• 358

Chương 5: Thương hiệt


Số từ: 3452
Dịch: Trần Hữu Nùng
Nguồn: NXB Văn Học
Lúc này, qua cửa kính, Na Lan đang quan sát khuôn mặt không còn chút sinh khí nào của Mễ Trị Văn. Sau một lúc im lặng, cô thấy mình đã bình tĩnh trở lại, bèn nói,
Các anh loại trừ Mễ Trị Văn à? Hình như sau khi ông ta bị bắt thì loạt vụ án ‘ngón tay khăn máu’ cũng chấm dứt...

Ba năm trước, hồi bắt lão, cảnh sát đã từng coi lão là nghi phạm số 1 và tiến hành thẩm vấn rất vất vả. Nhưng lão một mực phủ nhận, cảnh sát cũng không tìm ra chứng cứ gì. Ví dụ đơn giản thế này, theo lý luận và kinh nghiệm thực tiễn thì kẻ giết người hàng loạt, nhất là những kẻ bệnh hoạn gây án kiểu ‘ngón tay khăn máu’, rất hay nổi tính điên rồ thu thập ‘chiến lợi phẩm’ của mình, tức là kiểu gì cũng có chứng cứ...


Ví dụ lưu trữ ảnh các cô gái giống như La Cường năm xưa ấy à?
Na Lan đã đọc hết các tư liệu về vụ án nhưng cô vẫn hoài nghi một điều, La Cường có phải là sát thủ các vụ án
ngón tay khăn máu
ngày trước thật không? Nếu đúng là hắn đã giết ba cô gái kia... thì những hung thủ sau này là kẻ
mô phỏng
? Đã mô phỏng gần như y hết, và còn cao siêu hơn nữa, suốt gần 20 năm vẫn không để lộ một dấu vết nào. Nếu La Cường vốn dĩ không phải là hung thủ thì hóa ra địa ngục lại có thêm một oan hồn hay sao?
Ba Du Sinh khẽ thở dài,
Đại khái là thế này... La Cường có lén chụp ảnh các cô gái nhưng không thuộc dạng ‘chiến lợi phẩm’, mà chỉ giống như một thứ sở thích đồi bại... Về phương diện này thì Mễ Trị Văn lại rất ‘sạch sẽ’. Lão thuê một căn hộ chung cư bé tẹo, đồ đạc chẳng có mà bụi bặm cũng không, cứ như nơi tọa thiền của nhà tu khổ hạnh. Ngoài ra, nếu nói lão can tội ‘cưỡng dâm’ thì cũng chưa thật chuẩn, vì mọi lần cưỡng bức đều ‘chưa thành’; cách đây bốn năm lão mới có hành vi xâm hại. So với hung thủ của vụ án ‘ngón tay khăn máu’ thì hình như... lão còn thua xa.
Ý anh nói là về mức độ tàn ác.
Cho nên, dù bọn anh có cả ngàn lý do để nghi ngờ lão là hung thủ vụ án ‘ngón tay khăn máu’ thì vẫn không có một chứng cứ nào để kết tội cả.


Huống chi hiện giờ lão được bảo hộ nhờ nhãn mác bệnh thần kinh!
Na Lan cảm thấy ngữ điệu châm chọc pha lẫn căm giận lại xuất hiện trong câu nói của mình, nhất thời quên bẵng hết mọi
tu dưỡng
về tâm lý tội phạm học và thần kinh học, nghe giọng rất oán hờn.
Ba Du Sinh không chỉ trích gì cô. Anh nói,
Lão có tiền sử bệnh tâm thần phân liệt từ hơn 25 năm trước, chứ không phải sau khi bị bắt mới ‘ngẫu nhiên mắc bệnh’. Các bác sĩ cũng xác nhận là đúng. Nhưng tại sao vào lúc này lão lại muốn nói về vụ ‘ngón tay khăn máu’? Bọn anh thấy khó hiểu và cũng có ý cầu may...


