• 492

Quyển 5 - Chương 3: Rải đậu sông la sát


Số từ: 3009
Nguồn: NXB Hội Nhà Văn
ở hồi trước đang nói đến việc mọi người muốn đi bói một quẻ xem số vận, tiền trình của Nhạn doanh, nào ngờ vị tiên sinh kể chuyện nọ nhất định không chịu nói cho rõ, hơn nữa mới được mấy câu đã làm cho Nhạn Bài Lý Tứ nổi nóng. Lý Tứ lập tức rút dao định cắt hai tai của ông ta xuống, Tôn Đại Ma Tử là người cương trực, không muốn ỷ mạnh hiếp yếu, liền đứng cạnh khuyên can.
Nhạn Linh Nhi cũng không nhịn được bực mình, đứng bật khỏi ghế, nói với Trương Tiểu Biện rằng: "Tam ca! Cái loại người nói năng không biết năng nhẹ, chỉ e không phải kẻ lương thiện, thôi đừng dây vào hắn nữa, chúng ta về doanh thôi!"
Trương Tiểu Biện cũng chẳng thấy vui vẻ gì, cất tiếng mỉa mai rằng: "Tam gia ta trước đây nhận một lão đạo sĩ làm thầy, cũng là một bậc đại sư trong nghề xem quẻ đoán mệnh trên giang hồ. Mấy trò ba hoa lừa bịp của các ngươi, che mắt được thiên hạ chứ làm sao che mắt được Trương tam gia ta đây. Thường có câu rất hay rằng là: Nghe thầy bói, đói rã họng." nói xong hắn hô hố cười, đứng dậy nghênh ngang bước đi.
Lời tác giả: Vị tiên sinh kể chuyện này tuyệt không phải là hạng tầm thường. từ nhỏ ông ta đã đọc làu kinh điển, bách gia chi tử, thiên văn địa lý, không gì không tinh thông, nếu xét riêng về sự tài hoa thì ngay cả các bậc địa nho ngày xưa như kiểu Tô Đông Pha, Bạch Lạc Thiên cũng không sánh kịp. Thật là một người bụng chưa vạn quyển sách, bút quét muôn nghìn quân, hùng biện không ai bằng, văn chương duy có một, lại càng giỏi thuật xem tướng số, sự tài hoa không sao kể hết. Nhưng, ông ta thấy thế đạo suy đồi, chẳng thiết công danh nữa, liền lui về ở thành Linh CHâu, hành nghề bói toán kể chuyện để sống qua ngày. Truyện "Tặc Miêu "
Ông ta thấy Trương Tiểu Biện vận số phức tạp, chỉ có điều không dám trực tiếp mách bảo, vốn định bụng đuổi cả bọn đi cho rồi. Nhưng, người này vốn tính tình kiêu ngạo, lúc ấy thấy Trương Tiểu Biện nghênh ngang bước ra ông ta nghĩ bụng: "nếu như cứ để bọn chúng đi như thế hóa ra bản lĩnh của ta sẽ bị người ta coi là lòe bịp trên giang hồ ư?" Chính vì vậy, ông ta mới gọi: "Hãy khoan! Mong chư vị quân gia bớt giận, nếu đã đến đây, chi bằng hãy nghe tại hạ kể một chuyện lạ để tiêu khiển rồi hẵng đi cũng chưa muộn"
Sau cuộc rượu chè, bọn Trương Tiểu Biện vốn định đến nghe kể chuyện làm vui, thấy vị tiên sinh kể chuyện nói khách sáo như thế, liền nguôi lửa giận, quay lại ngồi vào ghế, Tôn Đại Ma Tử hứng chí, sốt ruột, ngoác miệng cười lớn rồi nói: "Không rõ tiên sinh định kể cho chúng tôi đoạn chuyện nào? Có thể kể chuyện Võ tòng Võ Nhạ Lang địa náo Phi vân Phố không? Tổ tiện nhà ta vốn là người huyện Thanh Hà, tỉnh Sơn Đông nên rất thích nghe sự tích bọn hảo hán Lương Sơn"
