• 954

Chương 101 - BINH LỬA DẬY TƯƠNG DƯƠNG


Số từ: 7762
Nguồn : sưu tầm
Kim Luân Pháp Vương dắt Quách Tường chạy ra ngoài mười trượng, đột nhiên phát sanh một độc kế.
Mắt ông nhìn thấy hai sợi dây thừng cột chặt vào hai cây đại thọ, ông muốn chặt đứt hai sợi dây này để cho mọi người xuống hang lúc nãy kẹt chết hết dưới hang sâu.
Suy nghĩ xong, ông quay trở lại dùng hết nội lực bứt bỏ hai sợi dây nầy. Quách Tường cả kinh chạy đến bên ông, dùng nội lực đánh vào uyên hạ duyệt của Pháp Vương thực mạnh.
Pháp Vương vừa thoát được đại nạn, không mảy may đề phòng Quách Tường, nên bị điểm trúng huyệt đạo khá nặng, làm cho toàn thân ông đã bị têbuốt, thân thể mất cả sức lực.
Quách Tường lại dùng song chưởng đánh mạnh vào lưng ông và quát to:
-Cũng tại ngươi hết cả! ác hóa thượng! Ngươi chết chẳng oán than!
Pháp Vương tuy bị trúng huyệt khá nặng, nhưng ông cố vận nội lực hóa giải và giả bộ cười to:
-Ngươi có bao nhiêu công lực mà dám kình chống ta?
Quách Tường lúc bấy giờ đã biết kính sợ Pháp Vương. Nàng biết rằng Pháp Vương chưa hóa giải hết huyệt đạo nên nàng cố vận dụng song chưởng, đánh bình, bình vào lưng Pháp Vương. Nàng lại vươn tay điểm vào mười bảy mười tám huyệt đạo, cố ý làm cho ông ta té nhào xuống hang sâu, không thể chuyển vận được kinh phái mà hóa giải cho kịp.
Nàng lại chạy ra gành đá trước mặt và quay đầu lại nói:
-Ta không như mẫu thân ta chịu chết ở đây đâu.
Nói xong nàng băng mình chạy thật xa. Pháp Vương cả kinh, hớp vài luồng chân khí để hóa giải huyệt Uyên dạtÕ, mà không kịp chặt đứt dây thừng, tung mình rượt theo Quách Tường đã chạy xuống gành núi khá xa.
Địa thế ở Đoạn trường nhai rất cổ quái, cây cối rất kỳ lại mới thấy Quách Tường từ hướng Đông, ông vừa đuổi tới đã thấy nàng qua hướng Tây.
Thân thể của Pháp Vương to lớn mà đường xá ngoằn ngoèo, ông thở hồng hộc vẫn không đuổi theo kịp Quách Tường. Nàng nhỏ mình nên len theo kẽ lá cành cây thoăn thoắt. Kẻ chạy người đuổi suốt ngày mà Pháp Vương vẫn không theo kịp Quách Tường.
Ông cả giận tung mình lên không theo môn pháp Bình sa nhạc lạc mà bay lơ lửng cản đầu Quách Tường. Khi hạ xuống bên nàng, ông đưa tay ra chộp mạnh.
Quách Tường vừa thoát ra khỏi cơn khủng hoảng tinh thần nay vừa định tỉnh đã bị Pháp Vương chộp bắt, làm cho nàng hốt hoảng kêu to:
-Mẹ ơi! Mẹ!
Pháp Vương vội vã đưa tay bụm chặt miệng Quách Tường. Bây giờ lại nghe tiếng của Hoàng Dung từ xa đưa lại:
-Bé Quách Tường đã đi đâu?
Pháp Vương lẩm bẩm:
-Uổng! Uổng quá! Ta bỏ lỡ một cơ hội!
Nói xong ông điểm vào huyệt á khẩu để cho Quách Tường câm lặng, bế xốc nàng lên rồi chạy như gió.
Thực ra Pháp Vương bỏ mất cơ hội không chôn được bọn Hoàng Dung dưới đáy hang.
Lục Vô Song bước lên trước, không thấy Quách Tường đâu, nàng dáo dác đi nhìn khắp phía mà không gặp.
Tuy vậy, nàng không dám đuổi theo, vì đã một lần nguy hiểm, nàng như chim sợ ná, chỉ còn chờ đợi Hoàng Dược Sư và Nhất đăng đại sư lên mới trình bày tự sự.
Trong phút chốc Hoàng Dược Sư đã lên tới, Lục Vô Song liền thuật câu chuyện Quách Tường bị Kim Luân Pháp Vương dẫn đi.
Hoàng Dược Sư ở dưới hang quan sát rất tỉ mỉ cũng không tìm ra vết tích của Dương Qua, mọi người đều cho chàng đã gặp họa rồi, nên họ xúm lại bàn luận tính kế hoạch khác.
Lên đầu là Lục Vô Song, kế đến Trình Anh và bà Anh Cô. Trong lúc mọi người đang tiếp tục lên bờ thì nghe Trình Anh kêu réo om sòm:
-Bé Quách Tường, bé Quách Tường, ngươi ở đâu?
Hoàng Dung đ lên tới đất, nhìn thấy Quách Tường và Kim Luân Pháp Vương mất tích, bà liền đưa mắt nhìn Hoàng Dược Sư, Nhất Đăng, Châu Bá Thông, Anh Cô tỏ vẻ khẩn cầu.
Mọi người hội ý vội vã chia nhau đi lục soát khu Tuyệt Tình cốc, cũng không thấy bóng của hai người đâu cả, chỉ gặp chiếc giầy của Quách Tỉnh để rơi lại.
Trình Anh cầm chiếc giầy nói: Theo ý của tiểu muội, thì Tường nhi chẳng có sao cả, sư tỉ chớ khá lo sầu. Theo dấu tích này có lẽ Pháp Vương và nó đi về hướng nam. Tường nhi thông minh cố ý làm rơi chiếc giầy để mẫu thân an lòng mà theo dõi. Tôi dám quả quyết nó không có việc gì đến đỗi.
Hoàng Dung nghĩ lại lời nói Pháp Vương lúc nãy là ông muốn thâu nhận Quách Tường làm đồ đệ truyền y bát, thì đối với số vận Quách Tường không có gì đáng ngại, nên bà bớt đi một phần lo lắng.
Đoàn người này lên đường xuôi nam. Vừa đi vừa hỏi tin tức, nhưng Pháp Vương và Quách Tường chẳng để lộ tông tích gì hết. Đi được vài ngày, bỗng nghe lời khách qua đường đồn đại: Quân Mông Cổ kéo hai đạo quân từ hướng Bắc đến vây thành Tương Dương thật muôn phần nguy cấp.
