• 354

Chương 9: Bình A Tứ Kể Lại Chuyện Xưa


Số từ: 11878
Nguồn: Sưu tầm
Bảo Thụ đã kể xong câu chuyện, cả gian đại sảnh im phăng phắc. Mọi người tuy đều là những người lòng dạ sắt đá, nhưng nghe kể về cái chết khảng khái của vợ chồng Hồ Nhất Ðao thì đều thấy thương cảm.
Bỗng một giọng nữ cất lên:
-Bảo Thụ đại sư! Tại sao câu chuyện tôi được nghe lại khác chút ít với lời kể của đại sư thế".
Mọi người cùng quay lại nhìn, thì ra là Miêu Nhược Lan. Ai nấy đều chăm chú lắng nghe Bảo Thụ kể chuyện, nên đã không để ý Miêu Nhược Lan đã ra đại sảnh từ lúc nào rồi.
Bảo Thụ nói:
-Thời gian trôi đi đã lâu, e rằng có những điểm bần tăng đã nhớ nhầm. Không rõ lệnh tôn đã kể lại ra sao?
-Cha tôi kể cho nghe chính xác mọi điều phần đầu câu chuyện, đúng như đại sư vừa kể, chỉ khác về các tình tiết quanh cái chết của Hồ bá bá và Hồ bá mẫu thôi.
Bảo Thụ hơi đổi sắc mặt, chỉ "ừ " một tiếng không căn vặn gì nữa. Ðiền Thanh Văn nói:
-Miêu cô nương, lệnh tôn đã kể thế nào?
Miêu Nhược Lan mở chiếc hộp bọc gấm đeo bên người, lấy ra một nén hương màu tro nhạt châm lửa rồi đặt vào trong lư hương. Mọi người đều ngửi thấy mùi hương dịu nhẹ lan tỏa. Vẻ mặt Miêu Nhược Lan trang nghiêm trịnh trọng:
-Từ hồi tôi còn nhỏ mỗi khi mùa đông tới, tôi thấy cha tôi cứ có vẻ buồn không bã vui. Tôi cố trêu cha tôi thế nào, cha tôi vẫn cứ như vậy, khó mà làm cha tôi cười lên được. Cứ gần đến tết mỗi năm, cha tôi thường hương khói cúng hai bài vị: một bài vị viết rằng "Nghĩa huynh Hồ công Nhất Ðao đại hiệp, chi linh vị", bài vị kia viết "Nghĩa tẩu Hồ phu nhân chi linh vị". Bên cạnh bài vị, còn đặt một thanh đao hoen gỉ đã nhiều, không có gì khác lạ cả. Cha tôi thường bảo nhà bếp làm một mâm cỗ đầy đặn, rót mười mấy bát rượu nữa. Từ ngày hăm hai tháng chạp trở đi,liền năm ngày, tối nào cha tôi cũng uống mười mấy bát rượu bên bàn thờ. Uống xong, bưng mặt khóc thảm thiết.
Những dịp đầu, tôi hay hỏi cha tôi "Hồ bá bá" ghi trên bài vị là ai, cha tôi thường lắc đầu, không nói. Có năm cha tôi bảo là tôi đã lớn, đã hiểu việc đời rồi, thế là cha tôi bèn kể cho tôi nghe câu chuyện cha tôi và Hồ bá bá tỉ thí võ nghệ với nhau.
Cả quá trình đấu võ, Bảo Thụ đại sư đã kể rành rọt rồi.
Cha tôi và Hồ bá bá đấu võ bốn ngày liền, cả hai người càng đấu càng hợp tính nhau, không ai nỡ làm đối phương bị thương. Ðến ngày thứ năm, Hồ bá mẫu nhìn ra điểm sơ hở phía sau lưng cha tôi, bèn ho lên một tiếng. Hồ bá bá lập tức ra chiêu "Bát phương tàng đao" ra khống chế cha tôi. Bảo Thụ đại sư nói là cha tôi bỗng giở quái chiêu và đánh thắng Hồ bá bá, song cha tôi kể thì không phải như thế. Lúc ấy,Hồ bá bá đã ra tay trước, cha tôi chỉ đành bó tay chịu chết mà thôi. Nhưng Hồ bá bá bỗng nhảy lùi lại nói rằng: "Miêu huynh! Tôi còn có điều này chưa hiểu...". Cha
tôi nói: "Tôi đã thua rồi mà. Huynh còn hỏi điều gì nữa?". Hồ bá bá hỏi rằng:
"Kiếm pháp của huynh có đến mấy nghìn chiêu, đều kín kẽ không sơ hở. Tại sao trước lúc giở chiêu "Ðề liêu bạch hạc thư sĩ" thì lưng huynh lại hơi vồng lên để vợ tôi phát hiện thấy được?".
Cha tôi thở dài: "Khi tiên phụ tôi dạy kiếm pháp cho tôi, người cực kì khắt khe.
Năm tôi mười một tuổi, khi người đang truyền cho tôi chiêu thức này, bỗng có một con rận cắn lưng tôi, rất ngứa khó chịu. Tôi không dám thò tay gãi, đành cứ gồ lưng lên hòng làm cho con rận bỏ đi. Thế nhưng càng gồ lưng lên thì càng ngứa,càng khó chịu. Tiên phụ thấy tôi có cử chỉ khác lạ, cho rằng tôi không chuyên tâm,bèn nên cho tôi một trận nhừ tử. Sự việc này tôi nhớ mãi và từ đấy, mỗi lần vận đến chiêu kiếm này, thì tuy lưng không ngứa gì cả, song tôi đã thành thói quen, cứ gồ lưng lên một cái. Phu nhân thật là tinh tường".
Hồ bá bá cười: "Vì có nhà tôi trợ giúp, nên không thể coi là tôi đã thắng được.
Huynh hãy đỡ lấy!" nói rồi tung thanh đao sang cho cha tôi bắt lấy.
Cha tôi nắm thanh đao, không hiểu dụng ý của Hồ bá bá ra sao. Hồ bá bá lại cầm thanh trường kiếm của cha tôi và nói: "Trải qua bốn ngày quần nhau dữ dội,hai ta hầu như đã quá hiểu võ công của nhau rồi. Thế này vậy: tôi sẽ dùng kiếm pháp nhà họ Miêu, còn huynh hãy dùng đao pháp nhà họ Hồ, chúng ta lại quyết tranh thắng bại. Dù người thắng người thua cũng đều không tổn hại gì đến uy danh cả".
Nghe Hồ bá bá nói, cha tôi mới hiểu dụng ý của bá bá. Hai họ Miêu, Hồ thù oán bao đời, bắt nguồn từ tổ tông cách đây hơn trăm năm để lại. Cha tôi và Hồ bá bá xưa nay chưa từng gặp mặt nhau, và cũng chẳng có thù hằn cá nhân gì cả. Lời đồn đại trên giang hồ thì lung tung. ¤ng nội tôi và thân phụ của Ðiền Quy Nông thúc thúc đột nhiên cùng mất tích chẳng đưa được hài cốt về quê, đều do Hồ Nhất Ðao bá bá hạ độc thủ cả! Cha tôi nửa tin nửa ngờ, vì xưa nay vẫn nghe nói Hồ bá bá hào hiệp trọng nghĩa, mọi việc làm khiến mọi người cảm phục, không đến nỗi mờ ám hại người. Có điều, nhiều lần cha tôi tìm cách gặp mặt mà vẫn chưa có dịp.
Ðiền thúc thúc và Phạm bang chủ đã từng mời cha tôi đi Liêu Ðông tìm kẻ thù.
Cha tôi vốn rất thân tình với Phạm bang chủ, song lâu nay lại coi thường tư cách của Ðiền thúc thúc. Ôi! Xin lỗi Ðiền tiểu thư nhé! Tiểu thư đừng quở giận, đó là cha tôi nói vậy mà! Cha tôi bảo là chẳng thà cha tôi tự mình làm việc đó, chứ không muốn chung tay với Ðiền thúc thúc. Dịp này, nghe nói Hồ bá bá đã vào Trung Nguyên, cha tôi mới nhận lời mời của hai nhà Phạm, Ðiền đi Thương Châu chặn Hồ bá bá lại để đấu võ. Tuy nhiên, trước hết cần hỏi kĩ bá bá về sự thật một việc.