Nhạn Bài Lý tứ liền nói: "Đoạn đại náo đó ngắn quá nghe không sướng, chi bằng kể đoạn Tinh trung báo quốc Nhạc Vũ Mục đại phá quân Kim ở Chu tiên trấn, hoặc là kể chuyện Đại Minh anh liệt, Yên Vương tảo Bắc đi. Những chuyện đó mới sôi nổi." Mọi người ai cũng góp một câu, loạn cả lên, đang lúc không biết được nghe kể chuyện gì thì tiên sinh kể chuyện cất lời: "Liệt vị quân gia! Chúng ta hôm nay không kể chuyện dã sử dài dòng, cũng không kể chuyện du hiệp ngắn ngủi, chỉ xin hầu các vị một mẩu chuyện kì dị lưu truyền trong dân gian. Câu chuyện có tên " Rãi đậu sông La Sát"." Truyện "Tặc Miêu "
Mọi người đều nói: "Cái này lạ đấy, xưa nay chưa từng nghe thấy cái tên" Rải đậu sông La Sát", chẳng lẽ có thể trồng đậu ở trên sông hay sao? Không biết sông La Sát ở chỗ nào? Chuyện này lại có nguồn gốc ra sao? Chỉ cần nghe tên truyện là những sự tích trên sông nước rồi? ông kể thử nghe xem nào?"
Chỉ thấy, vị tiên sinh kể chuyện nọ chỉnh đốn y phục, hắng giọng, gõ phách gỗ "chát" một cái để thính giả tập trung rồi mới đem câu chuyện "Rải đậu sông La Sát" ra kể thao thao, nhàn nhã khi bổng khi trầm, đẩy đưa lúc nhanh lúc chậm, câu chuyện cất lên thì có lúc hồi hộp, có lúc hòa hoãn, quả nhiên khiến người nghe say sưa, trước tiên ông ta xướng lên một đoạn mở màn:
Khí hởn cửa bể giật ì ồ,
Thuyền lái bảo hồn Ngũ Tử Tư.
Nước vỗ lưng trời, rung sấm nổ;
Sóng cồn mặt đất, ngựa chen đua.
Thiên luân đã định, sáng và tối;
Vũ trụ nay chia, tỏ với mờ.
Ngô Việt chiến trinh đâu hết cả?
Xóm chài chiều xuống tiếng hò ở.
Bài thơ cổ chỉ tán riêng về lớp song triều ở sông Tiền Đường. thủy triều wor đây hùng vĩ mạnh mẽ vô cùng, dấy lên các trận phong ba hiểm ác, thường cuốn trôi quân dân, lật đắm thuyền qua lại, chính vì vậy từ thời xưa, sông tiền đường đã có tên gọi là sông La Sát.
Lại nói những năm đầu thời Thanh, ở bên bờ sông La Sát có một nhà nghèo nọ, người đàn ông trụ cột trong gia đình họ Hoàng tên là Sam tự là Hạo Niên, hia vợ chồng mở một cửa hàng chuyên xay xát đậu hạt để nuôi sống già trẻ cả ngày, ngày nào cũng phải thức khuya dậy sớm, làm lụng vất vả, sống chật vật qua ngày đoạn tháng, được bữa nay lo bữa mai, vất vả chạy ăn từng đận.
Mấy năm trước đó, gia đình họ Hoàng cũng từng là nhà giàu có ở địa phương. Thường tu thiện tích đức, xây cầu dựng quán, làm nhiều nghĩa cử tốt đẹp. Nhưng không hiểu xúc phạm thần linh thế nào mà dến đời Hoàng Hạo Niên thì gia nghiệp tiêu tan đến nông nỗi đó. Hai vợ chồng ngày nào cũng than thở, cầu xin trời đất rủ lòng thường xót, không biết cuộc sống khổ cực này còn kéo dài bao lâu nữa, ví thử trong gia đình trên không còn mẹ già, dưới không còn con dại thì hai vợ chồng đã sớm nắm tay nhau nhảy xuống sông tự tận rồi. Truyện "Tặc Miêu "
Có một ngày nọ, Hoàng Hạo Niên phải xay một bao đậu hạt cho nhà người ta, vì trong của hàng không có lừa kéo cối xay nên chàng ta đành nai lưng ra kéo, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, vất vả đứt hơi, đến lúc xong xuôi thì trời cũng đã tối muộn, định đóng cửa đi về, chợt thấy có một ông lão không rõ ở đâu đi đến.
