• 271

Chương 16: Bán không? Bán!


Nghe Binh Nhì Nguyễn CN1 trình bày xong, Nguyễn Thế Bình bất động thanh sắc, giả vờ cau mày suy tư một lát, rồi hỏi:

- Vậy ngươi có kế hoạch gì không?

Nguyễn CN1 đáp:

- Trên đường về thuộc hạ vẫn đang suy nghĩ chuyện này. Tuy rằng có chút mặt mày, nhưng vẫn chỉ là cơ bản, còn quá thô sơ, cần phải chải chuốt. Phải chi có một vị Sĩ Quan ở đây thì tốt rồi. Haiz…

Nguyễn Thế Bình vò đầu:

- Được rồi, hai cái đầu vẫn hơn một cái đầu. Ngươi nói ra đi, chúng ta cùng thảo luận.

Nguyễn Thế Bình tiếp tục vở diễn của mình. Cuộc đời như một vở kịch, mọi người trong đó đều là diễn viên. Ngươi diễn càng tốt, ngươi sống càng tốt, cuộc đời càng thuận lợi. Đã trải qua nhiều trường hợp éo le, Nguyễn Thế Bình biết diễn xuất quan trọng thế nào.

Không chỉ học cách nói dối, còn cần học cách nói thật nhưng phải che đậy cực kỳ khéo léo.

Không chỉ học cách khống chế cảm xúc để bản thân không rơi nước mắt, còn bắt buộc phải học cách khóc thật to, thậm chí khóc thật thê thảm.

Không phải một diễn viên được đào tạo bài bản, nhưng trình độ nhất định phải ăn đứt đám diễn viên showbitch. Nếu không, ngươi sẽ lòi đuôi và cái kết nhận được là một tràn cười nhạo của mọi người xung quanh.

Không phải kẻ độc ác, nhưng cần tàn nhẫn. Không chỉ tàn nhẫn với kẻ địch, còn tàn nhẫn với chính bản thân mình.

Có lẽ Nguyễn CN1 không phát hiện diễn xuất của Nguyễn Thế Bình, cho nên y rất nghiêm túc nói ra ý tưởng:

- Chỉ huy, kế hoạch của thuộc hạ có ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là nhanh chóng thu thập năng lượng và dịch dinh dưỡng, đồng thời không ngừng tìm kiếm mẫu gen tốt. Sau đó chúng ta dùng hết khả năng chế tạo thêm công nhân nhân bản. Ở một thế giới trật tự đã mất, nguy hiểm bao quanh, thực lực mới quyết định an toàn. Dù chỉ có một đội Binh Nhì, hẳn là cũng đủ ứng phó tình huống trước mắt, và làm bước đệm cho giai đoạn thứ hai.

- Giai đoạn thứ hai là vừa thu thập hết năng lượng và dịch dinh dưỡng xung quanh, vừa xây dựng nông trường tự cung tự cấp. Chúng ta cần lợi dụng thời gian này phát triển nhanh chóng, tạo đà cho giai đoạn thứ ba. Đặc biệt là xây dựng nông trường. Trong tận thế cái gì quan trọng nhất với người sống sót? Đó chính là thức ăn và nước uống. Chỉ cần có đủ thực lực, nắm giữ và bảo vệ được một nông trường rộng lớn, chúng ta đã có lợi thế trong tay.

- Giai đoạn thứ ba là phát triển và dời đi. Giai đoạn này chúng ta dựa vào ưu thế nước sạch, lương thực và thịt, dùng chúng trao đổi tình báo, trao đổi năng lượng, và cả trao đổi kim loại. Chỉ cần kim loại và năng lượng đủ nhiều, thuộc hạ nghĩ chúng ta có thể mở rộng, hoặc dời đi đến địa phương thích hợp hơn.

Nguyễn Thế Bình yên lặng cúi đầu, che dấu nỗi hoảng sợ sau một vẻ mặt đang suy tư.

Một lúc sau, Nguyễn Thế Bình ngẩng đầu, bình thản hỏi:

- Có cách nào đẩy nhanh giai đoạn 1 không?