Sau đó, thì biết rằng ông nội tôi và phụ thân Ðiền thúc thúc đúng là bị Hồ bá bá sát hại. Cha tôi tuy có kính trọng khí phách anh hùng của bá bá thật, song vẫn không thể không báo thù cho cha. Có điều cha tôi thực tình không muốn để cho mối thù giữa bốn nhà cứ truyền mãi từ đời này sang đời khác cho con cháu nữa, và rất muốn chính tay mình sẽ kết thúc sự thù hằn truyền đời đó.
Khi thấy Hồ bá bá muốn đổi đao kiếm cho nhau để tiếp tục tỉ thí, cha tôi thấy hợp ý với mình. Vì nếu cha tôi thắng, cũng chỉ là dùng đao họ Hồ đánh bại kiếm họ Miêu mà thôi. Nếu ngược lại, cũng chẳng qua là kiếm họ Miêu đánh bại đao họ Hồ. Việc thắng hay thua chỉ liên quan đến cá nhân, không ảnh hưởng gì đến uy danh võ công hai họ Miêu, Hồ cả.
Thế là hai người đổi binh khí và đấu tiếp. Trận kịch chiến này có khác với các trận đấu bốn ngày trước. Vì tuy cùng là cao thủ cả, song binh khí và các chiêu thức đều trái sở trường, hơn nữa mỗi chiêu thức tung ra thì không chiêu nào đối phương không thuộc lòng từ lâu rồi. Muốn dựa vào những võ công mới học của đối phương trong bốn ngày qua để khống chế và đánh bại đối phương, thì đâu có dễ? Cha tôi nói, trận đấu dữ dội ấy là trận ác liệt nhất trong đời mình. Hồ bá bá trông bộ dạng thô kệch song cực kì thông minh, đã trình diễn kiếm pháp nhà họ Miêu tựa như
từng khổ luyện mấy năm trời vậy. Chỉ riêng việc bác ấy dùng kiếm pháp họ Miêu để phá Bát quái đao của Thương Kiếm Minh, cao thủ ở Sơn Ðông đã quá đủ nói lên điều ấy.
Cha tôi không được nhạy bén như Hồ bá bá song nhờ tinh thông thập bát ban võ nghệ nên tuy mới nắm đao pháp họ Hồ lần đầu nhưng cũng có lợi thế hơn bởi lúc niên thiếu đã từng luyện tập đơn đao rồi. Bởi vậy, cha tôi vẫn ngang sức ngang tài với Hồ bá bá.
Ðấu qúa giờ ngọ, cả hai đều đi những đường đao, kiếm một cách chắc chắn thận trọng, tốc độ chậm dần. Hồ bá bá bỗng nói "Miêu huynh! Cái chiêu "Bế môn thiết phiến đao" ấy, huynh đã ra tay có phần hơi nhanh, nên lực chưa đủ mạnh đâu".
Cha tôi đáp: "Xin cảm ơn huynh đã chỉ giáo, tôi cứ tưởng như thế là đủ chậm rồi". Hai người dốc sức đấu nhau, nhưng hễ thấy một chiêu nào của đối phương không đạt, thì đều thành thực nhắc nhở nhau, không hề dấu giếm. Ðánh qua đỡ lại mãi đến mấy trăm hiệp, hai người đều thấy thuần thục mọi chiêu thức.
Cha tôi thấy Hồ bá bá càng đấu càng tỏ ra điêu luyện với kiếm pháp nhà họ Miêu, thầm kinh ngạc và nghĩ: "Tài học kiếm của ông ta còn hơn cả tài học đao của mình. Nếu còn đấu nhau lâu nữa, thì mọi đao thuật mà mình đã luyện lúc thiếu niên sẽ chẳng còn nghĩa lí gì nữa, cần lập tức biến chiêu ngay kẻo cầm chắc phần thua mất". Thế là cha tôi bèn xuất chiêu "Sa âu lược ba" vốn là phải chém xuống trước, rồi chém ngược lên sau, nhưng cha tôi lại biến ngược đi, tức là chém lên trước, rồi bổ xuống sau.
Hồ bá bá chững lại nói "Sai rồi!". Cha tôi đáp: "Xem nữa đây!" và bỗng thốc ngược lưỡi đao lên luôn. Lần thứ hai lẽ ra bổ xuống thì lại biến thành chém thốc ngược lên. Ðó là đường đao do cha tôi sáng tạo ra., tuy xuất phát từ đao pháp họ Hồ mà thành, song kì ảo mới lạ làm đối phương không ngờ. Nếu một người khác đấu với cha tôi, hẳn người ấy sẽ tránh được chiêu này; tiếc rằng Hồ bá bá đã quá quen thuộc với đao pháp họ Hồ, nên không ngờ là cha tôi biến chiêu đột xuất tạo thành một thế mới, nên Hồ bá bá không kịp trở tay. Mũi đao của cha tôi đã rạch một đường trên cánh tay trái Hồ bá bá.
Mọi người đều kinh ngạc ré lên, Hồ bá bá bất thần vùng lên vung chân đá một cước, cha tôi ngã ngay vật xuống đất không gượng đứng lên được nữa. Hoá ra cha tôi đã bị đá trúng huyệt "Kinh môn" ở vùng thắt lưng.
Phạm bang chủ, Ðiền tướng công và các người khác cùng xông tới. Hồ bá bá ném thanh trường kiếm xuống đất, dùng hai tay co đẩy, tóm từng người một ném ra xa, rồi lập tức đỡ cha tôi dậy, giải huyệt cho cha tôi, cười nói "Miêu huynh! Huynh đã sáng tạo ra chiêu mới, quả lợi hại thực! Có điều là mỗi một chiêu thức trong đao pháp họ Hồ đều có thế dự phòng cả. Huynh thốc liền hai nhát lên, thì không tránh khỏi bị sơ hở, có khoảng trống ở vùng thắt lưng".
Cha tôi im lặng. Vừng thắt lưng bị co thắt từng hồi, nên chẳng nói năng gì được.
Hồ bá bá lại nói: "Nếu huynh chẳng nể tình nhẹ tay cho, tôi đã bị mất cánh tay trái rồi còn gì! Hôm nay coi như chúng ta vẫn hoà thôi. Huynh về nghỉ cho khoẻ, mai ta đấu tiếp, được chứ?". Cha tôi nén đau, đáp: "Hồ huynh! Lúc tôi xuất chiêu ấy, cố nhiên là nể nang đấy. Nhưng dẫu có chém gẫy tay trái huynh, thì cú đá của huynh vẫn làm tôi phải chết như thường. Cách cư sử của huynh đủ thấy huynh không thể là người ám hại cha tôi. Huynh hãy nói thẳng cho tôi biết, thực chất cha tôi bị chết như thế nào đi". Nét mặt Hồ bá bá lộ rõ vẻ kinh ngạc: "Chẳng phải là tôi đã nói rõ ràng với huynh rồi ư? Huynh không tin, cứ quyết đòi đấu võ nên tôi đành liều mình để hầu huynh đấy!".
Cha tôi quá ngạc nhiên: "Huynh đã nói với tôi rồi ư? Nói bao giờ nhỉ?". Hồ bá bá quay đầu lại chỉ một người đứng bên nói: "Ngươi.. ngươi..." chỉ nói được có thế,bá bá bỗng khuỵu hai chân rồi rũ người xuống đất. Cha tôi hoảng quá, giơ tay đỡ dậy. Bá bá mặt biến sắc, kêu lên "Ðược, được lắm! Ngươi..." rồi ngục đầu xuống,chết luôn.