Ông lão nọ không cao, mắt mũi đều nhỏ bé, vóc dáng đuồn đuỗn như một cái ống nước, mặc một tấm trường bào bằng vải Hồ Châu màu trắng, phục sức hết sức kì di, cặp mắt trong đêm đen sáng lóe lên. Lão đến thẳng trước cửa hàng xay xát, khuôn mặt tươi cười, hỏi Hoàng Hạo Niên một chập.
Hoàng Hạo Niên đáp lễ rằng: "Không biết quý khách lặn lội đến đây có gì chỉ giáo?" Lão già nói: "Ta có chuyện cần nhờ nên mới đến làm phiền quý nhân". Thì ra, lão mang một thuyền của cải về quế, tới sông La Sát thì gặp phải sóng ta gió lớn, đấm thủy thủ và lái thuyền đều bị cuốn xuống sông cả, lão may mắn thoát chết và giữ được thuyền của cải nhưng chẳng còn thuyền phu và thủy thù nào. Con thuyền mắc cạn trên bãi không tiến lui được nữa, nơi đây trước thì không có làng, sau thì không có quán, vì vậy đành nhờ Hoàng Hạo Niên canh giùm con thuyền trong một đêm, để lão vào thành thuê nhân công để sớm mai khởi hành, đương nhiên sẽ không nhờ chàng không công, lão hứa trả cho chàng bằng một phần mười số của cải.
Hoàng Hạo Niên tuy là một người nghèo khổ nhưng khảng khái nghĩa khí, thấy người gặp nạn, vả lại được hứa hẹn thù lao, chàng liền gật đầu ưng thuận, nói: "Chuyện này nhỏ nhặt, có gì khó đâu, quý khách cứ đi tìm thuê người đi,vãn sinh sẽ ở lại trông hộ hàng hóa, chắc chắn không sao"
Lão già năm lần bảy lượt cảm ơn, dặn dò Hoàng Hạo Niên nhất định không được để mất hàng hóa, nếu sáng mai ta không quay về thì con cháu ta sớm muộn cũng đến lấy, sau đó lão vội vã đi vào thành ngay trong đêm để thuê người làm công. Hoàng Hạo Niên không về nhà, một mình chịu đói, chịu mệt ra nhóm một đống lửa ở bờ sông, ngồi xuống đất để trông chiếc thuyền.
Tới quá nửa đêm, người vợ sốt ruột, đốt đèn đi tìm, nghe Hoàng Hạo Niên nói rõ đầu đuôi, cô vợ cũng bảo: "Cứu người giúp nạn là việc thiện, không nên để sơ suất: "Đoạn, hai người cùng thay nhau canh thuyền.
Chẳng ngờ, suốt ba ngày hai đêm cũng không thấy lão già trở lại, Hoàng Hạo Niên không muốn thất tín, liền vòa thành tìm kiếm, nghe ngóng khắp nơi, song cũng không rõ tung tích của lão già đó ở đâu.
Hoàng Hạo Niên bắt đầu bối rối, liền bàn bạc với vợ cho rằng ông lão số đen, gặp phải kẻ cướp trên đường đã bị mất mạng không chừng, có điều còn thuyền của cải thì biết xử lí ra sao? Nếu ông lão đã hứa cho ta một phần mười thì sao không lên xem trong thuyền có những gì thì hẵng tính."
