• 352

Chương 25: Minh Phượng


Số từ: 2976
Dịch: Trần Hữu Nùng
Nguồn: NXB Văn Học
Na Lan nói,
Em vẫn phải gặp Mễ Trị Văn.


Trước mắt, cô tạm thời không gặp lão được.


Giám đốc Chu nói thể lực của em không vấn đề gì...


Không phải vì thế. Mà là chiều nay Mễ Trị Văn bỗng bị ngất, vừa nãy anh đã tạt sang đó lão vẫn chưa tỉnh. Giám đốc Chu đã bố trí người quan sát, hiện giờ lão mới tạm ổn.

Na Lan hậm hực nói,
Biết chọn đúng lúc để ngất thật!
Đồng thời cô cũng nghĩ, Mễ Trị Văn có thể từ giã cõi đời bất cứ lúc nào, nếu sự việc còn đúng như lão nói
vụ án ngón tay khăn máu sẽ còn tiếp diễn
, nếu lão chết thì sẽ là mất hết mọi manh mối? Hoặc là, lão vẫn đang bỡn cợt người ta, chính lão là hung thủ, vậy nên mong lão chết sớm hay nên mong lão được kéo dài sự sống?
Ba Du Sinh trầm ngâm. Na Lan ngẩng nhìn anh, biết anh đang do dự định nói gì đó. Bèn hỏi,
Lẽ nào... lão đã đoán trước hôm nay em tìm thấy hài cốt của Quan Tinh?


Chắc thế. Cho nên trước khi ngất, lão đã để lại cho cô một chữ mới.

Na Lan thấy toàn thân ớn lạnh, đầu lại ngâm ngẩm.
Một chữ mới. Tức là một bộ hài cốt.
Chỉ cô mới có thể tìm thấy.
Cô lẩm bẩm,
Bao giờ lão mới chịu thôi?
Cô nhìn Ba Du Sinh,
Anh đưa cho em xem đi!

Ba Du Sinh lắc đầu,
Đừng nói cô chưa khỏe, mà dù đã khỏe trở lại thì anh cũng không muốn cô sa lầy vào vụ án vô tận này nữa. Anh đã đề nghị cấp trên đưa anh trở lại tham gia khám phá, với tư cách hỗ trợ cũng được, cậu Kim Thạc vẫn là chỉ huy.

Ba Du Sinh sẽ chỉ là nhân viên của Kim Thạc. Na Lan nói,
Chỉ em mới giải được cái chữ kia.

Ba Du Sinh,
Anh cũng phải có trách nhiệm với sự an toàn và sức khỏe của cô.


Vụ án này kết thúc thì em mới an toàn và khỏe mạnh được. Anh nghĩ mà xem, dù có phải Mễ Trị Văn làm hay không, nhưng nếu lại xảy ra án mạng thì áp lực sẽ ra sao? Em có thể yên tâm được không?

Ba Du Sinh im lặng rất lâu, rồi mới nói,
Anh nhận ra một điều, kể từ khi gặp Mễ Trị Văn, có cảm giác...
Anh lựa chọn từ ngữ.
Nhưng Na Lan dứt khoát nói,
Từ sau khi gặp lão, đúng là tâm trạng của em không ổn định, sự thật là thế.


Có biết nguyên nhân không?


Em thấy sợ. Tuy chấp nhận làm việc này nhưng đúng là em sợ tiếp cận tội phạm. Và em cũng quá nhạy cảm nữa, em hay nghĩ về các nạn nhân.
Cô đã rất nhiều lần nghĩ đến vấn đề này.

Cô khiến anh nhớ đến một cậu thanh niên quen mấy năm trước trong một vụ án lớn, cậu ấy có chút khả năng đặc biệt, có thể cảm nhận ra nỗi đau của người khác, không phải nỗi đau tinh thần mà là cảm giác đau đớn thể xác thực sự.

Na Lan ngượng cười,
Em chưa đạt đến trình độ ấy, em chỉ cảm nhận một cách trìu tượng mà thôi.