Cha tôi vô cùng kinh ngạc, nghĩ rằng bá bá vốn khoẻ mạnh, chỉ bị một vết thương xoàng ở cánh tay, sao mà dẫn đến cái chết được? Cha tôi ôm lấy bá bá, luôn miệng nói: "Hồ huynh! Hồ huynh!". Song thấy sắc mặt bá bá chuyển dần
sang màu tím, thì biết rằng đó là dấu hiệu bị trúng chất độc cực mạnh rồi. Cha tôi vội xé ống tay áo của bá bá ra xem sao, thấy cánh tay đã sưng to lên gấp đôi, chỗ vết thương rỉ ra toàn máu đen.
Hồ bá mẫu vừa kinh ngạc vừa buồn bã, đặt đứa con xuống, cầm thanh đơn đao lên nhìn kĩ. Lúc ấy, cha tôi cũng hiểu rằng lưỡi đao đã bị bôi thuốc độc cực mạnh.
Hồ bá mẫu nhìn cha tôi trầm ngâm, bà nói: "Miêu đại hiệp! Thanh đao này, Hồ đại ca mượn của bạn ông. Ðại ca tôi đương nhiên không biết lưỡi đao đã tẩm thuốc độc. Tôi cũng thế chất cho huynh vì huynh cũng không biết điều ấy; nếu không thế, thì hai người đâu thèm dùng thứ binh khí hèn hạ như vậy? Âu cũng là số phận đó thôi, chẳng trách ai được! Tôi vốn dĩ đã hứa với đại ca của tôi là mình sẽ nuôi nấng đứa con cho trưởng thành, nhưng trải qua năm ngày vừa rồi, tôi đã chứng kiến Miêu đại hiệp lòng dạ hơn người, coi trọng nghĩa khí. Huynh đã chấp thuận chăm sóc cháu rồi, thì cho phép tôi khỏi phải chịu dựng hai chục năm vất vả ấy nữa...".
Nói rồi, phu nhân cầm ngang thanh đao cứa cổ mình và chết ngay lập tức. Tôi đã trực tiếp nghe cha tôi kể lại hoàn cảnh Hồ Nhất Ðao bá bá qua đời như thế. Có điều là lời kể của Bảo Thụ đại sư lại khác xa. Tuy câu chuyện xảy ra đã hơn hai chục năm về trước, có thể có chỗ không được đầy đủ, nhưng tôi nghĩ không thể có những chỗ sai lạc nhau quá xa như vậy, và tôi cũng không rõ tại sao lại như thế?".
Bảo Thụ lắc đầu thở dài:
-Lúc ấy, lệnh tôn là người trong cuộc, đang dồn tâm trí say sưa đấu võ, tôi chỉ e là chưa chắc lệnh tôn đã quan sát kĩ bằng người đứng ngoài đâu.
Miêu Nhược Lan "vâng" một tiếng, cúi đầu im lặng.
Bỗng có một giọng khàn đục lên tiếng:
-Hai vị kể có chỗ khác nhau bởi vì có một trong hai vị cố ý nói dối!
Mọi người thấy câu nói đó bất ngờ vang lên, bèn cùng ngoái lại nhìn. Thì ra người nói câu ấy chính là người đầy tớ có vết sẹo bị đao chém trên mặt.
Bảo Thụ và Miêu Nhược Lan đều là khách đến sơn trang này nên tuy người ấy nói năng bất nhã nhưng cả hai đều nín nhịn. Tào Vân Kỳ là người thô lỗ hơn cả, vội hỏi ngay:
-Ai đã nói dối?
-Tiểu nhân là kẻ hèn mọn thấp hèn, đâu dám nói ra!
Miêu Nhược Lan nói:
-Nếu tôi nói không đúng thì ngươi cải chính cho rõ -Nàng nói với một thái độ bình thản và nhẹ nhàng.
Người hầu ấy đáp:
-Câu chuyện mà đại sư và cô nương vừa kể, thì kẻ tiểu nhân này cũng được chứng kiến. Nếu các vị không chê rát tai, thì tiểu nhân xin nói.
Bảo Thụ gắt gỏng:
-Ngươi cũng chứng kiến cấu chuyện đó ư? Ngươi là ai?
-Tiẻu nhân nhận ra đại sư, còn đại sư thì không nhận ra tiểu nhân đấy! -Người hầu ấy đáp.
Bảo Thụ xám mặt lại, quát:
-Nhà ngươi là ai?
Người ấy im lặng không đáp, rồi nói với Miêu Nhược Lan:
-Thưa cô nương! Tiểu nhân chỉ sợ câu chuyện tiểu nhân định kể khó mà kể hết được...
-Vì sao vậy? -Miêu Nhược Lan kêu hỏi lại.
-Tiểu nhân sợ rằng, mới nói ra được nửa chừng thì đã mất mạng rồi.
Miêu Nhược Lan nói với Bảo Thụ:
-Thưa đại sư, giờ phút này, trên đỉnh núi, đại sư hãy quyết định mọi việc cho.
Ðại sư là bậc tiền bối trong võ lâm, có đức cao và uy tín lớn. Chỉ cần một lời của đại sư, thì sẽ không ai dám động đến tính mạng của bác ta cả...
Bảo Thụ cười nhạt:
-Miêu cô nương! Cô nương khích tôi đấy ư?
Người hầu kia đáp ngay:
-Tiểu nhân sống hay chết, thực cũng chẳng đáng bận tâm, nhưng chỉ e là chưa kịp nói hết những điều mình biết...
Miêu Nhược Lan hơi trầm ngâm, rồi chỉ vào vế sau của câu đối khắc trên ván gỗ nói:
-Phiền ngươi hạ nó xuống...
Người hầu kia tuy không rõ dụng ý của Miêu Nhược Lan, song cũng cứ hạ vế đối trên ván khắc ấy xuống trước mặt Miêu Nhược Lan.
Miêu Nhược Lan nói:
-Ngươi cứ nhìn cho rõ đi, ở đây khắc tên cha tôi, ngươi cứ ôm tấm ván này rồi cha tha hồ mà nói. Nếu có ai dám động đến một sợi tóc của ngươi, tức là người ấy cố ý gây chuyện với cha tôi.
Mọi người đưa mắt nhìn nhau nghĩ rằng đã có Kim Diện Phật làm bùa hộ mệnh đây rồi, còn ai dám hại hắn nữa?
Người hầu ấy tỏ vẻ vui mừng, hơi mỉm cười. Cái cười làm căng vết sẹo trên mặt nên trông càng kì dị. Người ấy bèn ôm chặt lấy tấm ván. Bảo Thụ trở về ghế ngồi,cố nhớ lại câu chuyện cách đây hai mươi bảy năm, song cũng không nhớ ra người này là ai.
Miêu Nhược Lan nói:
-Ngươi cứ ngồi xuống mà nói.
Người ấy đáp:
-Tiểu nhân xin dứng nói cũng được ạ. Xin hỏi cô nương: thằng bé con Hồ Nhất Ðao đại gia, sau này ra sao?
Miêu Nhược Lan khẽ thở dài:
-Cha tôi thấy cả hai vợ chồng Hồ Nhất Ðao bá bá đã chết thì lòng buồn vô hạn,lặng nhìn thi thể hai người hồi lâu, quỳ lạy tám lạy và nói: "Hồ huynh! Ðại tẩu! Cả hai vị hãy yên tâm, tôi nhất định sẽ nuôi nấng cháu trưởng thành". Rồi đứng dậy quay người lại định bế đứa trẻ, chẳng ngờ không thấy nó đâu nữa. Cha tôi thất kinh, rối rít hỏi mọi người. Nhưng vì ai cũng mải theo dõi cái chết của đôi vợ chồng Hồ Nhất Ðao, nên không để ý đến đứa trẻ. Cha tôi vội bảo mọi người mau mau tìm kiếm, còn tự mình cố chịu đựng vết đau ở lưng, đích thân dò hỏi quanh khu nhà trọ. Bỗng nghe tiếng trẻ con khóc rất to phía sau nhà. Cha tôi cả mừng, chạy tới hướng đó, nhưng không ngờ thắt lưng do bị Hồ Nhất Ðao bá bá đá bị thương khá nặng, cử động mạnh một cái là ngã lăn xuống đất không sao dậy nổi.
