• 386

Cafe hẻm và thi sĩ vỉa hè


Số từ: 947
Tác giả: Nhiều tác giả - Tạp chí Sai Gon CityLife
Phương Nam phát hành
NXB Hội Nhà Văn
Nam Đan

Có lẽ
không ở đâu có nhiều quán cà phê như ở Sài Gòn. Cũng không ở đâu có nhiều quán cà phê lấn chiếm các con hẻm như ở Sài Gòn. Trong vô vàn các quán cà phê hẻm ấy, nổi tiếng nhất là quán cà phê ở hẻm 47 đường Phạm Ngọc Thạch, bởi nó được
ăn theo
sự ngụ cư của một nhạc sĩ vốn nổi tiếng bậc nhất Việt Nam, Trịnh Công Sơn; không những thế nó còn được nhắc đến không ít lần trong các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Sài Gòn khác.
https://i.imgur.com/z4N4kKa.jpg
Một hôm, cũng như mọi hôm, tình hình thế giới không có gì thật nghiêm trọng để quan tâm, chúng tôi bèn thảo luận về sự nguy hiểm của
việc uống cà phê
đối với đời sống con người. Xin lưu ý rằng ở đây chúng tôi bàn về sự nguy hiểm của
việc uống cà phê
, chứ không phải của
cà phê
. Sau khi đưa ra nhiều giả định, từ các giả định có nhiều khả năng trở thành hiện thực như: ngộ độc vì uống nhằm cà phê pha nhiều bắp rang, hay ngẫu nhiên trở nên nạn nhân do một vụ ẩu đả của các cậu choai choai trong quán... chúng tôi đều đồng ý rằng mối nguy hiểm vì ngồi uống cà phê ở nơi chúng tôi đang ngồi là
mối nguy hiểm thơ mộng
nhất.
Chúng tôi đang ngồi ghế nhựa, quanh một trong những chiếc bàn cũng bằng nhựa được sắp dọc theo bức tường vôi đã ngả màu, bức tường có nhiều vết nứt và chân tường rêu bám xanh. Dãy bàn nhựa khoảng chục cái đều đã có khách ngồi. Một cây xoài lớn trổ đầy những chùm trái treo lơ lửng trên cao, ngay trên đầu chúng tôi. Cây xoài vươn cành ra cho con hẻm bóng mát, đồng thời cho luôn nguy cơ rụng trái xuống đầu người. Thử tưởng tượng nhé, một trái xoài to bằng cái ly cà phê bạn đang uống rơi xuống đầu ở độ cao mười mét. Chấn thương này chắc chắn sẽ biến bạn từ một người bình thường, mỗi sáng nhàn rỗi ngồi quán cà phê, thành một thi sĩ chẳng thể nổi tiếng. Hay tệ hơn, thành nhà tư tưởng sở hữu một hộp sọ chứa đầy những ý tưởng viễn mơ mà không bao giờ được thực hiện. Nhưng thế nào đi nữa, sự kiện hộp sọ con người bị kích hoạt bởi một trái xoài cũng thú vị và thơ mộng hơn những lý do nguy hiểm nhưng nhạt nhẽo khác phải không nào?
https://i.imgur.com/HwdZXUO.jpg
Quán nằm ở một con hẻm nổi tiếng nhất Sài Gòn. Nó ăn theo sự nổi tiếng của người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. Thuở sinh tiền, ông sống trong một ngôi nhà ở cuối con hẻm này, hẻm số 47 đường Phạm Ngọc Thạch. Ngày xưa con đường này còn có tên là đường Duy Tân, nó được xem là con đường của tình yêu trong một ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy,
Con đường tình ta đi

.
Con hẻm dài khoảng năm mươi mét và bề rộng vừa đủ cho một chiếc xe hơi chạy vào, khi xe muốn ra, tài xế phải cho số lùi chạy thật chậm. Lúc đó, khách phải đứng dậy nép sát vào tường tránh đường, mỗi người tự cầm ghế và ly của mình và cầm luôn nỗi cám cảnh về thân phận uống cà phê chạy. Cà phê ở đây không xuất sắc hơn những nơi khác, toàn là cà phê được pha sẵn, mỗi ly
đá
giá năm ngàn,
sữa
bảy ngàn, trước đây thì có
đen
giá ba ngàn, nhưng bây giờ thì không còn bán. Chủ quán giải thích rằng cà phê đen phải tính giá quá rẻ, không có lời, nên họ không bán. Vả lại
đen
nóng cần phải có củi than bếp núc lỉnh kỉnh. Hai vợ chồng họ trôi giạt từ miền Trung vào mở quán này đã gần hai mươi năm. Ông chủ có phong thái của một nhà giáo, lúc nào cũng ăn vận lịch sự và niềm nở với khách. Những đứa con của họ được ăn học tử tế cũng từ lợi nhuận của quán.
https://i.imgur.com/9fOBcox.jpg
Buổi sáng là lúc đông khách nhất trong ngày, nếu bạn đến trễ sẽ không có bàn, nhưng không sao, chỉ cần đặt một chiếc ghế vào giữa là ổn, nó sẽ là chiếc bàn dã chiến.
Nhiều phần khách ở đây vào trạc trung niên, gồm nhiều thành phần khác nhau. Một số trong giới họa sĩ, nhà báo, nhà văn thường ngồi ở đây. Có người ngồi trầm ngâm, có người sôi nổi trình bày quan điểm nghệ thuật, hay tranh luận xem ai sẽ trả tiền cho chầu bia vào buổi trưa sắp đến. Đặc biệt là bàn nào cũng có người đang đọc báo. Nhìn quanh đây, bạn sẽ bớt bi quan cho tình trạng đi xuống của nền văn hóa đọc.
Nếu bạn ngồi ở đó vào một sáng có cơn bão bất chợt đi ngang thành phố thì làm sao đây? Bạn có thể chọn một trong hai giải pháp. Một là cứ ngồi dưới những chùm xoài chờ hộp sọ mình được kích hoạt để trở thành thi sĩ. Hai là chạy xe ra khỏi hẻm, chạy chậm dưới hàng cây cao lất phất mưa, chạy về hướng trung tâm thành phố, chạy trên con đường lá cây xanh biếc tình tứ nhất Sài Gòn và thấy mình đã là thi sĩ.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Sài Gòn Tản Văn – Hẻm Phố Thông Ra Thế Giới.