• 498

Chương 17: Đất Lở Gầm Trời Tan Đại Địch - Kinh Về Cố Chủ Nặng Ân Tình


Số từ: 13836
Nguồn: Sưu tầm
Theo sự hướng dẫn của thư đồng Tâm Nghiện, Trần Gia Cách lãnh đạo quần hùng Hồng Hoa hội đuổi theo bọn quan sai ráo riết. Đi chừng bốn năm dặm đã thấy một dãy người ngựa đi thành đường thẳng ở vùng bình nguyên hoang dã phía trước. Vô Trần đạo nhân đang đi đầu, bèn rút kiếm hô lớn:
- Anh em! Lên!
Chạy thêm ngoài một dặm nữa, bóng người phía trước càng ngày càng lớn. Con bạch mã của Lạc Băng đang cưỡi sải vó như bay, chỉ chớp mắt đã đuổi kịp quân địch. Nàng tuốt song đao ra cầm sẵn, định vượt lên trước rồi sẽ quay lại chặn đường.
Đột nhiên phía trước vang lên những tiếng
lộp cộp
, một đoàn mấy chục con lạc đà và ngựa từ phía đông xung phong về phía Tây. Chuyện này thật sự bất ngờ, Lạc Băng bèn kéo dây cương dừng ngựa lại, xem thử đoàn lạc đà và ngựa này là của ai. Lúc này bọn quan sai cũng dừng hẳn lại, có người lớn tiếng quát hỏi, nhưng đội lạc đà phía trước mặt càng chạy càng nhanh, đại đao lấp loáng xông thẳng vào giữa đội ngũ quan sai, hai bên bắt đầu hỗn chiến.
Lạc Băng kinh ngạc, không hiểu từ đâu xuất hiện nhóm viện binh này. Chẳng bao lâu nhóm người Trần Gia Cách từ phía sau cũng tới nơi, cùng đứng theo dõi trận chiến.
Rồi lại có một con bảo mã màu vàng từ phía trước xuất hiện, đi vòng qua tránh trận hỗn chiến, phi thẳng đến chỗ quần hùng Hồng Hoa hội. Gần tới nơi thì mọi người nhận ra chính là Vệ Xuân Hoa. Chàng chạy tới trước mặt Trần Gia Cách, lớn tiếng nói:
- Tổng đà chủ! Đệ và Thạch Song Anh giữ ở cửa thung lũng, bị nhóm người Duy này xung phong qua mặt, không sao ngăn cản nổi. Đệ vội vã chạy về báo cáo, nào ngờ họ lại đánh nhau với bọn ưng khuyển kia.
Trần Gia Cách lên tiếng:
- Đạo trưởng nhị ca, Triệu tam ca, Thường ngũ ca và Thường lục ca! Bốn vị mau tiến lên đoạt lấy cỗ tù xa chở Tứ ca. Còn tất cả khoan hãy ra tay, xem rõ tình hình rồi tính sau.
Bốn người đồng thanh vâng dạ, ruổi ngựa xông lên phía trước. Hai tên bộ khoái lớn tiếng hỏi:
- Bằng hữu thuộc phe nào vậy?
Triệu Bán Sơn không đáp, phóng ngay hai mũi cương tiêu. Một trúng yết hầu, một trúng bụng dưới, hai tên bộ khoái lập tức nhào xuống ngựa.
Triệu Bán Sơn mang ngoại hiệu là Thiên Thủ Như Lai có ngàn tay, vì miệng ông lúc nào cũng cười, khuôn mặt hiền từ, tấm lòng nhân hậu, chiều chuộng người khác vô cùng, nhưng trên người ông lại toàn là ám khí đủ loại, phóng ra vừa nhanh vừa chính xác. Hai bàn tay ông chỉ trong khoảnh khắc là có thể phát xạ rất nhiều loại ám khí, người đứng kế bên cũng đừng hòng nhìn thấy rõ ràng. Phen này Hồng Hoa hội đem toàn lực cứu người, không ngờ người lập được chiến công đầu tiên lại là Thiên Thủ Như Lai Triệu Bán Sơn, xưa nay vốn khiêm tốn, tính nết ôn hòa. Bốn người phi ngựa đến gần cỗ xe lớn, thì phía trước có một người Duy đầu quấn vải trắng đưa thương đâm tới. Vô Trần đạo nhân nghiêng người tránh né, không đánh trả mà chạy thẳng tới cỗ xe. Một tiêu sư múa đao chém thẳng đến, Vô Trần đạo nhân vung kiếm ra gạt. Lưỡi kiếm nhanh như điện chớp, thuận theo thế đao mà lướt tới đối phương, chặt đứt bốn ngón tay của hắn. Rồi ông lại ra chiêu
Thuận Thủy Thôi Chu
đâm vào ngực tên tiêu sư đó. Vô Trần đạo nhân nghe thấy sau gáy có tiếng gió rít lên, biết có địch nhưng không thèm quay đầu lại. Tay phải ông đảo kiếm chém ra sau, từ dưới hớt lên. Thanh kiếm chém trúng tên địch từ dưới nách phải qua tới vai trái, thế là tên bộ khoái muốn ám toán sau lưng đã bị chém thành hai khúc, máu tươi bắn ra tung tóe. Triệu Bán Sơn và Tây Xuyên song hiệp đứng sau nhìn thấy rõ ràng bèn cổ võ tưng bừng. Bọn người Trấn Viễn tiêu cục nhìn thấy kiếm pháp của Vô Trần đạo nhân đều kinh hãi, hai người phe mình sử chưa hết một chiêu đã bị giết rồi. Chúng sợ đến muốn vãi cả trong quần, run giọng la lên:
- Nguy rồi! Mau chuồn thôi!
Tây Xuyên song hiệp chạy gần tới cỗ xe lớn, thì bên cạnh lại có bảy tám người Duy chạy ra, múa đại đao cản trở. Song hiệp bèn thi triển phi trảo giao đấu với họ.
Một tên tiêu sư lùn tịt, trông như con ma đói vội kéo con lừa đang kéo cỗ xe lớn đó quay đầu lại, vung roi quất mạnh. Cỗ xe chạy nhanh, còn hắn thì phi ngựa chạy theo sau. Tên này không phải là ai khác hơn mà chính là Đổng Triệu Hòa.
Triệu Bán Sơn và Vô Trần đạo nhân đuổi theo. Triệu Bán Sơn lấy ra một cục phi hoàng thạch, ném trúng ngay gáy Đổng Triệu Hòa. Máu tươi tuôn ra, hắn rống lên như heo bị chọc tiết rồi rút trủy thủ trong ống giày ra, đâm vào mông con lừa kéo xe một nhát. Bị đâm đau quá, con lừa nhảy nhổm lên chồm tới trước chạy nhanh hơn.
Triệu Bán Sơn tung người nhảy lên lưng ngựa của Đổng Triệu Hòa, chưa hạ xuống thì tay phải đã nắm chặt cổ tay của hắn, thuận tay vung lên vẽ thành một vòng trong không trung, ném ra phía trước. Đổng Triệu Hòa té ngay lên cổ con lừa đang kéo cỗ xe lớn. Hắn thét lên một tiếng rồi ôm chặt lấy đầu lừa. Con lừa giật mình hoảng sợ, mắt lại bị che kín, bèn hí lên ầm ĩ nhảy loạn xạ và cuối cùng quay đầu trở lại.
Vô Trần đạo nhân và Triệu Bán Sơn đã tới nơi, nắm dây giữ con lừa lại. Triệu Bán Sơn túm lấy lưng Đổng Triệu Hòa ném xuống vệ đường. Vô Trần Đão Nhân hô lớn:
- Tam đệ! Tuyệt kỹ dùng người để làm ám khí chỉ có đệ là biết sử dụng mà thôi!
Hai người không buồn nhìn Đổng Triệu Hòa, chỉ lo cứu Văn Thái Lai nên không để ý đến hắn nữa. Đổng Triệu Hòa lăn mấy vòng dưới đất rồi lọt vào một bụi cỏ. Hắn hoảng sợ quá, lén bò vào một bãi cỏ mà núp.
Triệu Bán Sơn vạch màn xe ra nhìn vào. Trong xe tối đen không nhìn rõ mặt, ông chỉ thấy một người đang ngồi trong xe, trên người phủ chăn, nên mừng rỡ lên tiếng:
- Tứ đệ! Là đệ phải không? Chúng ta đến cứu đệ đây.
Người kia rên lên mấy tiếng. Vô Trần đạo nhân bảo:
- Tam đệ đưa Tứ đệ về trước, để ta đi tìm họ Trương tính nợ đã.
Ông chưa nói xong đã tung ngựa chạy ra giữa đường chặn đám đông. Bọn tiêu sư và công sai đang chạy về hướng đông, đột nhiên thấy Vô Trần đạo nhân quay ngựa lại, thì thất kinh, la hét om sòm nhắm hướng Tây mà chạy.
Vô Trần đạo nhân quát lớn:
- Trương Siêu Trọng! Ngươi mau vác mặt ra đây cho ta!
La mấy tiếng không có ai trả lời, ông bèn xông vào giữa đám địch đông đảo. Bọn công sai và tiêu sư thấy ông chạy tới, hồn vía bay hết lên trời,
xô nhau chạy tán loạn.
Quần hùng Hồng Hoa hội thấy Triệu Bán Sơn đem tù xa trở về đều rất vui mừng, nhanh chân chạy đến đón tiếp. Lạc Băng thúc ngựa chạy tới trước tiên, dừng lại trước tù xa, phi thân xuống ngựa, vén màn xe ra, run rẩy gọi:
- Tứ ca!
Nhưng trong xe không có tiếng trả lời, Lạc Băng kinh hãi nhảy vào trong xe mở tấm chăn ra. Lúc này quần hùng Hồng Hoa hội đã chạy đến nơi, vẫn ngồi trên ngựa mà đứng xung quanh nhìn vào.
Tây Xuyên song hiệp thấy cứu người đã xong, bèn không ham đánh với đám người Duy với lai lịch bất minh kia nữa. Hai huynh đệ huýt gió một tiếng, thi triển phi trảo đánh dạt địch thủ ra ngoài, rồi quay đầu ngựa chạy về. Nhóm người Duy đó hình như chỉ lo việc cản trở không cho người khác đến gần nên khi nhìn thấy hai người rút lui bèn không đuổi theo nữa mà chạy trở lại nhập bọn với nhóm người đang hỗn chiến. Vô Trần đạo nhân vẫn tung hoành ngang dọc giữa đám đông. Một tên chạy hiệu chậm chân chạy không kịp, bị ông chém trúng vai té nhào dưới đất. Vô Trần đạo nhân không muốn hại mạng, bèn giật ngựa nhảy qua người hắn, lại lớn tiếng gọi:
- Bớ Hỏa Thủ Phán Quan đâu? Mau ra đây!
Đột nhiên có một con ngựa xông lên trước, trên ngựa có một người Duy thân hình cao lớn, mặt mày râu ria rậm rạp. Thấy Vô Trần đạo nhân, y bèn chặn lại quát hỏi:
- Đạo nhân này từ đâu đến đây mà la hét om sòm vậy?