Cho nên, những người như cô...
Anh lại thấy bí từ ngữ,
... sẽ có sự nhạy cảm đặc biệt hơn người, sẽ là chuyên gia tâm lý xuất sắc, sẽ trợ giúp rất lớn cho bọn anh phá án nhưng cô sẽ rất đau khổ.

Ông Chu Trường Lộ bước vào phòng, Ba Du Sinh khẽ nói với ông mấy câu, chắc là hỏi về thể chất của Na Lan. Rồi anh trở lại bên giường cô, nói,
Được! Nhưng cô phải chịu khó tĩnh dưỡng đến ngày mai. Mai mà phải lên lớp thì cứ lên, còn được nghỉ thì cũng phải hoàn thành bài vở của tổ nghiên cứu sinh đã rồi hãy đến Sở. Chúng ta sẽ cùng tấn công giải mã cái chữ mới ấy.

Na Lan hỏi,
Mễ Trị Văn trước khi hôn mê đã đưa ra chữ này, và phải nói vài câu gì đó nữa, đúng không?

Ba Du Sinh hơi ngạc nhiên,
Nói gì?


Chắc chắn lão sẽ nói Na Lan làm việc quá chậm, sẽ không kịp mất! Sắp xảy ra vụ án ‘ngón tay khăn máu’... đại loại như thế.

Ba Du Sinh hỏi,
Sao cô biết?


Cho nên anh mới đề nghị được trở lại điều tra...


Thực ra tôi chưa từng cắt đứt với vụ án này.


Nhưng lần này anh đề nghị được chính thức trở lại tham gia điều tra, dù làm cấp dưới cũng được. Đủ thấy anh đã càng coi trọng vụ việc. Anh vừa nói hai chữ ‘tấn công’ thì là cấp bách rồi!

Ba Du Sinh ngượng cười,
Cô ngày càng đáng sợ!
Anh đứng lên, mỉm cười.
Anh thăm đến đây thôi, còn phải nhường lượt cho sếp Kim Thạc.

Lần này thì đến lượt Na Lan cười nhăn nhó.
Kim Thạc đến, cầm theo một bó hoa. Na Lan nhẩm rất nhanh, có nên học tập đại sư Thương Hiệt giả vờ đã ngủ? Nhưng không kịp nữa. Mà cũng không nên tưởng tượng xa xôi quá. Mang theo hoa vào thăm bệnh nhân cũng đúng phép lịch sự thôi mà. Ba Du Sinh bắt tay Kim Thạc, cả hai chào hỏi mấy câu, rồi anh bước ra luôn. Kim Thạc ngồi xuống cái ghế bên cạnh giường nói,
Rốt cuộc tôi đã hiểu tại sao Sở Công an và anh Ba Du Sinh luôn muốn cô tham gia. Cô đúng là rất khác thường.


Chứ còn gì! Tôi là người luôn gặp vận đen chí mạng, luôn bị rắc rối bám theo. Công an sinh ra để giải quyết các rắc rối cho nên mới dùng tôi để nhử rắc rối ló mặt ra.

Kim Thạc bật cười, khi không cố làm bộ giữ kẽ thì anh vẫn là một chàng trai đáng mến. Anh nói,
Tôi cầm đến cho cô một thứ rất hay.

Na Lan mới chỉ thấy bó hoa chứ không thấy gì khác.

Còn nhớ hôm qua nhờ tôi tìm băng ghi âm vở kịch nói Nhà chứ?

Na Lan mừng rỡ,
Anh đã tìm được à?


Không.


Lại trêu nhau rồi!
Na Lan trách khéo.
Kim Thạc cười đắc ý,
Không tìm được trích đoạn băng ghi âm, nhưng tôi tìm được băng ghi âm của vở kịch đó!

Na Lan mỉm cười,
Sống ở thủ đô có khác, ăn nói lắt léo!