Nguyễn CN1 như đã có sẵn câu trả lời, y nói:

- Trước mắt, thuộc hạ có thể đơn thân tiến vào, dụ từng bầy thú biến dị tiến về rừng dây leo bên này. Hợp kim làm căn cứ rất chắc chắn, chỉ cần thuộc hạ trốn vào căn cứ, sẽ không có chuyện gì. Đến lúc đó, chúng ta chỉ chờ thú biến dị và rừng dây leo đối đầu, sau đó ngư ông đắc lợi. Dù rừng dây leo sẽ là kẻ thắng cuối cùng, với một lượng xăng trên tay, thuộc hạ nghĩ tiêu diệt một phần khu rừng dây leo bằng hỏa công cũng không khó. Kế hoạch này là một hòn đá bắn trúng ba con chim: tiêu diệt uy hiếp xung quanh căn cứ, thu thập tinh thể và dịch dinh dưỡng, mở đất chuẩn bị xây dựng nông trường về sau.

Nguyễn Thế Bình gật đầu tán thành, lạnh nhạt nói ra:

- Hẳn ngươi cũng biết khi thời gian trôi qua, tình huống tệ nhất là người sống sót, zombies và thú biến dị đều tiến hóa lên tầng cao mới. Lúc đó, khả năng họ và chúng có được nhiều loại sức mạnh vượt qua tưởng tượng là rất cao. Ừm, ngươi có thể xem như sẽ có người thu được sự năng lực tương tự Trùng tộc và Thần tộc. Bởi vậy, thời gian của chúng ta rất gấp gáp. Số lượng năng lượng là có hạn, nếu chỉ mãi lo chế tạo thêm công nhân nhân bản, ta sợ chúng ta sẽ không có khả năng chống lại.

Binh Nhì Nguyễn CN1 vẫn thong dong như thường:

- Chỉ huy, ngài vẫn xem thường quân đội Liên bang. Chúng tôi không chỉ biết chiến đấu độc lập, chúng tôi còn biết phối hợp chiến đấu. Mặt khác, ngài còn xem thường căn cứ. Giả định tới khi đó chúng ta không đủ khả năng chế tạo quân đội tinh nhuệ như Marine, thậm chí không đủ kim loại chế tạo SCV, chúng ta vẫn còn phương pháp khác.

- Phương pháp gì?

Nguyễn Thế Bình hỏi.

Nguyễn CN1 thở dài:

- Ngài có thể bỏ ra một ít năng lượng để phòng chế tạo chế tạo ra những thanh vũ khí lạnh thô sơ như đao, kiếm, cung,… Đến lúc ấy, chỉ cần số lượng địch nhân không hơn 5 lần số lượng công nhân, thuộc hạ nghĩ chúng ta co đầu, rút cổ tự bảo vệ mình là không vấn đề gì.

Lúc này, Số 1 bỗng chen ngang:

- Chỉ huy, căn cứ không chỉ sản xuất Binh Nhì. Nếu như mẫu gen và dịch dinh dưỡng đủ tốt, Binh Nhất không thành vấn đề. Và nếu chỉ huy chịu bỏ lượng lớn năng lượng và dịch dinh dưỡng, thăng cấp Binh Nhì lên Binh Nhất cũng có khả năng. Tuy rằng xác suất phụ thuộc nhiều vào tư chất và độ biến dị của Binh Nhì.

Lần thứ hai nghe được tư chất và độ biến dị, Nguyễn Thế Bình truy hỏi:

- Tư chất? Độ biến dị?

Số 1 đáp:

- Tư chất biểu hiện bằng rất nhiều thông số như: mức kháng thuốc, độ tụ máu, phản ứng thần kinh,… Ngài có thể hiểu đơn giản tư chất là khả năng tăng lên thực lực của một binh sĩ sau khi tiêm thuốc tiến hóa. Còn độ biến dị, cái này giải thích khá phức tạp. Ngài có thể xem như lúc chế tạo, khi hấp thu năng lượng, tế bào xuất hiện dị thường, dẫn đến một chỉ số nào đó của người nhân bản tăng hay giảm xuống một bậc. Ví dụ như có Binh Nhì biến dị với chỉ số sức mạnh là 1.45, là chỉ số của Binh Nhất.

Nguyễn Thế Bình trầm ngâm. Vài phút sau, hắn nhìn Nguyễn CN1, nói:

- Thức ăn và nước uống rất quan trọng, ta nghĩ ngươi cũng phải ăn uống hằng ngày chứ?

Nguyễn CN1 gật đầu:

- Vâng. Là người ai cũng cần phải ăn và uống, dù tiến hóa mạnh đến đâu cũng không ngoại lệ. Binh sĩ Liên bang có quân hàm càng cao thì nhu cầu này càng lớn. Ví dụ thuộc hạ ăn hết một con trâu, Binh Nhất cần 3 con, Sĩ Quan cần 10 con... Một ngày không uống đủ nước, ba ngày không ăn đủ cơm, không có binh sĩ nào có thể phát huy được 60% sức chiến đấu.

