• 180

Chương 7


Số từ: 5556
Dịch giả: Minh Thu
NXB Công An Nhân Dân
Tây và Quốc quyết định tranh thủ thời gian nghỉ phép hiếm hoi này để giải quyết tất cả những việc mà lúc trước bận quá không thể làm được. Đầu tiên là việc tới cảm ơn Lưu Khải Đoạn. Anh ta chẳng có họ hàng gì với hai vợ chồng, nhưng đã giúp xin hộ chiếc xe ra khỏi đồn, vì thế đương nhiên phải đến cảm ơn chứ. Nhưng cảm ơn như thế nào lại là vấn đề gây tranh cãi.
Theo quan điểm của Quốc thì căn cứ khả năng cụ thể mà làm, không nhất thiết phải tặng Đoạn món quà gì đó, vì anh ta cái gì mà chẳng có, cần gì cái hai người tặng. Còn theo quan điểm của Tây thì, tặng hay không là việc của mình. Quốc nói nếu phải tặng hay tặng chiếc kiếm mà Hàng cho Quốc như vậy có thể tiết kiệm được một khoản tiền.

Bao ngoài xé rồi còn tặng làm sao được?


Tặng vật bên trong chứ có phải tặng túi ngoài đâu.


Tặng đồ vật thì phải tặng cả bao ngoài chứ.


Hay tặng chiếc túi Louis Vuitton của em. Chiếc túi đó cũng tốt lắm mà.
Tây tức quá hét to:
Anh biết chiếc túi đó bao nhiêu không hả?

Quả thật, tặng quà vẫn là một loại văn hóa phải học.
Hôm ấy là ngày cuối tuần, hai vợ chồng rủ nhau shopping cho thư giãn và cũng xem có chọn được thứ gì hay ho không. Hai người dạo một vòng quanh siêu thị xem xét. Quốc cầm lên một bình rượu và xem giá, mười nghìn tệ, mười nghìn tệ đem tặng người ta chẳng để làm gì, Quốc lắc đầu rồi lại đặt bình rượu xuống, toan thuyết phục lại vợ.

Anh nói rồi, quân tử giao lưu như nước…

Tây đứng khựng lại nói:
Ý anh là em mang hai bình nước khoáng tinh khiết tới cảm ơn người ta hả?


Em đúng là!... Ý anh là chúng ta không cần quá cầu kỳ, nếu không sau này lại phải qua lại nhiều.


Cứ cho là sau này không qua lại với nhau nữa nhưng lần này thì sao? Lần này người ta giúp cho chắc là giúp không công đấy? Người ta cứu cho đồng hương của anh cả cái xe hàng đó.


Với anh ta đó chẳng qua chỉ là cái phẩy tay.


Vâng, chỉ là cái phẩy tay, vấn đề là cái phẩy tay đó hơi lớn. Ông già bà cả ở quê chưa tính tới, đến những người gốc thành phố như chúng ta, đầy ra đấy, nhưng anh ta phẩy tay cho ai và không cho ai là tùy anh ta chọn. Mà khi cần đến cái phẩy tay ấy, anh ta lại giúp mình ngay lập tức nữa.


Chúng ta chẳng cảm ơn rồi còn gì?


Phải cảm ơn cụ thể chứ!
Ngừng một lát Tây liền nói tiếp:
Việc này là làm cho gia đình của anh, anh phải bỏ tiền ra đấy.


Chúng ta cần gì phải thực dụng quá thế! Có rất nhiều cách để bày tỏ lòng biết ơn mà, sao cứ phải tặng quà.


Vậy anh nói xem cảm ơn kiểu gì đây?

Quốc nghĩ rất chân thật:
Mời anh ta bữa cơm!
Trong lòng Quốc nghĩ rằng nếu nhất thiết phải chi tiền thì mua đồ không bằng mời ăn. Vừa ăn lại vừa có thể trò chuyện, biết đâu lại gia tăng thân tình, sau này nếu có việc gì cần cũng dễ mở miệng. Đoạn là con người của công việc, vụ này coi như đầu tư ít vốn ít thời gian cũng đáng mà. Tây hỏi Quốc vậy sẽ ăn ở đâu? Quốc nghĩ một lát rồi nói:
Bên cạnh cơ quan anh có một quán thịt lợn Đông Bắc, em thấy sao?

Tây cười nhạt:
Rẻ không?

Quốc khẽ gật đầu:
Chất lượng cũng được! Một đĩa thịt xào cá ướp chỉ có 12 tệ, giỏi lắm thì hết một đĩa lớn.