Nhưng nếu chưa từng sống ở thủ đô thì không thể kiếm nổi băng ghi âm này. Tôi đã nhờ các đồng nghiệp tìm ở đài phát thanh, đài truyền hình, thư viện, phòng hồ sơ... Giang Kinh, đều không có. Sau đó nhờ người quen ở Bộ Công an tìm tư liệu về kịch nghệ Trung Quốc, từ đó lần ra Viện Kịch nghệ Trung ương, họ có cả một kho băng ghi âm đáng tin cậy và hoàn chỉnh nhất!


Có lý!


Viện Kịch nghệ Trung ương có nhiều bản Nhà khác nhau, nhưng không có bản ghi âm do đoàn kịch nói Giang Kinh biểu diễn những năm 60.

Na Lan thầm nghĩ, gã điển trai này đừng vòng vo tam quốc nữa thì tốt. Cô nói,
Cũng không đáng ngạc nhiên, vì nó chưa phải cuốn băng tiêu biểu đặc sắc gì.


Sau đó một giáo sư già ở khoa Biểu diễn Viện kịch nghệ Trung Quốc mách nước cho, nơi có nhiều khả năng lưu trữ băng ghi âm của đoàn kịch Giang Kinh chính là một đồng nghiệp của cô...


Càng nghe càng thấy khó hiểu quá.


Đại học Giang Kinh có Học viện Nghệ thuật Biểu diễn đúng không?


Có! Tiền thân của nó là Trường Hí kịch Giang Kinh. Sau khi sáp nhập vào Đại học Giang Kinh thì nó biến thành một học viện.


Trong khoa Biểu diễn của Học viện có một giảng viên là dân Giang Kinh chính cống, cũng là nhân vật kì cựu trong giới văn nghệ Giang Kinh, thường say mê sưu tầm tư liệu. Tôi bèn gọi điện hỏi, quả nhiên bà ấy có! Nhưng bà ấy không thể đưa cho vì nó là báu vật của bà, ở dạng băng cổ lỗ sĩ, nếu muốn nghe tại nhà bà thì được. Bà nói là không ngại gì, vì chính bà thỉnh thoảng vẫn mở các băng cũ ra nghe.


Cũng vừa khéo tôi đang muốn hỏi vài điều về vở kịch đó, anh giúp tôi nói với bà ấy được không?


Định bao giờ đến chỗ bà ấy?


Tối nay.

Chỉ còn hai giờ nữa là đến
tối nay
.
Chu Trường Lộ xem lại các chỉ số về thể trạng Na Lan rồi đồng ý cho cô rời buồng hồi sức cấp cứu. Nếu biết ngay sau đây Na Lan lại đi điều tra các tình tiết vụ án, chắc ông sẽ giữ cô lại đến sáng mai luôn.
Na Lan biết mình không thể chờ nổi nữa.
Sau khi phát hiện ra hài cốt của Quan Tinh, và Mễ Trị Văn lại tung ra một chữ mới, Na Lan có cảm giác gấp gáp rõ rệt. Trò chơi này còn kéo dài đến đâu? Lẽ nào vụ
ngón tay khăn máu
sẽ tiếp diễn thật? Cô chưa biết cuốn băng ghi âm bà mẹ Mễ Trị Văn biểu diễn kịch nói có đem lại bước đột phá cho công tác trinh sát hình sự không, nhưng cô có cảm giác đây sẽ là một khâu quan trọng để tìm hiểu Mễ Trị Văn và tìm hiểu vụ án
ngón tay khăn máu
.
Học viện Nghệ thuật Biểu diễn trực thuộc Đại học Giang Kinh, vốn là trường Hí kịch Giang Kinh, sau khi sáp nhập nó vẫn ở địa chỉ cũ phía tây khu Văn Viên, cách Đại học Giang Kinh hai mươi phút đi bộ. Gần đay Na Lan sinh hoạt chẳng theo quy luật gì, đi bơi cũng không có thời gian, lại vừa bị ngất... lúc này cô vẫn rất đuối sức bèn đi tàu điện ngầm cho đỡ mệt.
Cửa tòa nhà văn phòng khoa Biểu diễn đóng im im, cô đang do dự thì một bà già chợt mở cửa bước ra.
Cháu là Na Lan à?


Chào cô Nhiếp!