Khi có người đỡ cha tôi dậy, rồi đi ra phía sau nhà chỉ trông thấy một đám máu tươi, một cái mũ trẻ con, còn đứa trẻ đã đi đằng nào mất rồi.
Phía sau quán trọ là một con sông nước chảy xiết. Mọi người thấy vết máu ra mãi đến tận bờ sông, chắc là thằng bé bị giết, xác bị ném xuống sông và nước sông đã cuốn đi rồi. Cha tôi vừa kinh hoàng vừa tức giận, triệu mọi người đến để tra xét kĩ, nhưng không tìm ra hung thủ.
Sự việc ấy làm cha tôi ngày nào cũng canh cánh trong lòng, ông thề sẽ tìm cho ra kẻ giết đứa trẻ. Cái năm mà tôi chứng kiến cha tôi mài kiếm, nói là cần phải giết một người, chính là kẻ hung thủ đó. Tôi nói với cha tôi, chưa biết chừng đứa trẻ ấy được người ta cứu vớt và vẫn còn sống cũng nên. Cha tôi nói, cầu cho được như vậy, tuy thế trong lòng vẫn không thật tin. Ôi! Ðứa trẻ đáng thương đó, tôi mong sao cho nó vẫn còn sống. Có một lần, cha tôi bảo tôi rằng: "Con ạ! Cha thương yêu con còn hơn tính mạng mình. Nhưng nếu ông trời kia cho cha được đem con đi đánh đổi lấy đứa con của Hồ Nhất Ðao, thì cha đành để con chết và đứa con của ông ta được sống".
Người hầu đó bỗng đỏ hoe mắt, nói giọng như khóc:
-Cô nương ạ! Hồ Nhất Ðao đại gia và phu nhân ở suối vàng có khôn thiêng hẳn sẽ rất cảm kích trước ân nghĩa của lệnh tôn và cô nương đấy.
Vu quản gia vốn tưởng người ấy là đầy tớ do Miêu Nhược Lan đem theo, nhưng nhìn nét mặt, nghe cách nói năng xưng hô, thì càng nhận ra là không phải. Vừa định hỏi, thì người ấy cất tiếng kể chuyện, mọi người ngồi yên lắng nghe, nên Vu quản gia bèn im lặng:
-Hai mươi bảy năm trước, tôi làm chân đun bếp trong nhà bếp của quán trọ thị trấn Thương Châu. Mùa đông năm đó, gia đình tôi gặp tai hoạ lớn. Vốn là ba năm trước, cha tôi nợ người chủ tài họ Triệu ở vùng ấy ba lạng vàng, tiền lãi ngày một chồng chất, mỗi năm tăng gấp đôi, sau ba năm số nợ là bốn mươi lạng. Triệu tài chủ bèn bắt cha tôi lôi đi, ép kí văn tự bán mẹ tôi cho hắn làm vợ bé.
Tất nhiên cha tôi không chịu, bị bọn thuộc hạ của Triệu tài chủ đấnh đập chết đi sống lại. Cha tôi lần về được nhà nói chuyện với mẹ tôi, món nợ đó bốn mươi lạng bạc nếu khất thêm một năm nữa, sẽ thành tám mươi lạng. Thế thì cả đời cũng không sao trả nổi. Cha mẹ tôi còn định chết cho rồi, song không nỡ bỏ tôi lại. Cả nhà cùng ôm nhau khóc. Hàng ngày tôi trông coi lò bếp ở nhà trọ, tối về canh chừng cha mẹ, vừa hãi hùng, vừa lo sợ, sợ cha mẹ tôi tự tử thật, sẽ bỏ lại tôi trơ trọi một mình trên đời này.
Một bữa tối có rất nhiều người bị thương đến trọ, việc bếp núc bận rộn, ông chủ quán không cho tôi về nhà đêm ấy. Hôm sau thì Hồ Nhất Ðao đại gia đến, và phu nhân sinh hạ được một cháu trai nên cần đun nước nấu nướng bận rộn hơn. Thế là ông chủ quán càng giữ tôi ở lại. Vì nhớ đến cha mẹ, tôi lóng ngóng đánh vỡ luôn mấy cái bát, bị ăn vài cái tát của ông chủ. Tôi đứng nép bên lò đứng khóc một mình.
Hồ đại gia đi ngang qua bếp, thấy tiếng khóc bèn vào hỏi tôi xem có chuyện gì.
Tôi thấy ông ấy mặt mũi hung ác nên sợ không dám nói. ¤ng càng hỏi thêm, tôi càng khóc tợn. Sau đấy, ông ta ôn tồn gạn hỏi mãi, tôi mới kể cho ông ấy nghe chuyện gia đình mình.
Hồ đại gia rất tức giận, nói: "Cái tên họ Triệu thật là quá quắc lắm. Ta muốn cho nó một đao lắm, song vì ta còn đang bận việc nên không có thì giờ thanh toán hắn. Ta cho cháu một trăm lạng bạc đưa về cho cha để trả nợ. Số bạc thừa giữ lấy liệu mà sống. Chớ bao giờ đi vay của các chủ nợ nữa nghe chưa."
Tôi những tưởng ông ấy nói đùa để dỗ tôi, ai đè ông ấy đưa cho tôi năm đĩnh bạc "Ðại nguyên bảo" thật. Tôi đâu có dám lấy. Hồ đại gia nói: "Hôm nay, ta sinh đứa con trai, ta yêu quý nó lắm, ta nghĩ rằng, cha mẹ cháu cũng thương cháu như vậy.
Hãy mau về đi. Ta sẽ nói với chủ quán là ta cho cháu về nhà, ông ta không dám làm gì cháu đâu". Tôi vẫn đứng ngây người hồi lâu để nhìn ông ấy, tim đập thình thịch không ngớt, lúng túng không biết nên làm gì. Hồ đại gia lấy một túi vải gói gọn năm đĩnh bạc ấy rồi lại quăng lên lưng tôi, đá nhẹ vào mông tôi một cái, cười nói: "Chú bé ngốc ạ! sao không liệu mà xéo ngay đi hả?".
Tôi đi về trong tâm trạng ngây ngất và kể lại mọi chuyện với cha mẹ. Cả nhà tôi sướng phát điên, khó mà tin rằng trên đời lại có người tốt bụng đến thế, vẫn cứ ngỡ là chuyện nằm mơ, nhưng rõ ràng nă đĩnh bạc "Ðại nguyên bảo" vẫn đang sáng trắng trên mặt bàn. Tôi và mẹ tôi dìu cha tôi đến bên quán trọ khấu đầu tạ ơn Hồ đại gia. Ông ấy cứ xua tay nói rằng ông ấy rất không thích người khác cám ơn mình, rồi đẩy cả nhà chúng tôi ra.
Chúng tôi vừa định đi, bỗng nghe tiếng vó ngựa, và có mấy chục người kéo đến quán trọ. Ðó là những kẻ địch của Hồ đại gia. Tôi thấy không yên tâm, bèn kể cho cha mẹ tôi về trước, còn mình ở lại xem câu chuyện ra sao. Tôi nghĩ Hồ đại gia đã cứu được cả nhà tôi rồi, chỉ cần ông ấy dùng tôi vào việc gì dù là nhảy xuống nước,nhảy vào lửa tôi cũng không đắn đo.
Kim Diện Phật đại hiệp ngồi đối ẩm với Hồ đại gia. Hồ đại gia thấy không yên tâm về đứa con, chuyện này thì Bảo Thụ đại sư nói đúng cả rồi. Có điều đại sư không biết, người thầy lang bán thuốc xoa bóp ở phòng bên nghe lỏm chuyện của vợ chồng Hồ đại gia bị đứa bé phụ bếp của nhà trọ nhìn thấy.
Người hầu này kể đến đây, thì Bảo Thụ bỗng đứng đậy chỉ tay quát:
-Mi là ai hả? Ai xui ngươi đến nói nhăng nói cuội ở đây?