Hoàng Dung hốt hoảng bảo:
-Quân xâm lăng Mông Cổ vây thành Tương Dương thế rất ngặt ngèo! Chúng ta hãy trở lại cứu thành! Công việc Tường nhi hãy tính sau.
Hoàng Dược Sư, Châu Bá Thông và Nhất Đăng Đại Sư là những người xuất thế, xa lánh ngoại vật, chuyện đời không còn ràng buộc tới nữa, nhưng đối với việc thành Tương Dương là ải địa đầu của giang san nhà Tống, không lẽ ngồi khoanh tay mà trông cảnh nước non bị giầy xéo, chà đạp dưới gót xâm lăng. Tất cả đều nghe theo lời thỉnh cầu của Hoàng Dung trở lại Tương Dương thành.
Hoàng Dược Sư, Nhất Đăng và Hoàng Dung đã đem hết diệu thủ khinh công chạy như bay về thành Tương Dương. Chỉ chọn một ngày, họ đã đến ngoài thành.
Mọi người đứng xa xa nhìn thấy đoàn quân Mông cổ phô trương thanh thế, họ cũng e ngại vô cùng. Hoàng Dung bình tĩnh nói:
-Địch quân tuy đông, nhưng chúng ta võ phu chí dũng không có gìđáng ngại, chúng ta hãy đến thành, thừa đêm tối sẽ tiến vào thành.
Bây giờ trong bọn bảy người, ai ai cũng lộ vẻ lo lắng, duy có Châu Bá Thông luôn luôn cười hềnh hệch. Họ rút vào rừng lên lỏi đi về hướng thành Tương Dương, đợi đêm tối hành sự.
Vào khoảng canh hai Hoàng Dung dẫn đầu, xâm nhập vào doanh trại địch quân.
Bảy người khinh công đến mức cao diệu, nhưng đoàn quân Mông Cổ trùng trùng điệp điệp, lớp đứng, lớp ngồi, họ chỉ đi được một đoạn đường dài là đồi tuần đoàn Mông Cổ trông thấy. Chúng thổi còi lên báo hiệu. Chiêng trống nổi vang dội trời đất.
Lập tức có ba trăm đội túc trực kéo ra vây hãm bảy người. Còn lính gác giữ doanh trại không thấy chúng náo loạn hay tỏ vẻ gì lo lắng cả.
Hoàng Dung cảkinh nói.
-Quân xâm lăng Mông Cổ lịnh nghiêm minh, hèn chi đánh đâu thắng đấy. Hôm nay chúng bủa vây thành, việc giải vây rất khó thập bội.
Châu Bá Thông nhanh tay chộp lấy hai thanh trường kiếm vung lên loáng loáng để mở lối tiền phong. Hoàng Dược Sư và Nhất đăng mỗi người đoạt một thanh trường thương đi đoạn hậu, còn bốn người phụ nữ đi đoạn giữa phụ lực mở lối.
Quân Mông cổ vì sợ tổn thương đến nhơn mã, nên chúng không bắn tên vào nhóm người này. Nếu chúng xạ tên thì Hoàng Dược Sư và Nhất Đăng có ba đầu sáu tay chống trả cũng không nổi. Vả lại môn cung xạ là một môn đặc biệt nhứt của giống nòi Thành Cát Tư Hãn.
Bảy người càng đánh càng tiến dần. Nhưng trước mắt họ gươi giáo chơm chởm, khí giới như rừng khó mà tiến thêm được.
Châu Bá Thông, Hoàng Dược Sư liền vung chưởng đánh gãy mấy lớp trường thương. Nhưng lệnh của quân Mông cổ rất nghiêm, tên nầy ngã, tên khác thế, vững chắc như vách đá tường đồng, không một người thối bộ.
Châu Bá Thông bỗng nhiên cười to bảo:
-Hoàng lão tà! Chúng ta hãy liều ba cái mạng này để bảo vệ cho bốn con nhãi ranh khỏi nạn, thoát khỏi vòng vây.
Bà Anh Cô hừm một tiếng to, nói:
-Người già mà ăn nói hồ đồ hỗn độn Lão Thái bà là ta mà ngươi dám bảo nhãi ranh ư? Ta thề sẽ chết nơi đây, bảo vệ cho ba cô gái mặt hoa da ngọc.
Hoàng Dung nghe hai người nói nghĩ thầm:
- Lão Ngoan Đồng trời chẳng sợ, đất chẳng kiêng, mà hôm nay nói toàn những lời bi quan, thật là một việc đại bất thường! Tình hình thật không kém phần nguy hiểm.
Trong khi bà đang suy nghĩ thế thì đoàn quân Mông Cổ càng lúc càng đông vây hãm không còn một kẽ hở. Tất cả đều đem hết sức bình sanh ra chống trả.
Hoàng Dung vừa đánh vừa đưa mắt quan sát, bà ngó thấy phía tây có hai phía doanh trại đen huyền. Bà nhớ lại lúc đi theo Thành cát Tư hãn chinh Tây; hễ doanh trại đen là kho chứa lương thực. Nên bà nảy ra một kế, hướng vào chỗ này đánh mạnh ra. Bà lừa một tên Mông cổ cầm đuốc, giật mạnh và phá vòng vây lần đến doanh trại nầy.
Hoàng Dung tiến đến gần trại, ném bó đuốc vào nóc trại trữ lương thực. Lửa cháy phừng phừng loang cả doanh trại. Phút chốc, ánh lửa như Trùng Dương cung thu nào!
Châu Bá Thông khoái trá nhảy múa tưng bừng. Kho lương thực trong phút chốc, ngọn lửa đã cháy ngất trời. Châu bá Thông khóai chí, quăng cây trường kiếm và giật mạnh mấy bó đuốc ném túi bụi. Ông rủi vô ý quăng nhầm yên ngựa làm cho con ngựa này nhẩy lên trên mình con ngựa kia la hí vang trời. Thực là cảnh hỗn loạn.
Thừa cơ hội, họ cướp được năm con người mã cưỡi lên mình xáp chiến với địch.
Quách Tỉnh ở trong thành Tương Dương nghe ngoài thành tiếng quân reo dậy đất, lật đật leo lên thành quan sát, nhìn thấy khói bốc ngất trời ngựa hí vang dậy, quân binh Mông cổ hỗn loạn, lật đật điểm hai ngàn binh mã, phái Võ Tu Văn, Võ Đôn Nho đem quân ra ngoài thành tiếp chiến.
Hai anh em họ võ ra khỏi thành độ chừng nửa dặm, nhìn thấy bẩy người cỡi năm con ngựa. Hoàng Dược Sư đỡ Lục Vô Song nằm ngay lưng ngựa, Nhất Đăng thì đỡ Châu Bá Thông phi ngựa tới gấp.
