• 358

Chương 21: Nhà họ Mễ


Số từ: 5009
Dịch: Trần Hữu Nùng
Nguồn: NXB Văn Học
Sau này tìm ra hài cốt của Nghê Phượng Anh, chưa quyết định được địa điểm an táng thì vợ chồng Nghê Bồi Trung đã đột ngột ra đi. Tin tức về việc tìm ra hài cốt Nghê Phượng Anh tuy được giữ kín, ngay tờ Tin chiều Tân Giang cũng chỉ lượm được chút ít thông tin, nhưng Đổng Bội Luân vẫn biết, vì từng bị Mễ Trị Văn làm hại nên chị rất quan tâm đến vụ án
ngón tay khăn máu
, gần như đọc hết các tư liệu bài viết vế loạt vụ án này. Ba mươi năm trước rất ít người đổi họ tên đương sự khi viết bài đưa tin về trị an, cho nên sau khi xảy ra thảm án về vợ chồng Nghê Bồi Trung chị liền nghĩ ngay đến Nghê Phượng Anh. Cảnh sát có thể bảo mật tin tức nhưng nhân gian thì không như thế. Đổng Bội Luân chẳng mất nhiều công sức đã tìm gặp được hai người con trai của vợ chồng Nghê Bồi Trung khi họ đến lo liệu đám tang, và nghe được tin động trời rằng đã tìm thấy hài cốt Nghê Phượng Anh!
Trong nghĩa trang Vạn Quốc, Đổng Bội Luân khẽ giải thích với Na Lan,
Đoàn thể Tiếng Lòng đứng ra trang trải toàn bộ phí tổn an táng, chúng tôi cũng đã hứa với cảnh sát và họ hàng nhà họ Nghê là sẽ giữ kín danh phận của Nghê Phượng Anh. Trước khi tìm ra hung thủ, bia mộ của cô ấy cứ đề là vô danh, và né tránh giới truyền thông. Hứa như thế thật không dễ, vì đoàn thể mới thành lập, chúng tôi rất cần quảng bá mọi hoạt động, cần giới truyền thông mở rộng tầm ảnh hưởng và tiếng nói của mình.
Na Lan khâm phục bản lĩnh của Đổng Bội Luân và Chu Trường Lộ. Nghĩa trang Vạn Quốc thường đóng cửa lúc 6 giờ chiều, tối nay họ đặc cách dành thêm chút thời gian cho Tiếng Lòng.
Cô hỏi,
Đã tổ chức lễ truy điệu cho Nghê Phượng Anh, sao còn phải giữ bí mật về danh phận cô ấy?

Đổng Bội Luân úp mở,
Ngoài khắc bia vô danh ra, lát nữa ông Chu phát biểu... thì em sẽ biết.

Na Lan nhìn quanh một lượt, hơn một trăm thành viên của Tiếng Lòng toàn là phụ nữ, chỉ có Chu Trường Lộ, Trần Ngọc Đống là hai nam giới. Na Lan thấy bất ngờ vì sự có mặt của Trần Ngọc Đống. Về sau cô mới biết là do Chu Trường Lộ mời. Có thể nói Trần Ngọc Đống, Đổng Bội Luân và Chu Trường Lộ là người quen cũ, khi xưa Mễ Trị Văn xâm hại Đổng Bội Luân rồi bị bắt, lão lập tức bị thẩm vấn coi như nghi phạm của vụ án
ngón tay khăn máu
thì Trần Ngọc Đống cũng tham gia điều tra, đã gặp nói chuyện với Đổng Bội Luân, cũng từng tiếp xúc với Trần Ngọc Đống. Về sau chính Trần Ngọc Đống lại hỗ trợ Đổng Bội Luân tìm hiểu vụ án
ngón tay khăn máu
. Cách đây mấy hôm Na Lan gặp nạn, Trần Ngọc Đống xuất hiện ở phòng cấp cứu cũng gặp Chu Trường Lộ.
Các vụ án bạo lực làm cho xã hội thu gọn lại.
Tay mọi người đều cầm cốc thủy tinh bên trong đặt một cây nến, những ngọn lửa nhỏ vàng hoe chập chờn lay động. Có tiếng nói,
Quý vị yên lặng! Giám đốc Chu sẽ phát biểu về hoạt động hôm nay.