Vô Trần đạo nhân xuất chiêu đâm ngay vào mặt người Duy. Y liền đưa mã đao lên cản trở. Vô Trần đạo nhân lại tung ra hai kiếm liên hoàn, đâm cả bên trái lẫn bên phải nhanh như chớp. Cánh tay của người Duy kia chưa kịp hạ xuống kịp, thanh mã đao vẫn còn trên đỉnh đầu, mà kiếm khí đã ràn rạt rát da, bao trùm cả thân thể. Y bối rối hết đường chống đỡ, vội nghiêng người ngã xuống một bên lưng ngựa, chân phải móc lấy cái để chân, cả thân thể luồn xuống dưới bụng ngựa mới né được hai chiêu kiếm đó. Y hoảng sợ đến nỗi toát mồ hôi lạnh đầy người, may mắn có được kỵ thuật rất giỏi nên có thể vừa núp dưới bụng ngựa mà vừa giục ngựa chạy đi.
Vô Trần đạo nhân mỉm cười nói:
- Thoát được ba chiêu kiếm của ta, thì cũng xứng đáng được gọi là hảo hán rồi. Tha mạng cho ngươi!
Rồi ông ta lại xông vào giữ đám đông. Lúc Tây Xuyên song hiệp từ hướng đông trở về, phía tây cũng có tám con ngựa chạy tới, đó là nhóm người Châu Trọng Anh và Lục Phỉ Thanh. Hai nhóm từ hai phía còn chưa đến gần cỗ xe lớn, Lạc Băng đã lôi trong xe ra một người quăng xuống đất, quát hỏi:
- Văn đại gia ở đâu?
Nàng chưa hỏi dứt câu thì đôi dòng lệ đã tuôn. Mọi người đều thấy người này ốm yếu già nua, ăn mặc theo kiểu công sai, tay phải bó lại treo dưới cổ. Lạc Băng nhận ra hắn chính là Ngô Quốc Đống, bổ đầu của Bắc Kinh. Lúc ở An Viễn khách sạn đã bị Văn Thái Lai đánh gẫy bả vai bên cánh tay mặt. Nàng đá hắn một cước, định hỏi tiếp nhưng nói không ra lời.
Vệ Xuân Hoa vung song câu chỉ vào mắt phải của hắn, gằn giọng:
- Văn gia ở đâu? Ngươi mà không nói thì ta lập tức lấy con ngươi này trước!
Ngô Quốc Đống ra vẻ giận dữ đáp:
- Thằng khốn kiếp Trương Siêu Trọng kia đã áp tải Văn… Văn gia đi xa rồi. Tên nạn khốn đó bảo ta ngồi trong xe, ta còn tưởng rằng hắn có lòng tốt cho mình nghỉ dưỡng thương, nào ngờ đó là kế Kim Thiền Thoát Xác. Hắn thí cái mạng già này để một mình đi trước đến Bắc Kinh lãnh thưởng. Con mẹ nó, cái đồ lòng lang dạ sói như vậy chắc chắn không được chết toàn thây!
Sở dĩ hắn thóa mạ Trương Siêu Trọng nặng lời là mong được đám Hồng Hoa hội thông cảm, tội nghiệp mà tha chết cho.
Trần Gia Cách bảo Tây Xuyên song hiệp:
- Ngũ ca, Lục ca! Vấn đề quan trọng nhất hiện tại là không biết tên gian tặc Trương Siêu Trọng đã đưa Tứ ca đến đâu. Dù sao thì từ Lương Châu về đến Trung Nguyên, nhất định phải qua Ô Sào Lãnh. Hai vị hãy đi suốt đêm, cố gắng đuổi kịp, đến đó trước để chặn đường. Nếu không chặn nổi thì ít ra cũng điều tra được chúng đi hướng nào, để đại quân theo sau biết đường mà truy kích.
Tây Xuyên song hiệp gật đầu nhận lệnh rời khỏi đó ngay. Bây giờ mọi người đã dồn vào một chỗ, Trần Gia Cách hạ lệnh:
- Tất cả chia hai ngả bao vây, bắt hết bọn chó săn ưng trảo và bọn nhãi tiêu cục, không để thoát một tên nào!
Thế là Trần Gia Cách cùng Triệu Bán Sơn, Dương Thanh Hiệp, Vệ Xuân Hoa, Tưởng Tứ Căn, Tâm Nghiện từ phía nam tiến lên, còn Châu Trọng Anh, Lục Phỉ Thanh, Từ Thiện Hoằng, Lạc Băng, Dư Ngư Đồng, Châu Ỷ, Mạnh Kiện Hùng, An Kiện Cường từ phía Bắc dồn xuống, giống như hai gọng kìm sắt bao vây toàn bộ quan quân, bọn tiêu cục và đám người Duy ở giữa. Chúng kinh khiếp đến cực độ nhưng nhắm không cự nổi với đám hào kiệt Hồng Hoa hội nên liều chết mở một đường máu để thoát thân.
Nguyên một đại đội người Duy đang đánh nhau kịch liệt với đám quan sai, sau khi bọn quan sai và tiêu sư mở đường tẩu thoát, cũng rút lui theo.
Chẳng ngờ bọn quan sai và tiêu sư bị Vô Trần đạo nhân đuổi theo mà chém giết làm đám người Duy kẹt cứng và lâm vào thế bí, tưởng lầm là Hồng Hoa hội chặn đường đón giết cả hai bên nên đám người Duy bất đắc dĩ phải tự vệ, phải chiến đấu sát cánh với kẻ thù để tìm sinh lộ.
Trận thế mỗi lúc một thêm ác liệt. Vũ khí va chạm vào nhau liên hồi, đầu rơi máu chảy, người chết như rạ. Triệu Bán Sơn hai tay cùng vung ra một lượt. Ám khí chợt lóe lên, hai tên bổ khoái và một tên tiêu sư từ trên lưng ngựa ngã lăn xuống đất trước sự kinh hoàng của những tên khác.
Kế hoạch của Hồng Hoa hội đã vạch sẵn. Trần Gia Cách định cô lập đám người Duy lại vì chưa biết dụng ý và mưu đồ của họ chứ không có chủ định giết hại người nào cả. Vì vậy, Trần Gia Cách dặn đám hào kiệt Hồng Hoa hội chỉ sát hại quan sai và đám tiêu sư, hoàn toàn tránh né không đụng, làm tổn hại đến bất cứ một người Duy nào. Vạn bất đắc dĩ trong trường hợp bị đánh vì hiểu lầm, đám Hồng Hoa hội cũng chỉ nên chống đỡ mà tự vệ rồi bỏ chạy chứ không được hơn thua. Đám người Duy hình như lần lần cũng nhìn ra được điều đó nên họ cũng tránh không đụng người của Hồng Hoa hội. Và đến khi khẳng định, nhận xét rõ rệt được tình hình, đám người Duy lại hợp lực với đám hào kiệt Hồng Hoa hội để đánh đuổi, sát hại đám quan sai và tiêu sư.
Nhờ mưu lược sáng suốt của Trần Gia Cách mà biến được đại đội người Duy thành đồng minh.
Đám quan sai và tiêu sư lâm vào thế
lưỡng đầu thụ địch
, trong thì bị người Duy nội công, bên ngoài thì bị đám hào kiệt của Hồng Hoa hội ngoại kích, đang trong tình trạng bị tiêu diệt hoàn toàn.
Triệu Bán Sơn như con hổ ở giữa bầy dê, xung tả đột hữu, ám khí vung tới đâu, địch nhân ngã tới đó. Đám người Duy reo mừng, vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Một người Duy cao lớn, râu ria xồm xoàm nhìn thấy Trần Gia Cách oai vệ ngồi trên ngựa lược trận có mấy người chung quanh bảo vệ thì tin chắc đó là nhân vật lãnh đạo của đám hào kiệt bèn lướt ngựa tới trước mặt gọi lớn:
- Chẳng rõ các vị anh hùng hảo hán từ đâu đến tiếp viện cho chúng tôi thế này? Thay mặt cho dân tộc Duy, tôi xin cúi đầu đa tạ các vị.
Dứt lời, người ấy gác đại đao lên vai, lễ phép chào đón Trần Gia Cách theo phong tục của họ. Trần Gia Cách cũng lịch sự đáp lễ rồi lên tiếng:
- Hỡi tất cả các anh em Duy tộc và Hồng Hoa hội! Chúng ta mau đồng tâm hiệp lực cùng nhau công kích giết cho sạch kẻ thù, đừng để cho một tên nào trốn thoát cả!
Chàng vừa dứt lời thì cả đám người Duy lẫn đám hào kiệt Hồng Hoa hội đều hưởng ứng reo hò, tinh thần hăng hái lên bội phần, la ó vang trời.
Đa số những cao thủ trong đám quan sai và tiêu sư bị đám hào kiệt của Hồng Hoa hội sát hại gần hết. Đám còn lại đa số chẳng khác nào như đám tàn quân, toàn là những tên tầm thường, nhìn tình thế như vậy thì chẳng còn chút tinh thần nào mà chiến đấu nên cả đám đều cùng nhau xuống ngựa, quỳ mọp dưới đất mà xin tha mạng. Bọn chúng hướng về đám hào kiệt Hồng Hoa hội lạy lục:
- Xin các ngài tha tội cho đám tiểu nhân ngu xuẩn có mắt không tròng, không nhìn thấy thái sơn. Ơn đức này đám tiểu nhân xin đời đời khắc tốt ghi tâm chứ quyết không bao giờ dám quên.
Tiếng kêu xin ồn ào vang dội khắp chốn. Tâm Nghiện nhìn thấy khoái chí nói với Lạc Băng:
- Tứ tẩu à! Quả đúng như lời chị đã nói! Cái đám người đốn mạt này hôm nọ gọi em là
đồ chó con đánh chết
thì hôm nay đang quỳ dưới chân em mà tự xưng là tiểu nhân, xin tha mạng.
- Thì chị đã nói mà! Thật đúng là quả báo!
Nhưng trong lòng Lạc Băng vẫn rối như tơ vò vì chưa cứu được Văn Thái Lai, mà bóng dáng Trương Siêu Trọng cũng chẳng ai thấy đâu cả! Nàng vẫn đứng nhìn con đường về Bắc Kinh mà ngây người ra không nói được một lời.
Từ trong bãi chiến trường đẫm máu, Vô Trần đạo nhân phóng ngựa ra lớn tiếng gọi:
- Này! Tổng đà chủ và các anh em hãy xem kìa! Không lẽ nãy giờ không ai để ý chi cả hay sao? Cô gái đẹp như tiên nga mà kiếm pháp linh diệu, thần kỳ không thể tưởng được!
Những giang thủ trên giang hồ xưa nay chưa mấy ai đỡ nổi mấy hiệp của Truy Hồn Đoạt Mệnh Kiếm của Vô Trần đạo nhân chứ đừng nói là đấu được ngang tay. Mà xưa nay cũng ít ai nghe Vô Trần đạo nhân ca tụng kiếm thuật của một cao thủ nào hay một môn phái nào. Vì vậy khi nghe Nhị đương gia lên tiếng ca ngợi kiếm pháp của một cô gái thì ai nấy đều không khỏi ngạc nhiên, tính hiếu kỳ nổi dậy. Muốn được chứng kiến cô gái có kiếm thuật cao siêu để cho Truy Hồn Đoạt Mệnh Kiếm phải chú ý, mọi người thúc ngựa đến gần xem.
Lúc ấy, người Duy cao lớn râu ri xồm xoàm nói lớn lên mấy câu bằng tiếng Duy, lập tức đám người Duy đứng vẹt ra, chừa một đường trống để nhường chỗ cho đám hào kiệt Hồng Hoa hội vào xem cô gái với kiếm thuật tinh vi kia. Thế rồi đám người Duy cùng với đám hào kiệt Hồng Hoa hội lại hòa đồng với nhau, đứng xen kẽ nhau mà kết lại một vòng tròn.
