• 1,507

Chương 60


Số từ: 1862
Các tráng đinh Cô- dắc bị gọi vào lính đợt hai của thôn Tatarsky và các thôn lân cận từ giã gia đình hôm trước thì hôm sau nghỉ đêm ở thôn Eia. Bọn Cô- dắc cuối thôn không ở chung với bọn đầu thôn. Vì thế Petro Melekhov, Anikey, Khristonhia, Stepan Astakhov, Tomilin Ivan và một số gã khác cùng ở một nhà. Chủ nhà là một ông lão cao lớn, già lụ khụ, trước kia có tham gia cuộc chiến tranh Thổ nhĩ kỳ. Cụ bắt chuyện với họ. Bọn lính Cô- dắc trải thảm cả trong bếp lẫn ở nhà trong, đã nằm xuống sáp ngủ và đang hút điếu thuốc cuối cùng trước khi chợp mắt.
- Nầy các thầy quyền, có lẽ ra trận phải không?
- Ra trận đấy, bố già ạ.
- Có lẽ đánh trận lần nầy không giống lần chiến tranh Thổ nhĩ kỳ đâu. Vì bây giờ người ta dùng những vũ khí lợi hại lắm.
- Cùng một duộc thôi. Cũng là những của thổ tả như nhau thôi. Trong cuộc chiến tranh Thổ nhĩ kỳ họ đưa nhân dân đi nướng thì lần nầy cũng sẽ lại như thế, - Tomilin lầu bầu, không biết anh chàng đang có chuyện bực dọc với ai.
- Nầy anh bạn thân mến ạ, anh nói năng đến là hồ đồ. Chiến tranh lần nầy sẽ khác đấy.
- Tất nhiên thế rồi, - Khristonhia ngáp dài, lấy móng tay gảy tàn thuốc, lười nhác tán thành.
- Đằng nào chúng mình cũng phải đánh đấm, - Petro cũng ngáp dài rồi đưa tay lên miệng làm dấu phép và kéo áo ca- pôt lên trùm đầu.
- Các con ạ, lão muốn xin với các con một điều nầy nhé. Lão chân thành xin các con nhớ lấy điều lão nói, - Ông lão nói.
Petro hất tà áo ca- pôt, lắng nghe.
- Các con hãy nhớ lấy điều nầy: nếu muốn giữ lấy tính mạng của mình, nếu muốn ra khỏi cuộc chiến tranh đầy chết chóc được nguyên vẹn thì phải giữ cho đúng chân lý của con người.
- Chân lý như thế nào? - Stepan nằm sát mép tấm thảm cất tiếng hỏi. Nụ cười của anh ta đầy vẻ hoài nghi.
Từ ngày nghe tin chiến tranh bùng nổ. Stepan đã bắt đầu lấy lại được nét cười. Chiến tranh hấp dẫn anh ta, tình hình hoảng loạn chung và những nỗi đau khổ của người khác tưởng chừng sẽ xoa dịu nỗi đau khổ của chính anh ta.
- Chân lý là như thế nầy nầy: trong chiến tranh chớ lấy cái gì của người khác, là một. Tuyệt đối không được động đến đàn bà, ngoài ra còn phải thuộc bài kinh cầu nguyện như thế nầy.
Bọn Cô- dắc ngọ nguậy, cùng nói nhao nhao.
- Bây giờ thì chỉ mong của mình khỏi mất, còn nghĩ gì được đến của người khác.
- Còn đàn bà thì tại sao lại không được động đến? Chỉ là chuyện ngớ ngẩn. Việc ấy tôi thấy không thể giữ được đâu. Còn bài kinh thì sao?
- Làm thế nào mà nhịn được?
- Đằng nào thì cũng thế thôi.
- Còn bài kinh cầu nguyện thì thế nào hả cụ?