Người này vẫn thản nhiên, nói nhẹ nhàng:
-Tiểu nhân là Bình A Tứ. Tiểu nhân nhận ra ông Diêm Cơ là thầy lang bán thuốc xoa bóp năm xưa ấy, còn thầy lang Diêm Cơ tất nhiên là không nhận ra thằng phụ bếp A Tứ đầu chóc lở năm xưa đâu nhỉ!
Bảo Thụ nghe người ấy nhấc đến hai chữ "Diêm Cơ"thì mặt biến sắc, thoáng nhớ lại quán trọ năm xưa quả thật có thằng bé phụ việc đầu chốc, có điều bây giờ Bảo Thụ không hề để ý gì đến mặt mũi dáng vẻ của chú cả, nên bây giờ lại càng không nhớ gì hết. Bảo Thụ trợn mắt nhìn vào tấm ván gỗ khắc vế đói Bình A Tứ đang ôm vào lòng, miệng "xì" một tiếng.
Bình A Tứ nói tiếp:
-Lúc nửa đêm, nghe thấy tiếng khóc của Hồ đại gia, quả tình là tôi không yên tâm. Tôi bèn đến gần căn phòng, thì thấy trên cửa sổ ở phòng bên in bóng một người đang ngồi im lặng mai phục ở đó. Tôi lại gần nhìn qua khe cửa sổ, thấy thầy Diêm Cơ đang áp tai sát vách gỗ nghe lỏm câu chuyện của vợ chồng Hồ đại gia.
Tôi đang định vào báo cho Hồ đại gia biết, thì bỗng Hồ đại gia lại đi sang phòng của thầy lang Diêm Cơ và nói chuyện rất lâu. Nội dung trò chuyện ấy, không rõ vì sao Bảo Thụ đại sư không hề kể cho các vị biết một chút nào?
Hồ đại gia nói rất nhiều, tất nhiên có nhiều chỗ tôi không hiểu nhưng tôi biết rằng Hồ đại gia sai thầy lang Diêm Cơ hôm sau đi giải thích với Kim Diện Phật mấy điều gì đó. Những điều ấy rất hệ trọng, vốn không nên để cho người lạ biết;nhưng vì Hồ phu nhân mới sinh con không đi được nên đành nhờ người khác. Hồ đại gia tính tình nóng nẩy, nếu tự mình đi nói chuyện với đối thủ, tất sẽ sinh ra tranh cãi với các vị Phạm bang chủ, Ðiền tướng công. Một khi đã không thể nói cho rõ ràng được, lại có khả năng xảy ra đụng độ thì có đi cũng bằng không! Bởi thế đành nhờ Diêm Cơ đi hộ.
Còn như Bảo Thụ đại sư vừa nói là "Hồ đại gia sai ông ta đi đưa thư, xong việc sẽ hậu tạ" thì không đúng. Chỉ là đưa một phong thư nhẹ tênh, có gì phải hậu tạ?
Việc gì mà hai vợ chồng Hồ đại gia phải bàn bạc lâu thế? Có lẽ Bảo Thụ đại sư đã quên những lời của Hồ đại gia nói lúc đó chăng, chứ tôi không quên một điều nào.
Mọi người nghe đến đây, mới biết trước khi xuất gia Bảo Thụ có tên tục là Diêm Cơ. Nhìn vẻ mặt của Bảo Thụ và Bình A Tứ lúc này, đoán hẳn Bảo Thụ có dinh líu đáng kể đến cái chết của Hồ Nhất Ðao; những lời kể Bảo Thụ lúc trước cũng có nhiều chỗ sai lệch, không thấu đáo. Ai ai cũng thấy hiếu kì, ngóng đợi Bình A Tứ giải toả thắc mắc. Nhưng cũng lại sợ nếu Bình A Tứ nói toạc ra một bí mật hệ trọng nào đó, làm Bảo Thụ vì thẹn quá mà đâm tức giận hạ độc thủ, thì trên đỉnh núi tuyết này chẳng có ai đọ nổi mà ngăn chặn ông ta cả. Dẫu sau này, Kim Diện Phật có tìm Bảo Thụ để tính sổ đi nữa, nhưng Bình A Tứ đã chết, thì e rằng cái bí mật ấy cũng vĩnh viễn bị chôn vùi thôi.
Mọi người lo thay cho Bình A Tứ nhưng người này vẫn thản nhiên không chút sợ hãi. Trái lại hình như cậy là sẽ được che chở nên lại nói luôn:
-Khi Hồ đại gia nói chuyện với Diêm Cơ, tôi đứng ngoài cửa sổ phòng ông ta.
Tôi không hề có ý nghe lỏm xem Hồ đại gia nói gì, có điều là tôi vốn biết Diêm Cơ vẫn theo đuôi người chủ nợ đã từng hà hiếp cha tôi, rõ ràng là ông ta không tử tế gì, tôi chỉ lo Hồ đại gia sẽ mắc lừa Diêm Cơ.
Bây giờ tôi còn nhỏ tuổi nông cạn, tôi không thật hiểu rõ nhưng lời Hồ đại gia nói, nhưng tôi vẫn ghi nhớ từng chữ, và sau này lớn khôn lên, tôi đã dần hiểu biết.
Ðêm ấy, Hồ đại gia dặn Diêm Cơ đi nói hộ ba điều. Ðiều thứ nhất là nguyên nhân nảy sinh thù oán từ các đời trước của bốn họ Hồ, Miêu, Phạm, Ðiền. Ðiều thứ hai là nguyên nhân cái chết của phụ thân Kim Diện Phật và phụ thân Ðiền tướng quân. Ðiều thứ ba là chuyện về thanh quân đao của Sấm Vương.
Mọi người đều quay đầu lại thanh quân đao đặt trên bàn, lòng càng háo hức.
Bình A Tứ nói tiếp:
-Tại sao bốn nhà Hồ, Miêu, Phạm, Ðiền, đời trước lại thù oán nhau? Ðiều này Miêu cô nương đã kể rồi. Có điều là bên trong còn một bí mật quan trọng, không những người ngoài không biết mà đến nay, ngay cả Miêu đại hiệp cũng chưa biết.
Bí mật này có mần mống từ năm thứ hai Vĩnh Xương Ðại Thuận của Sấm Vương. Ðó là năm ất Dậu, cũng chính là năm thứ hai đời Thuận Trị nhà Ðại Thanh.
Bấy giờ, các vị tổ tông của bốn họ Hồ, Miêu, Phạm, Ðiền đã nói rõ ràng, nếu nhà Thanh không diệt vong, thì hãy đợi đến một trăm năm sau, tức năm ất Sửu,mới được tiết lộ bí mật lớn đó ra. Năm ất Sửu, tức là năm Càn Long thứ mười, cách đây đã hơn ba mươi năm. Vậy là, cách đây hai mươi bảy năm, lúc Hồ đại gia nói chuyện với Diêm Cơ, thì đã quá cái hạn một trăm năm đó rồi, không cần giữ mãi điều bí mật đó nữa.
Ðiều bí mật đó quả là hệ trọng; năm mà Sấm Vương bại trận ở núi Cửu Cung,Sấm Vương không hề chết!
Ðiều này vừa nói ra, mọi người đều giật mình và đều đứng cả dậy, không ai bảo ai, cùng hỏi "Cái gì?". Riêng Bảo Thụ, vẫn ngồi ngay ngắn, rõ ràng là ông ta đã sớm biết rồi nên không bị chấn động vì tin này.