Chu Trường Lộ nói,
Tối nay chúng ta có mặt ở đây vì một nạn nhân và cũng vì cả chúng ta, những người may mắn còn sống. Tôi sẽ không nói nhiều, không dài dòng chỉ xin mở đầu vài câu, mong quý vị phát biểu cởi mở nỗi lòng và những cảm nhận của mình.
Giọng ông không vang nhưng thu hút được sự chú ý của đám đông.
Cô gái nằm dưới tấm bia này, ngày trước cũng như rất nhiều người chúng ta, đã từng bị ngược đãi tàn nhẫn, rồi lại bị giết hại một cách dã man. Cuộc sống và cái chết của cô đều phản ánh một khía cạnh hết sức xấu xa của nhân tính, thấp kém hơn cả động vật. Khi còn sống và khi chết, cô đều là một nạn nhân.

Na Lan bỗng cảm thấy bất an, tại sao Tiếng Lòng lại biết Nghê Phượng Anh khi còn sống cũng là một nạn nhân của bạo lực gia đình?
Hình như đoán ra sự nghi hoặc của Na Lan, Đổng Bội Luân khẽ bấm vào tay cô rồi trỏ một bóng người đứng xa xa trong ánh sáng của những ngọn nến. Mạc Lệ Nhã!
Chu Trường Lộ nói tiếp,
Chúng ta ít nhiều cũng từng là người bị hại. Chị gái tôi là một phụ nữ luôn có nụ cười tươi vui, rồi đi lấy chồng - một kẻ luôn thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ bất cứ lúc nào, chị ấy nhẫn nhịn. Cho rằng anh ta thô bạo chỉ là tạm thời mất kiểm soát, rồi anh ta sẽ khá lên. Khi tôi hỏi chị về các vết thương khắp người, chị chỉ lắc đầu nói là mình lỡ bị va đập. Chị tôi nhẫn nhịn một, hai, ba năm... cuối cùng chị tôi biến mất, người chồng cũng biến mất. Khi chị biến mất, và không bao giờ tôi gặp chị nữa, tôi mới được hàng xóm của chị cho biết, chị thường xuyên bị đánh đập, trước khi mất tích, hai vợ chồng có lớn tiếng cãi cọ tranh chấp, nhưng quen nghe tiếng khóc lóc của chị nên chẳng ai lấy làm lạ nữa.
Chu Trường Lộ nghẹn ngào.
Khắp nhà bê bết máu chị tôi, cảnh sát lập tức ra lệnh truy nã nghi phạm chính, là chồng chị, nhưng bao năm nay không tìm thấy hắn. Xác chị tôi vẫn bặt tăm.
Chu Trường Lộ nói trong tiếng khóc nấc cố nén. Na Lan nhận ra ông không hề dùng từ
anh rể tôi
để gọi người chồng của chị mình - kẻ đã giết chị.

Người nằm dưới bia mộ này hôm nay là một cô gái chúng ta không hề quen biết, cô ấy mất tích ngay trước mắt bạn bè người thân, rồi nhiều năm sau mới tìm thấy hài cốt. Chúng ta không biết chi tiết vụ việc nhưng có thể khẳng định một điều, cô ấy bị giết hại rất tàn khốc. Hài cốt cô ấy xuất hiện, nhắc nhở chúng ta rằng bạo lực đối với phụ nữ xảy ra hết năm này sang năm khác, bạo lực gia đình, bạo lực tình dục, gây thương tích, sát hại... vẫn ngang nhiên tồn tại trong thời đại gọi là văn minh tiến hóa của chúng ta. Hình như hài cốt của cô ấy đang hỏi chúng ta câu này, đối mặt với bạo lực không ngớt như thế, phụ nữ chúng ta nên làm gì? Tiếp tục im lặng ráng chịu, dung túng cho cái ác hay là phải tranh đấu? Bao năm qua tôi thường nghĩ, dù tôi gắng làm một bác sĩ tài giỏi, làm việc quên mình thì cũng không thể chữa trị tất cả thương tổn cho mọi người bị hại. Chỉ có phụ nữ tự đứng lên liên kết hỗ trợ động viên nhau thì mới có cơ hội chống lại những thế lực tàn bạo đè nén phụ nữ. Chị tôi bị hại đến giờ vẫn chưa tìm thấy xác, hồi đó nhà chúng tôi nghèo nên chỉ có thể làm theo tập quán của dân thôn núi Huệ Sơn, đắp một nấm mồ tượng trưng chôn vài thứ mũ áo của chị trong một cái hang trên núi. Chúng ta có thể hình dung còn vô số phụ nữ bị hại, câu chuyện của họ bị chìm trong lịch sử và biến động xã hội, bị cuộc sống vất vả bận rộn lãng quên. Hôm nay chúng ta làm lễ truy điệu cô gái này, cũng nhằm nói với toàn xã hội rằng chúng ta quyết không khuất phục trước cái ác, chúng ta như một gia đình cùng chia sẽ nỗi đắng cay đau khổ của nạn nhân. Nhất định sẽ có ngày sức mạnh của tiếng nói và tình đoàn kết một lòng của chúng ta sẽ đè bẹp mọi tội ác.

