• 188

Đệ tam yếu: Tận tâm cùng lí


Số từ: 1124
Thê Vân Sơn Tố Phác tán nhân Ngộ Nguyên Tử Lưu Nhất Minh sáng tác
Môn nhân Trương Dương Toàn duyệt lại
Hậu học Hoài Thanh thị in lại
Dịch: Trương Vô Kỵ
[Thuyết quái truyện] nói:
Cùng lí tận tính, dĩ chí vu mệnh. - Xét đến cùng về Lí, hiểu tường tận về Tính cho đến Mệnh
có thể thấy cái học tận Tính chí Mệnh, toàn nhờ vào việc xét đến tận cùng về Lí mà định thị phi vậy.
Thấu triệt đến cùng về Lí, thì Tính có thể toàn vẹn, Mệnh có thể bảo, thẳng vào chỗ Vô Thượng Chí Chân; không thấy được tận cùng về Lí, thì Mệnh khó tu, Tính khó liễu, cuối cùng hối hận đến già mà chẳng ích gì. Người học ngày nay, hồ đồ xuất gia, hồ đồ học đạo, hồ đồ tu hành, sống thì đã hồ đồ, lúc chết sao có thể trong sáng được? Tính Mệnh là việc thế nào, mà ngươi làm bừa như vậy!
Đạo Kim Đan, là đạo bao la trời đất, đạo trộm đoạt tạo hóa vậy, chí tôn chí quý, chí thần chí diệu, không dễ dàng biết được đâu. Người học không nghĩ xem Tính Mệnh của mình là vật gì, chẳng phân biện pháp ngôn của tổ sư có nghĩa gì, chỉ suốt ngày ăn no, chẳng dụng tâm chút nào, nghĩ ngợi lung tung về diệu kỳ của một câu nửa chữ, mà liền muốn thành đạo, ngày thì lêu lổng lung tung, đêm thì kê cao gối ngủ ngon lành, coi Đan Kinh là lời vô dụng, coi Tử Thư là lời sáo rỗng dối người. Giả xưng người có đạo, lấy sai dẫn sai, cuồng mong thành chân, lấy mù dụ mù. Liền có một hai kẻ có lòng tin, cũng chẳng qua là cưỡi ngựa xem hoa, đâu đã từng suy nghĩ sâu sắc, nghiên cứu đến cùng thực lí.
Cổ nhân cũng có nói:
Nhược hoàn chỉ thượng tầm chân nghĩa, biến địa đô thị đại la tiên - Nếu chỉ tìm chân nghĩa trên giấy, thì mặt đất này đầy Đại La Tiên
, là riêng vì kẻ không chịu cầu thầy mà nói ra, chứ không phải nói Đan Kinh, Tử Thư là vô dụng. Người sau này không biết ý của cổ nhân, phần nhiều dựa vào đó làm bằng chứng, mà liền không thèm hỏi đến kinh thư, thật sai lầm, thật sai lầm.
Pháp ngôn của Tiên Chân, một chữ một ý đều không dám xằng bậy đưa ra, một lời nửa câu đều tàng diệu nghĩa, không biết tốn hết bao nhiêu tấm lòng nhân ái, vì đời sau mà làm cái thang tốt, vì giáo môn mà lưu lại những điều quan trọng. Nay ngươi quay lại phỉ báng, tội đó còn có thể nói được sao! Sau này, cao nhân hiền sĩ có sáng tác hay làm gì đó, nói chung đều ở trong phạm vi của cổ nhân, xét đến cùng sự thực, vị tất cao hơn cổ nhân. Cao nhân đời này không lừa người học, thì có thể thấy tiên chân đời xưa chẳng mê hoặc người đời sau đâu.