Vô Trần đạo nhân nói với Trần Gia Cách:
- Tổng đà chủ xem kìa! Cái tên sử dụng Ngũ Hành luân thật là xuất sắc, chứng tỏ bản lãnh của hắn cũng không phải tầm thường đâu!
Trần Gia Cách đưa tay lên trán che bớt ánh nắng mặt trời để xem cho rõ. Chàng thấy một cô thiếu nữ cực kỳ diễm lệ mặc chiếc áo màu hoàng oanh đang cùng một người to lớn mạnh mẽ dị thường giao chiến kịch liệt. Thật là một cuộc ác đấu kinh khủng, không ai nhường ai. Chỉ cần lỡ tay mà mất mạng như không.
Người đàn ông to lớn kia đem tất cả tuyệt kỹ và sức lực ra như quyết hạ cho bằng được cô gái áo vàng. Nhưng nàng cũng cũng phải tay vừa. Mũi kiếm trên tay cô gái áo vàng lanh lẹ đỡ gạt Ngũ Hành luân của đối phương đồng thời phản công lại bao nhiêu thế kiếm hiểm ác quyết giết chết đối phương.
Cứ xem lối giao phong của hai bên là đủ hiểu rõ thâm tâm của cả đôi bên. Chỉ có sống hoặc chết mà thôi. Giữa lúc ấy thì Lục Phỉ Thanh phi ngựa đến gần Trần Gia Cách. Ông ta nói nhỏ vào tai Trần Gia Cách dường như không muốn cho ai nghe thấy.
- Thiếu nữ áo vàng kia là Tiêu Thanh Đồng, đệ tử của Thiên Sơn song ưng. Còn kẻ sử dụng Ngũ Hành luân kia là Diêm Thế Chương, một tiêu sư của Trấn Viễn tiêu cục và cũng là một trong Quảng Đông lục ma.
Trần Gia Cách nghe xong chợt biến sắc. Chàng đã được nghe sư phụ Viên Sĩ Tiêu nói qua cặp vợ chồng Trần Chánh Đức và Quan Minh Mai này với tuyệt kỹ Tam Phân kiếm thuật làm chấn động giang hồ nhiều phen. Không hiểu vì lý do gì, sư phụ của chàng có điều xích mích với vợ chồng Thiên Sơn song ưng. Tuy hai bên không đê đến chuyện giải quyết bằng vũ lực, nhưng hai bên đều có ý lánh xa, không nhìn mặt nhau.
Nhân tiện nghe Lục Phỉ Thanh nói cho biết cô gái aó vàng kia, tức Tiêu Thanh Đồng là đệ tử của Thiên Sơn song ưng nên để ý kỹ càng, cố tìm hiểu những nét tinh vi của Tam Phân kiếm thuật.
Kiếm quang của Tiêu Thanh Đồng lung linh chẳng khác những chuỗi ngọc vụt qua vụt lại. Tiếng gió không động mà tiếng kiếm lại reo, chuôi kiếm không quơ mà chuôi kiếm lại động. Kiếm pháp của nàng tấn công liên tục nhưng chỉ dùng có ba phần kiếm lực, và mỗi một lúc tấn công những ba đường. Chiêu thức cứ lướt tới hoài mà tuyệt nhiên không bao giờ thấy nàng rút kiếm lại. Thật là vô cùng biến ảo và hết sức lợi hại, nhưng cực kỳ khó hiểu.
Ngũ Hành luân của Diêm Thế Chương cũng là một vũ khí lợi hại, có những cái lợi hại riêng của nó. Diêm Thế Chương đã luyện binh khí này đến thành tuyệt kỹ nên sử dụng rất tài tình, đủ sức chống đỡ với kiếm pháp của Tiêu Thanh Đồng. Tuy vậy, Diêm Thế Chương vẫn chỉ có thủ chứ không có công. Hắn biết nếu chuyển thành thế công thì Tam Phân kiếm thuật sẽ kết liễu mạng hắn ngay.
Trần Gia Cách đứng quan sát một hồi cũng nhìn thấy được chỗ sơ hở của Tam Phân kiếm thuật. Chàng nhận thấy rằng đã đành người có bản lãnh tuyệt vời mới dám luyện Tam Phân kiếm thuật. Nhưng nếu người sử dụng Tam Phân kiếm thuật mà gặp phải địch thủ có võ nghệ cao hơn mình thì chỉ rước lấy cái thất bại, vì chỉ có công mà không có thủ thì khó mà đỡ được những chiêu thức bất ngờ của một đại cao thủ chọn lựa đúng lúc để phản công.
Chính Thiên Sơn song ưng cũng biết điều này, nên mặc dù thương Tiêu Thanh Đồng như con đẻ mà hết lòng truyền thụ bản lãnh, hai người cũng dặn nàng rất kỹ là vạn bất đắc dĩ lắm mới đem nó ra sử dụng, đồng thời phải biết chắc chắn là địch thủ tài nghệ ngang hoặc dưới mình, không thì chỉ có hại mà thôi. Mà khi lỡ áp đã áp dụng thì phải thu về ngay lập tức thu hồi kiếm thuật khi thấy kiếm thuật đối phương áp đảo được mình...
Thấy Tiêu Thanh Đồng đánh một lúc khá lâu mà vẫn chưa hạ được Diêm Thế Chương, một số người Duy reo hò lên cổ võ nàng. Lúc đó Diêm Thế Chương dùng một thế
Chỉ Thiên Hoạch Địa
đỡ vội kiếm của Tiêu Thanh Đồng rồi lui lại sau lớn tiếng gọi:
- Mau ngừng kiếm lại, nghe ta nói chuyện!
Tiêu Thanh Đồng nghe nói liền dừng tay lại nhưng vẫn thủ sắn bảo kiếm đề phòng ám khí. Những người Duy nhìn hắn chằm chặp, để ý từng cử chỉ một. Diêm Thế Chương với tay lấy cái bao màu vàng mà hắn luôn luôn đeo bên người luôn cả khi đi ngủ, giơ lên khỏi đầu nói:
- Nếu bọn mi ỷ đông hiếp yếu thì ta bằm nát cái bao vải này ra làm trăm mảnh.
Đám người Duy nghe nói vậy thì kinh hãi, không ai bảo ai, cùng nhau lùi lại mấy bước.
Tự biết mình đã lọt vào đường cùng, Diêm Thế Chương phải dùng đến hạ kế là hăm dọa hủy hoại chiếc bao màu vàng. Quả nhiên mưu kế của hắn hữu hiệu, đám người Duy khi nghe hắn nói vậy thì không ai dám lại gần, sợ hắn hủy chiếc bao màu vàng kia thật.
Diêm Thế Chương đắc ý nói:
- Bọn ngươi đông, ta chỉ có một mình một ngựa. Nếu các ngươi muốn giết ta thì thật cũng chẳng phải là chuyện khó khăn gì. Nhưng nói cho các ngươi biết, Diêm Thế Chương này là một tay hảo hán, chưa bao giờ biết sợ ai. Chỉ cần một người trong đám các ngươi một đấu một, thắng được ta thì ta sẽ hai tay dâng cái bao này cho các ngươi. Còn nếu như kẻ đó đánh thua ta mà các ngươi định dùng số đông áp bức ta thì chẳng thà là ta chịu nát thây với cái bao này chứ chẳng chịu để lọt vào tay các ngươi.
Châu Ỷ nghe những lời nói của Diêm Thế Chương không khỏi cười thầm. Đúng là lời của một kẻ tiểu nhân mạt lộ không hơn không kém. Nàng nhịn không được, liền thúc ngựa đến rút binh khí ra hét lớn:
- Hay lắm! Nếu mi muốn thử sức thì ta đây sẵn sàng thử sức với mi!
Châu Ỷ giơ ngọn đao lên định xông tới chém thì Châu Trọng Anh đã giữ chặt lấy cườm tay của nàng lại mà bảo:
- Con không được vô phép! Trước mắt con đây còn biết bao nhiêu các vị bá bá, thúc thúc anh hùng. Chưa ai quyết định thế nào, sao con dám tự động?
Tiêu Thanh Đồng đưa tay ra cản Châu Ỷ lại, tươi cười nói với nàng:
- Đa tạ thịnh tình cùng hảo ý của tỷ tỷ! Nhưng xin tỷ tỷ vui lòng để công việc ấy cho tiểu muội tự liệu vì nó là đại sự của người Duy. Vì vậy chưa dám làm phiền đến tỷ tỷ.
Châu Ỷ ngạc nhiên hỏi:
- Sao lại không thể giúp nhau được?
Tiêu Thanh Đồng nói:
- Xin cứ để cho tiểu muội ra tay trước, nếu thua thì sẽ nhờ tỷ tỷ giúp đỡ sau.
Châu Ỷ nói:
- Không nên như vậy mà để lỡ công việc. Hắn lợi hại lắm! Chưa chắc bên tỷ tỷ đã có ai thắng nổi hắn đâu. Để tiểu muội giúp tỷ tỷ một tay thì mới hạ được hắn.
Châu Trọng Anh bèn cho Châu Ỷ:
- Ơ hay cái con nhỏ này! Sao dám nói giọng tự thị phách lối như thế? Mi chẳng thấy là võ nghệ của cô ấy cao hơn mi hẳn sao?
Châu Ỷ nói:
- Con nói thật với gia gia là võ nghệ tên tiêu sư ấy không thắng được con đâu! Chị này đánh với hắn bao nhiêu lâu đó mà chỉ cầm đồng thì dẫu có đánh thêm nữa cũng không thắng được đâu! Tại sao gia gia không để con giết phứt cái tên ngông cuồng đó đi? Nghe giọng của hắn con thật chịu không nổi!
Lục Phỉ Thanh liền tới nói với Châu Trọng Anh rằng:
- Cái bao màu vàng ở trên vai tên tiêu sư kia chắc có chứa đựng vật gì rất quan trọng đối với người Duy nên hắn mới liều mạng để giữ. Còn người Duy thì lại sẵn sàng liều mạng để lấy. Thei tôi nghĩ thì mình nên để cho cháu đoạt phứt lấy mà trả lại cho cô gái áo vàng kia thì hơn.
Châu Ỷ nghe nói thích thú vỗ tay:
- Hay lắm! Hay lắm! Lục sư bá dạy như thế thật là hợp ý của điệt nữ!
Diêm Thế Chương giơ gặp Ngũ Hành luân lớn tiếng nói:
- Nếu có vị nào muốn
nói chuyện
với tôi thì bước tới, còn không thì tùy...
Tiêu Thanh Đồng ngắt lời:
- Không cần vị nào khác hơn. Ta sẵn sàng
tiếp chuyện
với ngươi. Cây kiếm của ta lúc nào cũng sẵn sàng với cặp Ngũ Hành luân của ngươi.
Diêm Thế Chương nói:
- Nếu thế thì cần gì phải dài dòng nữa.
Tiêu Thanh Đồng lại nói:
- Theo ý ta thì cách này tiện cho người vô cùng, không phải sợ bị số đông hiếp đáp. Ngươi để cái bao vải đựng Khả Lan Kinh kia xuống. Nếu ngươi thắng thì cứ tùy tiện mang nó đi. Còn như thua thì phải bỏ lại. Và dẫu ngươi có thua mà vẫn giữ được tánh mạng thì ta cũng để cho ngươi đi.
Dứt lời, Tiêu Thanh Đồng nhắm bả vai Diêm Thế Chương chém xuống một đường hết sức lợi hại. Diêm Thế Chương liền đưa Ngũ Hành luân ra đỡ, và án theo Ngũ Hành Bát Quái mà tung ra những chiêu hết sức ác liệt. Theo phương cách này, Diêm Thế Chương biến hóa ra 64 đường tấn công rất nghiêm ngặt, quyết hạ cho bằng được Tiêu Thanh Đồng. Hai bên đánh nhau hơn 10 hiệp không phân thắng bại.