Hai anh em họ võ lật đật xua quân bày trận thế, đem cung nỏ xạ vào địch quân, bảo vệ Hoàng Dung từ ngoài thành chạy vào.
Quách Tỉnh đứng lên thành thấy nhạc phụ và hiền thê, Nhất đăng đại sư và Châu bá thông đều đến đông đủ, lòng mừng rối rít, khiến quân binh mở rộng cửa thành nghinh tiếp.
Khi đoàn người vào trong thoạt thấy Châu Bá Thông bị trúng phải ba mũi tên sau lưng, tóc bị thiêu trụi còn Lục Vô Song trúng phải một mũi giáo dài ngang bụng. Hai người thương tích quá nặng.
Hoàng Dung, Trình Anh và Anh Cô tuy bị trúng tên độc, nhưng không trúng vào yếu huyệt.
Riêng Nhất Đăng và Hoàng Dược Sư không có vết thương nào. Hai ông là người lão thông y dược, khi xem xét vết thương của Lục Vô Song và Châu bá thông, cũng phải cau mày không nói ra lời.
Châu Bá Thông chua chát nói:
-Đoàn Hoàng Gia! Hoàng lão tà! Hai ông chẳng nên buồn cho tôi. Lão Ngoan đồng máu nóng tựa dầu sôi khó mà chết sớm được. Xin hai ông hãy để tâm lo lắng giúp đỡ và chữa trị cho được Lục Vô Song đi. Lão Đồng chẳng hệ gì đâu.
Hoàng Dược Sư nghe Châu Bá Thông nói mỉm cười, coi ông này hy hữu, ngó Nhất Đăng tỏ vẻ cầu xin và kính trọng. Trong cái kính trọng còn pha thêm sợ sệt, e dè.
Tuy Nhất Đăng xuất gia đầu Phật rất lâu, nhưng mỗi lần đến ông, lão Ngoan Đồng luôn luôn xưng hôlà Đ oàn Hoàng Gia.
Nhất Đăng và Hoàng Dược Sư thấy lão Ngoan đồng đang bị thương tích hành hạ mà vẫn không mất nụ cười nên hai ông lấy làm cảm động bồi hồi.
Còn Lục Vô Song thì hôn mê bất tỉnh. Trình Anh ngồi kế bên giường nhìn thấy thương tích quá nặng, bất giác hai dòng lệ rơi lã ch ã.
Qua ngày thứ hai, mới vừa sáng tinh sương đã nghe ngoài thành tiếng còi thúc quân càng lúc càng dồn dập.
Quan trấn thủ là Lữ Văn Hoán đốc suất quân mã tăng cường cho bốn cửa thành.
Quách Tỉnh, Hoàng Dung lên mặt thành xem xét, thấy đoàn quân Mông cổ tràn ngập núi rừng, không đoán được bao nhiêu, từng làn sóng người dồn dập kéo tới bốn cửa thành.
Quách Tỉnh là tham mưu hành quân của Mông cổ một thời khá lâu, ông biết hết chiến lược công thành của chúng, nên ông ra lệnh phòng bị đầy đủ.
Địch quân dùng cung tên, hỏa pháo đá nhọn thang mây công thành, đều bị Tống quân loại ra hết.
Hai bên giao chiến với nhau từ sáng đến chiều. Tống quân dưới sự điều khiển của Quách Tỉnh đã sát hại trên hai ngàn nhơn mã của Mông cổ. Đoàn quân Mông, bị tổn thất quá nặng, nên vội vã lui ra xa đóng doanh trại để bàn mưu lược tấn công nữa.
Trong thành Tương Dương bây giờ gần hai mươi binh sĩ còn có mười muôn bá tánh trẻ già, người người đều biết, nếu thành bị phá vỡ ắt khó tránh được cái chết thêthảm. Do đó, họ phân từng đoàn, trai tráng thì gươm đao, dao mác ra trận, còn già nua thì khuân đá nấu cơm, giúp những người trai tráng giết giặc giữ thành.
Trong thành, ngoài thành, tiếng reo hò giết giặc vang dậy cả trời đất. Quách Tỉnh tay cầm trường kiếm, làm đốc tướng chỉ huy binh mã đứng lên mặt thàh. Hoàng Dung đi theo một bên giúp ý kiến.
Bình minh đã ló dạng, báo hiệu máu sắp đổ. Ngoài thành, đoàn kị binh Mông cổ phi ngựa như bay, trùng trùng điệp điệp.
Nhìn lại Quách Tỉnh thấy ông như một vị thiên thần, mặt mày nghiêm trang lẫm liệt, binh sĩ và dân chúng đều tỏ vẻ ái mộ vô cùng.
Quách Tỉnh, Hoàng Dung đứng lên trên thành đốc quân một lượt chẳng lìa nhau.
Hôm nay bị địch quân áp bức, hai người thề trước binh sĩ một bước chẳng lùi.
Hoàng Dung nghĩ thầm. Tỉnh ca kết nghĩa vợ chồng trên ba mươi năm dài đăng đẳng, bao nhiêu tâm cơ khí huyết đều do thành Tương Dương nung nấu. Bây giờ hai người hiệp sức chống địch, dầu máu đổ thịt rơi trên mặt thành cũng không tiếc.
Bà lại quay nhìn Quách Tỉnh thấy râu tóc ông bây giờ đã ngả mầu đen bạc, bất giác bà than:
-Nếu địch quân vây mãi như vầy, thì mỗi đêm Quách Tỉnh lại bạc trắng một phần râu tóc.
Hoàng Dung đang nghĩ ngợi miên man, bỗng nghe tiếng reo hò của quân Mông cổ:
-Vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế!
Tiếng reo hò từ xa tiếp đến gần như sóng của đầu gành, sấm rền vang dậy, vì cảmột doàn hai mươi muôn binh đều hô một loạt.
Lại thấy một cây cờ mao chín tua giơ lên cao. Kế đó là con ngựa ô chùy, yên vàng khớp bạc. Ngồi dưới ngựa là Hoàng Đế Mông cổ. Một cây lọng vàng cực to che phụ cảngười lẫn ngựa.
Quân Mông cổ thấy nhà vua đến, vội phân đội ngũ rất chỉnh tề tiếp giá, và kịch liệt. Chúng xông vào phía cửa Bắc.
Mỗi lần Hòang đế ngự giá thân chinh, thì Hoàng đế đi trước kế đó là quốc sư và các tướng theo sau.
Đó là một dịp để cho binh sĩ trổ tài đánh giặc, chúng hăng say tử chiến.