Không vỗ tay, vỗ tay lúc này là thừa và giả tạo. Chỉ có tiếng khóc thút thít, và gật đầu tin tưởng.
Một số phụ nữ lần lượt phát biểu. Nỗi bi phẫn lan tỏa trong khu nghĩa trang dưới màn đêm.
Kết thúc nghi lễ, Na Lan nói với ông Chu Trường Lộ,
Cháu đã hiểu tại sao chú với cô Đổng Bội Luân lại cùng bảo lãnh cho Mễ Trị Văn được ra ngoài điều trị.

Ông nhìn sang Đổng Bội Luân, nói,
Từ lâu tôi có nghe nói cháu rất tinh ý thấu hiểu lòng người.


Đâu có? Nghe chú phát biểu cháu mới hiểu ra, chú cũng như cô Đổng Bội Luân đều đoán rằng Mễ Trị Văn có thể liên quan đến vụ án ‘ngón tay khăn máu’, và muốn thông qua lão để tìm ra sự thật đằng sau việc các cô gái mất tích hoặc bị hại.

Chu Trường Lộ gật đầu,
Cháu đoán đúng. Tôi nói thật, khi nghe nói thông qua Mễ Trị Văn mà tìm được xác nạn nhân vụ án ‘ngón tay khăn máu’, người tôi bủn rủn kinh hãi.

Na Lan hiều cả, cô cũng gật đầu.
Chu Trường Lộ tiếp tục,
Các chuyện khác tôi không có quyền phát ngôn, nhưng tôi biết tình trạng của Mễ Trị Văn... Có thể là vài tháng, thậm chí chỉ vài tuần nữa thì lão phải xuống địa ngục trình diện. Về lịch sử phạm tội, lão chưa gây án nhiều lần, nếu lão chỉ biết về vụ án ‘ngón tay khăn máu’, tức là hung thủ đích thực vẫn đang nấp ở đâu đó cười khẩy nhìn chúng ta và chờ cơ hội để lại gây án. Chúng ta phải ngăn chặn để không có ai bị hại nữa. Muốn làm được thế, chúng ta đành trông chờ vào sự hợp tác của lão thì thực tế hơn.

Na Lan lại gật đầu, rồi quay sang chỗ Đổng Bội Luân, cúi xuống nói rất khẽ,
Chắc cảm giác của cô rất mâu thuẫn. Cô mong sao Mễ Trị Văn đúng là hung thủ tội ác đầy mình, như thế đơn giản hơn. Đồng thời thâm tâm cô lại không cho lão là hung thủ. Mễ Trị Văn cô từng yêu mến năm nào, tuy hơi bí hiểm nhưng lại rất trang nhã lịch sự, tài hoa ấy không thể là kẻ gây ra các vụ án ‘ngón tay khăn máu’ kinh khủng như vậy.

Dẫu trời đang tối, ánh nến chỉ lờ mờ, nhưng vẫn có thể thấy rõ sắc mặt Đổng Bội Luân bỗng thay đổi hẳn. Không phải vẻ mặt mơ hồ khó hiểu, mà là vẻ mặt của người bị đi guốc vào bụng.