Nhìn hai người đấu, Trần Gia Cách bỗng vẫy tay gọi Dư Ngư Đồng lại bảo:
- Thập tứ đệ! Em hãy đi tìm thử tung tích của Văn tứ ca đi, xem anh ta thất lạc nơi đâu. Nếu được tin nhớ lập tứ trở lại báo cáo, ta sẽ điều khiển anh em tới rồi tùy cơ ứng biến mà hành động.
Dư Ngư Đồng nhận lệnh ra đi. Nhưng trước khi đi, chàng khẽ liếc sơ Lạc Băng một cái. Thấy nàng có vẻ buồn rầu, Dư Ngư Đồng muốn đến an ủi nàng vài câu nhưng thấy bất tiện đành một mình bỏ đi trước.
Diêm Thế Chương mặc dầu đã thi triển tất cả tuyệt chiêu của Ngũ Hành luân ra đánh nhưng vẫn không làm sao đàn áp được Tiêu Thanh Đồng mà trái lại còn bị dồn vào thế thụ động nữa.
Đám hào kiệt Hồng Hoa hội vừa xem vừa tấm tắc khen Tam Phân kiếm pháp của nàng. Vô Trần đạo nhân cùng Triệu Bán Sơn đều hết lòng khen ngợi. Trần Gia Cách cũng gật đầu thầm thán phục. Tiêu Thanh Đồng giao đấu một hồi thì hai má đỏ ửng lên, càng tăng thêm vẻ diễm lệ.
Đánh với Diêm Thế Chương thêm mấy chục hiệp, chiêu thế của Tiêu Thanh Đồng chợt biến đổi. Nàng dùng một thế
Hải Thị Mãn Lâu
đánh tới như mưa, trông hư hư thật thật, kiếm quang sáng loáng, kiếm khí lạnh toát cả người.
Diêm Thế Chương bỗng hét lên một tiếng đau đớn, cánh tay mặt của hắn đã bị một vết thương khá nặng, một chiếc Ngũ Hàng luân văng luôn xuống đất. Mọi người ai nấy đến vỗ tay tán thưởng không biết mấy. Diêm Thế Chương nhảy ra ngoài vòng chiến chừng hai trượng nói lớn:
- Thôi! Ta chịu phục tài người rồi! Giữ lời hứa, ta giao lại túi vải này cho ngươi, bên trong có bộ Khả Lan Kinh của các người đó!
Tiêu Thanh Đồng vui mừng khôn xiết. Nàng bước tới mấy bước, tra kiếm vào vỏ, hai tay tiếp nhận cái bao màu vàng bên trong đựng Khả Lan Kinh, thánh vật của dân tộc nàng.
Nhưng bỗng Diêm Thế Chương nghiêm sắc mặt hét lên một tiếng:
- Khoan đã!
Rồi xuất kỳ bất ý, tay trái của Diêm Thế Chương vung ra, ba mũi phi tiêu nhắm hông Tiêu Thanh Đồng nhanh không kịp nhìn. Trong lúc không đề phòng vì tin Diêm Thế Chương nên không còn cách nào tráng kịp ba mùi ám khí của Diêm Thế Chương. Tiêu Thanh Đồng bèn lộn lại theo thế
Thiết Bảng Kiều
, toàn thân lộn ngược ra đàng sau tránh khỏi. Tiêu Thanh Đồng vừa bật mình trở dậy thì Diêm Thế Chương lại nhắm đầu nàng mà phóng tiếp thêm ba mũi nữa. Khi vừa khám phá ra thì ba mũi phi tiêu thì đã quá muộn, không còn cách gì né tránh được cả. Tiêu Thanh Đồng hết sức kinh hãi trong khi đám người Duy tức giận tuốt binh khí ra, la lên thất thanh nhưng tất cả cũng chỉ đành bó tay.
Đang lúc nguy ngập đột nhiên
cạch... cạch... cạch
ba tiếng, cả ba mũi phi tiêu đều rớt cả xuống đất. Thoát chết, Tiêu Thanh Đồng mồ hôi tuôn ra ướt đẫm cả người. Nghĩ lại bị Diêm Thế Chương lừa, nàng tức giận rút kiếm ra bổ một nhát ngay đầu hắn. Diêm Thế Chương chỉ còn cách dùng Ngũ Hành luân vận toàn lực đưa lên đỡ để cho đầu mình không bị bửa đôi ra. Nhưng ngờ đâu đó chỉ là một hư chiêu. Trong khi Diêm Thế Chương tập trung hết sức lực vào đôi tay đỡ kiếm thì Tiêu Thanh Đồng rút thanh đoản kiếm đeo bên hông đâm vào bụng của hắn. Diêm Thế Chương thét lên một tiếng rồi ngã lăn xuống đất dãy dụa rồu tắt thở. Tiếng mọi người reo hò như vang dậy đất trời. Tiêu Thanh Đồng nhảy tới mở cái bao vải trên lưng của Diêm Thế Chương ra. Người Duy cao lớn, râu ria xồm xoàm chạy tới, hết lời khen thường, khích lệ:
- Con giỏi lắm! Con ta giỏi lắm!
Tiêu Thanh Đồng nâng cái bao vải trao cho ông ta, miệng cười đắc ý khẽ nói:
- Gia Gia!
Người Duy cao lớn, râu xồm xoàm kia chính là Mộc Trác Luân, thân phụ của Tiêu Thanh Đồng. Mộc Trác Luân vừa đỡ lấy cái bao vải xong, tất cả người Duy có mặt liền bao quanh bảo vệ ông ta cẩn thận.
Bỗng nhiên, Tiêu Thanh Đồng thấy một cậu bé tuổi không quá 15 giục ngựa lướt tới, nhảy xuống ngựa nhặt lên ba hột tròn tròn màu trắng rồi phóng lên yên ngựa đem về trao cho một chàng tướng mạo như một công tử hào hoa. Chàng công tử cầm ba hột ấy bỏ vào trong túi.
Tiêu Thanh Đồng nhìn chàng công tử, chàng cũng nhìn nàng, cầm quạt phe phẩy, khẽ cười mỉm chi. Tiêu Thanh Đồng đôi má chợt hồng lên, bụng nghĩ thầm:
- Thì ra chàng công tử này đã sử dụng ba hột kia để gạt ba mũi phi tiêu mà cứu nguy cho ta. Không biết ba hột kia là thứ gì mà lợi hại như thế? Hẳn là một loại ám khí đặc biệt mà ta chưa bao giờ được thấy qua.
Mộc Trác Luân hình như biết được đầu đuôi mọi chuyện nên ông ta đến trước mặt chàng công tử cúi đầu chào, nói bằng một giọng như biết ơn:
- Nhờ ơn công tử ra tay yểm trợ mà tiện nữ thoát mạng dưới tay kẻ thù. Xin công tử làm ơn cho chúng tôi được biết cao danh quý tánh.
Chàng công tử cũng vội vàng nhảy xuống ngựa đáp lễ, mặt tươi cười, vui vẻ đáp:
- Tại hạ họ Trần, tên Gia Cách, nguyên có một người anh em kết nghĩa
sinh tử chi giao
bị bọn
ưng khuyển
cùng với bọn tiêu sư đốn mạt này bắt đem đi xa nên rượt theo chúng để giải cứu. Chẳng ngờ bọn ấy dùng ngụy kế trốn thoát được nên công việc của tại hạ cùng các anh em vì thế mà thất bại. Còn quý vị hôm nay đã thâu hồi lại được thánh vật thật là may mắn biết bao. Xin thành thật chia vui cùng tiên sinh và toàn thể Duy tộc.
Mộc Trác Luân liền gọi con trai là Tiêu A Y cùng với con gái Tiêu Thanh Đồng đến trước mặt Trần Gia Cách bái tạ.
Trần Gia Cách nhìn thấy Tiêu A Y tai to, mặt vuông hình chữ điền, râu lún phún, sắc diện trang nghiêm, thật là một đấng anh hào. Còn Tiêu Thanh Đồng thì hình dung thanh lịch, phong tú dịu dàng, tươi như hoa xuân, đẹp như nắng sớm. Lúc nãy, Trần Gia Cách chỉ chú ý đến kiếm thuật của nàng, nhưng bây giờ mới có cơ hội chiêm ngưỡng dung nhan. Thật là một tuyệt thế giai nhân hiếm có trên đời. Trần Gia Cách nhìn nàng mê man, như ngây như dại...
Tiêu Thanh Đồng trong dáng điệu thẹn thùng, giọng oanh vàng trong trẻo thốt lên những lời nghe thật êm tai:
- Nếu không nhờ công tử ra tay tương trợ thì tiểu muội đã bị kẻ thù ám hại mất rồi. Đại ân đức ấy xin ghi tạc vào lòng chứ chẳng bao giờ dám quên.
Trần Gia Cách mỉm cười nói:
- Nghe đồn Tam Phân kiếm thuật của Thiên Sơn song ưng cao diệu tuyệt vời, hôm nay mới được hân hạnh thưởng thức, thật quả là
danh bất hư truyền
. Một chút tiểu xảo đâu bõ gì để cô nương phải nhọc lòng mà bận tâm làm gì.
Châu Ỷ nghe hai người nói chuyện khách khí với nhau thì cũng nhảy vào xen lời:
- Kiếm thuật của tỷ tỷ thật là cao siêu hơn tiểu muội. Nhưng tiểu muội cũng có cái khác hơn tỷ tỷ mà dạy lại cho tỷ tỷ được.
Tiêu Thanh Đồng hỏi:
- Xin tỷ tỷ cứ chỉ dạy cho.
Châu Ỷ ra vẻ sành sõi, hí hửng nói:
- Tỷ tỷ đừng bao giờ tin bọn đàn ông quỷ kế đa đoan. Chỉ vì tỷ tỷ quá thật thà nên suýt bị hắn ám hại đó! Cái kinh nghiệm sống tiểu muội muốn nói với tỷ tỷ là từ nay về sau đừng tin ai cả, nhất là bọn đàn ông. Những lời ngon ngọt của chúng không bao giờ chân thật cả. Tỷ tỷ phải luôn luôn tiểu tâm đề phòng mới được.
Tiêu Thanh Đồng đáp:
- Lời dạy bảo của tỷ tỷ, tiểu muội xin trân trọng ghi nhớ vào lòng. Thật vậy, nếu không nhờ Trần công tử đại nhân đại nghĩa thì tiểu muội đã bỏ mạng dưới tay tên tiêu sư gian hoạt kia rồi.
Châu Ỷ nói;
- Tỷ tỷ nói Trần công tử... công tử nào? À, thì ra là Trần Gia Cách, Tổng đà chủ của Hồng Hoa hội!
Quay qua Trần Gia Cách, Châu Ỷ tò mò hỏi:
- Mà Trần... Trần đại ca! Anh dùng thứ vũ khí lợi hại nào để đánh rơi mấy mũi phi tiêu của tên Diêm Thế Chương kia vậy? Lấy cho tiểu muội xem được không?
Trần Gia Cách mỉm cười thò tay vào túi lấy ra ba hột màu trắng đưa cho Châu Ỷ xem. Thì ra đó là... ba quân cờ! Trước sự ngạc nhiên của Châu Ỷ, Trần Gia Cách giải nghĩa:
- Dù đó chỉ là những quân cờ, nhưng đừng nghĩ nó vô dụng đấy nhé! Ăn thua ở mình có biết sử dụng nó hay không thôi. Gặp địch thủ càng lợi hại, tác dụng của nó càng mạnh.