Cho anh biết, anh mời người ta tới đó thì thà không mời còn hơn!


Có phòng VIP mà.


Đấy mà gọi là phòng VIP hả? Nơi đó gọi là căn buồng không cửa sổ thì đúng hơn!


Quan trọng là món ăn chứ. Nếu không hay đến quán thịt nhúng Dương Phương?


Còn không bằng món bánh nhân thịt Lão Gia.


Cũng được đấy nhỉ? Người như Khải Đoạn cái gì mà chẳng từng ăn. Nói không chắc tôm hùm, thịt voi hay thịt trai biển cũng được ăn rồi ý chứ…


Này, anh định mơ mộng trên tận mây xanh đấy hả?
Tây gắt lên:
Không được! Những nơi anh vừa nói nhất định không được! Anh không cần thể diện nhưng em cần!


Sao lại không cần? Cứ mời đồ ăn rẻ một chút thì gọi là không cần thể diện hả?


Người ta cho mình một quả dưa mình đáp trả hạt vừng, ơn người ta như nước nguồn mình đem báo đáp từng giọt nước, như thế gọi là không cần thể diện.


Cái gì mà ơn như nước nguồn? Ai chẳng có lúc cần đến sự giúp đỡ.


Cũng vì thế mà anh nên cân nhắc tới việc lại nhờ người ta lần nữa. Lần này mời Khải Đoạn ăn cơm, cũng toàn vì gia đình anh cả. Mà gia đình của anh lúc nào cũng như con dao treo trên đầu chúng ta vậy. bất cẩn là rơi xuống, là gây chuyện. Nếu thực sự lại có chuyện gì đó, chẳng lẽ quỳ lạy van xin người ta hả?


Vậy theo em thì mời ăn gì mới không mất mặt?


Đắt quá thì thôi đi, anh cũng chẳng có đủ tiền mà trả. Hay tới trung tâm Hồng Công, ăn buffe, mỗi người 199 tệ, ba người không đến 600 tệ.


Anh không đi.

Tây không tin nổi vào tai mình nữa:
Vậy thì tiết kiệm được một trăm hai tệ rồi, anh không đi thì thôi, em đi, một nam một nữ vậy.

Quốc bình thản đáp:
Anh tin em mà.

Tây cười nhếch mép:
Anh mà tin em hả? Anh tin em còn em chắc không tin mình đấy! Mà cũng lạ, sao ban đầu em lại mờ mắt chọn người thộn như anh chứ!
Nói xong, Tây ngoảnh đít đi thẳng khiến Quốc phát bực.

Được được được! Vậy thì mời! Nhưng…

Quốc nói
nhưng
chính là nhường nhịn Tây một bước: quyết định là sẽ mời Khải Đoạn tới trung tâm Hồng Công ăn, Quốc trả tiền, Tây đại diện mời đi ăn, thời gian do Khải Đoạn chọn.

Bố Quốc lên chơi, một mình ngồi hút thuốc chờ trước cửa nhà. Khói thuốc nghi ngút khắp không gian trước cửa nhà. Tây tan làm chưa về nhà ngay, Quốc về trước thấy bố ngồi chờ trước cửa mà lòng bỗng trùng xuống. Một là vì không biết bố lên đây có việc gì, hai là ở nhà có điện thoại mà trước khi lên chẳng gọi điện lấy một tiếng hỏi xem tình hình trên này thế nào đã, mọi người có rỗi hay không? Hôm nay may mà Quốc về trước, nên có thể nói với Tây là bố đã báo trước sẽ lên, chứ nếu Tây mà về trước thì…? Chắc chẳng phải nói nữa!
Câu đầu tiên bố hỏi là:
Vợ con đâu?
Biết được Tây đi làm chưa về bố cuống lên:
Nó không ở nhà dưỡng thai hả?
Quốc vờ như không nghe thấy bố nói gì vội mở cửa mời bố vào. Bố Quốc đứng phía sau nhắc lại câu hỏi thật rõ ràng:
Quốc, nhất định phải giữ gìn đứa bé này đấy, bố xem bói rồi, người ta bảo là con trai đấy!
Quốc vào bếp nấu cơm, bố vẫn nói vọng vào rành mạch từ bên ngoài cửa bếp:
Ba mươi tuổi sinh con, bốn mươi tuổi xây nhà. Mày hơn ba mươi tuổi rồi đấy, nên có con đi là vừa…

