• 386

Ghiền hẻm


Số từ: 1762
Tác giả: Nhiều tác giả - Tạp chí Sai Gon CityLife
Phương Nam phát hành
NXB Hội Nhà Văn
Võ Phi Hùng

Từng con hẻm
có một hình hẻm khác nhau do nhà tọa lạc quy định. Có hẻm nằm ngay trước cửa nhà, thò chân bước ra là chạm hẻm. Có hẻm ở sau nhà, hẻm cặp vách hông. Có hẻm thẳng đuột, hẻm quanh co, hẻm đầu to đuôi hẹp... lép. Dẹp đến nỗi hai người đi bộ ngược chiều phải chuyển sang thế
lá hẹ
mới lọt qua được.
Loại hẻm này thường gây ra tình huống khó chịu cho đôi kẻ nào đó xích mích không ưa ngó mặt nhau,
oan gia ngõ hẹp
, tiến thoái lưỡng nan, ngán ngẩm.
Có hẻm từ mặt đường lộ tuôn xuống là một con dốc vừa cao vừa gắt, muốn vô hẻm phải đâm bổ đầu xuống. Mùa nắng gió thốc bụi trên đường lộ vãi ùa xuống hẻm. Mùa mưa đọng ngay dưới chân dốc là một đám lầy. Xe hai bánh từ đầu dọc rẽ ngoặt lao xuống, yếu tay lái chút xíu là...
khảo sát sình
.
https://i.imgur.com/nbY8hPh.jpg
Loại hẻm dốc này mưa to là trở thành... dòng suối phố. Trẻ con ham thích thả thuyền giấy, mò cá tưởng tượng, bắn nước vào nhau vui cười thỏa thích. Đám lớn hơn dàn trận đá bóng nước. Lũ chó ngồi chồm hổm nơi ngạch cửa theo dõi như thèm chơi lắm.
Chỉ những người lao động vất vả đi làm về khuya, dáng mệt rã rời, chân dầm trong nước lạnh tanh. Thiếu nữ áo dài tha thướt về đến đầu hẻm tụt giày, xách toòng teng, quần xăn quá gối lội bì bõm.
Lại có con hẻm hẹp
ve sầu

luôn, ngày không có ánh mặt trời, đêm không có đèn chiếu rọi. Đi qua đó, chợt nhớ như ngồi xe lửa chui qua hầm ngầm tối om. Đang sáng rực lại chui vào chỗ tối, tựa như bị lạc vào cõi u mê. Để rồi lúc ló đầu ra, ánh sáng vụt từ trời cao dội xuống bao bọc lấy châu thân, có cảm giác hoàn hồn sống lại.
Thôi thì đủ các thể lọai: Hẻm uốn lượn mình xà, hẻm tà tà dích dắc, hẻm bị cắt, bị bít, hẻm đầu, hẻm đít, hẻm có cây mít, hẻm xít bên cây xoài, hẻm lia thia nhà thòi ra thụt vào, hẻm bị cào đứt khúc vì giải tỏa...
Hẻm 24 giờ