Châu Ỷ nói:
- Trần đại ca! Anh có thể biểu diễn lại thủ pháp khi nãy cho em coi được không? Lúc nãy anh ra tay lẹ quá, em nhìn không kịp.
Trần Gia Cách cả cười nói:
- Chỉ sợ làm trò cười cho cô mà thôi!
Châu Ỷ nói:
- Làm sao tiểu muội lại dám cười anh chứ? Lúc nãy đi đường, phụ thân em khen võ nghệ anh là
tuyệt thế vô song
, trên đời này chưa chắc có người nào sánh được với anh. Sao không biểu diễn cho em xem một chút?
Tiêu Thanh Đồng nghe Châu Ỷ nói chàng công tử ân nhân đó là Tổng đà chủ của Hồng Hoa hội thì tự nhiên trong lòng cảm thấy áy náy vô cùng. Lại nghe Châu Ỷ hết lời ca tụng võ công của chàng thì càng thêm lạ lùng. Nàng liền xoay qua rỉ tai Mộc Trác Luân nói vài câu. Sau đó, hai cha con như thương lượng gì với nhau một lúc khá lâu. Chỉ thấy cứ thỉnh thoảng, Mộc Trác Luân lại gật đầu nói:
- Hay! Hay lắm!
Lúc ấy đám hào kiệt Hồng Hoa hội dẫn đám tù binh đến, gồm những tên ưng khuyển và tiêu sư bị bắt hoặc đầu hàng trong trận chiến vừa qua. Những tên nào bị thương đều được rịt thuộc băng bó cho cẩn thận.
Mọi người nhận ra một tên tiêu sư là Tiền Chính Luân, bị Vô Trần đạo nhân chặt đứt mấy ngón tay trong trận chiến vừa qua. Gã tiêu sư chuyên đi chung với hắn là Thái Vĩnh Minh thì đã chết dưới ám khí của Triệu Bán Sơn ban nãy. Chỉ có tên Đổng Triệu Hòa là không ai thấy đâu cả.
Bọn tiêu sư của Trấn Viễn tiêu cục chuyến này mới thật là ê chề, thất bại nặng nề. Có bốn tên tiêu sư nổi tiếng thì chết mất hai, còn hai bị thương, một bị cụt mất bốn ngón tay còn một không biết trốn chui trốn nhủi nơi nào.
Về phía quan sai kể cả đám bổ khoái ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Bảo Định đặc phái theo giúp Trương Siêu Trọng chết hơn mười mạng và bị thương cũng gần chục mạng.
Mộc Trác Luân đến bên Trần Gia Cách nói:
- Nhờ các vị anh hùng tiếp viện mà đại sự của chúng tôi được thành công mỹ mãn. Vừa rồi nghe công tử nói có một vị bằng hữu bị bắt dẫn đi chưa giải cứu được. Để tỏ chút lòng biết ơn, tôi sao ước được để lại một ít người theo giúp các vị anh hùng, và tùy nghi công tử sai khiến. Bọn này tuy võ nghệ không được cao siêu nhưng rất dũng cảm và trung thành, có thể làm tay chân đắc lực cho công tử được. Chẳng hay công tử có bằng lòng chấp thuận hay không?
Trần Gia Cách rất đẹp lòng, mừng rỡ đáp:
- Tộc trưởng đối với Hồng Hoa hội đặc biệt ưu đãi thế này thì còn gì bằng! Tại hạ cảm kích vô ngần.
Trần Gia Cách gọi đám hào kiệt Hồng Hoa hội giới thiệu từng người với Mộc Trác Luân. Hai bên rất tương đắc vì đã có sẵn thiện cảm với nhau.
Mộc Trác Luân nói với Vô Trần đạo nhân rằng:
- Từ trước tới nay tôi chưa thấy kiếm pháp của ai kỳ diệu biến ảo như của đạo trưởng. Nếu đạo trưởng không nương tay ắt tính mạng tôi đã chẳng còn.
Nói xong Mộc Trác Luân vui vẻ cười lên một tràng sảng khoái rất thật tình. Vô Trần đạo nhân cười, khiêm tốn nói:
- Thật tôi trót mạo phạn hổ oai! Xin tha thứ cho và đừng chấp nhặt nhé!
Thấy đám hào kiệt Hồng Hoa hội toàn là những nhân vật nghĩa khí, võ nghệ cao siêu, đám người Duy tỏ ra ngưỡng mộ và kính trọng vô cùng. Hai bên ngồi nói chuyện thân mật thành tâm kết giao với nhau.
Bỗng đâu từ hướng Tây có tiếng vó ngựa dồn dập, mọi người liền xoay mắt nhìn. Một kỵ sĩ đang phóng như bay tiến về phía họ. Đến trước mặt Lục Phỉ Thanh, kỵ sĩ ấy gò cương ngựa lại, tung người nhảy xuống. Mọi người nhìn thì thấy đó là một trang thiếu niên, mặt mũi rất
khôi ngô
, đẹp hiếm có trên đời. Chàng ta chạy đến bên Lục Phỉ Thanh gọi:
- Sư phụ!
Chàng thiếu niên ấy chính là Lý Mộng Ngọc chứ chẳng phải ai xa lạ. Như thường lệ, nàng cải nam trang để giữ kín hành tung. Nhìn thấy Tiêu Thanh Đồng, Lý Mộng Ngọc chạy đến ôm chặt vào lòng thân thiết trước mặt mọi người mà quên cả mình đang cải nam trang. Ai trông thấy cũng đều tưởng như là một đôi nhân tình lâu ngày xa vắng nhau.
Lý Mộng Ngọc hỏi Tiêu Thanh Đồng:
- Đêm hôm ấy em đi ngã nào mà kiếm chẳng gặp? Thật là ác quá, làm người ta lo sợ muốn chết, không biết sống chết ở góc bể chân trời nào? Vậy bộ Khả Lan Kinh đã thâu hồi được chưa?
Tiêu Thanh Đồng cũng vui vẻ, tươi cười nói:
- Thâu hồi được rồi! Ôi! Mừng vui chi xiết kể!
Đoạn Tiêu Thanh Đồng lấy tay chỉ vào cái bao trên vai Tiêu A Y cho Lý Mộng Ngọc thấy. Hai người miệng nói luyên thuyên thật vui vẻ. Ai nấy đều nghĩ thầm:
-
Hai người này trông thật là xứng đôi vừa lứa với nhau. Mà không biết ở đâu lại có được một nam tử đẹp trai, có duyên đến thế này!

Trần Gia Cách cũng phải hoang mang tự nghĩ:
-
Chắc là hai người có thề non hẹn biển gì với nhau rồi chứ không phải đùa. Nếu không phải sao ở chốn đông người như thế mà lại âu yếm khắng khít với nhau như vậy?

Lý Mộng Ngọc sau đó lại hỏi:
- Mà em có mở bao ra mà xem cho cẩm thận hay chưa? Trong bao quả có bộ Khả Lan Kinh hay không?
Tiêu Thanh Đồng đáp:
- Chưa! Dân tộc em trước tiên phải tắm gội sạch sẽ, trai lạt hẳn hòi, tế cáo đất trời, cảm tạ đại năng của đức Phật rồi mới dám mở xem. Khả Lan Kinh là thánh vật, không thể khinh xuất mà tùy tiện mở ra xem bất cứ lúc nào hay bất cứ ở đâu được. Vì vậy mà cho dù đã đoạt lại được mà vẫn không ai dám mở ra xem bên trong. Nhưng tại sao lại có câu hỏi ấy?
Lý Mộng Ngọc liền giải thích:
- Có chỗ đáng ngờ nên mới hỏi kỹ em. Tại sao không
ngộ biến tòng quyền
mà mở ra xem cho chắc chắn cái đã có hơn không?
Nghe Lý Mộng Ngọc nói, Mộc Trác Luân như tỉnh ngộ, cho là lời nói hữu lý vô cùng, nhất lại nghĩ đến những con người gian manh tráo trở như đám tiêu sư của Trấn Viễn tiêu cục kia. Nếu chẳng may chúng đem cuốn thật về triều đình mà lãnh thưởng và tráo cuốn giả vào thì thật là công toi. Chi bằng cứ mở ra xem trước, có gì thì còn tính ngay mưu kế được chứ để chờ đem về xứ sở làm đúng nghi thức mà rủi không thấy Khả Lan Kinh đâu thì còn biết phải làm sao!
Không do dự nữa, Mộc Trác Luân liền mở cái bao ra. Ông ta hồi hộp từng giây từng khắc một. Bao nhiêu con mắt cũng chăm chú nhìn theo. Nhìn thấy những chữ vàng rực sáng phản chiếu dưới ánh mặt trời, ông ta khẽ nở một nụ cười. Bao nhiêu lo lắng đè nặng trong người ông ta như vơi hẳn đi. Nhưng chưa cười được bao lâu bỗng nhiên Mộc Trác Luân thét lên một tiếng rồi ngã ngửa ra bất tỉnh. Thì ra đó không phải là bản chính của Khả Lan Kinh. Không biết bọn tiêu sư làm cách nào thật tài tình nghĩ ra cách làm giả được bộ kinh sách để thoạt tiên nhìn vào thì tưởng chừng như là kinh sách thật, nhưng đến khi lật ra bên trong thì mới biết bị lừa, vì chỉ thấy toàn là giấy độn.
Đám người Duy kinh hãi lo cứu tỉnh Mộc Trác Luân. Một lát sau, ông ta mới lần hồi tỉnh lại. Đám người Duy cả giận, ai nấy buông lời mạt sát, chửi đám tiêu sư không biết mấy.
Tiêu A Y nắm đầu một gã tiêu sư kéo dậy tát cho mấy cái nẩy lửa lớn tiếng hỏi:
- Đồ chó chết! Mày mau khai thật! Bộ Khả Lan Kinh ở đâu?
Tên tiêu sư mếu máo, hai tay bụm mặt lại miệng ú ớ nói không ra lời. Mộc Trác Luân rút ngọn mã đao sáng loáng cầm tay, nghiến răng hét lên:
- Mày có nói không? Không nói tao cho một đao đứt làm hai khúc ngay bây giờ!
Tên tiêu sư vừa lạy vừa van nài:
- Xin ngài tha chết cho con vì chỉ có mấy người tiêu đầu mới biết rõ Khả Lan Kinh ở đâu thôi.
Hắn tuy nói bằng miệng nhưn tay lén chỉ vào Tiền Chính Luân cho mọi người thấy. Tiêu A Y nhảy tới nắm hai tai của Tiền Chính Luân giở bổng người hắn lên, rồi nắm cứng hai tay lại như sửa soạn đập lên đầu y mà hỏi:
- Người bằng hữu muốn sống với vợ con hay là chết theo ông theo bà?
Tiêu Thanh Đồng sợ Tiêu A Y nóng tính đánh chết Tiền Chính Luân thì lấy ai mà hỏi nữa nên, nên liền tới chụp lấy vạt áo của Tiêu A Y mà can ra. Tiêu A Y tuy nóng tính và thô bạo nhưng lại rất nể sợ và nghe lời em gái. Vì vậy khi Tiêu Thanh Đồng cản chàng ta lại thì lập tức chàng ta lui ngay ra để mặc em gái mình định liệu.
Tiêu Thanh Đồn hỏi Lý Mộng Ngọc:
- Làm sao biết được trong bao này không có bộ Khả Lan Kinh?