Quách Tỉnh đưa hai tay tới trước gọi đám thân binh và đám dân chúng hô to:
-Hỡi anh em! Hôm nay Hoàng đế Mông cổ xâm lăng đến đây cốt ý xem khí phách của người trai đại tống.
Ông vận hết nội lực phát ra âm thanh nên tiếng nói, truyền đi thật xa, khiến mỗi người nghe rõ mồn một.
Binh sĩ trên thành giao chiến hơ n nửa ngày, sức lực đã mệt, nay nghe tiếng hô hào của Quách Tỉnh, làm mọi người hăng chí trở lại.
Họ quyết liều thân tử chiến Nhìn ra ngoài thành, thấy thi thể của quân Mông cổ nằm chồng chất, càng lúc càng cao. Tốp binh sĩ hậu tập tràn lên như nước vỡ bờ, giầy đạp lên những thân đồng đội, cốt ý tiến về phía trước để công thành.
Hoàng đế Mông cổ lại truyền cho đám kị binh điều động thêm binh tới truớc để công thành.
Màn đêm bao phủ, quanh cảnh chiến trường càng thêm ảm đạm thê lương.
Giữa lúc giao tranh thì trong thành ngoài nội hàng muôn bó đuốc đốt lên sáng rực cả một góc trời.
Vị sứ quân thủ thành là Lữ văn Hóan nhìn thấy thanh thế của địch mạnh như cuồng phong, thác lũ, không có một sức mạnh nào cản nổi, khiến ông thối chí bi quan cực độ.
Gương mặt xám ngắt như mẩu đất. Ông bước đến bên Quách Tỉnh nói nhỏ:
-Quách, Quách đại hiệp! Theo tôi thì không thể nào giữ được thành Tương Dương, vậy chúng ta hãy mở cửa nam mà rút quân.
Quách Tỉnh cau mày, mặt giận hầm hầm nói như quát:
-Chớ nên thốt lời như thế! Tương dương còn là chúng ta còn. Tương dương mất là chúng ta phải thác.
Hoàng Dung biết Lữ Văn Hoán bị khủng hoảng tinh thần e lão hạ lịnh thâu quân thì khốn khổ cho mọi người, làm nản lòng binh sĩ, nên bà rút thanh kiếm đưa ngay trước mặt Lữ Văn Hoán, nói:
- Nếu ông còn nói thêm một lời thối quân, thì trước nhất tôi chặt ông ra làm ba để ngăn ngừa binh sĩ.
Lữ Văn Hoán có bốn tên cận vệ bên mình, thấy Hoàng Dung vô lễ với chủ tướng, lật đật bước lên trước mặt bà cản đỡ.
Hoàng Dung quét mạnh một đá làm cho bốn tên cận vệ xiểng niểng, té lăn xuống dưói thành.
Quách Tỉnh lại nói:
- Làm trai giúp nước, là lúc nước nhà điên đảo, chứ mỗi khi thấy giặc là chùn chân, chưa đánh đã đau, đâu xứng đáng là hàng nam tử tu mi?
Ông dùng lời khiển trách chủ tướng, và cố ý khích động tinh thần binh sĩ, nên quân sĩ đều hăng hái đổ xôlên mặt thành hết sức chống địch.
Lại nghe quan xướng ngôn của quân Mông Cổ truyền lịnh:
- Tất cả quan binh sĩ tốt hãy nghe đây! Hoàng thượng truyền chỉ, người nào lên được thành trước tiên thì người ấy được phong làm trấn thủ thành này.
Quân Mông Cổ nghe lời truyền, đua nhau trèo lên vách tường đông như kiến cỏ. Chúng bất kể sống chết, chạy theo những vị cầm cờ đỏ xung phong lên mặt thành.
Quách Tỉnh thấy thế của giặc dữ, liền rút ngay chiếc cung ra khỏi vai, đặt lên mũi tên răng sói, nhằm ngay tướng tiên phong mà xạ một phát mãnh liệt.
Mũi tên xuyên qua cổ họng, tên tướng này ngã xuống đất giãy đành đạch. Kế đó ông nhằm ngay tên quan xướng ngôn xạ một phát ngay mặt, làm cho con mắt của viên quan này bắn ra ngoài, té xuống ngựa chết tươi.
Bao nhiêu ý chí chiến đầu của địch quân bị chùn bước hai nguời tiên phong. Qua mấy phút sau, lại có một đoàn quân cảm tử leo lên thành lần nữa
Gia Luật Tề tay cầm trường thương, chạy đến bên Quách Tỉnh cúi đầu thưa:
- Nhạc phụ! Nhạc mẫu! Quân Mông Cổ chẳng chịu lùi, vậy nhạc phụ cho phép tiểu tế ra ngoài thành đánh với chúng một trận.
Quách Tỉnh vui vẻ bảo:
- Được! Ngươi hãy lĩnh ba ngàn nhân mã ra thành khai chiến, nhưng nhớ đề phòng cẩn thận.
Gia Luật Tề liền chạy xuống thành, gióng trống tập binh. Chàng mang theo một ngàn tên Khất Cái và hai ngàn binh ra thành chiến đấu.
Cửa Bắc thành Tương Dương là một trong các cửa bị tấn công rất ngặt, quân Mông Cổ đang ồ ạt công thành, bỗng thấy cửa thành mở toang, hàng ngàn dũng sĩ trào ra như nước lũ. Đám binh sĩ nhà Tống còn khỏe khắn, lại hăng say, ùa nhau giết vô số địch quân. Đoàn quân Mông Cổ cuốn vó chạy dài. Bỗng nhiên trong doanh trại nổi lên ba tiếng pháo lệnh, hai đạo binh thiết mã ào ra như thác lũ, vây hãm Gia Luật Tề và ba ngàn binh sĩ vào giữa.
Đoàn quân của Gia Luật Tề cốt cán là một ngàn Khất Cái, mỗi người đều võ nghệ tinh thông, kiêu hùng thiện chiến. Tuy bị vây hãm nhưng họ vẫn không lộ vẻ gì lo sợ, càng đánh càng say.
Quách Tỉnh, Hoàng Dung và Lữ Văn Hoán ba người đứng trên thành quan sát thế trận, thấy ba ngàn quân của Gia Luật Tề đội ngũ chỉnh tề, tới lui có trật tự, lấy một mà cự với mười, nên ba người cổ võ hoan hô vang dậy. Mỗi cây đuốc, mỗi ngọn đao loang loáng tụa như con rắn khổng lồ, đang vưon mình giao chiến.
Viện binh Mông Cổ càng lúc càng đến tiếp viện, có trên hai muơi muôn binh thiết kỵ đã bao vây Gia Luật Tề và ba ngàn quân Tống dày kịt.