Đêm hẻm tuy sâu, nhưng nằm trong lòng thành phố lớn, năng động nên tiếng xe cộ ngoài đường vẫn không ngơi ngớt âm âm vọng vào nghe tựa như giọng... á ơi ru ngủ.
Và rồi chẳng mấy chốc, vào khoảng bốn giờ khuya, sương đêm còn ướt lạnh mái tôn, tiếng mõ cần mẫn từ các ngôi chùa nhỏ dáng vẻ khiêm cung tự tại
lốc cốc, beng
cất lên. Hồi chuông chùa như tiếng thở ấm áp, dần dà hồi phục lại sức sống sau một quãng đêm nhiều vắng lặng.
Rồi đến tiếng chuông nhà thờ náo nức thúc giục
người ơi trỗi dậy đến với niềm tin
.
Âm vang vọng lại từ phía đường ray là hồi còi tàu hỏa thôi thúc:
Đây đường thiên lý
.
Và một ngày trong mọi con hẻm vội vã bắt đầu.
Đúng sáu giờ rưỡi, giọng rao hàng ăn quen thuộc cất lên:
Bánh mì nóng giòn đây...
. Tiếp liền theo là tiếng bánh xe nay đã mòn vẹt lạch cạch rên rỉ thay cho đôi quang gánh ngày nào, cất tiếng rao:
Ai bánh canh giò he...eo hôn!
. Mùi thơm len vào các khe cửa, ghẹo lỗ mũi, trêu cái bao tử buổi sớm đói meo.
Rồi đến chiếc xe đạp lộc cộc, thắng bằng đôi dép lê
xàn xạc
với giọng rao nặng nhựa thuốc lào say:
Xôi khúc, xôi gà, xôi vò, xôi đậu đen đây!
. Chỉ cần mỗi chiếc xe đạp cà tàng trước ràng sau buộc cồng kềnh lôi thôi là đủ cung cấp đủ loại xôi. Thật trông người nỗ lực mưu sinh mà thương.
Dành cho đám cư dân tuổi nhà trẻ, ông bà già móm mém vì răng cỏ đã
bỏ đi xa
là giọng rao:
Cha...áo sư...ườn đâ...ây!
. Đến khi người lớn đi làm, trẻ vào trường học thì các bà nội trợ, người già, cô giúp việc được chào mời bằng giọng rao khác:
Cải bẹ xanh, bí đỏ, thịt, cá, tép tươi ngon đây!
.
Mài dao, bơm quẹt ga đâ...ây
.
Mười ngàn năm cái khăn đây!
.
Dép cũ đổi dép mới đâ...ây!
.
Nói chung không thiếu một thứ gì mà con hẻm không cung cấp đầy đủ cho một bữa cơm bình dị, bổ dưỡng.
https://i.imgur.com/C9q6uIh.jpg
Tạm ngưng thời khắc mua vào, đến khoảng chín giờ trở đi là thời gian bán ra. Ve chai
đẳng cấp thấp
đi xe đạp, gom tất tần tật các thứ thải ra trên cõi đời này: giấy báo, giấy thùng, dây đồng, dây kẽm, chai hũ nhựa, kính vỡ, sách cũ... Cho dù đó là một cuốn bách khoa tự điển, hay các tác phẩm tầm cỡ thế giới, nếu đem ra bán thì cũng đều nằm trên bàn cân tính tiền bằng ký lô ngang cơ giấy vụn.
Ve chai
đẳng cấp cao
luôn cất giọng rao dài, thông suốt, giòn giã, mang tính chất liệt kê:
Mua bình tăng giảm điện, đồng hồ điện, tivi, đầu máy, quạt trần, quạt điện, mô tơ, máy bơm nước, lò ga, tủ lạnh, máy lạnh, giường, tủ, bàn ghế đây!
.
Một ông tuổi sồn sồn nói đùa:
Cha này khôn quá. Mua sạch đồ trong nhà. Chỉ còn mụ vợ là không mua
.
Xế trưa bỗng nghe vang lên một giọng Huế nghe thật thân thương:
Ai ba...ánh bèo, bu...ún xào
uốn lượn ngân dài cung bậc từ thấp vươn cao như làn khói.
Thời hiện đại, trong con hẻm lại xuất hiện lời rao bằng băng từ, văn vẻ được tô điểm hẳn hoi, có khi kèm lời chính luận, hỡi hỡi rất chi là nồng nhiệt như
keo dính chuột, một hóa phẩm tuyệt vời, kết hợp với phong trào ba diệt: Tiêu diệt cho bằng sạch lũ chuột, ruồi, gián. Tuy nhiên, cũng nói theo giọng chính luận thì rằng là
kết quả còn hạn chế
.
Lại ngân nga:
Bánh mì Sài Gòn, đặc ruột thơm bơ, một ngàn một ổ
. Hoặc khúc nhạc
Lambada
rộn rã của xe bán kem.
Và khi đêm lại về trên các con hẻm, âm thanh giản đơn từ tay người vang lên thì có tiếng
lách cách
của đứa nhỏ bán mì gõ, tiếng
lóc xóc
của tay đấm bóp dạo rơi mãi vào giấc khuya xa vắng.
Hẻm 12 cung bậc