Lý Mộng Ngọc cười đáp:
- Nào có biết! Chẳng qua nghi ngờ nên bảo em thử mở ra xem thế thôi.
Mộc Trác Luân lại hét tiếp:
- Khả Lan Kinh đâu? Nói mau, không thì đừng trách ta dùng cực hình với mi đấy nhé!
Tiền Chính Luân đáp:
- Đã bị một tiêu sư khác đánh tráo đem đi rồi!
- Đi từ bao giờ?
- Không lâu lắm, chỉ mới đây thôi.
Mộc Trác Luân bán tín bán nghi sai người đi ngựa kiếm quanh vòng đai, nhưng chẳng thấy một bóng hình nào khả nghi qua lại. Mộc Trác Luân buồn rầu không thể nào nói được. Phần sợ kinh bị mất, phần sợ kinh đã bị hủy hoại.
Trong khi đó, Lý Mộng Ngọc kể lại mọi chuyện từ lúc sau khi chia tay với Lục Phỉ Thanh đồng thời hỏi sư phụ về tất cả mọi biến cố nơi đây. Lục Phỉ Thanh đáp:
- Thầy đã hứa, sau này thầy sẽ kể hết tất cả cho con nghe, chứ bây giờ thì chưa được. Nhưng con cần nhớ là những gì biết về họ hay biết về thầy tuyệt nhiên phải giữ kín bí mật, không thì tai họa xảy đến sẽ không biết đâu mà lường được. Bây giờ con nên về bảo vệ thái thái và mẫu thân đi là hơn.
Lý Mộng Ngọc đáp:
- Thầy cứ yên chí! Con sẽ không bao giờ để lộ bí mật nào ra cả. Có điều con muốn biết tất cả mọi người đây là ai, xin thầy giới thiệu họ cho con đi. Là tình sư đệ với nhau sao thầy lại dấu con mãi thế?
Suy nghĩ vài giây, Lục Phỉ Thanh đáp:
- Điều này thầy không thể nào chiều con được. Thôi, con về ngay đi.
Lục Phỉ Thanh tự nghĩ Lý Mộng Ngọc là con của một vị tướng quân được triều đình Mãn Thanh trọng dụng thì không nên lôi nàng vào đi chung con đường Hồng Hoa hội, là một tổ chức chống triều đình được. Đem Hồng Hoa hội mà giới thiệu với Lý Mộng Ngọc sẻ đưa nàng vào một hoàn cảnh hết sức oái ăm và mâu thuẫn, quả là hết sức bất tiện.
Biết thầy rất cưng chiều mình nên Lý Mộng Ngọc chứng nào tật nấy, nũng nịu nháy mắt với Lục Phỉ Thanh rồi nói:
- Con biết thầy đâu có cưng con đâu, cho dù con lúc nào cũng ngoan ngoãn và kính mến thầy. Con biết mà! Thầy chỉ có thương sư điệt của thầy là Kim Địch Tú Tài Dư Ngư Đồng mà thôi. Thấy Kim Địch Tú Tài, thầy lúc nào cũng hân hoan, còn thấy mặt con lúc nào thầy cũng muốn xua đuổi, xa lánh.
Dứt lời, Ly Mộng Ngọc đến sát bên Tiêu Thanh Đồng kề tai nói nhỏ vào tai cô gái áo vàng điều gì đó. Chỉ thấy Tiêu Thanh Đồng cười

lên một tiếng rồi bốn vó ngựa của Lý Mộng Ngọc đã vọt đi thật lẹ như một mũi tên bắn đi.
Trần Gia Cách để ý quan sát tất cả những gì từ lúc Lý Mộng Ngọc đến, và trong lòng mãi thắc mắc về hành động thân mật giữa
chàng thiếu niên đẹp trai
đó với Tiêu Thanh Đồng.
Đang bàng hoàng tâm tư như người bị mất của, thì Từ Thiện Hoằng đến trước mặt hỏi:
- Thưa Tổng đà chủ, chúng ta hãy liệu mà bàn gấp kế hoạch để cứu tứ ca ngay đi thôi!
Lúc bấy giờ, Trần Gia Cách mới như người ngủ mê mới tỉnh, giật mình thức dậy mà nói:
- Phải đấy! Phải đấy! Việc cứu Văn tứ ca là trọng tâm của chúng ta mà!
Quay qua Tâm Nghiện, Trần Gia Cách nói:
- Tâm Nghiện, em mau mượn con bạch mã của Thập nhất đương gia mà đi gọi gấp Thập đương gia về đây cho ta, bảo là có việc cần gấp.
Tâm Nghiện nhận lệnh đi rồi, Trần Gai Cách lại nói với Vệ Xuân Hoa:
- Cửu ca hãy đến Hiệp cốc hợp sức với Thập nhị đương gia để dọ thám tin tức bọn ưng khuyển để tìm tung tích của Văn tứ ca rồi đến chiều trở lại đây báo cáo cho tôi biết.
Vệ Xuân Hoa nhận lệnh đi rồi, Trần Gia Cách lại nói với tất cả đám hào kiệt còn lại của Hồng Hoa hội rằng:
- Đêm nay chúng ta tạm nghỉ tại đây. Chờ mấy người kia về báo cáo rõ tình hình rồi lại tiếp tục truy kích. Tất cả các anh em nghĩ sao?
Đám hào kiệt Hồng Hoa hội nghe bàn, ai nấy đều tán thành. Sau nửa ngày chiến đấu mệ mỏi, mọi người vừa đói lại vừa khát. Mộc Trác Luân sai đám người Duy dựng lều cho cả đám người Duy và đám hào kiệt Hồng Hoa hội. Sau đó ông ta lại sai người đem ra rượu thịt ra chia đều cho tất cả mọi người cùng ăn chung, nhắm chung. Ăn uống no nê xong, mọi người ai nấy tìm chỗ để nghỉ ngơi.
Trần Gia Cách sau đó gọi Ngô Quốc Đống ra điều tra tỉ mỉ. Ngô Quốc Đống chửi Trương Siêu Trọng không tiếc lời rồi đem chuyện Văn Thái Lai kể lại rành rẽ...
Từ hôm bắt được Văn Thái Lai tại Thiết Đảm trang thì ngày nào cũng để nằm trong một chiếc xe lớn, ngày đêm canh gác vô cùng nghiêm ngặt. Nhưng mới hôm qua được tin Hồng Hoa hội đuổi theo định giải cứu Văn Thái Lai thì Trương Siêu Trọng thay đổi ngay ý định, không để chàng nằm trong đó nữa. Theo kế
Kim Thiền Thoát Xác
, Trương Siêu Trọng thay Ngô Quốc Đống vào chỗ Văn Thái Lai. Vì vậy khi các hào kiệt khi cướp được tù xa thì Văn Thái Lai đâu chẳng thấy mà lại thấy mặt Ngô Quốc Đống. Sau đó Trần Gia Cách lại đem bọn Tiền Chính Luân ra hỏi thì bọn này chỉ ú ớ mà chẳng biết đường nào mà trả lời, thành ra không có kết quả gì.
Bỗng Từ Thiện Hoằng ra khỏi màn, đến bên Trần Gia Cách nói thầm:
- Tổng đà chủ à! Cứ xem cặp mắt láo liên của tên Tiền Chính Luân này tôi thật hết sức nghi ngờ. Tôi chắc chắn nó có gì dấu kín mà không chịu nói thật đấy. Xin Tổng đà chủ cứ để cho tôi dùng cách thử hắn không chừng sẽ ra được manh mối.
Trầng Gia Cách gất đầu khen:
- Hay lắm!
Sau đó, Trần Gia Cách kề tai nói nhỏ với Từ Thiện Hoằng và cả hai bàn bạc với nhau một lúc khá lâu. Trời đã khuya mà chưa thấy Thạch Song Anh và Vệ Xuân Hoa đem tin tức về báo cáo. Ai nấy đều lo lắng phân vân.
Từ Thiện Hoằng nói:
- Xem điệu này, tôi chắc cả hai đã dò được tin tức của Văn tứ ca rồi. Sở dĩ họ chưa về là vì muốn kiểm điểm lại cho chắc chắn đó thôi. Chẳng có gì cho Tổng đà chủ và anh em phải lo lắng cả.
Vừa vào lều nghỉ ngơi được một lát thì nghe bên ngoài có tiếng bọn tiêu sư và bọn quan sai bị trói lại. Trần Gia Cách giao trách nhiệm cho Tưởng Tứ Căn và Từ Thiện Hoằng thay phiên nhau canh giữ. Chúng không có lều nên phải ở ngoài trời, bị gió sương nhuộm ướt làm cho rét chịu không thấu nên rên rỉ, run lên cầm cập.
Lúc đó mặt trăng đã lên giữa đầu. Từ Thiện Hoằng bèn gọi Tưởng Tứ Căn bảo đi nghỉ để chàng thay thế canh gác đám tù binh. Chàng đi tuần một vòng, không thấy gì khả nghi liền ngồi xuống đám cỏ xanh nghỉ chân, sát ngay một bên Tiền Chính Luân. Từ Thiệng Hoằng vô ý dẫm lên chân Tiền Chính Luân, ngay vết thương của hắn. Đau quá, Tiền Chính Luân bật người dậy hét lớn lên. Đang lúc hoang mang, Tiền Chính Luân nghe bên tai tiếng Từ Thiện Hoằng ngáy khẽ. Mỗi lúc, tiếng ngáy lại đều hơn, chứng tỏ chàng đang đánh một giấc say sưa ngon lành.
Tiền Chính Luân mừng thầm trong bụng, khẽ từ từ mở dây trói hai tay, hai chân của hắn ra. Sau một lúc cố gắng, hắn đã thành công, mở hết được dây trói. Nằm yên không cựa quậy, Tiền Chính Luân giả bộ mê man, nhưng vẫn để ý nghe ngóng động tịnh nơi Từ Thiện Hoằng. Nghe hơi thở Từ Thiện Hoằn mỗi lúc mội mạnh, Tiền Chính Luân biết là chàng ta đang ngủ say lắm.
Xé áo bó lại nơi gót chân bị trọng thương, Tiền Chính Luân lén ngồi dậy, lê từng bước một ra khỏi chỗ nằm, không phát ra một tiếng động nhỏ nào. Ra khỏi chỗ Từ Thiện Hoằng ngồi gác, Tiền Chính Luân đến một gốc cây cổ thụ có cột sẵn một con ngựa với đầy đủ yên cương.
Tiền Chính Luân khẽ từ từ tháo dây cương, phóng lên yên ngựa ra roi. Con chiến mã phóng như bay ra đường lộ.
Đi được một khúc, Tiền Chính Luân gò cương ngựa lại nghe ngóng. Bốn bề vắng vẻ, im phăng phắc, không có một tiếng độn nào. Tiền Chính Luân khấp khởi mừng trong lòng, rằng cuộc mạo hiểm thoát thân của hắn chẳng ai hay biết một tí gì. Hắn giục ngựa chạy đến chỗ chiếc xe mà Trương Siêu Trọng cho Ngô Quốc Đống nằm thế chỗ Văn Thái Lai theo kế
Kim Thiền Thoát Xác
chỉ còn là chiếc xe không vì ngựa đã được tháo ra rồi.
Đang khi ấy thì tại mấy chiếc lều, có một bóng người đi ra. Đó là Châu Ỷ. Nguyên nàng ngủ chung một lều với Lạc Băng và Tiêu Thanh Đồng. Cả hai người đều có tâm sự lo lắng cũng như phải chiến đấu cả ngày nên mệt quá, lăn ra mà ngủ. Chỉ có Châu Ỷ là trằn trọc mãi không ngủ được.