Hai vợ chồng quyết định như thế, bèn vào bên trong, thấy một thuyền đậu nành, không dưới một nghìn cân, hơn nữa hạt nào hạt nất tròn mẩy. Hoàng Hạo Niên làm nghề xay xát đã laau những chưa bao giờ thấy loại nào hảo hạng đến thế, liền đem một cái cân to, tự lấy ra hơn một trăm cân rồi về nhà xay xát, chế thành đậu tương. Nào ngờ, loại đạu này sau khi chế thành đậu tương thì hương bay ngào ngạt khắp nơi, mùi vị rất thơm ngon, uống một hớp lại muốn uống hớp nữa, người mua khảo nhau chẳng mấy chốc đã mua hết sạch.
Hai vợ chồng Hoàng Hạo Niên luôn tay bán hàng mấy ngày trời nhưng không thấy bóng dáng ông lão nọ, bèn quyết định lấy thêm một ít đậu nữa trong thuyền, định bụng nếu ngày sau chủ nhân của số đậu đó quay lại sẽ gộp cả vốn lẫn lãi để trả lại cho ông ta. Cứ bụng tính tay làm, quá hai tháng đã lấy sạch nghìn cân đậu nành trong thuyền..
Nhà họ Hoàng từ đấy phát tài. Thật là việc đầu đã thông thì trăm việc đều thông. Hoàng Hạo Niên vốn xuất thân từ gia đình buôn bán, một khi trong tay đã sẵn vốn liền chuyển sang kinh doanh nghề khác, từ đó gặp thời gặp vận, mấy năm sau đã có được gia sản lớn, tậu được nhà cửa ruộng vườn, trong nhà đầy tớ đông đảo, ngày một hưng vượng.
Hoàng Hạo Niên ngày ngày vẫn nhớ đến ông lão năm xưa, nếu không có con thuyền đậu nành của ông lão thì làm sao có được nhà họ Hoàng như hôm nay. Chàng càng nghĩ càng thấy câu chuyện này không phải tầm thường, có lúc nói chuyện lại với vợ, đều cho rằng ông lão phục sức kì dị đó là thần linh Ngũ thông Ngũ hiển, thấy họ Hoàng chúng ta xưa nay đều là thiên nam tín nữ bneen có ý hiện ea phép thần để giúp đỡ, xem ra chúng ta cần phải tô tượng đắp chuông, năm nào cũng phải lập mấy đạo tràng để cảm tạ công đức của trời xanh mới được.
Tiếc thay chuyện vui ngắn ngày tày gang, tới năm thứ năm,hễ ban đêm chợp mắt là Hoàng Hạo Niên lại mơ tấy có người gõ cửa, lúc mở cửa ra xem thì chỉ thấy bọn người như hung thân nanh ác xông vào. Bọn đó tướng mạo dữ tợn, xấu xí, đều mặc áo bào màu trắng, đầu đội mũ thời xưa, tranh nhau mắng nhiếc, đánh đấm Hoàng Hạo Niên không chút dung tình, mồm nưm miệng mười bảo rằng nhà họ Hoàng thiếu nợ lão thái gia nhà chúng một món tiền lớn, rồi lôi một cuốn sổ ra, chỉ cho Hoàng Hạo Niên xem từng dòng một. Trên cuốn sổ đó ghi rất rõ ràng, ngày này tháng này năm này, họ Hoàng đã dùng thuyền đậu hạt của lão thái gia để kiếm ra bao nhiêu bao nhiêu tiền, rồi ngày nào tháng nào năm nào, đã dùng số tiền đó kinh doanh những gì, thu được bao nhiêu lợi nhuận. Nay nhà các ngươi đã chiếm dụng vốn để phát tài, chắng hóa ra ăn trên ngồi trốc hết phần của thiên hạ hay sao. Bây giờ món nợ đã đáo hạn rồi, mau mau trả hết cả vốn lẫn lời ra đây.
Hoàng Hạo Niên đêm nào cũng bị giấc mơ kì quái đó làm cho giật mình tỉnh mộng, khi tỉnh lại thì thấy trên người bầm tím từng mảng, toàn thân đau nhức, sợ đến mức ba hồn bảy vía lên mây, bỏ ăn bỏ uống, gầy rộc như một bộ xương. Chàng hiểu rằng, chắc chắn mình đã rước phải đại họa, liền vội vã mời một vị cư sĩ giỏi xem việc lành dữ đến hỏi rõ nguồn gốc họa phúc.