Em giàu trí tưởng tượng đấy!
Đổng Bội Luân cố đưa ra một câu không đến nỗi nóng nảy.

Những nạn nhân bị lão xâm hại, kể cả cô, đều thuộc mẫu người ưa nghệ thuật, theo đuổi tình cảm, coi trọng tinh thần. Mễ Trị Văn tuy chưa được coi là hạng điển trai sáng ngời nhưng lại có biệt tài về nghệ thuật, dù hơi có tuổi thì vẫn khiến cho các cô gái cảm thấy tin cậy. Giống như tình yêu đối với một bậc thầy. Nhưng khi phụ nữ thể hiện rõ tình cảm thân thiết thì lão lại để lộ chân tướng gớm ghiếc của lão. Có điều, lão...
Na Lan lúng túng chưa biết nói sao để không đến nỗi làm cho Đổng Bội Luân bị tổn thương nặng nề. Cô định nói, Mễ Trị Văn gây án đều không làm đến cùng, luôn ở mức
bất thành
, Đổng Bội Luân chỉ là nạn nhân bị trọng thương mà thôi.
Đổng Bội Luân
đỡ lời
Na Lan,
Em định nói là hình như lão gây án đều không thành công lắm, đều chưa đẩy chúng tôi vào chỗ chết chứ gì?


So với các vụ ‘ngón tay khăn máu’ thì hơi khác.
Na Lan khẽ thở dài.
Đổng Bội Luân lạnh lùng hỏi,
Em còn nhớ lần trước hỏi tôi ‘Mễ Trị Văn có thể là hung thủ các vụ án ‘ngón tay khăn máu’ không’, tôi đã trả lời ra sao chứ?


Nếu có cơ hội thoát khỏi sự trừng phạt của bệnh tật, trốn khỏi nhà tù, thì việc đầu tiên Mễ Trị Văn làm là tìm đến cô, để tiếp tục làm cái chuyện lão chưa hoàn tất trong đêm hôm đó...


Cảm ơn em vẫn nhớ được. Nếu hôm nay em hỏi lại, tôi vẫn trả lời như vậy.

Na Lan bỗng rùng mình.
Tuy các suy đoán không được Đổng Bội Luân khẳng định rực tiếp, Na Lan vẫn cho rằng mình đang đi đúng hướng. Từ miêu tả về quá khứ của Mễ Trị Văn cho đến hồi tưởng của bà mẹ Vu Ninh, rồi vẻ mặt kinh ngạc của Đổng Bội Luân, một phác họa đang dần hiện rõ, các cô gái yêu thích âm nhạc cổ truyền bị hấp dẫn bởi tài lẻ của Mễ Trị Văn và bộc lội tình cảm mến mộ, sau đó bị Mễ Trị Văn làm hại. Lão là một cô hồn không thân thích không bè bạn, biển người thì mênh mông, các cô gái bị lão cưỡng bức là số rất ít người tiếp cận lão. Điều này lại chứng tỏ lão vốn dĩ sợ tiếp xúc thân mật, nhất là tiếp cận về tình cảm.
Vì những người ngày xưa gần gũi lão về tình cảm đều làm hại lão.
Nếu là một kẻ quá đau đớn thất tình, rối trả thù người khác giới, thì hành vi của họ không khó dự đoán, họ thường gạ gẫm để được việc rồi phủi tay, chiếm đoạt thân xác người ta xong rồi vứt bỏ, chứ không hay tiến hóa thành bạo lực xâm hại như kiểu Mễ Trị Văn. Nếu Na Lan suy đoán đúng, thì việc Mễ Trị Văn bị hại từ sớm là rất nặng nề, đến nỗi nửa đêm là phải lủi ra hố sâu để hành hạ động vật cho hả dạ, và nhiều năm sau tiếp tục trả đũa các cô gái tiếp cận lão.
Cái từ then chốt là sớm.
Sớm bị tổn thương, thường thấm thía nhớ lâu.
Sớm bị người thân cận bạo hành làm hại, lớn lên sẽ bạo hành với người thân cận.
Điều này có thể giúp lý giải các vụ cưỡng bức dâm bất thành. Nhưng giải thích ra sao về các vụ
ngón tay khăn máu
?
Với nhiều vụ án cưỡng dâm xong xuôi, nhiều vụ án bắt cóc giết người, thì sẽ giải thích ra sao?
Bắt đầu từ sự suy đoán bên trên, rồi đi sâu hơn. Giả sử suy đoán này là đúng, thì Mễ Trị Văn hồi niên thiếu đã bị người thân làm hại, anh ta phải đục thủng tường, trốn ra ngoài ngôi nhà ngục tù ấy nhưng lại không thể bỏ đi hẳn. Thế thì, kẻ gây nên tội ban đâu chỉ có thể là người nhà.
Cha mẹ Mễ Trị Văn.
Hôm nay, ngày cuối tuần trong một mùa xuân uể oải, sau mấy ngày sương mù khủng bố, mặt trời đã hiện ra, dân chúng liền hớn hở nhẹ nhõm, thậm chí không buồn tháo khẩu trang, cứ thế ào ra khỏi nhà đi chơi, đi mua sắm. Đại học Giang Kinh cũng không ngoại lệ, từ sáng sớm, các đôi nam nữ, các chàng trai cô gái ăn mặc sặc sỡ đã tràn ra kín khu Văn Viên rộng đến 12 héc ta, chưa đến 12 giờ trưa họ đã đi khắc thành phố tô điểm cho sắc xuân vừa quay trở lại.
Na Lan ngưỡng mộ ngắm nhìn phong cảnh bên ngoài và những bóng người vui vẻ dưới nắng xuân, khẽ thở dài, cầm di động lên định gọi cho Sở Hoài Sơn thì nhận ra hai tin nhắn của anh ta gửi đến.
Là hai cái tên. Mễ Trị Huân, Mễ Dũng Liên.
Cô nhắn lại: Là người vốn ở thôn Mễ Gia?
Sở Hoài Sơn: Đúng.
Na Lan: Tìm họ như thế nào? Địa chỉ?
Sở Hoài Sơn nhanh chóng nhắn hai địa chỉ đến.
Bỗng có người gõ cửa kí túc xá.