Quốc quả thực không thể tiếp tục nghe chuyện này nữa đành đánh trống lảng sang chuyện khác, hỏi bố lên đây lần này có việc gì: nhưng bố Quốc lên chuyến này lại cũng chính vì chuyện sinh con ấy. Cách đó ít lâu, ở quê mọi người lên miếu Quan âm xin được miếng ngọc bội bình an cho đứa trẻ, lần này ông lên là để trao miếng ngọc bội ấy cho cháu mình. Ngoài ra ông còn mang cho hai con hơn bốn mươi nghìn tệ. Ông nói hiện giờ hai vợ chồng đang khó khăn nên dùng tiêu trước. Sau này khi cuộc sống khá hơn trả lại cả nhà cũng được. Trước khi đến bố không gọi điện báo cũng vì đứa bé ấy. Một là cho rằng Tây đang dưỡng thai nên nhất định có nhà, hai là sợ gọi điện các con lại phải chuẩn bị, ông không muốn làm phiền các con. Bố nói đến đó, Quốc chẳng thể giấu giếm thêm nữa, đành dè dặt nói:
Bố, con có chuyện muốn nói.

Bố Quốc như dự cảm được chuyện gì đó, đừng đùa – lúc đó hai bố con đang ăn cơm – mở to mắt nhìn Quốc. Quốc khẽ nói:
Bố, đứa bé… sảy rồi.
Ngừng giây lát Quốc nói tiếp:
Tây, bỏ rồi.
Quốc nói dối theo yêu cầu của Tây, vì Tây cũng từng nói chắc chắn mọi người sẽ hận Tây lắm, nhưng không muốn họ bỏ Tây, thương hại cho Tây.
Bố Quốc bỗng choáng váng. Tối hôm ấy, Tây gọi về báo phải làm thêm giờ, nếu muộn quá sẽ về nhà mẹ không về nhà. Quốc không dám nói với Tây về chuyện của bố chỉ bảo nếu công việc bận không cần về vội. Đêm hôm ấy, bố ngủ trong phòng ngủ của hai vợ chồng, Quốc ngủ lại trên ghế sô pha trong phòng khách. Dù đã rất khuya, Quốc vẫn nghe rõ tiếng thở dài thườn thượt của bố hắt ra, và cả tiếng ho nữa…
Hôm sau, khi Quốc đã đi làm, bố một mình ở nhà càng nghĩ càng tức nên quyết định đi ra ngoài. Ông tới bệnh viện tìm gặp mẹ Tây, trên tay cầm chiếc ngọc bội xin được ở miếu Quan âm, trong lòng tràn đầy ấm ức. Hôm nay là ngày mẹ Tây khám bệnh cho bệnh nhân, bên ngoài phòng khám chật ních người. Xem ra có rất nhiều bệnh nhân từ ngoại tỉnh lên phải mất bao nhiêu tiền thuê trọ để đến lượt mẹ Tây khám cho. Vì cả một tuần mẹ Tây chỉ khám cho bệnh nhân có một buổi chiều này. Lúc ấy, bên bàn khám bệnh là một người đàn ông khoảng hơn bốn mươi tuổi, trông rất mệt mỏi, phía sau lưng là một người nam và một người nữ. Nhìn qua cách ăn mặc và cử chỉ có thể đoán họ đều từ nông thôn lên. Mẹ Tây xem kết quả xét nghiệm, ba người đó mặt mày lo lắng chăm chú nhìn nét mặt của bà. Xem xong, bà ngước nhìn ba người đó và bảo cả ba có thể ra ngoài. Hai người đứng sau bệnh nhân nhìn nhau một lúc, người nam nháy mắt để người nữ ra ngoài cùng bệnh nhân, đợi họ ra rồi, mẹ Tây không nói dài dòng vì bên ngoài còn nhiều bệnh nhân, bà vào thẳng vấn đề:
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối! Đã di căn! Chỉ còn cách chữa duy nhất là phẫu thuật.
Hết bao nhiêu tiền ạ?

Khoảng mười nghìn tệ

Sẽ sống được bao lâu nếu làm phẫu thuật?

Một năm.

Vậy nếu không?