Vị cư sĩ hỏi rõ đầu đuôi nhân quả, nghe xong liền bảo Hoàng Hạo Niên rằng: "Các hạ quả nhiên bị nhân quả báo ứng rồi. Trong đường vận mệnh của cá hạ vốn không có số giàu sang, nhưng hai vợ chồng lại không can tâm sống nghèo khổ, ngày nào cũng cầu trời, cầu đất kể lể mãi không thôi, cuối cùng lại bị bọn tà ma ngoại đạo dưới sông La Sát nghe thấy. Chúng giả vờ đến đẻ ban lộc cho các ngươi, lừa các ngươi lấy đồ vật dưới thủy cung, bây giờ phải trả lại chúng cả gốc lẫn lãi. Cái gì Ngũ thông Ngũ hiển đó đều là yêu ma quỷ quái, xưa nay không bao giờ làm điều tốt. Chúng đã cho cái gì nhất định sẽ đòi lại, Xưa nay thiếu nợ phải trả tiền, chẳng aic ứu nổi các hạ đâu, chẳng những cái gia sản này mà chỉ e ngay cả tính mạng cả nhà cũng không đền đủ được"
Hoàng Hạo Niên được mách bảo, biết là việc hỏng rồi, chỉ e tai họa đổ ập xuống già trẻ trong nhà. Chàng không dám chậm chễ, rồi chuẩn bị đúng mười thuyền hạt đậu loại hảo hạng, rồi sắm sửa nhiều đồ cúng lễ như lợn, bò, dê, trở ra giữa sông La Sát rồi cùng vợ quỳ xuống đầu thuyền, thắp hương, khấu đầu, ném toàn bộ các thứ xuống lòng sông. Chỉ thấy, nước sóng cuồn cuộn đục ngầu, dưới sông xuất hiện vô số cá lớn mở miệng tranh nhau đớp.
Hoàng Hạo Niên niệm thầm "A Di Đà Phật", cho rằng đã hoàn trả hết nợ nần, đang khấp khởi mừng thầm thì bỗng thấy sóng to gió cả nổi lên, thực là "đáy nước rồng run sợ, không trung quỷ khóc gào", sóng lớn từ sông La Sát đột ngột vọt lên, trong phút chốc đổ ập xuống nhấn chìm toàn bộ thuyền bè, những người trên thuyền đều vùi thây vào bụng cá. Tới khi sóng lặng trời êm thì làng xóm nơi nàh họ oàng cư ngụ đã bị cuốn phăng hết. Đáng thương thay Hoàng Hạo Niên không chịu an phận thủ thường, tuy có được mấy năm giàu có, nhưng rốt cuộc phải trả giá bằng tính mạng của cả nhà, đúng là: "Dẫu cho sức mạnh trùm đời; Đến khi hết số chạy trời được chăng"
Câu chuyện "Rải đậu sông La Sát" tuy nửa thực nửa hư nhưng không có lửa thì sao có khói, chỉ khuyên những kẻ oán trời hận mình chớ suy nghĩ nông cạn mà kêu trời kêu đất lung tung, cũng không được tham lam những thứ không thuộc về mình. Nên biết rằng: "Phú quý chỉ là giấc mộng năm canh; Công danh nào khác mây trời lênh đênh; rốt lại vạn sự đã tan tành"
Vị tiên sinh nọ kể cho bọn Trương Tiểu Biện một câu chuyện xưa, đúng là: "uốn ba tấc lưỡi kể mà chơi; Nói rõ nông sau ở lẽ đời. Chớ tưởng say vì chén rượu; Chẳng qua thức tỉnh kẻ làm người" Quả nhiên câu chuyện đã điểm trúng huyệt khiến Trương Tiểu Biện nghe mà toát mồ hôi đầm đìa, đứng ngồi không yên, nhưng Trương Tam gia có thể hiểu hết được lẽ" bể khổ vô bờ" để mà sớm quay đầu lại không, mời xem hồi sau sẽ rõ
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Tặc Miêu.