Bình A Tứ nói tiếp:
-Ðúng thế! Sấm Vương đã không chết! Có điều là Sấm Vương bị quân Thanh bao vây khốn vòng trong vòng ngoài, khó bề thoát thân. Ba vệ sĩ họ Miêu, Phạm,Ðiền xông xuống núi đi cầu viện binh, mãi không thấy viện binh tới, mà quân địch ngày càng thêm khép chặt vòng vây. Thấy các tướng sĩ thuộc hạ kẻ chết người bị thương khó lòng chống đỡ nổi, Sấm Vương thối chí nản lòng, bèn giơ thanh quân đao lên, định tự vẫn song người vệ sĩ họ Hồ có biệt hiệu là Phi Thiên Hồ Ly ngăn lại. Trong lúc nguy cấp, người vệ sĩ họ Hồ ấy bèn nảy ra một kể. Ông chọn trong những xác của tướng sĩ hi sinh một thi thể na ná vóc người Sấm Vương, thay hoàng bào và áo chống tên của Sấm Vương vào, đại đeo thêm ấn vàng vào cổ nữa. Ông ta lại lấy đao băm nát mặt của tử thi để cho người khác khó nhận ra rồi tự mình cõng lên, đi đến doanh trại của quân Thanh xin đầu hàng. Ông ta khai là đã giết chết Sấm Vương xin đến ghi công lĩnh thưởng. Ðó là một chiến công lớn biết chừng nào, nên tướng bên địch trình báo lên cấp trên, ắt sẽ được thăng quan phong tước, chứ không hề đắn đo nghi ngờ gì. Mà dẫu có chút hoài nghi thì cũng ra sức che đậy lờ đi để còn lĩnh thưởng thăng quan chứ.
"Sấm Vương" đã chết, thì ngay đêm đó quân Thanh ngừng vây hãm núi Cửu Cung. Còn Sấm Vương thật thì cải trang làm một người bình thường xuống núi,thoát hiểm một cách dễ dãng. Ôi! Sấm Vương thoát khỏi hiểm nguy nhưng vị Phi Thiên Hồ Ly kia thì đại họa sắp giáng xuống đầu.
Phi Thiên Hồ Ly đã dùng đến kế sách ấy, ông thực ra là quá ư đau khổ. Các anh hùng hảo hán trên giang hồ cũng vì hai chữ "Hiệp nghĩa" mà chịu kiếm đâm đao chém để giúp bạn, không phải là điều khó làm. Nhưng vệ sĩ họ Hồ vì Sấm Vương thoát nạn, không những phải miễn cưỡng đầu hàng quân địch mà còn mang tiếng "bán chúa cầu vinh".
Phi Thiên Hồ Ly vốn có uy danh vang dội trong thiên hạ, giới võ lâm mỗi khi nhắc tới tên ông, ai cũng giơ ngón tay cái mà tấm tắc: "Hảo hán!". Thế mà giờ đây lại tự bôi nhọ tên tuổi của mình suốt đời, thật khổ gấp hàng vạn lần việc dám khẳng khái hi sinh vì đại nghĩa.
Sau khi ông đầu hàng Ngô Tam Quế, thì làm quan dưới quyền hắn ta. Ông là người trí dũng song toàn, thông minh tài cán nên rất được Ngô Tam Quế tin dùng.
Ông nghĩ, thiên hạ nhà Ðại Thuận của Sấm Vương đã bị đổ vỡ bởi tay Ngô Tam Quế, nếu không báo được thù này thì không xứng là kẻ trượng phu. Ông lại nghĩ,nếu đâm chết Ngô Tam Quế thì chẳng nhọc nhằn gì, nhưng Phi Thiên Hồ Ly vốn túc trí đa mưu đâu có chịu xong việc dễ dàng như vậy?
Trong vài năm trời, ông giữ kín tung tích, dùng nhiều mưu kế khôn khéo. Sắp đặt nhiều kế hoạch để vừa làm cho Hoàng đế Mãn Thanh nghi ngờ Ngô Tam Quế,mặt khác lại làm cho Ngô Tam Quế cảm thấy không thể không dấy binh làm phản.
Ông lại ngầm báo cho triều đình nhà Thanh mọi hành vi chiêu tập binh mã,ngông nghênh kiêu ngạo của Ngô Tam Quế. Ngược lại, ông lại báo cho Ngô Tam Quế biết những thủ đoạn xét nét đề phòng của nhà Thanh đối với Ngô Tam Quế mà ông đã dò la được.
Cứ như vậy, trong mấy năm qua, Ngô Tam Quế tất ở vào thế phải làm phản.
Nếu vậy, thiên hạ sẽ đại loạn, nhà Ðại Thanh sẽ tổn hao lực lượng, lúc đó sẽ là thời cơ tốt để cho Sấm Vương phục quốc. Dẫu cuộc nổi loạn của Ngô Tam Quế nhanh chóng bị dập tắt, Sấm Vương phục quốc chẳng thành công, thì Ngô Tam Quế cũng không thể không mắc họa bị giết cả họ. Nếu vậy thì có giá trị hơn nhiều so với việc đâm chết một mình hắn.
Dịp ba vị anh em kết nghĩa họ Miêu, Phạm, Ðiền đến Côn Minh hành thích Ngô Tam Quế, thì mọi kế sách của Phi Thiên Hồ Ly đang dần có hiệu quả. Bởi vậy,trong lúc nguy cấp, ông đã xông ra ngăn chặn kẻo ba người sẽ làm hỏng đại sự.
Rằm tháng ba năm ấy, ông cùng uống rượu với ba anh em Miêu, Phạm, Ðiền ở Ðiền Trì, và sắp sửa nói ra tất cả mọi chuyện từ chuyện Sấm Vương chưa chết, đến chuyện Ngô Tam Quế sắp làm phản, thì không ngờ ba vị e ngại rằng võ công của huynh trưởng cao cường, không nên trò chuyện dài dòng, thừa lúc huiynh trưởng sơ ý mà giết luôn. Trước khi chết, Phi Thiên Hồ Ly khóc và nói: "Ta tiếc cho đại sự chưa thành" chính là nói về những kế hoạch đấy. Ông còn nói: "Nguyên soái... ở khe núi Thạch Môn" thực chất là Sấm Vương đang xuất gia tại chùa Phổ Từ, núi
Giáp Sơn sống đến tháng hai năm Giáp Thìn đời Khang Hi, thọ bảy mươi tuổi. Khi Sấm Vương khởi sự, xưng là "Phụng Thiên Xướng Nghĩa đại nguyên soái". Lúc xuất gia, pháp danh vốn là Phụng Thiên Vương, để giữ cho kín đáo, mới thêm một dấu "chấm" bên cạnh chữ "Vương" thành ra chữ "Ngọc". Lúc trước, mọi người chỉ nghe Miêu Nhược Lan kể chuyện, chỉ hình dung Phi Thiên Hồ Ly là người gian hiểm vô cùng, đau ngờ bên trong còn có những bí mật ghê gớm, có điều vì quá lạ lùng nên trong một lúc họ chưa thể tin ngay được.
Bình A Tứ thấy mọi người còn nghi ngờ, thấy Miêu Nhược Lan cũng tỏ ra ngạc nhiên bèn nói tiếp:
-Miêu cô nương! Lúc trước, cô nương kể đến đoạn hôm rằm tháng ba, con trai của Phi Thiên Hồ Ly tìm đến nhà ba vị thúc thúc kia là anh em kết nghĩa kia, rồi cùng họ bí mật nói chuyện ở nhà trong. Chuyện trò xong, ba vị ấy ra và tự vẫn trước mặt mọi người. Cô nương thử nghĩ xem trong cuộc nói chuyện bí mật đó, bốn người đã nói những gì?
Miêu Nhược Lan đáp:
-Hẳn người con trai ấy đã nói với ba vị thúc thúc kia những điều tâm sự của Phi Thiên Hồ Ly.
-Ðúng vậy! -Bình A Tứ nói -Nếu chẳng phải ba người ấy hối hận vì đã giết nhầm người huynh trưởng kết nghĩa của mình, thì sao phải tự vẫn trước đám đông?
Có điều thời kì ấy, Sấm Vương đang còn sống, nên điều bí mật ấy tuyệt đối không được tiết lộ ra. Cũng tiếc thay cho ba vị anh em kết nghĩa ấy! Họ vốn đều có lòng trung nghĩa, song tính cách quá lỗ mãng. Giết huynh trưởng đã là sai rồi, lại tự vẫn quá sớm trước đám đông, chẳng hề dặn dò con cháu là không được tìm đến con cháu họ Hồ để báo thù. Chắc lúc ấy họ quá ư xót xa và hối hận, không nghĩ ngợi hậu quả sau này, nên hai lần liên tiếp mắc sai lầm. Từ đây, bốn nhà Hồ, Miêu,Phạm, Ðiền đời này sang đời khác càng oán thù nhau sâu nặng hơn.