Con quạ sắp chết, tiếng kêu cũng bi ai chăng[1]?
Na Lan nói
quạ
ám chỉ cảnh ngộ của Mễ Trị Văn.
Có thể, lão chính là hung thủ, sắp chết đến nơi nên muốn sám hối phần nào.

[1] Nhại một câu cổ ngữ: Người sắp chết, tiếng kêu thật buồn thương.
Hình như Ba Du Sinh cũng hơi nhếch mép.
Đã nhiều lần gặp lão rồi, nên bọn anh chẳng trông mong gì nhiều. Nói đến trạng thái của lão hiện giờ, anh ví von hơi khó nghe nhưng cũng rất sát, lợn đã bị chọc tiết thì chẳng sợ nước sôi! Lão biết mình sắp toi đến nơi, cảnh sát thì không thể gây thêm sức ép bắt lão cung khai, lão luôn luôn kháng cự mọi cuộc thẩm vấn của cảnh sát.


Vậy thì khi vào, việc đầu tiên em nên làm là cảm ơn lão đã chiếu cố!
Na Lan bỗng không nhận ra mình nữa, cô đã biến thành chua ngoa tự lúc nào thế này.
Ba Du Sinh cảm thấy nặng nề,
Anh cho rằng... khỏi cần anh nói em cũng thừa hiểu, tiếp xúc với lão chẳng vui vẻ gì, thậm chí còn mắc bẫy của lão. Cho nên... em hãy cẩn thận, không rõ lão có ý đồ gì mà cứ đòi gặp em...


Em đã chuẩn bị rồi.
Na Lan bước đến cửa buồng bệnh.
Ba Du Sinh,
Nhớ là, đừng gọi lão là Mễ Trị Văn.


Chào ông... Thương Hiệt! Ông Thương Hiệt?
Na Lan bước đến bên giường, khẽ gọi. Cô đã đọc bản tổng kết về bệnh sử của Thương Hiệt, đúng như Ba Du Sinh nói, đã 26 năm mắc bệnh tâm thần phân liệt, trước khi bị bắt lão là khách quen của bệnh viện tâm thần. Cảnh sát nhà tù báo cáo rằng nửa năm nay sức khỏe của lão xuống dốc, thường xuyên phải nằm, phát rồ phát dại mỗi ngày một nhiều. Cũng từ nửa năm nay, Mễ Trị Văn nằm giường miệt mài nghiền ngẫm chữ cổ, lão có thể không ăn không ngủ mấy ngày liền, nhưng hôm nào cũng vùi đầu vào đống giấy cũ kỹ. Dần dần, lão khó chịu với ba chữ
Mễ Trị Văn
, lão chỉ cho phép người khác gọi lão là Thương Hiệt.
Cứ như là Mễ Trị Văn đã chết, còn Thương Hiệt thì tái thế[2].
[2] Tương truyền rằng Thương Hiệt là người nghiên cứu và sáng tạo ra chữ hán.

Thương Hiệt
nằm trên giường, mắt nhắm tịt như đang ngủ say.
Có phải, ma quỷ đang ngủ cũng yếu ớt, nhất là hạng ma quỷ sắp tàn đời như nắm tro than leo lét? Na Lan nhìn cái chụp ô xi gắn ở mũi lão, kim truyền dung dịch cắm ở tay lão, lại nhìn bình ô xi, rồi nhìn tập giấy và mấy cuốn sách đặt trên cái tủ đầu giường, sách cổ văn, thơ, từ và một cuốn sách nhạc cổ mà sau này Na Lan sẽ được xem ở cơ quan cảnh sát, trong đó chi chít những ký hiệu kỳ quái lạ hoắc, là kiểu ghi nốt thường gặp trong các bản nhạc dành cho nhạc cụ cổ điển.
Trong buồng chỉ có cô và ba bệnh nhân sắp
đứt
đến nơi nằm trên ba cái giường.