Vào đi!
Bà Nhiếp Dương giảng viên khoa Biểu diễn dẫn Na Lan vào, cửa khu nhà tự động đóng lại. Đèn hành lang sáng sủa, có thể thấy rõ chiếc áo khoác len của bà rất đẹp và trang nhã, lưng bà vẫn thẳng, bước chân vẫn nhanh nhẹn gọn gàng.
Xin lỗi nhé, bắt cháu phải đến tận đây. Nhưng cuốn băng đã quá cũ, đem đi đem lại tôi không yên tâm, nhất là cho chạy bằng máy lạ e sẽ gây ra hậu quả.

Ấn tượng đầu tiên của Na Lan là bà rất thẳng thắn. Bước vào phòng làm việc của bà, Na Lan bỗng sửng sốt, không nghĩ gì thêm về bà nữa.
Trên tường treo kín ảnh lớn nhỏ, chụp sân khấu kịch, chụp các diễn viên, áp phích quảng cáo truyền hình hoặc kịch nói. Trong đó đều có bà và Nhiếp Dương cùng với rất nhiều diễn viên sáng giá như Bốc Tồn Hân, Phan Hồng, Lý Mặc Nhiên, Phùng Viễn Chinh, có một số ảnh cũ bà Nhiếp Dương chụp với các diễn viên mà Na Lan chịu không biết là ai.
Bà chỉ vào một bức ảnh đen trắng, nói,
Tôi chụp với thầy Tào Ngu.
Bức ảnh in lại thì phải, bản gốc chắc chắn đã cất lại vào album.

Ông ấy chuyển thể Nhà của Ba Kim rồi đưa lên sân khấu.

Bà Nhiếp Dương nói,
Bảo là chuyển thể, nhưng tôi cho rằng nói là sáng tác thì cũng không quá lời.

Lúc này Na Lan đã nhìn thấy chính diện bà Nhiếp Dương. Tuổi đã cao nhưng bà vẫn rất trẻ, đôi mắt bồ câu của cô gái tuổi hai mươi với khuôn mặt luôn tươi cười. Na Lan nói,
Phần lớn ảnh và quảng cáo các cô gái chàng trai ở đây cháu không biết là những ai.


Không biết là phải, vì họ đều là các văn nghệ sĩ Giang Kinh và có nhiều người không mấy tên tuổi, ai có tên tuổi thì lại là lớp người quá xa xưa.
Bà chỉ một tờ quảng cáo cỡ lớn, in đen trắng,
Ví dụ đây là Trang Điệp, thập kỉ 30-40 nổi tiếng khắp nam bắc Trường Giang, là người Giang Kinh, nhưng nay chẳng ai nhắc nữa.

Cả hai ngồi xuống đi văng. Na Lan nói,
Cháu rất muốn biết cô dùng máy gì để chạy lại băng ghi âm cổ điển?

Nhiếp Dương cười dí dỏm, cầm chiếc laptop lại, nói,
Cái này.

Na Lan ngạc nhiên,
Thì ra cô có bản điện tử, sao cô không gửi cho Sở Công an, và cháu cũng không phải lặn lội đến làm phiền cô buổi tối.


Vì cô muốn làm quen với cháu.

Na Lan lại ngạc nhiên,
Cháu... rất vinh dự nhưng quả là...

Nhiếp Dương thẳng thắn hơn Na Lan tưởng.
Cháu là cô gái được bàn tán nhiều nhất của Đại học Giang Kinh, nên không ai không tò mò về cháu. Có cơ hội gặp thì không thể bỏ qua.

Na Lan ngượng cười,
Cô nói thế thì cháu hết cơ hội để xấu hổ rồi.

Nhiếp Dương cười ha ha hệt như nam giới.
Trăm nghe không bằng một thấy là thế! Nói thật nhé, cô rất muốn làm quen với cháu để thỏa trí tò mò. Cô, có lẽ mắc bệnh nghề nghiệp - cái nghề chuyên mô phỏng bắt chước - nên rất hay suy ngẫm về người khác, gặp những người thú vị, cô thường phân tích về tính cách, ngôn từ, cử chỉ của họ ra sao, cho nên cô dạy học thì được chứ không thể ra biểu diễn thật, kẻo sẽ mắc chứng đa nhân cách như chơi!