Những lời giải thích trong phòng kín của người con trai họ Hồ với ba vị thúc thúc kia, cái bí mật ấy phải đợi sau một trăm năm tức năm ất Sửu mới được công bố.
Ðến lúc đó, dù Sấm Vương có thọ lắm đi nữa, ắt cũng qua đời rồi. Nếu bị tiết lộ sớm hơn, chắc triều đình nhà Thanh sẽ săn lùng gắt gao, càng nguy hiểm đến tính mạng của Sấm Vương. Các đời sau họ Hồ đều biết rõ bí mật đó, nhưng ba nhà Miêu, Phạmn, Ðiền thì đều không hay biết. Khi điều bí mật được truyền đến đời Hồ đại gia, thì đã quá thời hạn trăm năm cho nên ông mới nhờ thầy lang Diêm Cơ đi nói rõ với Kim Diện Phật.
Về việc thứ hai, nói về nguyên nhân cái chết của phụ thân Kim Diện Phật và phụ thân Ðiền tướng công. Mưòi năm trước khi hai vị Miêu, Hồ kịch chiến, thì hai vị tiền bối Miêu, Ðiền đi khỏi vùng Trung Nguyên và từ đấy biệt tăm. Hai vị đều võ nghệ cao cường, tên tuổi lừng lẫy chốn giang hồ, mà lại chết một cách không rõ ràng như vậy, thì kẻ giết hại hai vị hẳn là một tay rất ghê gớm. Hồ đại gia lâu nay vẫn ở ngoài quan ải; họ Hồ và hai họ Miêu, Ðiền vẫn có oán thù lâu đời nên ai cũng cho rằng chắc là Hồ đại gia đã hạ thủ. Kim Diện Phật và Ðiền tướng công chia nhau đi dò la mười năm trời hơn, mà không tìm ra manh mối gì, cũng chẳng gặp mặt Hồ đại gia lần nào. Không còn cách nào khác, Kim Diện Phật bèn tuyên bố rằng mình là "Ði khắp thiên hạ không địch thủ" để khích cho Hồ đại gia vào Trung Nguyên. Hồ đại gia cũng hiểu dụng ýđó, nhưng chẳng buồn để ý. Ông phải đi tìm hai vị tiền bối họ Miêu, Ðiền ở khắp nơi, nghĩ rằng chỉ tìm ra tung tích của họ thì mới có thể gặp mặt Kim Diện Phật để rửa sạch nỗi oan cho mình. Ông trời kia chẳng phụ người có tấm lòng! Hồ đại gia tìm hiểu suốt mấy năm trời, cuối cùng đã biết được tin tức của hai vị ấy. Lúc đó, Hồ phu nhân có thai. Phu nhân là người Giang Nam, sắp đến kỳ sinh nở, bỗng nhớ quê nhà da diết. Hồ đại gia chiều ý phu nhân, bèn đưa phu nhân trở về miền nam. Ði đến Ðường Quan, ông đụng độ với hai vị Phạm, Ðiền, rồi sau đấy là Kim Diện Phật. Hồ đại gia bảo Diêm Cơ đi nói chuyện với Kim Diện Phật đã, đợi khi ông đưa phu nhân về Giang Nam xong, sẽ đích thân dẫn Kim Diện Phật đi đưa hài cốt của cha về. Còn về nguyên nhân cái chết, Kim Diện Phật khi đến nơi xem xét sẽ hiểu. Có điều cái chết của hai vị tiền bối họ Miêu, Ðiền ấy cũng không được không được vẻ vang cho lắm nên Hồ đại gía không tiện kể ngay trước mặt họ, mà chỉ muốn đưa hai vị Miêu, Ðiền đi để tự xem xét thôi.
Việc thứ ba là chuyện liên quan đến thanh quân đao của Sấm Vương. Thanh quân đao ấy ẩn giấu một điều vô cùng quý giá mà vàng bạc châu báu quý hiếm đến đâu cũng chẳng thấm tháp gì.
Mọi người đều rất kinh ngạc, nghĩ rằng ở thanh đao này chẳng chứa nổi lấy một chút bạc nhỏ nào, nói gì đến chuyện "châu báu quý hiếm cũng chẳng thấm tháp gì"?
Bình A Tứ nói tiếp:
-Tối hôm đó, Hồ đại gia đã nói nguồn cơn của chuyện này cho thầy lang Diêm Cơ. Nghe xong, hẳn các vị cũng sẽ không lấy làm lạ nữa.
Sau khi Sấm Vương phá Bắc Kinh, thì các hoàng thân, quốc thích, các đại thần đại tướng của nhà Minh đều đầu hàng cả. Không ai trong bọn họ không có tài sản giầu có. Các bộ hạ của Sấm Vương bắt bọn họ phải bỏ vàng bạc châu báu để chuộc mạng. Chỉ trong vài ngày, tiền của châu báu chất cao như núi, không sao đếm xuể.
Về sau, Sấm Vương phải rút lui khỏi Bắc Kinh, Sấm Vương sai các tướng lĩnh thân tín áp tải những đống của cải đó đem giấu ở một nơi yên ổn để sau này khi đem binh quay lại đánh trả, sẽ chi dùng vào việc quân lương. Sấm Vương có bản đồ cất giấu kho báu, cách xem bản đồ để tìm kho báu thì đặt trong thanh quân đao.
Khi bại trận phải trốn khỏi Cửu Cung, Sấm Vương giao cả bản đồ và thanh quân đao cho Phi Thiên Hồ Ly giữ. Về sau, Phi Thiên Hồ Ly bị giết hại, thanh quân đao và bản đồ rơi vào tay ba vị anh em kết nghĩa kia, chẳng bao lâu, lại bị con trai của Phi Thiên Hồ Ly cướp lại. Sau khi tranh giành qua lại suốt một trăm năm, thanh quân đao ấy đã rơi vào tay họ Ðiền của phái Thiên Long Môn nắm giữ, còn tấm bản đồ kho báu do họ Miêu truyền đời nắm giữ. Có điều là cả hai họ Miêu, Ðiền đều không biết điều bí mật ghê gớm ấy, vì thế mà không đi tìm để khai quật. Ðiều bí mật ấy chỉ có họ Hồ truyền lại cho con cháu biết, nhưng nhà họ Hồ lại không có bản đồ và thanh quân đao nên cũng chịu không có cách gì đi tìm được. Hồ đại gia đã nói chuyện này với Kim Diện Phật, đề nghị ông ấy đi tìm kho báu để trợ giúp người nghèo trong thiên hạ, thậm chí có thể dùng số của cải ấy vào việc lớn, đánh đuổi người Mãn đi, đòi lại giang sơn cho người Hán chúng ta.
Cả ba việc mà Hồ đại gia nói đến, đều vô cùng hệ trọng. Song sau khi Kim Diện Phật biết chuyện rồi, tại sao còn cứ đòi đấu võ để quyết đấu một phen sống mãi,thì cho đến lúc chết, Hồ đại gia cũng không hiểu được. Chỉ e rằng Kim Diện Phật mang hiệu suông là "đại hiệp", không phân biệt được phải trái đúng sai. Hoặc giả ba việc ấy thật quá ư không hợp tình hợp lý sẽ kinh động đến thiên hạ nên Kim Diện Phật không hề tin một việc nào hết cũng chưa biết chừng.
Nói đến đây, Bình A Tứ bất giác thở dài.
Ðào Bách Tuế từ đầu đến giờ chỉ lắng nghe và im lặng, lúc này bỗng lên tiếng:
-Tôi biết rõ tại sao Kim Diện Phật vẫn muốn tìm đến Hồ Nhất Ðao để tỉ thí.
Tạm chưa nói rõ lý do, chỉ hỏi ngươi trước đã: ngươi lên đỉnh núi này làm gì?
Ðiều này mọi người cùng đều muốn biết, Bình A Tứ nghiêm nét mặt:
-Tôi đến để báo thù cho Hồ đại gia.
-Báo thù ư? Tìm ai để báo thù? -Ðào Bách Tuế hỏi.