Nửa năm.
Người nam ấy vẫn muốn nói thêm điều gì đó… hình như anh ta là em trai của bệnh nhân, vì hai người nhìn có vẻ giống nhau. Anh ta vội ngồi xuống và cuống quýt hỏi mẹ Tây về bệnh tình, mẹ Tây vừa lắng nghe vừa trả lời, toàn tâm trí tập trung hết vào bệnh án của bệnh nhân ấy, khi mẹ Tây đang viết bệnh án thì người nhà nữ kia lại bước vào. Cô ta luôn miệng hỏi có phải nếu làm phẫu thuật cũng chỉ sống được khoảng nửa năm không? Cô ta là vợ của bệnh nhân. Mẹ Tây khẳng định đúng như vậy, đồng thời nhắc thêm rằng có làm phẫu thuật hay không do người nhà quyết định. Người phụ nữ ấy hai mắt ngấn đỏ, rơi lệ, đứng chết trân giây lát rồi đi ra. Tiêu hết hớn mười nghìn tệ mà chỉ sống được nửa năm, đắt quá. Mười nghìn tệ là thu nhập suốt mấy năm liền của gia đình họ, trong nhà còn có con nhỏ. Tính mạng con người quả là có giá trị.
Đúng lúc ấy bố Quốc bước vào. Ban đầu ông ta tới phòng của bác sỹ Lã, nhưng người ở đấy nói hôm nay bác sỹ phải khám bệnh. Nếu không phải lần trước đã tới đây, lần này có tìm cách gì ông ta cũng không tìm thấy mẹ Tây. Một toà nhà rất to, một hành làng thật dài, và một hàng người đông nghịt đứng chờ, nhìn qua đã hoa cả mắt. Tới phong khám bố Quốc lập tức hỏi có phải mẹ Tây đang ở đây không và cô y tá gật đầu đáp lại. Ông ta liền mở cửa xông vào mặc cho phía sau lưng những tiếng la ó: phải xếp hàng chứ, nói ông đấy, xếp hàng đi! Thậm chí còn có vài thanh niên nóng tính tới kéo vai bố Quốc lại, không chịu thua, ông hất tay người thanh niên đó ra và quát lớn:
Tôi là người nhà của bác sỹ Lã đây!

Nhưng bố Quốc cũng bị chính
người nhà
ấy lờ đi. Vì cơ bản là mẹ Tây chẳng buồn nghe ông ta nói hoặc cũng chẳng để ông ta nói. Ông ta vừa bước vào đã vội vã chào hỏi:
Bà thông gia, bà vẫn khoẻ chứ?
Mẹ Tây nói đang bận khám bệnh có chuyện gì đợi bà tan làm sẽ giải quyết, dứt lời sai cô y tá tìm người đến
đưa ông này về phòng của tôi. Nhờ cô y tá trưởng mở hộ cửa phòng của tôi nhé.
Bố Quốc còn biết nói gì đây, đành để cô y tá vừa đẩy vừa kéo đi trong những tiếng lầm rầm của đám đông đang chờ bên ngoài.
Bố Quốc đợi trong văn phòng của mẹ Tây, hút hết bao thuốc mang theo rất lâu sau đó mẹ Tây mới về phòng. Lúc này mẹ Tây cũng nói với giọng khách sáo hơn rất nhiều lúc trước, mời bố Quốc ở lại dùng cơm và cùng nói chuyện. Vốn dĩ lúc trước đó bố Quốc bị mẹ Tây làm cho bẽ mặt cũng đã bực tức lắm rồi, trong lòng có chút khó chịu, bây giờ lại gặp thái độ này chẳng khác nào thêm dầu vào lửa liền nói thật to:
Bà thông gia à, tôi đến đây không phải để ăn cơm!
Mẹ Tây ngồi xuống ghế, chẳng buồn xua tan đám khói thuốc và mùi hôi của thuốc lá khắp phòng, lạnh lùng chờ. Bố Quốc nói tiếp:
Bà thông gia à, bà là người có học thức, có văn hoá, bà nói xem vì sao cô con gái rượu của bà lại bỏ đứa con đi, nói bỏ là bỏ ngay sao được? Quốc năm nay cũng đã ba mươi hai tuổi rồi, khó khăn lắm mới có con, vậy mà các vị nói bỏ là bỏ luôn, chẳng thèm bàn với chúng tôi một tiếng là sao?

