến tịch thu sách của anh. Tất cả sách của anh."
"Tôi hiểu rồi. Cho phép tôi hỏi anh định giữ chúng trong bao lâu vậy ?"
"Tùy vào thái độ của anh thôi."
"Đây là quyết định của anh đấy sao ?"
"Tôi là người quyết định hình thức kỷ luật tại đây."
"Tất nhiên rồi. Đấy không phải là chuyện mà Will Graham sẽ yêu cầu
"Lùi lại lưới và mặc thứ này vào, bác sĩ Lecter. Tôi sẽ không yêu cầu đến lần thứ hai đâu."
Dĩ nhiên, tiến sĩ Chilton. Hy vọng đấy là cỡ 39 - mấy cái cỡ 37 cứ thít chặt quanh ngực
Bác sĩ Lecter tròng quần áo trói tay chân mình như thể chúng là phục trang tiệc tối. Một giám thị thò tay qua chấn song cột áo lại phía sau lưng.
"Giúp ông ta đi đến chỗ giường đi
Chilton bảo.
Trong lúc các giám thị tịch thu sách trên kệ, Chilton đứng chùi chùi kính của mình và dùng cây bút lật qua giấy tờ cá nhân của Lecter.
Lecter quan sát từ góc xà lim tối tăm của mình. Ở hắn toát ra vẻ uyển chuyển lạ kỳ, dù là mặc đồ trói.
"Dưới cặp hồ sơ màu vàng," Lecter lặng lẽ bảo, "anh sẽ tìm thấy biên nhận từ chối mà tờ Archives gửi cho anh. Nó được mang nhầm đến chỗ tôi cùng vài thư từ từ Archives và e là tôi đã mở thư ra mà không nhìn phong bì. Xin lỗi."
Chilton đỏ mặt tía tai. Ông ta nói với một giám thị. "Tôi nghĩ anh nên lấy phần ghế ngồi khỏi bồn cầu của bác sĩ Lecter."
Chilton nhìn vào bản thống kê. Lecter đã viết tuổi mình trên đầu trang: 41. "Và anh có gì ở đây thế ?" Chilton hỏi.
"Thời gian," bác sĩ Lecter đáp.
Trưởng ban Brian Zeller mang thùng chuyển phát nhanh cùng bánh xe của xe lăn vào khoa Phân tích Công cụ, bước đi với vận tốc khiến cho quần tây vải garbadine của mình phát ra âm thanh lít rít.
Các nhân viên, nán lại từ ca ngày, hiểu rõ thứ âm thanh lít rít ấy lắm, Zeller đang vội.
Đã có quá nhiều trì hoãn rồi. Tay chuyển phát nhanh mệt mỏi, chuyến bay từ Chicago của anh ra bị hoãn vì lý do thời tiết phải chuyển hướng sang Philadelphia, đã phải mướn xe lái thẳng đến phòng thí nghiệm của F.B.I. ở Washington.
Phòng thí nghiệm của cảnh sát Chicago cũng khá hiệu quả, nhưng có những việc nó không được trang bị để tiến hành, nên lúc này Zeller chuẩn bị để làm những việc đó.
Tại máy đo khối phổ ông ta để lại các vảy sơn lấy từ xe của Lounds.
Beverly Katz tại phòng Tóc và Sợi nhận lấy các bánh xe để bàn bạc với những người khác trong phòng.
Điểm dừng cuối cùng của Zeller là căn phòng nhỏ nóng bức nơi Liza Lake đang khom người trên máy đo sắc phổ khí ga. Cô đang đong đo thứ tro từ vụ phóng hỏa ở Florida, đang theo dõi đầu bút kim vẽ dòng lên xuống trên đồ thị đang chạy.
"Dung dịch châm hộp quẹt Ace," cô nói. "Hắn châm lửa bằng thứ này." Cô đã nhìn qua thật nhiều mẫu lắm rồi nên có thể phân biệt nhãn hàng mà không cần phải lục tìm qua bản hướng dẫn.