Quách Tỉnh thấy Gia Luật Tề dàn binh án ngữ, cản đội quân công thành của Mông Cổ, liền nảy ra một kế, sai hai anh em họ Võ đem hai ngàn tinh binh, phục kích ngay cửa, chỗ quân Mông Cổ tiến quân lên thành, và lén sai người đến truyền lệnh cho Gia Luật Tề đánh rốc về phía trước.
Trong khoảnh khắc, quân Mông Cổ đã tấn công lên đầu thành đến hơn ngàn tên.
Lữ Văn Hoán thấy quân địch đã lên đến đầu thành, đang hùng hổ giao chiến với quân Tống, làm cho mặt của Lữ Văn Hoán như gà cắt tiết, tay chân run lập cập.
Ông cất giọng run run:
- Quách đại hiệp! Nếu để như vậy giặc vào thành thì sao?
Quách Tỉnh làm ngơ không đáp, chỉ đứng yên như pho tượng gỗ. Lúc ông nhìn thấy trăm ngàn binh lính Mông Cổ đã đầy dẫy trên đầu thành, mới đưa cờ vàng ra phất mạnh ba cái, tức thì từ hang hốc nhô lên vô số binh gia tướng sĩ của anh em họ Võ, kế đó có Chu Tử Liễu cùng Võ Tam Thông xuất lãnh 10 đội quân hợp với binh sĩ của Võ Tu Văn và Võ Đôn Nho bao vây thật chặt cánh quân Mông Cổ.
Bấy giờ ngòai thành thì quân Tống bị bao vây, trên đầu thành thì năm ngàn quân Mông Cổ bị kẹt.
Ba cửa thành Đông, Tây, Nam gây ra một trận đánh vô cùng khốc liệt. Những tiếng rú phát ra hãi hùng.
Hoàng đế Mông Cổ từ trên lưng tuấn mã trên một gò cao chỉ huy quân sĩ công thành.
Đoàn giáp binh Mông Cổ người chết kẻ bị thương, chỉ còn năm mươi tên máu thấm giáp sắt, tựa hồ như họ mang hồng giáp.
Hoàng đế Mông Cổ là người Vạn thắng chí tôn, thân thể rất trọng, ông đưa mắt nhìn đám quân nhà đang gục không biết bao nhiêu, khiến cho ông nơm nớp lo sợ và nghĩ:
"Nghe người ta đồn quân Nam là phường vô dụng, kỳ thật họ không phải nhu nhược, mà anh dũng vô cùng.
Bấy giờ đêm đã canh ba, vầng trăng non vừa khuất núi, để lại vòm trời một giải ngân hà và muôn ngàn vì sao lấp lánh.
Trận đại chiến kéo dài từ sáng sớm đến nửa đêm, đôi bên đều tổn hại quá nhiều, kẻ chết, người bị thuơng.
Tống quân chiếm được phần địa lợi, quân xâm lăng Mông Cổ không vì nhiều người mà háo chiến lâu.
Bỗng nghe tiếng còi thâu quân, quân Mông Cổ vừa đánh vừa thối lui, thì hai đạo quân hậu tập của Tống triều kéo đến hợp lực với đội tiên phong đuổi quân Mông Cổ về hướng gò cao chỗ hoàng đế đang ở.
Hoàng đế Mông Cổ thấy khí thế quân Nam quá mạnh, vội hạlệnh bắn đạn vào đoàn quân này, để đạo quân của ông dễ bề rút lui. Hoàng đế Mông Cổ ngồi trên ngựa cao nhìn xuống thấy trong đội hậu tập của Tống quân có một vị trung niên cưỡi ngựa to, tay cầm trường thương tảxung hữu đột, oai phong lẫm liệt như Triệu Tử Long đánh trận Đương Dương, bao nhiêu mũi lang nha tiễn bắn vào người mà không một mũi nào phạm đuợc than thể.
Hoàng đế Mông Cổ lấy làm lạ, đưa tay vẫn một tên quân già đang đánh trống hỏi:
- Ngươi có biết tên dũng tướng kia là ai không?
Tên lính già đầu bạc hoa râm nói:
- Khải tấu bệ hạ, người này là Quách Tỉnh! Ngày trước đức Thái tổ Cao hoàng đế phong cho gã làm Kim đao phò mã, đã từng theo Thái tổ chinh tây, lập nhiều chiến công hiển hách cho nước ta.
Hoàng đế Mông Cổ kinh ngạc:
- A! Chính là gã sao? Thật là dũng tướng Tống triều, tiếng đồn chẳng sai.
Những tên dũng tướng thấy nhà vua khen ngợi địch quân, làm giảm oai phong của mình, trong lòng căm tức, miệng hét vang lừng, múa đao vun vút, tiến lên giao chiến với Quách Tỉnh.
Quách Tỉnh nghe tiếng hét như sấm, tiếp thấy có 4 tên võ tướng người cao vạm vỡ, cưỡi 4 con ngựa thật to, mỗi người cầm mâu dài, giáo nhọn, tiến đến!
Ông vội thúc ngựa nghênh địch. Bốn tên dũng tướng xông ra một lượt tấn công, đứa thì xà mâu đứa thì đao bén, thương dài, mỗi người cầm một binh khí khác nhau, tấn công Quách Tỉnh tới tấp.
Quách Tỉnh ung dung chống đỡ được 10 hiệp, bỗng hét to một tiếng như sấm nổ, làm cho hai tên dũng tướng thất kinh té xuống ngựa.
Còn hai tên cố chống cự với Quách Tỉnh, bị mỗi đứa một mũi tên vào bụng. Nhờ chúng mặc giáp sắt nên khỏi lủng bụng, nhưng sức mạnh nhu thiên thần của Quách Tỉnh chúng không sao chịu nổi, cả hai ôm bụng rơi xuống ngựa.
Mấy tên thân binh cận tướng của Mông Cổ thấy 4 người võ nghệ tuyệt luân còn phải bại dưới tay Quách Tỉnh, tuy có mặt Hoàng đế, nhưng không có một cận tướng nào dám cậy tài ra đấu với Quách Tỉnh nữa.
Còn những tên xạ thủ sững sờ quên cả xạ tiễn. Quách Tỉnh liền thúc ngựa tiến lên gò, thấy vô số thương, mâu bỏ trước mặt Hoàng đế. Vì chúng đã hoảng sợ liệng khí giới mà chạy.
Quách Tỉnh bị các chướng ngại cản đường nên phi ngựa đến bên Hoàng đế không được.
Bỗng con ngựa của ông hí lên một tiếng vì trúng phải hai mũi tên lút vào bụng, nó lảo đảo ngã quỵ.