Mẹ Tây nghe mà chẳng hiểu gì, bỏ là nghĩa gì? Bỏ cái gi? Đang định hỏi lại cho rõ thì có người đẩy cửa xông vào báo:
Trưởng khoa, giường số 8 tiến triển không tốt.
Vậy là chẳng kịp hỏi gì khác, mẹ Tây đứng dậy đi ra bỏ mặc bố Quốc ở lại. Bố Quốc lại tiếp tục đợi trong phòng làm việc, đợi mãi chẳng thấy bà thông gia đâu, cũng chẳng có ai tới hỏi han gì nữa, nhưng trong lòng ông giờ cũng chẳng tức giận, chỉ thấy đói, bữa sáng ăn qua loa, bữa trưa chưa có gì vào bụng, ông đành ra về, đóng cửa lại, để lại sau lưng một phòng đầy khói thuốc âm u.
Quốc và Tây đến nhà hàng đó gần như cùng lúc. Không thấy bố ngoài cửa, cả hai vội chạy vào trong nhà hàng. Một phục vụ đon đả chào khách, không ngờ bị Quốc túm lấy cổ áo hỏi:
Người đâu?
Anh phục vụ chưa kịp hiểu chuyện gì đã bị Quốc doạ tiếp:
Gọi ngay ông chủ của mày ra đây.
Quốc hét to tới mức mọi người xung quanh đều phải ngoái lại nhìn, thấy vậy mặt Tây cũng ửng đỏ, chợt nhận ra cần chạy lại tách hai người đó ra đồng thời thể hiện cho mọi người thấy mình với Quốc chẳng có quan hệ gì với nhau. người phục vụ tỏ vẻ coi thường Quốc, quay đầu lại lầm rầm nói vài câu gì đó, cùng lúc ấy, từ phía sau, ông chủ nhà hàng xuất hiện với mấy tên bảo vệ. Rõ ràng họ có sự chuẩn bị cho tình huống này từ trước. Mở quán ăn mà chỉ có thức ăn ngon là chưa đủ, cũng cần có cả kinh nghiệm và sự hỗ trợ của lực lượng
bảo an
đó. Hai bên gặp nhau, một bên giao người, một bên giao tiền. Quốc chẳng nói lời nào, lao tới túm lấy cổ áo người chủ nhà hàng. Thấy vậy Tây lại vờ như không biết, hỏi số tiền nợ là bao nhiêu, thanh toán rồi kéo tay Quốc khỏi cổ áo người đó. Ông ta chỉnh lại cổ áo, lườm Quốc một cái rồi dặn
đứng đây đợi
, sau đó đi vào bên trong. Tới tận lúc ấy, người đó vẫn chưa biết rằng ông ta vừa thoát khỏi một trận đòn ra sao, nếu không ông ta đã chẳng dám coi thường, khinh khỉnh với Quốc đến thế. Quốc đương nhiên không nghe theo ông ta, cứ đi vào cùng, mấy tên nhân viên định chặn Quốc lại nhưng bị Quốc đẩy dạt hết sang một bên.
Bố Quốc bị bắt quỳ trong một góc nhà vệ sinh, may nhờ có người tốt giúp đỡ gọi điện nếu không thì, ông còn bị trói ở ngoài kia. Dù là có mất mặt, nhưng không trách người ta được, ăn cơm tất nhiên phải trả tiền, bố Quốc ăn cơm lại không trả tiền, người ta đối xử với ông thế ở khía cạnh nào đó thì cũng là đúng. Lúc ấy, ông nghe thấy tiếng gọi của con trai:
Bố!
Ông ngửng lên và quả nhiên đó là Quốc, đi bên Quốc là người chủ nhà hàng và mấy tên nhân viên. Ông không dám đứng dậy vì người chủ vẫn chưa lên tiếng. Ông lén nhìn những người ở đó và chờ họ lên tiếng, thái độ ấy khiến Quốc xót xa vô cùng, vọi bước tới đỡ bố dậy. Có lẽ phải quỳ quá lâu, bố Quốc vừa đứng dậy liền khuỵu xuống suýt ngã. Quốc vội đỡ bố và khẽ nói:
Bố, chúng ta về nào.
Quốc cũng không muốn gây chuyện nữa.
Bố Quốc chưa đi, ông còn nhìn những người ở nhà hàng này với ánh mắt dò xét và bực giận, miệng khẽ hỏi liên tục con trai:
Đã trả họ tiền chưa con?


Thôi! Đi đi! Lần sau nhớ là ăn cơm phải mang theo tiền nhé!
Những người ở nhà hàng cuối cùng cũng mở miệng.
Bố Quốc gật đầu mừng rỡ như kẻ tù tội được hưởng ân xá, Quốc thấy vậy cũng chỉ nhắm mắt làm ngơ. Hai bố con cùng dìu nhau ra ngoài. Nếu phía nhà hàng biết điều thì nên dừng lại tại đây, mọi chuyện coi như xong, nhưng không ngờ khi hai cha con vừa bước ra tới cửa nhà vệ sinh, chẳng biết là ai từ phía sau cửa vừa cười vừa văng tục một câu:
Lũ ngu!
. Tiếng cười ấy như lời mỉa mai đánh thẳng vào lòng tự trọng của những người nông thôn như cha con Quốc. Bao nhiêu nhẫn nhịn nãy giờ bỗng trào phun trong Quốc. Quốc đứng khựng lại, quay người về phía sau lưng, sàm mặt xuống hỏi lớn:
Ai? Là ai? Là ai vừa nói?
Đúng là kẻ yếu sợ kẻ mạnh, kẻ mạnh sợ kẻ liều, và kẻ liều sợ nhất thằng bất cần. Tất cả đều đoán ra cái vẻ mặt bất cần điên dại của Quốc nên cả đám vội lùi về phía sau. Quốc tiến thêm bước lớn, dồn dập hỏi:
Là ai? Nói!