Ở Giang Kinh chúng ta có một vụ án điển hình...


Uông Lan San!
Nhiếp Dương nói luôn, và chỉ về phía góc tường.
Có tranh có ảnh đủ cả. Nghe nói bà ấy có đến mấy chục nhân cách, diễn xuất quá nhập vai, rốt cuộc bị đa nhân cách, chỉ còn nước vào viện tâm thần, nhà dưỡng lão mà ở!

Na Lan nhìn bức ảnh chụp chung treo trên tường đúng là Nhiếp Dương với suối tóc bạc lóng lánh như tơ và một bà già tóc xám rối bù, họ ăn mặc trang điểm rất khác nhau, trông Uông Lan San già hơn một hai chục tuổi nhưng thần thái cả hai đều tươi roi rói, vẻ rất thân thiết.
Na Lan lại hỏi,
Cô và bà Uông Lan San đều rất mê mô phỏng, hẳn phải tuyệt vời siêu hạng?


Mô phỏng là kĩ năng cơ bản của biểu diễn, cô và bà ấy có nổi trội một chút nhưng chưa đạt đến trình độ cao siêu như các diễn viên thượng hạng. Cháu gọi là tẩu hỏa nhập ma cũng được.

Trên đời này sao có lắm người tẩu hỏa nhập ma thế nhỉ?

Chắc cô biết quá rõ về những chuyện ngớ ngẩn đáng buồn của cháu. Nhưng lần này cháu đến đây không phải vì bản thân cháu.


Vì ai trong vở kịch Nhà?
Bà thật thông minh.

Minh Phượng.


Hoàng Tuệ Trân?
Nhiếp Dương nghĩ ngợi.
Tiếc rằng cô không biết gì về bà ấy, bà ấy thuộc lớp trước, lại không sắm vai chính nên chẳng mấy ai tìm hiểu nhiều. Diễn xuất của bà trong vở kịch này cũng khá, tuy hơi non nhưng vẫn là có nghề, có thể coi là một điểm sáng của vở kịch. Dàn diễn viên nói chung là bình thường, do diễn viên hạng nhì của đoàn kịch nói phối hợp với một số diễn viên quần chúng ở cơ sở dựng vở nhân dịp liên hoan sân khấu, khá nhất là Minh Phượng do Hoàng Tuệ Trân sắm vai. Chắc cháu biết rồi, Hoàng Tuệ Trân sẵn có nét u buồn, Minh Phượng vốn là một a hoàn, a hoàn yêu cậu Ba con trai ông chủ nhưng không môn đăng hộ đối nên cậu ba không cưới được, về sau cô ta bị đưa đi làm thiếp, thất tình nhảy xuống hồ tự tử. Đó là một vai rất bi kịch.
Nhiếp Dương lại nhìn lên bức ảnh.
Hoàng Tuệ Trân có liên quan gì đến vụ án của các cháu à?


Bà ấy về sau mất tích, con trai bà ấy là một phạm nhân. Cháu hy vọng tìm thấy bà ấy, thì rất có thể bà sẽ... thuyết phục người con trai hợp tác với bọn cháu.


À, ra thế. Lát nữa chúng ta cùng nghe, cháu sẽ thấy giọng của Hoàng Tuệ Trân rất đặc biệt, chất giọng êm dịu, du dương mềm mại như con gái Giang Nam. ‘Đã yêu ai thì mình rải lối đi bằng phẳng cho người ấy chứ đừng biến thành một gánh nặng của người ta...’
Nhiếp Dương bỗng cao hứng cất giọng buồn buồn
nhại
một câu thoại của Minh Phượng trong vở kịch Nhà. Na Lan bàng hoàng, khi Nhiếp Dương bắt trước giọng của Minh Phượng, cô thấy dường như bà đã biến thành một người khác!
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Tơ Đồng Rỏ Máu.