Zeller cất mắt khỏi Liza Lake và thầm quở mình thậm tệ vì đã có cảm giác ấm lòng tại nơi làm việc. Ông hắng giọng rồi giơ ra hai lon sơn bóng loáng.
"Chicago hả ?" cô hỏi.
Zeller gật đầu.
Cô kiểm tra tình trạng hai lon sơn cùng dấu niêm trên nắp. Một lon chứa tro từ chiếc xe lăn; lon kia là những gì cháy sém còn sót lại từ Lounds.
"Ở trong lon bao lâu rồi ?"
"Cũng cả sáu tiếng," Zeller đáp.
Tôi sẽ đo khí trong đấy."
Cô dùng một xi lanh hạng nặng đâm qua nắp lon, rút không khí trong đấy ra cùng với tro rồi tiêm thẳng vào máy đo sắc phổ. Cô chỉnh lại chút xíu. Khi mẫu kiểm nghiệm di chuyển dọc theo cột 150 mét của máy, đầu kim chạy lên chạy xuống trên cuộn giấy rộng ghi đồ thị.
"Không pha chì..." cô nói. "Là xăng pha cồn, không chì. Không thường gặp thứ này lắm." Cô nhanh tay lật qua tập đồ thị mẫu đóng gáy vồng. "Tôi chưa thể cho anh biết nhãn hiệu được. Để tôi xét nghiệm qua pentan rồi sẽ trả lời anh sau."
"Tốt," Zeller nói. Pentan sẽ phân rã chất lỏng trong số tro, rồi phân đoạn sớm trong máy đo sắc phổ, chừa lại chất lỏng để phân tích sâu hơn.
Đến một giờ sáng thì Zeller có được mọi thông tin có thể có. Liza Lake đã tìm được nhãn hiệu của loại xăng pha cồn: Freddy Lounds đã bị thiêu trong hỗn hợp tên "Servico Supreme".
Việc kiên nhẫn chải ra từ những rãnh trên bề mặt bánh xe lăn cho ra hai loại sợi thảm - sợi len và sợi tổng hợp. Muội mốc từ đất trên bề mặt bánh xe cho thấy chiếc ghế này đã được cất trong một nơi tối tăm lạnh lẽo.
Các kết quả khác không được thỏa mãn bằng. Vảy sơn không phải từ loại sơn xuất xưởng chính hãng. Được tán mịn ra trong máy đo khối phổ rồi đem so sánh với hồ sơ sơn xe toàn quốc, loại sơn này hóa ra là sơn tráng men chất lượng cao của hãng Duco được sản xuất trong loạt 186.000 thùng ở quý đầu năm 1978 để bán cho nhiều chuỗi cửa hàng sơn xe.
Zeller từng mong sẽ xác định được hiệu xe cùng thời điểm sản xuất tương đối.
Ông đánh điện gửi kết quả sang Chicago.
Sở Cảnh sát Chicago muốn lấy lại mấy bánh xe. Các bánh xe này tạo thành gói hàng gồ ghề cho tay vận chuyển. Zeller cho các báo cáo bằng biên bản từ phòng xét nghiệm vào túi cùng với thư từ và gói hàng do Graham gửi đến.
"Tôi có phải Fedex đâu cơ chứ
nhân viên vận chuyển thốt lên khi anh ta chắc chắn là Zeller không thể nghe thấy mình.
Sở Tư pháp có riêng nhiều căn hộ nhỏ gần tòa án phúc thẩm Chicago làm chỗ ở cho các luật gia hay các nhân chứng chuyên gia có uy tín khi phiên tòa đang diễn ra. Graham ở trong một trong những phòng này còn Crawford thì ở bên kia hành lang.
Anh nhận phòng lúc 9 giờ sáng, mệt bã và ướt sũng. Anh đã không ăn gì từ buổi điểm tâm trên chuyến bay từ Washington nhưng ý nghĩ về thức ăn vẫn khiến anh lợm giọng.