- Hừm, đây là vấn đề.

Nguyễn Thế Bình nhíu nhíu mày, nói:

- Phải biết thế giới thay đổi, ta không chắc chắn loại cây quả và động vật nào có thể ăn được. Dù tìm được giống lương thực, bắt đầu gieo trồng, chúng có thể sẽ biến dị, lúc ấy chỉ sợ không ăn được.

Nguyễn CN1 cười đáp:

- Điểm này chỉ huy cứ yên tâm, thuộc hạ đã nghĩ ra biện pháp tạm thời. Ngài nhìn thấy bốn người thuộc hạ dẫn về kia sao? Khi họ vận chuyển hết những thứ cần thiết trong siêu thị, họ có thể làm chuột bạch. Chúng ta có thể tìm những cây lương thực dễ gặp như khoai lang, khoai tây, đậu, bắp, chuối… Cũng có thể vớt những con cá con biến dị cạnh bờ sông, giết thú biến dị lấy thịt. Sau đó cho họ ăn thử và quan sát kết quả là được. Loại nào không có độc, một ngày sau hẳn họ vẫn bình thường, khỏe mạnh.


Lối tư duy thật là đáng sợ!
– Nguyễn Thế Bình thầm nghĩ. Không chỉ bội phục lối suy nghĩ của Nguyễn CN1, hắn còn mặc niệm cho bốn người bên ngoài.

Dù cho Nguyễn CN1 không nói ra, chỉ cần Nguyễn Thế Bình nghĩ tới, hắn cũng sẽ làm vậy. Đừng hỏi vì sao, giết người hắn cũng từng giết rồi, không có lý do gì một kẻ như hắn sẽ buông tha phương thức hành sự mang nhiều tiện lợi này. Đây là thực tế, mạnh được yếu thua, muốn phát triển thì phải có hi sinh. Và khi không muốn hi sinh người mình hay tự bản thân đi chết, hi sinh vài người xa lạ là điều hiển nhiên.

Nhân từ và thiện lương chỉ mang đến hòa bình trong một vài giây, tàn bạo và máu tanh mới có thể giữ vững ổn định theo tháng năm.

Dắt tay nhau phát triển trong hòa bình là hoa ngôn xảo ngữ của những kẻ quyền thế, ẩn sau đó cũng là lợi ích chồng chất mà thôi. Thật ngây thơ, không đủ lợi ích thì dắt tay cái rắm. Không ai rảnh rỗi, không công đi giúp đỡ kẻ yếu. Không phải là một thể thống nhất, trước sau gì chả xung đột lợi ích, giúp kẻ yếu mạnh lên để sau này nó cắn mình hay sao?

Nhân từ không mang đến sự cảm kích, thiện lương không mang đến lòng biết ơn. Chỉ có mặt hậu, tâm hắc (mặt hiền hậu, tâm đen tối) mới là chính đạo.

Một thằng sinh viên nghèo như hắn rất khát khao được giàu có và quyền thế. Ban đầu, chính hắn còn cho rằng chỉ cần lương thiện, thật thà, cần cù là có thể giàu lên. Hắn còn cho rằng chỉ cần hắn nỗ lực, chăm chỉ hơn người khác thì chẳng mấy mốc hắn sẽ vượt lên. Song cuối cùng hắn lại nhận ra những kẻ giàu có không ai không từng bán rẻ lương tâm. Càng giàu, lương tâm họ càng biến nhỏ lại, cho đến khi lương tâm họ không còn nữa, họ bán luôn lương tâm của người khác.

Có biết vì sao người giàu hay đi chùa, hay làm từ thiện, hay đóng góp cho nhà thờ không? Vì họ có lòng tốt giúp đỡ người khác sao? Ấu trĩ. Sống càng lâu, càng có tuổi, người ta càng sợ chết, người ta càng nhát gan. Họ sợ khi chết sẽ phải chịu đau khổ ở địa ngục, hoặc kiếp sau biến thành dê chó mặc người làm thịt, cho nên họ tìm cách chuộc lại lỗi lầm, tìm cách đền bù tội lỗi.

Một trong số những cái giá của sự giàu có chính là nhân cách! Bước qua được bước này thì mới có hi vọng.

Là ngựa chạy đường quen, khi được giá, Nguyễn Thế Bình không ngại bán đi.
 
Thích ngọt sủng, thích tiêu tiền không hết hãy đọc Xuyên Nhanh: Nam Thần, Có Chút Cháy!

Sự Kiện Dzựt Cô Hồn
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Terran - Tranh Bá Vũ Trụ.