Cô định rút bỏ ống thở ô xi và ống truyền dịch của tôi, đúng không?
Thương Hiệt đang nhắm mắt bỗng mở miệng. Na Lan phát hoảng, nỗi sợ hãi lúc nãy lại trở lại với cô, cô bất giác giật lui mấy bước.

Sao thế?
Na Lan tự nhắc nhở mình, lão là tên tội phạm cưỡng dâm, chưa bị coi là hung thủ thực sự của vụ án
ngón tay khăn máu
, có lẽ mình không cần phải sợ. Nhưng bản chất tà ác ma quỷ của con người ta đâu có thể cho là nặng hay là nhẹ?

Cô định rút bỏ ống thở ô xi và ống truyền dịch của tôi.
Thương Hiệt nhắc lại. Na Lan nhanh chóng thầm chẩn đoán, đây là biểu hiện chứng hoang tưởng bị hại - một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tâm thần phân liệt.

Tôi không có quyền làm thế.
Giọng Na Lan rất bình tĩnh.

Nhưng cô định làm thế. Không phải là có quyền hay không. Tôi biết... cô đã đoán tôi là ca tâm thần phân liệt điển hình, luôn hoang tưởng mình bị bức hại. May mà cô chỉ làm về tâm lý, nếu cô là bác sĩ thần kinh thì cô đã kê đơn cho tôi rồi...
Lão hơi rướn lên, ra hiệu cho Na Lan đặt cái gối vào lưng lão.
Na Lan kinh ngạc hít vào một hơi thật sâu. Cô làm theo ý lão. Rổi khẽ nói,
Tôi khâm phục trí tưởng tượng của ông.


Không phải tưởng tượng, mà là sự thật! Ánh mắt cô thể hiện điều đó. Cô đã nhìn những cái ống này rất lâu, hệt như đứa trẻ con lần đầu vào xem bệnh viện. Tay cô đang run, như thể sẵn sáng chìa ra làm những động tác kiến các y tá phải phẫn nộ... cô quá biết mình định làm gì.

Lúc này Na Lan mới nhận ra những
bài tập
mà Ba Du Sinh đưa cho cô vẫn chưa đủ. Tình trạng thật của Mễ Trị Văn lúc này là gì? Bệnh nhân tâm thần phân liệt? Diễn viên siêu hạng? Bậc thầy tâm lý nghiệp dư? Hay một Sherloch Holmes hạng bét?
Điều duy nhất cô có thể làm là giữ im lặng.
Nhưng Mễ Trị Văn đang có hứng nói chuyện,
Tất nhiên cô đã kiềm chế được ý muốn tệ hại, cô không dại đến nỗi ấy! Gã Ba Du Sinh đứng ngoài kia đang chăm chú quan sát chúng ta... cho nên, điểm khác biệt giữa những người gọi là bình thường như các vị với những kẻ bị gọi là bệnh nhân tâm thần như chúng tôi là, các vị giỏi tính toán hơn, giỏi che giấu hơn, giỏi kiểm soát tâm trạng nôn nóng của mình...
Thương Hiệt ngước đôi mắt đỏ vằn những tia máu chằm chằm nhìn Na Lan.
Trước ánh mắt quái dị, phản ứng bình thường của mọi người là đỏ mặt, nhưng Na Lan vẫn lạnh như băng.
Im lặng.
Chỉ tiếc im lặng chẵng thể là bùa phép át được nỗi sợ hãi.

Ông nói là muốn kể với tôi về chuyện vụ án ‘ngón tay khăn máu’, tôi sẵn sàng nghe đây.
Na Lan mở túi lấy ra cuốn sổ tay và bút bi.

Một cô gái xinh đẹp siêu phàm thoát tục như vô mà nói ra mấy chữ này... e hơi tục thì phải? Cứ như là bông hoa nhài mọc trên bãi... bãi rác.