Đúng lúc ấy, Tây bước vào can:
Đi, đi, đi!.. Bố, anh Quốc, chúng ta về nào.

Quốc dứt tay Tây ra:
Em về đi! Dẫn bố về trước!

Tây xuất hiện khiến sự căng thẳng cũng dịu bớt phần nào, nhưng có một kẻ ngốc trong đó hình như muốn lập công với sếp, liếc nhìn ông chủ một cái rồi lấy hết dũng khí hỏi lại Quốc:
Anh có ý gì? Muốn đánh nhau hả?

Quốc không thèm trả lời, tương luôn một quả đấm vào mặt khiến anh ta bật lùi lại phía sau. Chủ nhà hàng vội trốn sau lưng mấy tên nhân viên rồi hô lớn:
Xông lên! Đánh!
Mấy tên đó vội xông lên, Tây thấy vậy bèn chen vào giữa hai phía vì sợ nếu Quốc lỡ may đánh bị thương hoặc đánh chết tên nào đó thì lại lớn chuyện!
Các người thôi đi! Có biết là giam giữ người trái phép là phạm pháp không hả?

Vẫn trốn sau lưng lũ đàn em, tên chủ nhà hàng gân cổ cãi:
Vậy các người ăn quỵt thì không phải là phạm pháp chắc?

Quốc lại đẩy Tây sang một bên quát lớn:
Ai vừa nói? Là ai?

Tây vội kéo Quốc lại, nói:
Người ta cũng đã giải thích với các người là bị mất tiền rồi mà!


Ai biết ông ta nói thật hay không?


Cứ cho là nói dối thì các người cũng không có quyền giam người.

Lần này, Quốc giằng tay Tây ra tiến lên phía trước một tay hất đám nhân viên ra, một tay kéo áo tên chủ lôi ra quát:
Không phí lời với lũ lưu manh chúng mày nữa! Mày là chủ ở đây hả?

Tên chủ sợ quá run rẩy hỏi:
Mày, mày muốn gì?

Lúc này, Tây hét lớn can ngăn:
Anh Quốc! Bỏ đi! Mất mặt thế là đủ rồi đấy!

Bố Quốc nghe vậy mặt bỗng trùng xuống.
Về đến nhà, đợi bố ngủ say, hai vợ chồng lại nổ ra cuộc cãi vã động trời.

… Bố cô bị ngã, tôi chẳng nề hà nấu cơm dọn cứt. Ban đêm còn thức suốt trông bố ngủ. Còn cô đối với bố tôi thì sao? Vừa nhờ cô đi tìm bố một lát, cô đã hét ầm lên nói mãi không thôi!


Anh nói có lý chút đi! Thế nào là tìm
một lát
? Anh xem, bố anh gây ra chuyện rồi đó, nếu tối nay không có tôi, hai bố con anh chắc đều vào đồn cảnh sát hết rồi!


Được lắm! Cô đừng có mà đánh trống lảng thế nữa! Chẳng phải cô trách tôi là bố lên mà không gọi điện đấy sao? Bố không gọi là có lý do riêng, là vì bố không muốn chúng ta mất công chuẩn bị nhiều thứ cho bố, bố cũng chỉ định lên thăm cô, đưa ít quà rồi về luôn. Bố mang cho cô ít gạo ngon và bốn mươi nghìn tệ để mua gà!...


Thăm tôi? Hứ! Thưa anh, bố anh lên là thăm cháu đích tôn của ông.


Cứ cho là thăm cháu ông đi, thế thì có gì là sai?


Tôi nói sai à?