Tôi, Trần Ngọc Đống đây!

Na Lan mở cửa, ngạc nhiên nhìn người đàn ông. Trần Ngọc Đống không định bước vào, nên nói luôn,
Nào, chúng ta đi tìm một người.


Ai ạ?


Dọc đường tôi sẽ nói.
Ông đã quay người bước đi.
Na Lan hào hứng,
Vừa khéo, cháu cũng đang định đi tìm người. Có lẽ hai chú cháu cùng đường cũng nên.

Trần Ngọc Đống mở sổ tay. Quả nhiên, địa chỉ ông ghi cũng trùng với địa chỉ trong mẩu tin nhắn. Đó là nơi ở của một ông già tên là Mễ Dũng Liên.
Trên xe buýt, Na Lan hỏi Trần Ngọc Đống,
Sở Hoài Sơn liên lạc với chú à?


Không. Sao nào?


Khéo quá! Chú và anh ta thần giao cách cảm thì phải? Sau khi xác định được Mễ Trị Văn là sản vật của thôn Mễ Lung thì chú và anh ấy cùng đi tìm người cũ của thôn, và cùng tìm đến ông Mễ Dũng Liên này.
Na Lan giải thích.
Trần Ngọc Đống
Thế à?
Rồi nói,
Không chỉ một người, tôi còn tìm thấy một người nữa tên là Mễ Trị Huân.


Sở Hoài Sơn cũng nhắc đến. Có cần đi gặp người này không?


Cứ gặp Mễ Dũng Liên trước đã. Mễ Trị Huân kém Mễ Trị Văn hai tuổi, họ cùng trang lứa, chắc ông ta không nhớ nhiều về thôn Mễ Lung và cha mẹ của Mễ Trị Văn. Mễ Dũng Liên là thế hệ trên Mễ Trị Văn, năm nay đã 80 tuổi, hẳn ông ta hiểu rõ các chuyện ở thôn Mễ Lung.

Na Lan hỏi,
Sao chú tìm ra họ?
Cô đoán Sở Hoài Sơn không ra khỏi nhà nhưng anh ta hay tìm trên mạng, thư viện... cộng với các chiêu lạ của mình, còn Trần Ngọc Đống thì dùng cách truyền thống.