Nếu ông có danh từ nào sát hơn, trang nhã hơn... tôi cũng sẵn sàng nghe.
Kiên nhẫn và giỏi chịu đựng là tố chất cơ bản của chuyên gia tâm lý.

Thử nói xem, tại sao cô làm nghề này?


Sao?
Na Lan chưa chuẩn bị để trả lời những vấn đề riêng tư nếu lão ta hỏi.

Năm xưa cô thi Đại học Khoa học Xã hội, đỗ thứ 3 toàn tỉnh, thừa sức chọn khoa Ngoại thương, Tài chính... cho dễ kiếm sống, nhưng cô lại chọn khoa Tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu về Tâm lý học tội phạm, rất mệt và không ăn nhằm gì, tại sao? Để tôi nghĩ xem nào... chắc là vì hồi cô học cấp III cha cô bỗng nhiên bị hại, vụ án mạng ấy đến nay vẫn chưa khám phá ra, nó là cú sốc tác động đến cô và gia đình cô...


Gì cơ?
Đây là chuyện riêng tư đau đớn nhất của Na Lan.

Hôm nay là Ngày máy trợ thính thế giới hay sao? Cô có cần tôi nhắc lại không?
Đôi mắt vằn đỏ nhìn thẳng vào Na Lan.
Đã vượt quá giới hạn, tất nhiên phải phản kích. Cô gấp sổ tay lại, nói,
Ông Thương Hiệt, tôi đồng ý đến gặp ông vì ông định nói về manh mối vụ ‘ngón tay khăn máu’, nếu ông không định nói về nó, mà chỉ muốn chuyện phiếm linh tinh về gia đình tôi... thì tôi sẽ không trả lời. Tôi cho rằng có lẽ ông biết nhiều chuyện riêng tư của tôi. Thế thì để hôm khác nói chuyện vậy.
Nếu cô ra về lúc này, thì đây là lần đầu và cũng là lần cuối gặp lão ta.

Nếu thế thì công an sẽ thất vọng đấy!


Nhưng...
Na Lan hơi mỉm cười.
Tôi đã rất thất vọng rồi.

Cô quay người bước đi.

Bây giờ tôi có thể nói cho cô biết Nghê Phượng Anh ở đâu.
Chờ đến lúc Na lan đưa tay mở cửa buồng bệnh, lão Thương Hiệt mới nhượng bộ. Rõ ràng lão cũng không muốn mất cơ hội nói chuyện với một cô gái xinh đẹp.
Na lan vẫn quay lưng lại.
Được. Ông nói đi. Tôi vẫn nghe thấy.


Cô phải lại đây mà nhìn, sau đó cô sẽ biết rằng, chỉ nói thì không thể diễn tả được.
Giọng Thương Hiệt không gấp gáp, không nài nỉ, gần như một lới mời thành thực. Lúc này Na Lan mới nhận ra rằng, trái hẳn với bộ dạng già nua suy kiệt của mình, lão có giọng nói trầm bổng khá rõ ràng và hơi khàn khàn.
Na Lan bước đến bên giường của lão, giữ một khoảng cách, và sẵn sàng đi ra luôn.

Cô thạo đe dọa, và rất quyết đoán.
Lão lẩm bẩm.
Nhiều cô gái thiếu sự quyết đoán, kết cục sẽ rất đáng buồn. Tôi vẫn đang nghĩ, liệu có phải đặc điểm này là bí quyết giúp cô ràng buộc được trái tim đa tình của Tần Hoài?
Tần Hoài là một văn sĩ đầy ắp duyên tơ với nữ giới, từng cùng cô tham gia một vụ án lớn hơn một năm về trước, giữa hai người cũng nảy sinh một thứ tình cảm rất tinh tế.
Na Lan cố nén ý định bỏ ra ngoài lần nữa, lạnh lùng nói,
Tôi chỉ có thể đợi thêm năm giây.