Nhưng thái độ của cô là thế còn gì!... Này cô, cô nghĩ rằng gia đình cô giúp được gia đình tôi chút việc như thể động chút ngón tay út là làm việc lớn, và gia đình tôi phải khắc cốt ghi tâm, nhớ mãi cái ân đức trời biển này, không bao giờ được quên. Còn gia đình tôi, cho dù có làm gì đi nữa thì gia đình cô cũng chỉ coi là việc đương nhiên hả? Gia đình tôi sinh ra là để phục vụ cho gia đình cô chắc, chỉ thiếu chu đáo một chút là…


Quốc! Anh đừng tưởng chăm sóc bố tôi được mấy ngày giờ tự cho mình cái quyền ăn quyền nói thế nhé. Gia đình tôi làm cho gai đình anh bao nhiêu là chuyện, anh tính sao? Người khác chẳng nói, ví dụ như mẹ tôi đây. Mẹ tôi là người như thế nào hả? Một giáo sư, một chuyên gia, có quyền hành, là người mà bao nhiêu bệnh nhân mong được gặp, là người quan trọng, là niềm hy vọng của bệnh nhân khắp cả nước. Thế mà bố anh, nói đến là đến ngay, mà đến là ra nhiệm vụ cho mẹ tôi luôn. Một mình đến đã đành, lại còn hô hào người trong cả thôn tới gây cho mẹ tôi bao nhiêu rắc rối!


Nhiều rắc rối thế hả, cô nói xem rắc rối nào? So với những phiền toái của bố cô có nhiều hơn không? Lớn tuổi thế rồi mà chẳng cẩn thận để ngã gãy chân phải nằm bất động trên giường một tháng...


À, chăm bố tôi hai ngày là anh lập công lớn rồi đấy!
Tây tức giận mắt đỏ ngầu,
tôi nói cho anh nghe, không có anh, gia đình tôi vẫn sống tốt! Quá lắm thì chi tiền thuê hộ lý là xong!’

Đúng rồi, trong con mắt của gia đình cô, tôi chỉ là hộ lý thôi. Gia đình cô cao quý, gia đình tôi thấp hèn, gia đình cô sai gia đình tôi làm việc là đúng, là đáng còn gia đình tôi nhờ vả gia đình cô là trèo cao rồi!


Gia đình tôi sai gia đình anh lúc nào? Mà sai việc gì?


Thì tôi là thành viên của gia đình tôi, sai tôi là sai gia đình tôi chứ sao?

Tây tức nghẹn họng, hai mắt trợn trừng nhìn Quốc, đứng bật dậy, khoác áo ngoài, thay giầy, mở cửa rồi đóng sầm lại một tiếng rất lớn. Tây vừa đi khỏi thì bố Quốc bước ra, xem ra bố Quốc đã đứng sau cửa nghe rõ hết mọi chuyện khiến Quốc rất lo lắng, muốn nói với bố câu gì đó, nhưng rồi lại nghĩ tới những ấm ức bố phải chịu lúc chiều nên chẳng nói được lời nào. Những gì trải qua chiều nay làm cho bố cũng già hơn. Bố ngồi xuống bên cạnh Quốc, kể lại cho Quốc nghe về những gì xảy ra ở bệnh viện. Sau cùng ông nói:
Mẹ vợ con đi rồi bố cũng đi, bà ấy đi là đi luôn mấy tiếng đồng hồ, chẳng buồn quay lại hỏi một câu.


Bố, bà ấy là thế mà, bình thường thì đối với bố Tây cũng thế đấy. Bố Tây bị gãy chân mà bà ấy cũng chẳng thèm xin nghỉ ngày nào. Công việc của bà ấy thực sự rất bận.


Bà ta đối xử với chồng thế nào bố không cần biết nhưng đối xử với bố không thể như thế được. Bà ta rõ ràng coi thường gia đình mình!
Quốc không lên tiếng. Bố Quốc nói tiếp:
Cái này gọi là chó đẻ ra chó, chim đẻ ra chim, mẹ nào thì dạy con nấy!... Con xem, vợ con đó, đến con cái mà bảo không thích là bỏ, sau này bố già rồi có nhờ nó trông nom được không đây! Bố mà mà có bệnh nguy nan, liệu nó có chăm sóc không? Con thấy đấy, bố mẹ chưa nhờ nó chăm sóc thế mà gặp nó, mặt mũi nó đã sưng lên, chẳng thèm chào hỏi tiếng nào.


Cô ấy chào rồi mà, con nghe thấy mà, chỉ là chào hơi nhỏ thôi. Con người cô ấy là thế mà bố, hướng nội, không thích nói to.