Cặp mắt ông lão nghiêm hẳn lại, cụ trả lời chung tất cả mọi người:
- Đàn bà thì dù sao cũng không được động tới. Dứt khoát không được. Nếu không nhịn được thì sẽ hoá điên hoá rồ hoặc bị thương vì gươm đạn. Hối hận thì đã muộn. Còn bài kinh cầu nguyện thì lão sẽ cho các con biết. Lão đã có mặt từ đầu đến cuối trong cuộc chiến tranh Thổ nhĩ kỳ, cái chết lúc nào cũng lủng lẳng trên vai như cái túi dết, nhưng lão vẫn sống chính là nhờ bài kinh cầu nguyện nầy đấy ông lão đi vào nhà trong, lục lọi dưới cái ổ để hình thánh rồi mang ra một tờ giấy cũ quá đã thành mầu nâu.
- Đây. Các con dậy mà chép đi. Có lẽ sáng mai gà chưa gáy đã lên đường rồi chứ gì?
Ông lão đặt tờ giấy lên bàn, lấy tay vuốt loạt soạt cho phẳng rồi bỏ ra ngoài. Anikey là người ngồi dậy trước tiên. Gió luồn que khe cửa thổi vào ngọn đèn, in những cái bóng chỗ sẫm chỗ nhạt lên bộ mặt nhẵn thín như mặt đàn bà của hắn. Trừ Stepan, tất cả mọi người đều ngồi dậy chép. Anikey chép xong trước tất cả mọi người bèn xé lấy tờ giấy trong quyển vở, vo tròn lại buộc vào dây đeo cổ, phía trên thánh giá. Stepan đưa đi đưa lại bàn chân, chế Anikey:
- Thế là cậu đã sắp sẵn cho loài rận một chỗ nương thân rồi đấy. Chúng nó không thể nào sống trên dây đeo thánh giá được. Nhưng nay thì cậu đã xây cho chúng nó một cơ ngơi bằng giấy rồi. Chà!
- Nầy, anh hùng rơm vừa chứ, không tin thì im cái miệng đi! - Ông lão nghiêm nét mặt ngắt lời Stepan. - Chớ có gây trở ngại cho người khác và chớ có phỉ báng tín ngưỡng. Cũng phải biết thẹn chứ, và làm như thế là có tội đấy!
Stepan mỉm cười, không nói gì nữa. Để không khí đỡ căng thẳng. Anikey hỏi ông lão:
- Trong bài kinh cầu nguyện có chỗ nói về thương và tên là nghĩa thế nào hả bố già?
- Bài kinh cầu nguyện lúc xung phong hãm trận không phải đã được soạn ra trong thời đại ngày nay của chúng ta đâu. Mồ ma ông cụ đẻ ra lão đã được ông tam đại của cụ truyền cho rồi. Và có lẽ bài kinh còn được soạn ra trước nữa kia. Thời xưa người ta vốn là đánh nhau bằng thương và cung tên mà.
Mọi người tuỳ ý lựa chọn, ai thích bài nào thì chép bài nấy.
KINH CẦU NGUYỆN TỴ SÚNG ĐẠN
Lạy Chúa tôi, cầu Người ban phước lành. Trên núi có một khối đá trắng, ngó tựa con ngựa. Nước không thấm đặc khối đá cũng như tên và đạn không xuyên đặng người tôi, nô lệ của Thượng đế, đồng bạn tôi và con chiến mã của tôi. Cũng như búa đập xuống đe lại nảy lên, cầu khiến cho đạn cũng nảy khỏi người tôi. Cũng như cái cối xay quay, cầu khiến cho mũi tên cũng quay tít, không tới đặng người tôi. Mặt trời mặt trăng xưa nay hằng sáng, cũng như tôi, nô lệ của Thượng đế, nhờ đó mà hằng tráng kiện. Phía sau trái núi có một toà lâu đài toà lâu đài nầy đã bị đóng chặt cửa. Tôi ném những cái khoá xuống biển, xuống dưới khối dá trắng nóng bỏng Anto. Dù là phù thuỷ nam hay phù thuỷ nữ, dù là thầy tu hay ni cô, không ai trông thấy đặng khối đá ấy. Nước không khá chảy khỏi đại dương, cát vàng không khá đêm, cũng như tôi, nô lệ của Thượng đế, không ai khá dùng gì mà bắt đặng. Nhân danh đức Chúa cha, đức Chúa con và Thánh thần, Amen!