Rốt cuộc ngày thứ Tư mưa gió cũng đã hết. Quả là một ngày tồi tệ nhất mà anh có thể nhớ được.
Vì Lounds đã chết rồi, dường như khả năng cao anh sẽ là người kế tiếp, nên suốt cả ngày Chester cứ kè kè canh chừng anh; lúc anh ở trong ga ra nhà Lounds, lúc anh đứng dưới cơn mưa bên vệ đường cháy sém nơi Lounds bị thiêu. Với ánh đèn chớp nháy thẳng mặt anh, anh bảo các phóng viên rằng mình "đau đớn khi mất đi người bạn Frederick Lounds".
Anh cũng sẽ đến dự đám tang nữa. Cả một mớ nhân viên liên bang cùng cảnh sát cũng thế, với hy vọng tên sát nhân sẽ đến để xem Graham đau lòng.
Thật ra thì anh không cảm nhận được điều gì mình có thể gọi tên ra, chỉ là cơn buồn nôn lạnh toát cùng thỉnh thoảng là làn sóng hân hoan bệnh hoạn rằng mình đã không bị thiêu đến chết thay cho Lounds.
Graham thấy chừng như mình đã chẳng học hỏi được gì trong bốn mươi năm; anh chỉ mệt mỏi đi mà thôi.
Anh pha một ly martini lớn rồi vừa uống vừa cởi quần áo ra. Anh làm một ly nữa sau khi tắm xong, vừa uống vừa xem tin tức.
("Một bẫy giăng mồi của F.B.I. để tóm Tiên Răng đã phản kết quả và một phóng viên kỳ cựu mất mạng. Chúng tôi sẽ trở lại cùng tin chi tiết trong chương trình Eyeuritness News sau chương trình này
)
Người ta đã gọi kẻ sát nhân là "Rồng" trước khi bản tin trên đài chấm dứt. Tờ Tattler đã tường thuật tất tần tật cho các kênh thông tin. Graham chẳng bất ngờ gì. Số báo thứ Năm rồi sẽ bán chạy.
Anh pha ly martini thứ ba rồi gọi cho Molly.
Cô đã theo dõi phần tin thời sự lúc sáu giờ và mười một giờ và cô cũng đã đọc tờ Tattler. Cô đã biết Graham là con mồi trong cái bẫy.
"Lẽ ra anh phải nói cho em biết chứ, Will."
"Có lẽ. Anh không cho là thế đâu."
"Giờ thì hắn sẽ có giết anh
"Sớm muộn thôi. Nhưng lúc này thì sẽ khó khăn cho hắn
vì anh không ở một chỗ. Anh được bảo vệ suốt, Molly à, và hắn biết thế. Anh sẽ ổn thôi."
"Anh nghe hơi lè nhè đấy, nãy giờ đang thăm chiến hữu trong tủ lạnh phải không ?"
"Anh có làm vài ly."
"Anh cảm thấy thế nào ?"
"Khá mục ruỗng."
"Tin tức cho hay F.B.I. không có bất cứ biện pháp bảo vệ nào cho tay phóng viên cả."
"Đáng lẽ hắn phải ở bên Crawford khi Tiên Răng cầm được tờ báo."
Tin tức giờ gọi hắn là Rồng đấy."
"Hắn tự gọi hắn thế mà."
"Will ơi, có chuyện này này - em muốn đem Willy rời khỏi chỗ này."
"Rồi đi đâu chứ ?"
"Đến ông bà nội thằng bé. Ông bà lâu rồi chưa gặp nó, và họ muốn được gặp."
"Ồ, ừm hừm."
Ông bà nội của Willy có một nông trại trên bờ biển Oregon.
"Ở đây thấy ghê ghê anh ạ. Em biết chỗ này sẽ an toàn - nhưng mẹ con em ngủ không yên. Hay do mấy bài học bắn súng ấy làm em thấy sợ, em không biết nữa."