Quách Tỉnh không nao núng, nhảy xuống ngựa nhắm ngay một tên kỵ binh đâm tới một thương. Trong khi bất ý, tên này chẳng biết chống trả làm sao chỉ kịp kêu "ái" một tiếng rồi té xuống ngựa.
Quách Tỉnh cướp được ngựa, cố giết thêm mười mấy tên cận tướng của Hoàng đế Mông Cổ.
Hoàng đế Mông Cổ nhìn thấy quân mình rất đông mà không cản trở được Quách Tỉnh, bất giác nhíu mày nói to:
- Hỡi ba quân tướng sĩ! Ai giết được Quách Tỉnh sẽ được thưởng mười ngàn lạng vàng, thăng quan ba cấp!
Nghe tiếng trọng thưởng, đoàn thân binh Mông Cổ đổ xô đến như bầy ong vỡ tổ.
Quách Tỉnh thấy tình thế nguy cấp nên đưa trường thương đánh vẹt quân Mông Cổ, đoạn giương cung, đặt tên nhắm ngay Hoàng đế Mông Cổ bắn tới.
Mũi tên bay vun vút, hai tên thân binh hộ giá thấy thế, vội nhảy đến trước chắn ngay trước mặt Hoàng đế cản tên.
"Vút" một cái, mũi tên xuyên qua ngực tên thứ nhất. "Vút" một tiếng thứ hai xuyên qua bụng tên thứ hai. Quách Tỉnh buông hai mũi lang nha tiễn kế tiếp xâu hai tên binh thành một, đứng như cột chân trước mặt Hoàng đế.
Hoàng đế thấy việc nguy, mặt mày biến sắc, lật đật thúc ngựa chạy xuống gò
Bấy giờ trong đạo binh Mông Cổ hỗn loạn, tiếng giáo mác rộn lên, binh Tống đến tiếp viện. Đi đầu là tướng trung niên tay múa đôi thiết trường kiếm, chính là Tứ Thủy Ngư ẩn đến tiếp tay với Quách Tỉnh theo lời truyền của Hoàng Dung.
Đạo quân Mông Cổ thấy Hoàng đế rút lui, nên trong lòng rối loạn, trận thế mất cả hàng ngũ, chực chạy trốn.
Hoàng Dung trên thành thấy đội ngũ giặc rối loạn liền bắc loa gọi to:
- Gia gia phát binh ra trận, đã giết chết Hoàng đế Mông Cổ rồi!
Binh sĩ nhà Tống reo hò tở mở:
- Hoàng đế Mông Cổ chết rồi, anh em ơi!
Quân trong thành Tương Dương đã cầm cự với quân Mông Cổ rất lâu, ai nấy đều học đuợc ít nhiều Mông ngữ. Bấy giờ dùng tiếng "cô lô ca la" nói vang trời dậy đất
Binh Mông Cổ nghe tiếng la hét của binh Tống, muôn mắt đổ dồn về phía Hoàng đế, thấy đức vua họ ngồi sững trên lưng ngựa, vẻ mặt như kẻ đã chết rồi. Chúng không phân biệt thực hư mà chỉ đinh ninh vua đã bỏ mạng, làm cho tất cả bọn binh sĩ Mông Cổ mất hết tinh thần chiến đấu. Không ai bảo ai, chúng ồ ạt thối lui ra sau.
Hoàng Dung hạ lệnh đuổi theo, mở toang cửa Bắc xuất ba ngàn tinh binh theo truy nã.
Ba ngàn quân của Gia Luật Tề thừa thế đánh giết không biết bao nhiêu quân Mông Cổ
Quân Mông Cổ rất thạo về chiến đấu, tuy rút lui nhưng cũng để lại mấy ngàn quân thiện chiến cản hậu. Vì thế mà Tống quân truy nã không được.
Hoàng Dung và Gia Luật Tề rút quân vào thành, kiểm điểm lại số tử thi của địch để lại trên năm ngàn ngưòi.
Hoàng Dung cho người nhặt xác đem chôn. Bốn cánh quân bao vây ở bốn cửa thành đều rút sạch. Trời rạng sáng, mọi người nhìn lại cảnh chiến trường chỉ thấy thịt rơi máu chảy, gươm dao kiếm kích còn đầy dẫy trên chiến địa rải rác trong vòng mười dặm.
Khi kiểm điểm tổn thất, quân Mông Cổ thiệt hại từ ba muôn, thành Tương Dương tổn thất một muôn ba ngàn binh sĩ và dân chúng.
Từ khi đạo quân Mông Cổ cất bước xâm lăng đến nay ít khi bị thảm bại như vậy.
Hoàng đế Mông Cổ sau khi rút quân khỏi thành Tương Dương 40 dặm mới an doanh hạ trại, nhớ lại chuyện vừa qua làm ông nửa say nửa tỉnh, ngồi thất thần trên án thư.
Hoàng đệ Hốt Tất Liệt liền đi đến ngự dinh hỏi thăm tình hình chiến sự. Hoàng đế phán:
- Ngự đệ! Thủa trước phụ hoàng khen tặng Quách Tỉnh là anh hùng, hôm nay qủa nhân mới thấy tận mắt, thật là danh bất hư truyền.
Nguyên vua Mông Cổ và hoàng đệ Hốt Tất Liệt là con của Đà Lôi! Lúc Quách Tỉnh ở xứ này đã kết nghĩa an đáp với Đà Lôi, 2 người đối đãi với nhau rất thân. Bấy giờ vì nhiệm vụ mà thủ thành chống địch, trên chiến trường không thể nhận mặt nhau.
Hốt Tất Liệt gật đầu không đáp, vẫy tay gọi tên thị vệ đến bảo:
- Ngươi đi triệu mời Tuyên Quốc Sư
Mặc dầu thành Tương Dương thắng trận, đẩy lui được kẻ địch, nhưng nhà nhà trong thành đều nghe tiếng khóc bi ai. Mẹ khóc con! Vợ khóc chồng!
Quách Tỉnh, Hoàng Dung không kịp cởi áo giáp nghỉ ngơi đã lo việc đi tuần soát khắp thành, ủy lạo các binh sĩ. Vợ chồng Quách Tỉnh đến thăm Châu- bá- Thông và Lục Vô Song xem thương tích có thuyên giảm chút nào không. Khi thấy cả hai đều bình phục, vợ chồng Quách Tỉnh mới ra vườn hoa trở về phủ.
Buổi sáng hôm sau, khi mặt trời vừa mọc, thì Quách Tỉnh và Lữ Văn Hoán đang ngồi trong phủ đàm đạo mưu lược diệt trừ quân xâm lược. Bỗng một tên thám báo chạy vào nói:
- Có một đạo binh Mông Cổ trên muôn người từ hướng Bắc đến
Lữ Văn Hoán kinh hãi hỏi:
- Đạo quân Mông Cổ đã rút xa rồi kia mà?