Thương Hiệt giơ tay đầu hàng, tay run run nhấc cặp kính lão lên đeo, đoạn cầm tập giấy ở đầu giường rút ra vài tờ, nhìn qua rồi lắc đầu. Na Lan trông thấy trên tờ giấy là những hình vẽ kỳ dị, chắc là những chữ cổ mà lão nghiên cứu gần đây.
Cuối cùng Thương Hiệt cũng tìm ra tờ giấy cần thiết, lão chỉ vào một chữ trên đó,
Nó đây!

Chữ này được ghép bởi ba chữ, trên cùng giống như chữ Nhân, bên dưới na ná như chữ Điền hoặc chữ Tỉnh, dưới cùng là chữ Thập.
Khi Mễ Trị Văn giở quẻ biến thân thành Thương Hiệt rồi tự nguyện thông báo sẽ tiết lộ các manh mối, chẳng ai loại trừ khả năng đây chỉ là trò bỡn cợt công an. Nay nhìn thấy chữ này, Na Lan gần như buồn cười vì kỹ năng diễn xuất quá vụng về của lão.

Giải thích xem sao?


Nói cộc lốc thế à?
Thương Hiệt lim dim mắt, các tia máu cũng sít lại trong như hai vệt đỏ.

Khi nào ông giành được sự tôn trọng của tôi...
Na Lan nghĩ bụng, chẳng rõ kiếp trước mình gây nên tội gì mà bây giờ phải vạ thế này.
Thương Hiệt mỉm cười,
Xấu tốt gì tôi cũng đã già cả, sống bao nhiêu năm gian khổ, dẫu không có công lao thì cũng cần lao...


Phiền ông giải thích cho!
Na Lan cười. lão tưởng lão giỏi thuyết phục lắm đấy à?
Thương Hiệt nhẩn nha nói,
Cô biết không, kể từ khi kế thức sự nghiệp của Thương Hiệt và miệt mài nghiên cứu cải tiến văn tự Hán, thì tôi không tư duy theo lối tuyến tính hay phân kỳ như người bình thường nữa, mà chuyển sang tư duy hình ảnh - kiểu tư duy tối quan trọng đối với cội nguồn văn hóa nhân loại. Đó chính là thiên ý, thiên tượng, là sự giao tiếp giữa con người và thần linh, cùng sự thấu cảm bất chợt… Chữ viết ra đời đã ghi chép tư tưởng và tri thức của thánh nhân, cũng tức là bóc trần những bí mật sâu xa của thiên địa vạn vật. Bởi vậy tương truyền sau khi Thương Hiệt đặt ra chữ viết thì xuất hiện vô số hiện tượng lạ lùng, thóc gạo trên trời rơi xuống, ma quỷ khóc than vì không còn nơi ẩn náu nữa…


Hiểu rồi, ý ông là…
Na Lan thấy lão lắc đầu có vẻ không bằng lòng, cô nói sang ý khác.
Ông định nói là không thể cắt nghĩa, không thể giải thích. Ông định nói không hiểu tại sao chữ này nảy ra trong đầu và ý nghĩa của nó là gì. Đây chỉ là linh cảm trên trời bỗng dưng rơi xuống, đúng không? Nó là một câu đố không lời giải chứ gì?
Ngay từ đầu cuộc nói chuyện, Na Lan đã không trông mong gì lão sẽ xởi lởi nói ra tất cả. Nếu đây là một trò chơi thì cô sẽ chấm dứt ngay.
Thương Hiệt tạo chữ nhưng không tạo ra điển tích của chữ, ngày không có trách nhiệm giải thích… tất cả những điều cô muốn biết đều nằm trong chữ này.


Ít ra cũng biết chữ này đọc ra sao chứ hả?
Na Lan muốn tìm hiểu thêm về mức độ điên rồ của Mễ Trị Văn.