Quả là không dễ. Thoạt đầu tôi nghĩ họ Mễ ở Giang Kinh và vùng lân cận không nhiều, bèn nhờ một học trò đang làm ở Phòng Hộ tịch thành phố tìm giúp. Cô ta lọc ra hơn bốn mươi người. Tiếp tục sàng sẩy, lựa những người phù hợp, tức là độ tuổi trên 50, được 16 người. Sau đó tôi nảy ra sáng kiến, đến Phòng Hồ sơ, tra cứu danh sách dân chúng di dời sau khi dốc Mễ Lung trở thành di tích khảo cổ trọng điểm.

Na Lan đã hiểu ra, mỉm cười,
Xem ra, thôn Mễ Lung có di nhưng không dời!
Cái thôn bỏ hoang ấy không có tiềm lực khai thác thành nhà ở để bán, nên nó đã thoát khỏi vận hạn bị giải phóng mặt bằng.
Nghe nói dân chúng đều chuyển vào thành phố Giang Kinh.


Đúng thế. Và họ rời đến thành một cụm tập trung, 19 hộ họ Mễ chuyển đến ba tòa nhà lớn ở khu Tân Giang, thuộc khu tập thể Sở Dân chính, Sở Y tế và Sở Thủy điện. Sau hơn ba mươi năm, già nửa số hộ họ Mễ đã chuyển đi, một số người cao tuổi đã qua đời. Xem xét các hộ ở ba tòa nhà và đối chiếu hộ tịch, chứng minh thư phù hợp với Mễ Trị Văn, thì chỉ còn hai người là Mễ Dũng Liên và Mễ Trị Huân.


Gia đình Mễ Trị Văn thì sao?

Trần Ngọc Đống lắc đầu,
Không có bất kì ghi chép nào về Mễ Trị Văn. Quản lý hộ tịch ngày xưa chưa có máy tính, nên cũng thường thất lạc tài liệu. Chứng minh thư lúc bị bắt của Mễ Trị Văn là đồ giả.

Na Lan kinh ngạc,
Thế thì... rất có thể lão không phải là Mễ Trị Văn?!


Có thể.
Trần Ngọc Đống cười nhạt.
Chứng minh thư giả, họ tên cũng có thể là giả, nhưng hồ sơ bệnh án thì là thật, cháu cũng nhìn thấy rồi. Lão vào nhà đá nhiều lần, song vào bệnh viện còn nhiều hơn, cho nên hồ sơ y tế rất đầy đủ. Nếu là tên giả, thì cũng tức là mấy chục năm qua lão đều dùng tên giả này.

Nhà Mễ Dũng Liên ở gần khu tập thể cũ của Sở Y tế, gồm hai gian liền kề rộng chừng 60 mét vuông. Trần Ngọc Đống bước vào và nói rõ mục đích thăm viếng, câu đầu tiên Mễ Dũng Liên bật ra là,
Ngần ấy năm rồi, sao bây giờ các vị mới tìm đến tôi?

Trần Ngọc Đống hỏi thăm tuổi, ông già nói mình đã 83. Vóc người ông gầy mảnh, lại chịu khó tập dưỡng sinh nên trông chỉ như gần 70 tuổi. Nhà ông nuôi đủ thứ chi cảnh, cá vàng... trên bàn trải tấm giấy với hình vẽ dang dở, thoáng nhìn hình như là vẽ con ngỗng béo. Ông cho biết bà vợ sang câu lạc bộ người cao tuổi chơi mạt chược, và định pha trà mời khách.
Trần Ngọc Đống nói,
Bác đừng bày vẽ. Chúng tôi chỉ nói ít phút rồi đi ngay. Bác định liên lạc với công an từ khi nào?


Khoảng 13 năm trước.
Ông Mễ Dũng Liên nghiêng đầu nghĩ ngợi,
Có lẽ cách đây 12 hoặc 13 năm. Già rồi, năm này năm nọ không nhớ rõ được nữa. Nhưng đó là một lần Mễ Trị Văn giở trò lưu manh rồi bị bắt.
Xem ra, ông biết Mễ Trị Văn là kẻ phạm tội nhiều lần.
Trần Ngọc Đống hỏi,
Sao hồi đó bác không tìm chúng tôi?