"Anh xin lỗi nhé, Molly. Anh ước mình có thể nói cho em biết anh thấy có lỗi đến dường nào."
"Em sẽ nhớ anh đấy. Cả hai mẹ con luôn."
Vậy là cô ấy đã quyết.
"Khi nào em sẽ đi ?"
"Sáng mai."
"Thế cửa tiệm thì sao ?"
"Evelyn muốn mua lại. Em sẽ bảo đảm thanh toán số hàng mùa thu với bên bán sỉ, chỉ trả phần lãi suất thôi, còn cô ấy kiếm được bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu."
"Còn mấy con chó ?"
"Em sẽ nhờ cô ấy gọi cho chính quyền địa phương, Will ạ. Em xin lỗi, nhưng có lẽ ai đó sẽ nhận nuôi vài con trong số ấy."
"Molly, anh..."
"Nếu ở lại đây mà em có thể ngăn được chuyện xấu nào đấy không xảy đến cho anh, thì em sẽ ở. Nhưng anh không thể cứu được ai đâu, Will ạ, em ở đây chẳng giúp được gì anh. Nếu mẹ con em mà ở trên ấy, anh chỉ cần chuyên tâm lo cho mình thôi. Em sẽ không mang theo khẩu súng chết giẫm kia cả đời đâu Will."
"Có lẽ em xuống Onkland theo dõi đội A thi đấu cũng được đấy." Không có ý muốn nói thế. Ôi trời, sự im lặng này đang kéo hơi dài quá rồi.
Thôi, anh này, em sẽ gọi anh
cô nói, "hay là, em nghĩ chắc anh phải gọi lên đấy cho em vậy."
Graham cảm thấy thứ gì đó toác ra. Anh thấy hụt hơi.
"Để anh nhờ văn phòng sắp xếp cho. Em đã đặt chỗ chưa ?"
"Em không dùng tên mình. Em nghĩ có lẽ báo chí..."
"Tốt. Tốt. Để anh cho người đưa em đi. Em sẽ không phải đi qua cổng thủ tục lên máy bay và em sẽ ra khỏi Washington hoàn toàn không đế lại dấu vết. Anh làm được không ? Cho anh làm việc ấy nhé. Mấy giờ máy bay bay ?"
"9 giờ 40. Chuyến American 118."
"Được rồi, 8 giờ 30 đằng sau bảo tàng Smithsonian. Có một bãi đậu xe Park-Rite. Để xe lại đấy. Sẽ có người gặp em. Anh ta sẽ lắng nghe đồng hồ đeo tay, đưa nó lên tai khi ra khỏi xe, được chứ ?"
"Được ạ."
"Em này, em đổi chuyến ở O'Hare phải không ? Anh có thể ra đó..."
"Không. Đổi chuyến ở Minneapolis."
"Ồ Molly. Có lẽ anh có thể lên đấy đón em khi mọi chuyện chấm dứt được không ?"
"Thế thì hay quá."
Hay thật.
"Em có đủ tiền không vậy ?"
"Ngân hàng sẽ gửi cho em một ít."
"Gì ?"
"Đến ngân hàng Barclay ở sân bay. Đừng lo anh ạ."
"Anh sẽ nhớ em
"Em cũng thế. Nhưng cũng giống như bây giờ thôi. Qua điện thoại thì khoảng cách nào cũng thế mà. Wiily chào anh đấy."
"Chào lại Willy nhé."
"Cẩn thận đấy anh yêu."
Trước giờ cô chưa khi nào gọi anh là anh yêu cả. Anh chẳng quan tâm đến. Anh không quan tâm đến mấy tên gọi mới; anh yêu, Rồng Đỏ.
Nhân viên trực đêm ở Washington sẵn lòng sắp xếp cho Molly.