Quách Tỉnh xốc kiếm đứng dậy, lên mặt thành quan sát. Thấy đạo quân này cách thành khoảng 3 dặm, quân số uớc dư ba môn, đứng bày thế trận, nhưng không tấn công thành.
Trong vài giờ sau, chúng đã đốn cây cất một cái đài gỗ cao trên 10 trượng.
Bấy giờ trên mặt thành có cả Nhất-đăng đại sư, Hoàng Dược Sư, Chu Tử Liễu và Hoàng Dung đứng quan sát địch tình.
Khi thấy chúng dựng lên một cái đài cao, mọi người đều không hiểu gì cả.
Chu Tử Liễu nói:
- Quân man rợ, không biết chúng cất ngôi đài cao này để làm gì? Chẳng lẽ cất lên để quan sát tình hình trong thành. Điều này rất vô lý. Nếu chúng muốn vậy,đâu có cất xa đến thế? Vả lại, quân ta có thể bắn tên lửa đốt đi thì xây cất làm chi cho tốn kém?
Hoàng Dung cau mày nghĩ không ra lẽ. Không rõ dụng ý của địch quân làm gì.
Khi đài vừa dựng lên xong, thì thấy trên hàng trăm quân Mông Cổ áp tải đến đây cả một đàn ngựa cả trăm con. Mỗi con ngựa có chở trên lưng củi, chà, rơm, cỏ khô. Chúng chất đầy quanh đài. Mọi người thấy thế lấy làm lạ.
Chu Tử Liễu lại nói:
- Không lẽ bọn man di này lấy thành không được cất đài để tự thiêu? Hay là chúng muốn bày trò quỷ mị để ếm đối chúng ta?
Hoàng Dung lắc đầu bảo:
- Chẳng bao giờ có chuyện tà quái ấy. Tôi ở tại đất Mông Cổ rất lâu, nhưng không thấy chúng làm những chuyện dị đoan.
Trong lúc mọi người nói chuyện, thì thấy cả ngàn binh sĩ, kẻ đào người cuốc xung quanh đài thành một cái hào, bùn đất vét lên để dựa bờ hào thành bức tường thành nho nhỏ.
Hoàng Dung cả giận nói:
- Đất Tương Dương là quê hương của Gia Cát Võ Hầu đời Tam Quốc, quân rợ Mông Cổ vô lễ, trước cửa vị đại hiền mà dám bày trò khuấy rối, không coi người Tống ra sao cả.
Bấy giờ bỗng có tiếng còi thổi ba hiệp, trống to trống nhỏ đánh "bồng bồng". Hai đạo quân chia hai, mỗi đạo trấn một bên. Trước mặt đài một muôn, sau đài một muôn, tất cả bốn muôn binh vây phủ ngôi đài.
Mỗi đạo dùng mỗi khí giới khác nhau. Chúng đều cầm trường thương, giáo nhọn, siêu đao, cung tên ná lẫy, tựa hồ như có một nhân vật tối quan trọng ở bên trong.
Lại nghe một hồi còi lệnh, tiếng trống ngưng bặt, mọi người đứng yên phăng phắc.
Từ ngoài xa có hai người kỵ mã đi tới mặt đài. Cả hai đều nhảy xuống ngựa và đi tuốt lên đài. Vì cách quá xa, mọi người không nhận rõ mặt mũi hai người này, nhưng cũng rõ một người đàn ông và một thiếu nữ.
Mọi người càng ngạc nhiên không đoán đuợc sự tình. Hoàng Dung nhìn trân trối, đoạn kêu lên một tiếng "a", mặt mày bà xám lại, đầu óc choáng váng muốn té ngã. May nhờ mọi người ra tay đỡ kịp, nhưng bà ngất xỉu rất lâu.
Mọi người lo cấp cứu cho bà tỉnh dậy, hỏi dồn dập:
- Chuyện gì thế? Tại sao thế?
Hoàng Dung mặt mày nhợt nhạt, nghẹn ngào nói:
- Người thiếu nữ kia chính là con ta Tường nhi! Mọi người cả kinh đưa mắt nhìn nhau.
Chu Tử Liễu lại hỏi:
- Quách phu nhân, bà có nhận đúng không?
Hoàng Dung nghẹn ngào nói:
- Tuy ta nhìn không rõ mặt mày nó, nhưng thấy tay áo và vạt áo rách nát, thì chính là nó chẳng sai. Thật quân Mông Cổ dã man không lường đuợc. Chúng đánh không thắng nổi, mới bày ra gian kế bắt con ta làm vật hy sinh. Thật là quân xâm lược bạo tàn.
Hoàng Dược Sư, Chu Tử Liễu nghe Hoàng Dung nói họ đã hiểu cái độc kế thế nào rồi. Cả hai mặt mày biến sắc.
Quách Tỉnh ngây người không hiểu gì cả, nên hỏi:
- Tường nhi à? Vô lý. Tường nhi đi đâu lên đài này chứ? Còn quân Mông Cổ bày kế gì?
Hoàng Dung đứng thẳng người lên và nói:
- Tỉnh ca ca! Tường nhi rủi lọt vào tay quân giặc nên chúng đem nó lên đài mà đốt, buộc ông phải hàng phục, nếu ông không hàng phục thì cha con vĩnh viễn lìa xa, tâm trí mờ tối, đâu có ý chí mưu lược để chống lại chúng?
Quách Tỉnh ca ûgiận la lớn:
- Dung nhi! Ngươi ở đâu mà lại để Tường nhi đi lọt vào tay quân giặc?
Hoàng Dung trả lời:
- Mấy ngày qua tình thế rất ngặt nghèo, tôi sợ ông bối rối nên không dám nói cho ông nghe.
Hoàng Dung liền kể lại đầu đuôi Quách Tường bị Kim Luân Pháp Vương bắt tại Tuyệt Tình Cốc.
Quách Tỉnh nghe Dương- Qua còn ở dưới hang sâu tại Tuyệt Tình Cốc, lật đật gạn hỏi đầu đuôi tỏ ra lo lắng cho Dương- Qua còn hơn cả Quách Tường.
Võ Tam Thông, Tứ Thủy Ngư ẩn, Chu Tử Liễu ba người này gật gù khen thầm:
- Quách đại hiệp thấy con gái sắp bị thảm tử, hoàn cảnh nguy cấp hiểm nghèo, mà không nghĩ tới việc giải cứu, lại lo sự mất còn của Dương- Qua, thật là người nhân hiệp, ít ai bì kịp.