Bố con là người không có học vấn, nhưng mắt bố vẫn tinh tường lắm. Vợ con mà không thích nói chuyện hả? Nó vẫn nói đấy chứ. Chỉ là không thích nói chuyện với bố thôi!
Quốc không bào chữa nữa, mắt giận đỏ ngầu, đứng dậy vào bếp lấy chai rượu và mời bố cùng uống vài ngụm. Bố Quốc phẩy tay:
Quốc, bố hiểu con cảm thấy thế nào. Vợ mình lại không muốn sinh con cho mình, điều này cho thấy gì? Cho thấy nó coi thường con! Con phải cương lên. Phải thay bố làm căng lên. Con trai phải mạnh mẽ, phải bắt nó sinh con cho con, đàn ông mà không có con cái thì cả đời này khác gì trắng tay, thì sẽ tuyệt hậu!
Quốc vẫn uống rượu, bố vẫn than vãn:
Con trai, ở thôn chúng ta có câu, nhìn con kính cha, nhìn cha kính con, con có biết có ý nghĩa gì không?


Tức là nếu con cái vinh hiển, bố mẹ được thơm lây, nếu bố mẹ được vinh danh, con cái được hưởng nhờ.

Bố Quốc gật đầu:
Như vậy gia đình vợ con đối xử với con thế tức là coi thường gia đình ta. Về căn bản họ chẳng coi chúng ta là gì nữa.

Quốc vẫn tiếp tục uống rượu, mắt vẫn đỏ ngầu nói với bố:
Bố, tại con bất tài! Đợi con thành danh rồi xem ai dám coi thường bố mẹ!

Ai
mà Quốc ngụ ý đây chính là Tây và gia đình Tây, và còn có cả đám người ở trong quán ăn ban chiều đã coi thường dân quê! Nói rồi, Quốc ngửa cổ tu hết chai rượu…
Lúc ấy, Tây chẳng biết phải đi đâu đành về nhà. Nếu biết trước hôm nay bố chồng tới bệnh viện tìm mẹ, có đánh chết Tây cũng không trở về nhà lúc ấy. Hôm nay mẹ Tây thực sự rất bực mình.

Lại nói với mọi người là người nhà! Mà là người nhà thì sao chứ? Là người nhà thì không cần coi người khác là gì, coi thường quyền lợi của người khác hả?
Mẹ Tây đạp bàn giận dữ nói:
Ai cho ông ta cái quyền đấy hả?
, mẹ giận dữ hai mắt đỏ lên.

Con xin lỗi…’ Tây lí nhí nói.

Chỉ xin lỗi là xong hả?

Tây chợt khóc oà lên bù lu bù loa:
Thế mẹ muốn con làm gì nữa?

Bố Tây thấy vậy vội xoa dịu:
Thế ông thông gia tới có chuyện gì?

Mẹ Tây phẩy tay:
Không biết!
, rồi quay sang hỏi con gái:
Mẹ cho con biết, việc này mà con không giải quyết cho tốt thì ly hôn đi. Nếu không con bỏ gia đình luôn đi.

Cả nhà bỗng lặng người.
Bố Quốc gặp rắc rối ở quán ăn. Vì đi vội nên bố Quốc quên không mang theo chìa khoá, mà bụng thì đang réo đói nên đành vào một nhà hàng. Ông sợ tốn tiền nên cũng chẳng dám gọi món ngon, gọi có đĩa rau ăn vội ba bát cơm lót dạ, tổng cộng hết 15 tệ. Ở quê, 15 tệ đủ cho cả nhà ăn trong ba ngày. Ăn xong, sờ đến túi mới biết, không mang theo tiền! Cũng chẳng rõ là quên hay bị trộm lấy mất. Ông nói với nhân viên thu ngân và ông chủ nhưng chẳng ai tin. Họ còn nói rằng người như ông ăn trực ngồi chờ ở đây họ thấy nhiều rồi, nếu có tiền thì đi, không có tiền thì cứ ở đây đã. Để cảnh cáo những người kiểu như bố Quốc, họ còn lấy dây thừng trói ông vào gốc cây trước cửa nhà hàng, rồi đeo một chiếc bảng trên cổ đề mấy dòng
Ăn cơm không trả tiền
khiến mọi người qua lại cứ nhìn mãi, chỉ trỏ bàn tán. Bố Quốc vì thế cảm thấy xấu hổ vô cùng. May thay có một người phụ nữ trung niên thấy cám cảnh bèn hỏi bố Quốc có người nhà ở đây không và số điện thoại là gì để bà ta gọi giúp. Lúc đó mới gọi được cho Quốc. Nghe điện, Quốc vội chạy tới, nhưng đường xa, lại tắc đường, tình hình khẩn cấp. Quốc đành gọi cho Tây. Cơ quan của Tây ở gần đó hơn. Và mãi tới lúc ấy, Tây mới biết bố chồng lên Bắc Kinh.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Thời Đại Kết Hôn Mới.