Graham áp mặt vào cửa sổ mát lạnh mà quan sát từng màn mưa quất qua giao thông mờ mịt bên dưới, đường phố từ màu xám đột ngột chuyển màu trong ánh sét chớp qua. Mặt anh để lại dấu trán, mũi, môi và cằm trên lớp kính.
Molly đã đi rồi.
Ngày đã qua và giờ đây chỉ còn lại đêm mà đối mặt, và giọng nói không môi đang buộc tội anh.
Người phụ nữ của Lounds đã nắm lấy phần còn sót lại của bàn tay gã cho đến khi hắn tắt thở..
"Chào, đây là Valerie Leeds. Xin lỗi tôi không thể trả lời điện thoại ngay lúc này..."
"Tôi cũng xin lỗi," Graham nói.
Graham lại rót đầy ly và ngồi bên bàn cạnh cửa sổ, nhìn chăm chăm vào chiếc ghế trống đối diện mình. Anh nhìn cho đến khi khoảng không trên ghế đối điện hóa thành hình dạng một người chứa đầy bóng tối và hạt bụi li ti, một sự hiện diện như bóng hình tỏa lên nền bụi ngưng đọng. Anh cố khiến cho hình ảnh ấy kết lại, để trông rõ mặt. Hình khối không nhúc nhích, không có sắc diện, không mặt mũi, nhưng lại đang đối diện với anh thật chăm chú đến như sờ vào được.
"Tao biết khó khăn lắm," Graham nói. Anh đã say khướt. "Mày phải cố mà ngừng lại, kềm lại cho đến khi bọn tao tìm ra mày. Nếu mày phải ra tay làm gì đấy, thằng chó đẻ, thì đi mà tìm tao này. Tao đếch quan tâm. Sau đấy mọi chuyện sẽ khá hơn. Người ta giờ đã có được vài thứ để giúp cho mày ngừng lại rồi đấy. Giúp cho mày ngừng phải mong muốn có đến vậy. Giúp tao đi. Giúp tao chút nào. Molly đi rồi, Freddy đã chết. Giờ chỉ có tao với mày thôi, thằng khốn." Anh rướn người qua bàn, tay vươn ra để chạm đến, và sự hiện diện kia biến mất.
Graham gục đầu xuống bàn, má tì lên cánh tay. Anh có thể trông thấy vết hằn của trán, mũi, miệng và cằm mình trên cửa sổ khi ánh chớp lóe lên phía sau đấy; một gương mặt với những giọt nước bò ngoằn ngoèo qua nó dọc xuống lớp kính. Không có mắt. Một gương mặt đầy mưa.
Graham cố gắng hết sức để hiểu Rồng.
Đôi khi, trong sự im lặng phập phồng của nhà các nạn nhân, những khoảng không gian có Rồng từng đi ngang qua cũng có lên tiếng.
Đôi khi Graham thấy mình sát cạnh hắn. Một cảm giác anh nhớ được từ các cuộc điều tra khác đã an bài trong anh trong những ngày gần đây: cảm giác trêu ngươi rằng anh và Rồng đang làm cùng một chuyện vào những thời khắc khác nhau trong ngày, rằng có sự song hành trong các chi tiết đời sống thường nhật của cả hai. Đâu đó Rồng đang ăn, hay đang tắm, hay đang ngủ cùng một lúc với anh.
Graham cố gắng hết mực để hiểu hắn. Anh cố nhìn thấy hắn vượt qua ánh sáng chói lòa của những tiêu bản và ống nghiệm, bên dưới các dòng chữ trong biên bản báo cáo của cảnh sát, cố gắng nhìn thấy mặt hắn xuyên qua rãnh nhòe giữa vân tay. Anh cố hết cách mình biết.
Nhưng để bắt đầu hiểu được Rồng, để nghe được những giọt lạnh lẽo trong bóng tối của hắn, để quan sát thế giới qua màn sương mù đỏ quạch của hắn, Graham sẽ phải nhìn thấy những thứ anh không bao giờ có thể thấy được, và anh phải bay xuyên thời gian...