Lịch sự quá nhỉ?
Lão thở dài.

Xin hỏi ông, chữ này đọc thế nào?


Đọc là chừa.
Lão trả lời ngay. Cứ như chữ này đã tồn tại từ ngàn năm qua.
Na Lan thầm nghĩ, nghe gần như
bừa
trong chữ
nói bừa
.

Vậy mong ông cho biết, tung tích của các nạn nhân khác trong vụ ‘ngón tay khăn máu’?


Hết!


Hết rồi?

Thương Hiệt gỡ cặp kính xuống, mở to đôi mắt vằn đỏ nhìn Na Lan, nói giọng ác độc,
Cô xem, có lẽ trời có thể mưa ra thóc gạo thật, thậm chí có thể mưa ra cái bánh to như Kinh Thánh nói, nhưng trời không thể ban linh cảm nhiều như mưa! Để có được chữ này, chữ diễn tả tung tích của Nghê Phượng Anh, tôi đã tiêu hao rất nhiều nguyên khí và công lực. Các linh hồn mịt mùng còn lại chưa phát tin nhắn cho tôi. Cho nên, nếu cô tìm thấy Nghê Phượng Anh, thì cô lại đến gặp tôi, biết đâu lúc đó tôi đã có được thêm linh cảm và thông tin.

Lúc thì ra vẻ tử tế lúc thì thô bạo, chứng tỏ trạng thái tinh thần của lão rất không ổn định.
Nhận ra nhược điểm này, Na Lan thấy mình bình tĩnh hơn nhiều, cô khẽ nói,
Có liên… ông có liên quan đến vụ ‘ngón tay khăn máu’ không?


Có chứ!
Thương Hiệt gần như gào lên.

Hả?
Na Lan có thể hình dung ra Ba Du Sinh ngoài cửa tim đang đập như điên.

Tôi không biết họ chết như thế nào nhưng tôi là người lượm xác họ… đương nhiên phải được cô trợ giúp. Kể từ lúc này, cô bé Na Lan ạ, cô cũng liên quan rất chặt chẽ với vụ án ‘ngón tay khăn máu’.
Thương Hiệt tỏ ra rất thỏa mãn với trò hề của mình.

Sao lại là tôi? Sao lại đưa cái chữ này cho tôi mà không trực tiếp đưa cho cảnh sát?


Vì chỉ cô mới có thể giải mã được.


Tại sao?!

Im lặng.
Hiểu rằng Thương Hiệt sẽ không hé lộ bất cứ thông tin nào ngoài con chữ này nữa. Na Lan đành nói
Chào ông
, rồi kẹp tờ giấy vào cuốn sổ tay, quay người bước đi.
Thương Hiệt bỗng nói,
Còn một điều…

Na Lan quay lại nhìn lão bằng ánh mắt dò hỏi. Lão đưa bàn tay gầy nhẳng ra vẫy vẫy, cất cao giọng,
Tôi và vụ ‘ngón tay khăn máu’ có chút liên quan, nhưng… tôi không dám nói to.
Giọng lào bỗng run run, cứ như quá sợ hãi vì những
chân ngôn
mà mình sắp nói ra. Na Lan ngờ rằng hồi trẻ lão từng là diễn viên kịch cũng nên. Cô bước lại gần hơn, cố không cau mày vì hơi thở hôi hám của lão.

Ông nói đi, không dám nói to thì nói khẽ vậy.

Thương Hiệt im lặng mất một lúc lâu, tựa như còn bận thưởng ngoại dung nhan, làn da và mái tóc của Na Lan. Đến lúc Na Lan sắp lạnh lùng dịch ra, lão mới nuốt ực một cái, khẽ nói,
Đây là… một bí mật, vụ án mảnh khăn dính máu và ngón tay lìa… vẫn còn tiếp diễn.

Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Tơ Đồng Rỏ Máu.