Ta khuyên kẻ có chí, lấy pháp ngôn của cổ nhân, xem xét tỉ mỉ đến tận cùng, nhất quyết cầu thầy, thông tiền đạt hậu, không còn một điểm nghi hoặc, mới có thể thi hành, cẩn thận mắc phải sai lầm tự coi mình là thông minh, mà cho rằng ta là nhất chẳng coi ai ra gì; cũng không được chỉ nghe phong thanh, mà để người mê hoặc ta; nga như người học mà không thông văn tự, cũng cần ở tục ngữ thường ngôn, mà biện luận ra nghĩa thực. Vì Đại Đạo tàng ở trong tục ngữ thường ngôn, chỉ do người chưa nghĩ sâu thôi.
Như
một thể diện
,
một nhân hình
,
hữu khiếu đạo
,
hảo tự tại
,
điên tam đảo tứ
,
tùy phương tựu viên
,
tùy cơ ứng biến
,
sa lí đào kim
,
vô trung sinh hữu
,
thất tử bát hoạt
,
hữu kỉ vô nhân
,
bất tri tử hoạt
,
bất cố tính mệnh
,
chỉ tri hữu kỉ, bất tri hữu nhân
,
tẩu tam gia bất như thủ nhất gia
,
lễ hạ vu nhân, tất hữu sở đắc
,
chỉ tri kì nhất, bất tri kì nhị
, những câu này là đại lộ thiên cơ, rút lấy một hai câu có sao đâu, mà làm cái để tham ngộ, sáng xem chiều nghĩ. Dù không rõ ý chính, mà tri thức dần rộng mở, càng gần với Đạo, cũng không uổng phí tháng năm.
Học đến tận cùng về lí, bất luận hiền ngu, ai ai cũng có thể làm được, nếu công phu chăm chỉ không thiếu, thì lâu ngày sẽ tự có sở ngộ. Nhưng cái ngộ đó là ý kiến riêng của mình, không được hạ thủ lung tung. Nếu gặp minh sư, thì cần phải thấu triệt từ đầu đến cuối, truy cứu đến mức rõ ràng, hiểu rõ thấu triệt, đắc tâm ứng thủ, mới không lầm lẫn.
Nếu biết trước mà không biết sau, hay biết sau mà không biết trước, biết Âm mà không biết Dương, biết Dương mà không biết Âm, biết thể mà không biết dụng, biết dụng mà không biết thể, hoặc biết hữu vi mà không biết vô vi, hoặc biết vô vi mà không biết hữu vi, hoặc thấy Huyền Quan mà không biết Dược sinh, hoặc biết Dược mà không biết già non, hoặc biết kết Đan mà không biết phục Đan, hoặc biết kết Thai mà không biết thoát Thai, hoặc biết Văn đun mà không biết Vũ luyện, hoặc biết Vũ luyện mà không biết Văn đun, hoặc biết Dương Hỏa mà không biết Âm Phù, hoặc biết Tiến Hỏa mà không biết chỉ túc , hoặc biết ôn dưỡng mà không biết trừu thiêm, chỉ sai một li là đi ngàn dặm, chưa thể thành Chân.
Không chỉ như vậy, mà còn Âm Dương có trong ngoài, Ngũ Hành có chân giả. Hai đoạn công phu Tính Mệnh, trước sau hai trời cách biệt, có chân có giả, có giả trong chân, có chân trong giả, có chân trong chân, có giả trong giả. Các chỗ quan trọng này nếu nghiên cứu không thấu triệt, thì đi mà không đến; luận mà không rõ, thì làm mà không thành.
Vì thế Lữ Tổ ba lần Hoàn Đan mà chưa thành, sau được [Nhập Dược Kính] của Thôi Công mà mới hoàn thành công phu; tổ Tử Dương có cái lo về phong lôi lúc nửa đêm, lại tiếp tục tu trì mà mới xong việc. Như hai vị này, là lãnh tụ trong các thần tiên, một chút không rõ, còn có chỗ không dự liệu được, huống gì người khác đây? Người học cần thật lưu ý.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Tu Chân Cửu Yếu.