Cho đến nửa đêm, Châu Ỷ vừa chớp mắt thì nằm chiêm bao thấy mình bị rơi xuống một hố sâu vô cùng nguy hiểm. May thay, nàng được một chàng trai cứu nàng thoát nạn. Mà chàng trai ấy lại chẳng phải ai khác hơn là người mà nàng vẫn hàng ngày ghét cay ghét đắng: Từ Thiện Hoằng. Nhìn mình nằm trong vòng tay Từ Thiện Hoằng, Châu Ỷ vừa mắc cỡ kinh hãi còn hơn cả lúc mới gặp đại nạn. Nàng kêu lên một tiếng thất thanh thì vừa vặn là lúc nàng tỉnh cơn mộng thức giấc.
Giấc mộng kỳ quái ấy đánh thức Châu Ỷ dậy. Cùng lúc ấy, nàng nghe có tiếng ngựa bên ngoài nên khẽ vén mộ khoảng lều lên xem thử. Vừa nhìn thấy Tiền Chính Luân cỡi ngựa ra đường cái, Châu Ỷ chụp vội lấy cây đao ra khỏi lều rượt theo. Lo ngại Tiền Chính Luân chạy thoát, Châu Ỷ đã định tri hô lên. Nhưng chưa kịp mở miệng thì có một người rượt theo nắm nàng giữ lại ra dấu bảo đừng làm kinh động, nói thật khẽ:
- Châu cô nương, tôi đây mà! Cô không nhận ra được sao? Đừng nói lớn mà hư hết kế hoạch của tôi.
Khi nhận được người ấy là Từ Thiện Hoằng, Châu Ỷ chém xả xuống một đao. Từ Thiện Hoằng nhanh nhẹn chụp cổ tay nàng lại và giựt lấy thanh đao. Thẹn quá hóa giận, Châu Ỷ thoi ngay một quyền vào ngay bụng Từ Thiện Hoằng. Quyền đánh quá đột ngột khiến Từ Thiện Hoằng không sao tránh nổi liền la lên một tiếng, người lảo đảo suýt té.
Châu Ỷ như thấy hối hận bèn chạy tới đỡ cho Từ Thiện Hoằng khỏi ngã xuống, miệng nói như hờn như lẫy:
- Ai bảo anh bóp cổ tay tôi mà làm gì? Anh không thấy có người định tẩu thoát đó sao?
Từ Thiện Hoằng khẽ đáp:
- Đã bảo đừng lớn tiếng! Đó là kế của tôi.
Đoạn cả hai cùng nằm phục dưới đất để ý xem Tiền Chính Luân hành động như thế nào.
Từ Thiện Hoằng và Châu Ỷ thấy rõ Tiền Chính Luân như đang mò mẫm tìm kiếm và lấy ra một vật gì ở bên trong chiếc tù xa. Chỉ nghe
cắc cắc
hai tiếng, hình như hai phách gỗ đã đưọc kéo lại như cũ. Dưới ánh trăng, hai người thấy được đó là hai miếng ván. Tiền Chính Luân cất vật ấy vào mình rồi toan phóng lên yên ngựa phi nước đại.
Từ Thiện Hoằng vỗ nhẹ lên vai nàng một cái nói:
- Còn đợi gì nữa? Mau cùng tôi bắt hắn lại!
Châu Ỷ nghe nói liền búng mình một cái rươt theo. Thấy có người truy kích, Tiền Chính Luân thúc mạnh vào hông ngựa một cái, con tuấn mã đau quá phóng một cái đến mấy trượng. Châu Ỷ vận đề khí phóng mình thêm một cái đã theo kịp. Thấy Châu Ỷ đã đến sát ngay đàng sau, Tiền Chính Luân trên lưng ngựa phóng ngược trở lại một quyền.
Châu Ỷ biết hắn quyền của hắn chỉ là một thế hư để cho nàng bị phân tâm mà thừa cơ hội ấy tẩu thoát. Thế nhưng theo phản ứng tự nhiên, nàng vẫn khựng lại một cái. Thời gian nháy mắt ấy cũng đủ cho Tiền Chính Luân ra roi thúc ngựa phóng đi xa. Tiền Chính Luân lộ vẻ đắc ý cất tiếng cười ngạo nghễ. Nhưng tiếng cười chưa dứt thì hắn đã bị nhào xuống ngựa.
Châu Ỷ vừa mừng vừa sợ. Mừng vì kẻ gian đã bị bắt lại. Sợ là vì không hiểu lý do hắn bị nhào xuống ngựa là sao? Kẻ nào ra tay lẹ làng và kinh khủng như vậy? Theo nàng được biết thì Từ Thiện Hoằng có bản lãnh cao siêu thật nhưng không thể nào cao đến độ như vậy. Nàng nhảy đến giơ đao lên định bổ xuống kết liễu đời của tên tiêu sư gian ác man trá kia thì Từ Thiện Hoằng từ đâu phóng tới giữ chặt cán đao lại nói:
- Cô nương xin đừng giết hắn vội. Hãy lục xem hắn dấu cái gì ban nãy trong người hắn đã chứ!
Châu Ỷ khen phải, liền lục trong người Tiền Chính Luân, móc ra được hai miếng ván khi nãy. Xem cho kỷ thì không phải là hai miếng ván mà là một miếng da dê gấp đôi lại, hay nói cho đúng hơn là hai tấm bìa của một cuốn sách. Châu Ỷ mở cuốn sách ra. Dưới ánh trăng, cả Châu Ỷ lẫn Từ Thiện Hoằng thấy chữ viết trong cuốn sách ấy li ti, trông hết sức cổ quái, không làm sao nhận diện được hay đọc được một chữa nào.
Châu Ỷ nói với Từ Thiện Hoằng:
- Mấy người trong Hồng Hoa hội của anh có đọc được thứ chữ kỳ lạ này không, chứ còn tôi thì tôi xin chịu là... dốt! Chữ gì mà quái gở, lạ lùng thế này!
Thuận tay, Châu ỷ trao cuốn sách cho Từ Thiện Hoằng. Chàng cầm sácnh lật xem qua một lượt rồi mừng rỡ nói với Châu Ỷ:
- Công lao khó nhọc của cô nương đêm nay thật không uổng! Đây chính là bộ Khả Lan Kinh của người Duy! Thôi, chúng ta mau trở về trình báo cho Tổng đà chủ biết.
Cả hai định giải Tiền Chính Luân trở về chỗ cũ thì Trần Gia Cách cũng đang ở đầu kia đi lại. Trông thấy Trần Gia Cách, Châu Ỷ hỏi:
- Ủa này, Trần đại ca! Anh đang ngủ say mà sao biết được chuyện này mà đến đón chúng tôi như vậy?
Trầng Gia Cách chỉ mỉm cười mà không đáp. Từ Thiện Hoằng liền đưa bộ Khả Lan Kinh đóng lại giữa hai tấm da dê cho Trần Gia Cách xem. Trần Gai Cách xem xong liền nói:
- Đây là bộ Khả Lan Kinh gồm chín cuốn đóng chung lại. Người Duy xem đây là thánh vật, kính trọng vô cùng, coi như quốc bảo. Công cô nương lấy lại được bộ Khả Lan Kinh này, bọn ta mười mấy người cũng không sao sánh bằng.
Châu Ỷ nghe cả Từ Thiện Hoằng lẫn Trần Gia Cách khen ngợi mình thì sung sướng vô cùng, nhưng cũng e lệ nói một vài câu khiêm nhường.
Một lát sau, Châu Ỷ lên tiếng hỏi thăm Từ Thiện Hoằng:
- Anh còn bị đau ở bụng không?
Từ Thiện Hoằng đáp:
- Châu cô nương có nắm tay mạnh quá, đánh trúng tôi một cái tưỏng bể bụng mà chết rồi! May cho tôi có luyện được chút nội công nên chẳng đến nỗi chết vì tức bụng!
Châu Ỷ nói:
- Tại anh bóp cổ tay tôi trước chứ bộ! Bị bóp cổ tay cũng tê nhức chứ sung sướng gì đâu!
Quay qua nhìn Tiền Chính Luân, Châu Ỷ nói:
- Mi mau ngồi dậy mà đi theo ta vào chỗ cũ. Bộ tính nằm vạ ở đây chắc?
Vừa nói, Châu Ỷ vừa đá vào mông hắn và thích nhẹ mũi đao bàn ngay
bàn tọa
. Tiền Chính Luân vẫn nằm trơ trơ không đụng đậy.
Châu Ỷ giận quá hét lên:
- Mi toan làm làm trò gì vậy? Ta nào có chém giết mi đâu? Chẳng lẽ mi đòi chết thật hả?
Châu Ỷ lại tống cho hắn thêm một đạp nữa. Tiền Chính Luân vẫn nằm cứng đo như ngưòi chết.
Trần Gia Cách mỉm cười rồi đưa tay ra vỗ nhẹ vào bả vai Tiền Chính Luân nói:
- Thôi! Đứng dậy đi!
Tiền Chính Luân sau đó rên
hừ hự
vài tiếng rồi ráng chống tay đứng dậy.
Châu Ỷ chợt nhìn dưới đất thấy một vật tròng màu trắng như con cờ. Châu Ỷ bèn nhặt lên trao cho Trần Gia Cách mà nói rằng:
- Em hiểu ra rồi! Thì ra Trần đại ca dùng con cờ này làm ám khí điểm huyệt Tiền Chính Luân hèn chi hồi nãy hắn đang cười bỗng nhiên ngã nhào xuống ngựa nằm bất động.
Trần Gia Cách nói:
- Chúng tôi còn thua cô nương một bậc. Đang ngủ say mà cô nương nghe được tiếng động, biết có biến nên ra ngoài rượt theo Tiền Chính Luân. Rồi cũng nhờ cô khám phá ra hắn mò mẫm tìm kiếm bộ Khả Lan Kinh cất giấu vào mình định tẩu thoát. Tôi bất quá chỉ giúp cô nương một tay để bắt hắn lại, có gì gọi là tài?
Châu Ỷ nói:
- Nếu không có Trần đại ca ra tay thì hắn đã chạy thoát mất rồi, còn đâu!
Từ Thiện Hoằng nói:
- Đừng nên khiêm nhường! Tổng đà chủ nói phải đó! Công lao của cô nương nhiều hơn hết.
Châu Ỷ cao hứng nói:
- Cả ba người đều có công như nhau.
Từ Thiện Hoằng nói:
- Nhưng công lao của cô nương lớn hơn hết!
Như sực nhớ ra điều gi, Châu Ỷ nói:
- Mà anh đừng nói lại với thân phụ tôi là tôi đánh anh một quyền ngay bụng nghe?
Từ Thiện Hoằng cưòi nói:
- Có sao đâu? Nói chơi cho vui! Ăn nhằm gì?
Châu Ỷ làm mặt giận hờn:
- Không! Nếu anh mà nói thì từ rày tôi loại hẳn anh ra!
Từ Thiện Hoằng chỉ cười không đáp. Ba người liền đem Khả Lan Kinh, đồng thời dẫn Tiền Chính Luân đi đến trước lều của Mộc Trác Luân. Mấy người thuộc hạ canh gác liền vào thông báo. Mộc Trác Luân mặc áo chỉnh tề ra tận bên ngoài đón tiếp, mời cả ba người vào trong. Trần Gia Cách đem việc đoạt lại được bộ Khả Lan Kinh ra thuật lại rồi trao trả Mộc Trác Luân. Mộc Trác Luân hết sức vui mừng, lật từng trang xem xét cẩn thận thì quả là bộ kinh thật. Ông ta reo lên, sung sướng không thể nào mà tả được. Đám người Duy nghe nói đã lấy lại được thánh vật của dân tộc nên kéo nhau vào xem. Ai nấy đều vui mừng hớn hở.