KINH CẦU NGUYỆN TỴ GIAO CHIẾN
Có một đại dương, trên đại dương ấy có khối đá trắng Allto. Trên khối đá Anto có một người đàn ông bằng đá ở đấy đã muôn ngàn đời, cầu lấy một cái áo bằng đá che cho tôi, nô lệ của Thượng đế, cùng các đồng bạn của tôi, từ phương đông cho tới phương đoài, từ dưới đất cho tới trên trời, đặng tỵ kiếm nhọn gươm sắc, tỵ mũi giáo mũi mác, tỵ những cây lao có hơ lửa và không hơ lửa, tỵ dao găm, búa rìu và pháo đạn, tỵ đạn chì và các thứ vũ khí bách phát bách trúng, tỵ mọi thứ tên, dù là lông đại bàng hay lông thiên nga, lông ngỗng hay lông hạc, lông gà hay lông quạ, tỵ những trận chiến đấu với quân Thổ nhĩ kỳ, tỵ quân Krmn và quân Áo, tỵ những kẻ địch truy kích người Tarta và người Ladvia, người Đức, người Silin và người Kalmys. Cầu các Đức cha chí thánh và thần lực trên trời che chở cho tôi, kẻ nô lệ của Thượng đế. Amen.
KINH CẦU NGUYỆN KHl XUNG PHONG HÃM TRẬN
Lạy Đức mẹ chí tôn vô nhiệm nguyên tội rà Chúa Giê- su của chúng tôi. Cầu Chúa ban phước lành. Tôi là nô lệ của Thượng đế cùng các đồng bạn của tôi đang đi xung phong hãm trận, cùng với tôi còn có con ngựa. Cầu Chúa lấy mây che phủ, cầu vây quanh chúng tôi một bức tường trời bằng đá thiêng. Lạy Đức thánh Dimitri Solunsky, cầu Người che chở cho tôi, nô lệ của Thượng đế, cùng các đồng bạn của tôi ở cả bốn phương tám hướng, cầu Người khiến cho những quân hung tàn bạo ngược, dù già dù trẻ, dù da đỏ hay da đen, dù là quân dị giáo, dù là bọn pháp sư phù thuỷ hay mọi loại tà đạo đều không bắn bằng tên, đâm bằng giáo, chém bằng búa tầm sét, nện bằng chày, xả bằng gươm, bổ bằng rìu hoặc đâm chém bằng dao nhọn. Trong lúc nầy, mọi vật đều đang bày ra trước mặt tôi kẻ nô lệ của Thượng đế, cô độc và đang bị xét xử Trên biển cả, trên đại dương, trên đảo Bllian, có một cây cột thép. Trên cái cột ấy có một người thép, chống một cái gậy thép, người ấy thu hút mọi thứ đồ sắt thép, thiếc, chì và mọi thứ binh khí. Nầy hỡi sắt thép ơi, ngươi hãy quay về với mẹ người là đất, hãy tránh kẻ nô lệ của Thượng đế nầy, các đồng bọn của ta và con ngựa chiến của ta. Nầy hỡi tên gỗ ơi hãy trở vể rừng, nầy hỡi lông kia hãy trở về với chim là mẹ ngươi, còn dao kia thì hãy trở về với cán. Cầu Người dùng mộc vàng ròng che chở cho tôi, kẻ nô lệ của Thượng đế, đặng tỵ búa rìu, tên đạn, đao thương và dao nhọn. Cầu cho thân tôi rắn tầy giáp sắt. Amen".
Các binh sĩ Cô- dắc chép xong mấy bài kinh cầu nguyện đều đeo dưới cái áo sơ- mi lót mình. Họ buộc các bài kinh ấy vào dây thánh giá, cùng với vật được mẹ chúc phước tặng cho, với cái gói đựng dúm đất cố hương, nhưng cả những anh chàng đeo các bài kinh cầu nguyện cũng chẳng được thần chết buông ta.
Biết bao xác chết đã thối rữa trên những cánh đồng Galixi và Đông Phổ, ở Karpat và Rumani, ở khắp các nơi nào có ánh lửa chiến tranh và in móng ngựa Cô- dắc.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Sông Đông Êm Đềm.