• 391

Phạm Ngũ Lão, con đường của “Quyền lực thứ tư”


Số từ: 763
Tác giả: Nhiều tác giả - Tạp chí Sai Gon CityLife
Phương Nam phát hành
NXB Hội Nhà Văn
Lý Quý Chung (Chánh Trinh)

Trước năm 1975
, đường Phạm Ngũ Lão, nay được coi là phố Tây ba lô, là con đường của các tòa soạn báo, nhà in, địa điểm phát hành. Có cả chục tờ báo và nhà in hoạt động ở khu vực này.
Khi còn là một sinh viên ở Học viện Quốc gia Hành chánh, mới tập tễnh vào làng báo Sài Gòn, khoảng năm 1962 - 63, đầu tiên tôi cộng tác với tờ Thanh Việt
. Cái không khí báo chí ở khu này ngay lập tức thu hút tôi. Sáng làm báo, trưa cả tòa soạn kéo nhau đi ăn ở một quán cóc quanh quẩn gần đó. Ở đâu cũng gặp nhà báo, công nhân nhà in, thợ sắp chữ, nhân viên phát hành... Chuyện làm báo rôm rả, to nhỏ từ bàn này sang bàn kia.
Những thanh niên mới vào làng báo đến đây có cơ hội gặp các cây đa cây đề mà bình thường chỉ biết tên qua mặt báo. Ở đây tôi được diện kiến những tay viết kỳ cựu của Sài Gòn những năm 60 như Tam Đức, Tô Yến Châu, Tô Nguyệt Đình, Kiên Giang, Hà Huy Hà, Cát Hữu, nhà thơ - làm báo Nguyễn Vỹ...
Tòa soạn tờ Phổ Thông
của ông Nguyễn Vỹ nằm cách tờ Thanh Việt
chừng 200 m. Ông Vỹ người hơi thấp, mập mạp, đầu hói, miệng lúc nào cũng như cười. Tờ Phổ Thông
có khổ như Kiến thức Ngày nay
bây giờ, độc giả không nhiều nhưng trung thành; yêu thơ và thích truyện sáng tác. Trên tờ Phổ Thông
, ông Vỹ có viết một hồi ký dưới cái tựa
Tuấn, chàng trai nước Việt
(tôi nhớ thế không biết có chính xác không)
Hiện nay đang có phong trào mê truyện Kim Dung và xem Thiên Long Bát Bộ
trên kênh HTV9 làm tôi nhớ lại cái thời báo chí Sài Gòn chạy đua đăng truyện kiếm hiệp dài kỳ của Kim Dung. Trên đường Phạm Ngũ Lão còn có tờ Tiếng Vang
của ông chủ báo Quốc Phong, nhà vô địch khai thác truyện Kim Dung. Cuộc cạnh tranh của Tiếng Vang
với một tờ khác là Đồng Nai của ông Huỳnh Thành Vị đã chia đôi số độc giả đông đảo say sưa loại truyện này.
Các bản dịch đến từng ngày bằng máy bay Air Việt Nam từ Hồng Kông. Tờ nào chờ được đến giờ chót, có những diễn tiến mới hơn, là tức thời tăng được số độc giả hôm đó.
Trên đường Phạm Ngũ Lão còn có tòa soạn báo Tin Sớm
của Nguyễn Ang Ca và ở góc Phạm Ngũ Lão với Nguyễn Thái Học có tòa soạn báo Bình Minh
của ông bầu Ứng. Ông Võ Văn Ứng được gọi là
bầu
vì ngoài việc sản xuất thuốc dân tộc (nhà thuốc Võ Văn Vân) và làm chủ báo, ông Ứng còn là bầu thể thao. Ông từng là bầu đội Thủ Dầu Một trước 1954 và sau đó là Chủ tịch Tổng cuộc bóng tròn miền Nam (trước 1975, không gọi Liên đoàn bóng đá mà là Tổng cuộc bóng tròn)
Sau thời gian cộng tác với báo Thanh Việt
(1962 - 1963) tôi chuyển sang làm báo Bình Minh
. Tờ Bình Minh
ra đời ngay sau tháng 11-1963, khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Đây là tờ báo sớm nhất được cho phép xuất bản sau cuộc đảo chính vì ông Võ Văn Ứng và trung tướng Dương Văn Minh, người cầm đầu cuộc lật đổ, sau này là tổng thống Sài Gòn - là bạn với nhau. Khi ông Ứng làm bầu đội Thủ Dầu Một, ông Minh là thủ môn của đội này.
Làm việc ở tờ Bình Minh
, tôi có dịp thực hiện phóng sự đầu tiên với tư cách phóng viên: đó là phiên tòa xử em của ông Diệm, tức
cậu Út
Ngô Đình Cẩn, mệnh danh
lãnh chúa miền Trung
và sau đó là cuộc hành quyết ông Cẩn tại khám Chí Hòa.
Con đường Phạm Ngũ Lão rất quen thuộc với tôi những năm 60 - 65. Tôi thuộc từng con hẻm, từng quán cóc và vẫn nhớ từng gương mặt tên tuổi của làng báo thời đó. Con đường ấy đã dẫn tôi vào sự nghiệp báo chí mà tôi vẫn cặm cụi theo đuổi đến tận ngày nay, đã hơn bốn mươi năm!
Thời gian viết bài báo, tác giả đã mất nên cần thiết phải có...
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Sài Gòn Tản Văn – Hẻm Phố Thông Ra Thế Giới.