Đến gặp các anh thì tôi biết nói gì nhỉ? Tôi quen thằng nhãi lưu manh ấy, đúng là ‘phúc ba đời!’
Ông ngồi xuống cái ghế mây.
Na Lan mỉm cười,
Chắc lần trước gặp nhau, Mễ Trị Văn mới chỉ là một đứa trẻ con, nên ông vẫn quen gọi là thằng nhãi lưu manh! Bây giờ Mễ Trị Văn gần 60 rồi.

Ông già hơi kinh ngạc,
Phải đấy! Đúng, đúng là đã rất nhiều năm. Thực ra tôi vẫn đợi các vị đến tìm, tôi sẽ kể cho các vị nghe... thằng nhãi ấy đến nông nỗi như ngày nay, không ai ngờ và cũng không ai lấy làm lạ cả.

Na Lan biết, một tội phạm cưỡng dâm chưa
xong việc
như Mễ Trị Văn thì công an chưa cần đi sâu tìm hiểu kĩ làm gì. Nếu Mễ Trị Văn không ngỏ ý muốn gặp cô, không chủ động nói là có liên quan đến vụ án
ngón tay khăn máu
thì quá khứ quái dị thời niên thiếu của lão không khui ra.
Trần Ngọc Đống nhắc,
Mong bác gợi mở cho chúng tôi.


Tại sao nói không ai ngờ hắn lại biến thành như ngày nay? Nói thật lòng, con người đi ra từ thôn Mễ Gia không nên biến thành như thế! Mễ Gia ở nơi khác tôi không biết nhưng Mễ Gia ở Giang Kinh chúng tôi tuy chỉ làm nghề nông và cũng buôn bán nhỏ nhưng tự cổ chí kim việc dạy dỗ con cháu luôn rất chú ý cả đức lẫn tài. Cha Mễ Trị Văn là Mễ Trị Huân, thầy giáo trường trung học của xã, hiểu biết và đạo đức, cầm kì thi họa đều giỏi. Mẹ hắn là Hoàng Tuệ Trân, sắc nước hương trời, hạt nhân văn nghệ từ xã lên đến huyện, hát hay múa đẹp, có tài diễn kịch nói.

Cây bút vô hình trong óc Na Lan bắt đầu đặc tả, Mễ Trị Văn kế thừa năng khiếu văn nghệ của cha mẹ, ham học sách, những biểu hiện gần đây khi nằm trên giường bệnh giống như một diễn viên non nớt nhưng muốn bước vào cánh cửa lớn của khoa Biểu diễn Học viện Kịch nghệ và Học viện Điện ảnh Trung Quốc.
Ông già Mễ Dũng Liên nói,
Tại sao lại nói không lấy làm lạ? Ai cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ gia đình Mễ Trị Văn. Tôi kém cha hắn 2 tuổi, dịp Tết một năm nọ tôi nhìn thấy cả nhà họ ba người đứng ở cổng nhà chụp ảnh, như cô em tôi thường nói thì, tôi thèm rỏ dãi ra! Nhưng gia đình họ có chút vấn đề, Mễ Trị Huân là ông giáo trường trung học xã, trường cách thôn mười mấy cây số, ông ta đạp xe đi về, đôi khi muộn quá ngủ luôn ở trường không về nhà nữa. Hoàng Tuệ Trân thi thoảng phải lên xã thậm chí lên huyện vào buổi tối để tập tiết mục văn nghệ, nên phải đem theo cả Mễ Trị Văn. Thành thử sinh hoạt nhà ấy khá lộn xộn. Có lần tôi đã khuyên nên chuyển hẳn lên thị trấn mà ở, vừa gần trường vừa gần nơi tập văn nghệ... nhưng hộ khẩu khó làm, kinh tế cũng bí, nên ruốt cuộc họ cũng không thể đi khỏi cái thôn Mễ Lung.
Ông già thở dài.
Hai vị khách không nói gì, biết rằng câu chuyện vẫn còn tiếp tục.