Mộc Trác Luân kính cẩn mở tờ đầu trong Khả Lan Kinh ra đọc. Tất cả người Duy có mặt đều quỳ mọp dưới đất khấu đầu lễ bái để cảm tạ thần A Trấp của họ.
Cầu kinh xong, Mộc Trác Luân hướng về Trần Gia Cách nói:
- Thưa Trần tổng đà chủ, cái ân đức giúp chúng tôi lấy lại Khả Lan Kinh từ tay lũ gian ác sánh tựa trời cao đất dày, không biết bao giờ mới đền đáp được các vị. Chỉ ước mong một điều là từ nay, bất cứ lúc nào Hồng Hoa hội cần đến chúng tôi, chỉ cần cho biết thì cho dẫu phải vượt thiên sơn vạn thủy hay đi trên lửa, đạp trên than hồng, người Duy chúng tôi cũng chẳng bao giờ từ nan.
Trần Gia Cách cũng lễ phép đáp lễ. Mộc Trác Luân lại nói:
- Thưa Trần tổng đà chủ, sáng mai chúng tôi phải điều động anh em phụng thỉnh Khả Lan Kinh về xứ. Riêng hai đứa con của tôi là Tiêu A Y và Tiêu Thanh Đồng thì tôi tình nguyện để chúng lại đây dưới sự chỉ huy và dạy bảo của Tổng đà chủ. Đến khi nào Hồng Hoa hội cứu được Văn tứ gia thì chúng nó sẽ về sau. Nếu khi nào rảnh, xin Tổng đà chủ cùng các vị đương gia hãy ghé qua tệ quốc chơi để cho chúng tôi được tiếp đón, thì đó là một vinh hạnh lớn lao cho Duy tộc.
Trần Gia Cách trầm ngâm giây lát rồi nói:
- Việc thâu hồi Khả Lan Kinh là công lao của Châu cô nương. Chúng tôi lẽ đâu dám mạo nhận công lao của mình mà để quý vị phải bận tâm đến chuyện ân nghĩa. Đường về Duy Quốc xa xôi hiểm trở, biết đâu sẽ còn gặp nhiều gian nan. Theo tôi nghĩ, cả lệnh lang và lệnh ái nên cùng theo về một lượt để bảo vệ thánh vật cho chu toàn. Hảo ý Mộc lão anh hùng muốn lưu lệnh lang cùng lệnh ái ở lại giúp Hồng Hoa hội giải cứu Văn tứ ca tôi rất cảm kích nhưng rất sợ hai vị vất vả nhọc nhằn nên thành thử không dám nhận lời dạy bảo của các vị.
Trần Gia Cách nói ra câu này không ngờ làm cho cả ba cha con Mộc Trác Luân phật lòng. Chàng dùng lời khiêm nhượng theo lối xã giao bình thường, ngụ ý để Mộc Trác Luân nói thêm vài câu nữa sẽ nhận lời. Nhưng chàng chưa hiểu rõ rằng phong tục người Duy khác hẳn, hễ nghĩ sao thì nói vậy, và ai nói sao thì hiểu vậy.
Tiêu Thanh Đồng nét mặt hầm hầm gọi lớn:
- Gia gia!
Mộc Trác Luân như hiểu ý con gái, khẽ gật đầu nhè nhẹ rồi kéo nhau đi ngay lập tức trở về lều, không nói thêm nửa chữ.
Mọi người kéo nhau sang lều Mộc Trác Luân nói chuyện vui vẻ trước khi chia tay lên đường khi bình minh ló dạng. Vừa lúc ấy, Châu Trọng Anh đến, Từ Thiện Hoằng bèn lên tiếng:
- Lần này đoạt lại được Khả Lan Kinh, công lao của Châu cô nương rất lớn. Phải được ghi nhận là công đầu.
Châu Trọng Anh rất vui mừng hỏi thăm mọi chuyện. Từ Thiện Hoằng nhất nhất kể lại cho ông ta nghe. Rồi bất thình lình, Từ Thiện Hoằng hai tay ôm bụng khom xuống ra chiều đau đớn lắm miệng kêu lớn:
- Ối chao ôi! Sao mà nó đau thốn thế này!
Mọi người đều chú ý nhìn Từ Thiện Hoằng, không hiểu vì sao chàng lại bỗng dưng rên xiết.
Châu Ỷ thất sắc, bụng nghĩ thầm:
-
Lão quỷ này cố ý làm tuồng để tố cáo mình đánh trúng một quyền vào bụng của hắn đây mà!

Châu Trọng Anh thấy thế liền hỏi:
- Hiền điệt làm sao thế?
Từ Thiện Hoằng tinh quái khẽ liếc nhìn Châu Ỷ cười đáp:
- Tiểu điệt không sao cả. Chỉ hơi bị tức bụng một chút thôi.
Nhìn thấy mặt con gái mình nhăn nhó phụng phịu, Châu Trọng Anh cũng cười, đoán ra được phần nào câu chuyện...
Rạng sáng hôm sau, Mộc Trác Luân dẫn đám thuộc hạ người Duy đến từ biệt đám hào kiệt Hồng Hoa hội. Hai bên tình thâm, ý thiết, như quyến luyến nhau không nỡ rời tay, chuyện trò mãi cho đến giờ Ngọ, Mộc Trác Luân mới lên ngựa khởi hành. Đám hào kiệt Hồng Hoa hội theo chân đưa tiễn một đoạn đường khá dài. Trước khi chia tay, hai bên cùng nói với nhau những lời thân thiết hẹn ngày tái ngộ. Sau đó, Mộc Trác Luân dẫn đoàn người Duy nhắm hướng Tây mà đi.
Châu Ỷ nắm tay Tiêu Thanh Đồng lại nói với Trần Gia Cách:
- Chị này vừa đẹp, vừa vui tính, võ nghệ cũng cao cường. Người ta muốn để chị lại giúp các anh trong việc giải cứu Văn tứ ca, sao anh lại nỡ từ chối?
Trần Gia Cách chỉ biết thở dài, đứng trân trân mà không nói được lời nào.
Tiêu Thanh Đồng quay sang phía Châu Ỷ nói:
- Châu tỷ tỷ à! Trần công tử không bằng lòng cho em mạo hiểm cũng là do hảo ý chứ chẳng phải lẽ gì khác hơn đâu. Hơn nữa em xa nhà cũng đã khá lâu, chắc mẹ em mong mỏi nhiều lắm. Chị đừng ép em ở lại mà làm gì. Sau này nếu có duyên chúng ta sẽ gặp lại mà thôi.
Dứt lời, nàng đưa tay lên vẫy chào mọi người lần cuối rồi thúc ngựa phi nước đại. Châu Ỷ nhìn Trần Gia Cách nói:
- Đại ca không cầm chân chị ấy lại giúp sức chúng ta nên chị ấy buồn lắm. Anh không nhìn thấy nước mắt hai hàng của chị ấy sắp trào ra hay không? Thật là đi không nỡ, mà ở cũng không xong. Là phụ nữ em hiểu rõ lắm. Chị ấy trong lòng quyến luyến anh vô cùng. Người ta có lòng với anh mà anh lại hững hờ thật là không nên không phải chút nào. Em thấy mà bất mãn hộ cho chị ấy đó!
Trần Gia Cách nhìn theo bóng Tiêu Thanh Đồng mà cảm thấy ngậm ngùi, trầm ngâm không nói gì cả. Tiêu Thanh Đồng đi được một đoạn đường bỗng nhiên quay ngựa trở lại, bắt gặp Trần Gia Cách vẫn đứng yên bất động như có nhiều tâm sự mà không sao nói được. Nhìn thấy Tiêu Thanh Đồng lấy tay gọi mình, Trần Gia Cách như mê như loạn, không sao tự chủ được liền chạy vội đến bên nàng. Tiêu Thanh Đồng nhảy xuống ngựa. Hai người nhìn nhau ngây ngất một hồi lâu mà chẳng ai thốt được nên lời.
Tiêu Thanh Đồng định thần trở lại rồi nói với Trần Gia Cách rằng:
- Tánh mạng của em là do công tử cứu lại cho. Thánh vật của dân tộc em cũng nhờ công tử thâu hồi cho. Bất kể công tử đối với em tệ bạc ra sao, em cũng không bao giờ phụ lòng công tử đâu.
Dứt lời, Tiêu Thanh Đồng rút đoản kiếm đeo bên hông trao cho Trần Gia Cách nói:
- Đoản kiếm này là do thân phụ em tặng cho làm vật hộ thân. Theo lời thân phụ thì bên trong có một sự kiện vô cùng bí mật mà suốt mấy trăm năm nay chưa ai khám phá được. Ngày nay lâm biệt, hậu hội hữu kỳ, không có gì tặng nhau, em chỉ xin công tử nhận lấy thanh kiếm này làm kỷ niệm mà đừng từ chối. Công tử là người thông minh mẫn tiệp, ắt sẽ có ngày tìm được bí mật ẩn tàng trong đó.
Trần Gia Cách trịnh trọng đưa hai tay nhận lấy kiếm nói:
- Thanh kiếm này là một báu vật, đáng lý ra tôi không thể nhận lãnh. Nhưng nếu làm thế chẳng hóa ra phụ lòng cô nương lắm sao.
Cung kính bất như tuân mệnh
, tôi xin lãnh nhận và đa tạ hảo tâm của cô nương.
Nhìn mặt Trần Gia Cách, Tiêu Thanh Đồng ít nhiều cũng biết được chàng là người tình thâm nghĩa trọng và đoán được tâm sự của chàng một phần nào. Nàng cúi mặt thẹn thùng, xúc động nói:
- Em biết vì lẽ gì mà anh không bằng lòng để em ở lại giúp. Có lẽ vì hôm trước anh nhìn thấy em với
chàng thanh niên
kia như có tình ý với nhau. Chàng thanh niên đó là đồ đệ thân yêu nhất của Lục Phỉ Thanh tiền bối chứ chẳng phải ai xa lạ đâu. Nếu anh muốn biết chàng thanh niên ấy là người thế nào xin cứ hỏi thẳng Lục lão tiền bối sẽ rõ. Em chỉ là một cô gái quê mùa, không đủ lời lẽ để nói ra tất cả cho anh hiểu được. Thôi! Thời giờ gấp rút, em phải lên đường đây! Xin từ biệt anh nhé!
Dứt lời, Tiêu Thanh Đồng thúc mạnh vào hông con ngựa một cái. Con tuấn mã bốn vó phi như bay. Chỉ trong chốc lát, cả người lẫn ngựa đã biến mất trong cát bụi mù mịt.
Trần Gia Cách cầm thanh kiếm trên tay mà lòng ngơ ngẩn. Bóng Tiêu Thanh Đồng đã khuất, nhưng chàng vẫn đứng lặng im nhìn theo đám mụi mù. Phải một hồi lâu, Trần Gia Cách như mới trở về lại được với thực tại. Chàng lên ngựa quay đầu trở lại, rong cương đi từ từ chậm rãi. Mỗi bước chân ngựa như một nhịp tim đang đập mạnh trong lòng vị Tổng đà chủ tuổi trẻ tài cao tên Trần Gia Cách kia...
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Thư Kiếm Ân Cừu Lục.