Đó là nơi hội tụ những tình cảm tinh chất của đời sống cộng đồng, xúm xít bên nhau, ngã nâng thân cận. Gây gổ có thể tốc mái nhà nhưng cái nền tình thân chung hẻm vẫn tự nhiên giữ lại, nuôi nấng vun bồi.
Trong con hẻm có đám ma. Cờ phướn của
nhà thầu đám
treo rủ ở các đầu hẻm, vừa báo tin buồn, vừa chỉ đường cho khách xa đến viếng, lại vừa tự quảng bá cho thương hiệu của nhà đòn.
Từ mười giờ đêm trở đi, nhóm
văn nghệ pêđê
kéo tới. Được biết người nằm trong quan tài vốn là người chồng trẻ chết vì tai nạn giao thông,
nữ ca sĩ
liền não nề:
Đường chẳng riêng hai chúng mình. Nên khi...vắng anh...đường đã thay tên...
. Lúc động quan tiễn biệt người
sanh ký tử quy
dàn kèn đồng trỗi lên ai oán:
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?
.
Đám ma trong hẻm có buồn có vui. Đám cưới lại vui tá lả luôn! Nhà chật nên tự nhiên phải mượn con hẻm che rạp, dựng lán, giăng đèn, kết hoa. Có tạm trở ngại việc đi lại nhưng dân hẻm cũng thảy đều tự nhiên chấp nhận theo lẽ
giờ chuyện người, sau chuyện ta
. Ai nấy đều chúc cho tân lang và tân giai nhân đẹp duyên cầm sắt, hạnh phúc đến ngày răng long đầu bạc.
Đám cưới trong hẻm nhận được món quà độc đáo mà có tiền cũng không mua được: Đó là sự vui lây, háo hức của đám trẻ con. Hãy nhìn vào mắt bọn trẻ đi, sẽ thấy đời đáng... cưới biết bao!
Ăn nhậu, đàn hát, nhất là tiết mục karaoke
Tui hát tui nghe
mà dẫu cho ca sĩ ngôi sao cũng kém xa. Bởi lẽ thường tình: Ai hát hay hơn tui!
Rồi gặp khi tối lửa tắt đèn, nhà ai đó có người phải đưa đi cấp cứu, tức thì mọi nhà đều sáng đèn, cửa mở, người bước ra săn sái phụ một tay, chỉ vẽ kinh nghiệm, chia sẻ nỗi lo âu.
Gặp lúc đất trời
làm ngặt
, nghe tin bão lụt, miền xa, trong hẻm ai ai cũng vướng vít chút ít ruột rà ở một nơi nào đó liền xôn xao than thở, tự nhiên móc hầu bao ra đóng góp, lục lọi mớ áo quần không dùng đến nữa, cùng với chăn màn đem đóng vào bao, thùng trìu mến, thân thương gửi đi.
Cứ gộp năm, bảy con hẻm lại thế nào cũng có vào
đấng
lưu linh nổi đình nổi đám lè nhè bê bối có ồn áo ngậu xị nhưng cũng chẳng hại ai.
Có khi lại còn lòi ra một
bậc hiền nhân
đi lòng vòng suốt ngày, gặp ai cũng toe toét cười nói mỗi một từ chào hỏi bằng tiếng Anh:
Hello!
, rồi tịt.
Đấng
này đầu tóc thường bù xù, quần áo không được sạch sẽ cho lắm, được dân trong hẻm đánh giá là khùng hiền. Thỉnh thoảng
bậc hiền nhân hé lô!
bỏ đi giang hồ một thời gian. Người trong hẻm đều hỏi han chẳng biết y phiêu bạt nơi nào. Và chợt cũng nao nao lòng cho một người quen biết vắng xa.
Sài Gòn hoa lệ nhưng cũng có vạn con hẻm nghèo còn đó. Tình người trong các con hẻm luôn ăm ắp, đầy đặn, sẻ chia.
Ở lì trong nhà chừng một ngày là nhớ ra ngoài ngõ. Đi chơi xa vài ngày chợt thèm quay về con hẻm nhà thân thương.
Giả định như Sài Gòn không có bao con hẻm nghèo, là chắc đã mất đi hơn phân nữa cái tình của Sài Gòn rồi.
Vì vậy nói không ngoa: Sống lâu trong hẻm sinh... ghiền hẻm!
https://i.imgur.com/IlZExv4.jpg
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Sài Gòn Tản Văn – Hẻm Phố Thông Ra Thế Giới.