Mễ Trị Văn giống bà mẹ, trông rất trắng trẻo tuấn tú nhưng thể lực không tốt, gầy nhẳng da bọc xương, lại mắc bệnh co giật, thinh thoảng ngã lăn ra sùi bọt mép ngất xỉu. Chắc là vì thế mà hồi bé nó rất ít nói, ít cùng bọn trẻ nô đùa hay chạy như điên trên dốc. Nhưng nghe nói ở trường nó học rất giỏi.

Na Lan chợt hỏi,
Thể lực kém, không hòa nhập, liệu có phải cậu ta bị bọn trẻ bắt nạt không?

Ông già đăm chiêu,
Điều này thì không nghe nói đến. Thôn chúng tôi nhỏ, cùng với ba thôn khác, có chung một trường tiểu học, lũ trẻ đều quen nhau cả. Hồi đó con người thuần phác, không nghe nói có ai bắt nạt nó.

Chứng tỏ tính cách hung bạo của Mễ Trị Văn là do gia đình không hài hòa tạo nên, phải thế không? Dù cha mẹ loạc choạc tách biệt, đâu đến nỗi tạo thành tổn thương nghiêm trọng cho con cái?

Đại khái là khi Mễ Trị Văn hiểu biết sự việc thì mâu thuẫn giữa cha mẹ trở nên gay gắt, hai vợ chồng cứ lủng củng với nhau mãi, rồi đến một hôm Hoàng Tuệ Trân ra đi, bỏ lại chồng con, đi hẳn.

Tất cả im lặng, chỉ còn tiếng con oanh vàng trong lồng chích chích mấy tiếng.
Na Lan lặp lại,
Đi? Chủ động bỏ đi?

Mễ Dũng Liên nói,
Hoàng Tuệ Trân bắt rể ở chốn văn nghệ, dù chỉ là đoàn văn công huyện, nhưng hình như cũng dính chuyện dan díu nam nữ, cô ấy có nhan sắc, dù đã có con nhưng vẫn xinh tươi như gái 18, hẳn phải có khối kẻ thèm rỏ dãi, đoán rằng họ đều là những kẻ có nanh có mỏ ở huyện. trước khi cô ta bỏ đi, từng có chiếc xe Jeep đưa cô ta về thôn, nghe nói là một xếp trên huyện. Thấy không, cái chuyện mèo mả gà đồng có từ năm sáu chục năm trước! Các vị nói xem, một phụ nữ như thế lại bỏ chồng con, bỏ quê cha đất tổ, thì có kì lạ không? Cho nên, tất nhiên là chủ động ra đi, đem theo cái xắc du lịch và một số áo quần và đồ trang sức. Thời đó rất hiếm chuyện bắt cóc giết người!


Bà ấy đi đâu?
Na Lan hỏi. Gia đình không tình thương, cha mẹ bất hòa, đêm khuya trốn ra ngoài, cái hố sâu, sát hại động vật, xả giận...

Chịu không biết, không ai biết. Dân thôn chúng tôi đều đoán chắc là có vị sếp to bố trí cho cô ấy ra thành phố lớn. Cha của Mễ Trị Văn từng lồng lên đi tìm một thời gian, dân thôn cũng giúp nghe ngóng khắp nơi, nhưng sau khi ông ta chết thì không ai để ý đến cái chuyện đó nữa.

Trần Ngọc Đống xen vào,
Mễ Trị Huân chết? Chết như thế nào?


Sau khi vợ bỏ đi, ông ta phải đạp xe về nhà hằng ngày để chăm sóc Mễ Trị Văn. Rồi một tối đang trên đường đi thì bị chiếc xe vận tải khí tài quân sự đâm chết.

Na Lan lẩm bẩm,
Thế là Mễ Trị Văn thành trẻ mồ côi.

Ông già nhận xét,
Một gia đình đang yên lành rồi thành ra tan tác, con cái tốt đẹp sao được?

Trần Ngọc Đống nói,
Hồi đó nếu cha mẹ đều mất, lại không có ông bà họ hàng nuôi nấng, thì trẻ con phải vào trại mồ côi.

Ông già lại thở dài,
Trên huyện không có trại mồ côi, hồi đó chỉ thành phố Giang Kinh mới có. Cho nên Mễ Trị Văn là người đầu tiên ở thôn Mễ Lung được về thành phố.

Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Tơ Đồng Rỏ Máu.