Quách Tỉnh nghe Hoàng Dung nói xong, ông nhíu mày:
- Dung nhi! Em làm như thế là sai rồi. Qua nhi sống chết chưa biết, sao em nỡ bỏ đi?
Quách Tỉnh là người rất kính yêu vợ, không khi nào ông nặng lời với vợ trước đám đông, hôm nay ông lỡ lời trách cứ khiến cho Hoàng Dung sượng mặt.
Nhất-đăng đại sư lên tiếng bào chữa cho Hoàng Dung:
- Quách phu nhân đã lặn xuống bờ hồ, tuyết đóng đầy mặt, lục soát khắp nơi mà không gặp Dương- Qua. Lúc Quách tiểu cônương lọt vào tay tên ác tăng, chính lão vầy đoàn với Quách phu nhân đi tìm, mà chẳng gặp. Quách đại hiệp không nên trách cứ Quách phu nhân.
Nghe Nhất-đăng đại sư nói thế, Quách Tỉnh không trách vợ nữa, thở dài nói:
- Chuyện của Quách Tường không can hệ bằ ng đại sự quốc gia. Tôi muốn để quân Mông Cổ thiêu nó thành tro cho rồi.
Hoàng Dung không nói một lời, lặng lẽ bước xuống đài, chọn một con tuấn mã phi nước đại ra ngoài cửa Bắc.
Mọi người nghe Hoàng Dung đơn thân độc m ra khỏi thành, ai cũng lo lắng.
Nhất-đăng đại sư, Hoàng Dược Sư, Quách Tỉnh, Chu Tử Liễu lật đật lên ngựa đuổi theo.
Khi họ chạy đến gần đài cao này thì nhìn thấy trên đài có hai người, một lão hòa thượng mặc áo bào vàng, và một cô bé gái còn trẻ, hai tay bị cột vào giữa đài. Đó chính là Kim Luân Pháp Vương và Quách Tường.
Quách Tỉnh tuy cho việc Quách Tường là nhỏ, nhưng phụ tử tình thâm, làm cho ông không khỏi chua xót n o nề. Ông vội vã gọi to:
- Tường nhi! Có cha mẹ đến cứu con đây! Nội lực của Quách Tỉnh quá sung mãn, nên tiếng nói của ông vang đi ở bên đài nghe rất rõ.
Quách Tường bị trói tại đây, vì bị tia nắng chiếu vào mặt làm lòa cả mắt. Khi nghe tiếng cha gọi, nàng vội kêu to:
- Cha mẹ! Mau đến đây! Cha mẹ!
Nàng bị trói trên cột trụ cao, nói vọng xuống rất nhỏ, Quách Tỉnh và Hoàng Dung không nghe được tí nào.
Kim Luân Pháp Vương đắc chí cười to:
- Quách đại hiệp! Việc phóng thích lệnh ái rất dễ! Không biết đại hiệp nghĩ sao?
Quách Tỉnh càng nghĩ ngợi càng buồn! Đứng vào hoàn cảnh này thật khó xử. Nghe Pháp Vương nói, ông tức giận vô cùng, hét:
- Pháp Vương! Ngươi muốn đưa ra vấn đề gì, hãy nói thẳng ra!
Kim Luân Pháp Vương cười ngất, nói:
- Nếu ngươi vị tình phụ tử, muốn đem lệnh ái về thì khó khăn gì đâu, ngươi hãy lên đài trói tay vào cột trụ, một người đổi một người.
Pháp Vương biết ý Quách Tỉnh là người cang trường đại nghĩa, đâu vì đứa con nhỏ mà bỏ bá tánh trong thành Tương Dương. Do đó Pháp Vương mới dùng lời nói khích, đánh vào lòng cương dũng của Quách Tỉnh để Quách Tỉnh lọt vào mưu kế của mình.
Không ngờ Quách Tỉnh chẳng mắc mưu của lão, từ tốn trả lời:
- Không thể được. Rợ Mông! Nếu chúng bay không sợ ta thì đâu có đem con gái ta ra để dọa nạt.
Pháp Vương cười lanh lảnh nói:
- Người ta nói Quách đại hiệp võ công trác tuyệt, kiêu dũng khôn lường, ta ngờ đâu lại là một kẻ tham sống sợ chế, nỡ bỏ con mình.
Dù cho Pháp Vương có nói khích đến mức nào, Quách Tỉnh cũng cố nhịn. Sứ mạng bảo vệ thành Tương Dương là trọng hơn, cho nên Quách Tỉnh chỉ im lặng không đáp.
Mấy lời nói xúc phạm đến danh dự của Quách Tỉnh làm cho Võ Tam Thông và Chu Tử Liễu nổi giận, kẻ song trùy, người song thương vùn vụt phi ngựa lên trước.
Quân Mông Cổ đã dàn sẵ n cung nỏi chỉ chờ hai người đến bên đài thì hàng ngàn mũi lang nha tiễn bắn ra.
Nhất-đăng đại sư thấy tình hình nguy ngập, sợ mấy người này làm hỗn mà hư việc, vội vã nhảy xuống ngựa, chạy đến trước đầu ngựa của hai người cản lại.
Ông giơ tay áo phất mạnh, hai con ngựa bị sức mạnh của luồng kình phong dừng hẳn lại. Ông quát to:
- Chúng bay hãy trở về ngay!
Võ Tam Thông và Chu Tử Liễu sẵn mang trong người bầu nhiệt huyết, họ cũng biết đến đây là không còn mạng trở về. Khi thấy sư phụ bước đến cản, hai người chẳng dám trái lời, quay ngựa trở lại.
Quan binh Mông Cổ thấy lão hòa thượng chạy đuổi kịp đôi tuấn mã, không ngớt lời ca tụng và thán phục vô cùng.
Pháp Vương nói:
- Quách đại hiệp! Lệnh ái thông minh lanh lợi, lão rất lấy làm hoan hỉ. Thâm ý của lão muốn thu nói làm đệ tử để truyền hết võ học của mình. Nhưng thánh chỉ đã hạ lệnh nếu ta không quy hàng được Tống quân thì cho đốt lửa thiêu đài. Không phải một mình ngươi thống khổ, mà lão tăng cũng phiền muộn vô cùng.
Quách Tỉnh xì một tiếng, đưa mắt nhìn bốn bên, thấy trên mười tên dũng sĩ tay cầm đuốc đỏ rực, chỉ chờ lệnh Pháp Vương là châm vào cỏ khô. Dưới đài, bốn muôn binh mã đã dàn trận.
Quách Tỉnh đau buồn nghĩ đến khi ngọn lửa bốc cháy, biết liệu cách nào để cứu được Quách Tường?
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Thần Điêu Hiệp Lữ.