Bình A Tứ cười nhạt:
-Tôi tìm kẻ đã hại Hồ đại gia.
Miêu Nhược Lan sắc mặt nhợt nhạt, hạ thấp giọng:
-Ông đi tìm cha tôi ư?
-Người sát hại Hồ đại gia không phải là Kim Diện Phật, mà là lão thầy lang bán thuốc xoa bóp Diêm Cơ năm xưa, giờ đã xuất gia làm hoà thượng, chính là người có tên Bảo Thụ đó!
Mọi người vô cùng ngạc nhiên, nghĩ bụng: "Tại sao Hồ Nhất Ðao lại bị Bảo Thụ sát hại nhỉ?"
Bảo Thụ đứng thẳng lên, cười ha hả:
-Ðược lắm! Ngươi có tài thì hãy xông vào giết ta đi! Mau ra tay nào!
Bình A Tứ nói:
-Tôi đã ra tay rồi đó. Kể từ hôm nay, tôi chỉ cho ông sống không quá bảy ngày đêm nữa thôi!
Ai nấy thất kinh, đều nghĩ không biết Bình A Tứ đã ngầm hạ độc thủ ra sao?
Riêng Bảo Thụ thì âm thầm hoảng sợ, nhưng vẫn còn nói cứng:
-Ngươi có tài cán khỉ gì mà đòi giết ta?
Bình A Tứ nói gay gắt:
-Không chỉ riêng ông, mà tất cả lớn bé gìa trẻ trên núi này không có ai sống quá bảy ngày đêm nữa đâu.
Mọi người càng hoảng, người thì ngạc nhiên đứng dậy, kẻ thì trợn mắt nhổm lên.
Từ sau khi lên đỉnh núi tuyết này, ai cũng thấp thỏm không yên tâm. Tuy lời Bình A Tứ có vẻ vô lý quá đáng, song nghe vào lúc này không ai không thấy giật mình lo sợ.
Bảo Thụ dằn giọng:
-Chắc là ngươi bỏ thuốc độc vào thức ăn và nước trà?
Bình A Tứ lạnh lùng:
-Nếu đầu độc ông, hóa ra là để ông chết quá nhanh chóng ư? Ðâu có ngon lành thế? Tôi muốn ông phải đói mà chết từ từ cơ!
Tào Vân Kỳ, Ðào Bách Tuế, Trịnh Tam Nương cùng kêu lên:
-Chết đói à?
Bình A Tứ thản nhiên:
-Ðúng thế! Trên núi này vốn chỉ có lương thực cho mười ngày nhưng bây giờ thì chẳng còn chút nào nữa rồi. Tôi đã đổ tất cả xuống chân núi rồi.
Trong lúc mọi người la hoảng thì Bảo Thụ bỗng giơ tay giở ngón "Cẩm nã thủ" ra tóm chặt lấy cánh tay trái của Bình A Tứ. Bình A Tứ vốn đã không còn tay phải,nên không hề kháng cự, chỉ hơi mỉm miệng cười nhạt. Tào Vân Kỳ và Chu Vân Dương giơ năm đấm đứng áp trước mặt Bình A Tứ, chỉ cần Bình A Tứ khẽ động đậy là giáng đòn luôn.
Vu quản gia vội chạy vào nhà trong một lát rồi quay ra đại sảnh, mặt trắng bệch,giọng run run:
-Lương thực của sơn trang và thịt bò, thịt dê, gà, vịt, rau cỏ nữa đúng là... đều bị tên này... đổ xuống chân núi hết trơn cả rồi.
Một tiếng "uỳnh" vang lên, Tào Vân Kỳ đấm vào ngực Bình A Tứ. Trái đấm quá mạnh, Bình A Tứ hộc lên một tiếng, miệng trào máu tươi. Tuy thế, vẻ mặt vẫn hơi cười nhạt, không hề có chút sợ hãi.
Bảo Thụ hỏi:
-Thế không có ai trông coi lương thực và nhà bếp à?
Vu quản gia đáp:
-Có ba người làm việc vặt ở đó thì đều bị tên này trói lại cả rồi. Ôi! Lúc hai thằng tiểu đồng quỷ quái gây chuyện ầm ĩ ở trên này, mọi người kéo cả lên xem.
Ai ngờ đó chính là kế "diệu hổ li sơn" của Tuyết Sơn Phi Hồ. Miêu cô nương!
Chúng tôi cứ ngỡ tên này là người hầu của cô nương đem theo.
Miêu Nhược Lan lắc đầu:
-Không phải. Tôi thì lại tưởng hắn cũng là quản gia ở sơn trang này.
Bảo Thụ nói:
-Không còn sót tí gì ăn được à?
Vu quản gia buồn bã lắc đầu.
Tào Vân Kỳ lại giơ nắm đấm toan giáng một quyền nữa vào Bình A Tứ thì Miêu Nhược Lan nói:
-Hãy khoan! Tào đại gia đã quên lời tôi nói rồi ư?
Tào Vân Kỳ không hiểu, nắm đấm vẫn đang giơ trên không trung. Miêu Nhược Lan giải thích:
-Người này đang ôm trong tay danh hiệu của cha tôi, tôi đã nói rồi, là không cho phép ai đụng đến người ta mà.
Tào Vân Kỳ nói:
-Tất cả chúng ta đều chết đói bởi tay hắn, vậy mà tiểu thư lại...
Miêu Nhược Lan lắc đầu:
-Sống hay chết là một chuyện, nhưng lời đã nói ra thì phải giữ chứ. Người này đã đổ hết lương thực, thức ăn đi cố nhiên là mọi người sẽ chết đói, cả anh ta cũng vậy. Một người dám liều mình chỉ để làm một việc này thì hẳn phải có nguyên nhân rất quan trọng. Bảo Thụ đại sư, Tào đại gia! Sông chết có số cả, cuống vội cũng chẳng làm gì. Hãy cứ để ngưòi này nói xem, có phải chúng ta rốt cuộc sẽ phải chết thật hay không?
Miêu Nhược Lan nói ôn tồn nhẹ nhàng, song không hiểu sao lại có sức mạnh lớn lao làm Bảo Thụ phải buông cánh tay Bình A Tứ ra, còn Tào Vân Kỳ cũng hậm hực trở về chỗ ngồi. Miêu Nhược Lan nói:
-Bình gia! Hãy nói cho tôi biết vì sao ông muốn mọi người chết đói cả lũ? Ông muốn báo thù cho Hồ Nhất Ðao bá bá phải không?
Bình A Tứ đáp:
-Cô nương gọi tôi là "Bình gia", tôi không dám nhận đâu. Cả đời, tôi chỉ có phận sự gọi người khác là "gia gia" thôi, tôi không có cái phúc được ngưòi ta gọi mình như vậy. Miêu cô nương, năm xưa Hồ đại gia đã cho tôi bạc, cứu cả ba mạng gia đình tôi, tôi vô cùng cảm kích. Nhưng tôi cũng rất cảm kích vì một chuyện khác nữa, cô nương biết là chuyện gì không? Mọi người bấy giờ đều gọi tôi là "A Tứ chốc đầu", rất khinh miệt tôi. Nhưng Hồ đại gia thì lại gọi tôi là "chú em nhỏ" và nhất định bắt tôi gọi là "đại ca". Cả đời Bình A Tứ này bị thiên hạ quát tháo sai bảo, nhưng riêng Hồ đại gia thì lại nói với tôi rằng, trên đời, không phân biệt cao thấp sang hèn bởi trong mắt ông trời, thì ai cũng như ai mà thôi. Nghe những lời ấy, tôi thấy mình như một người bị mù suốt mười mấy năm, bỗng lại được nhìn thấy ánh sáng. Tôi chỉ được gặp Hồ đại gia có một ngày trời thôi, song lòng tôi đã coi ông là người thân nhất và kính yêu ông như cha mẹ mình.
Hồ đại gia đấu võ với Kim Diện Phật liền mấy ngày mà không phân thắng bại,đương nhiên tôi thấy lo lắng cho ông. Ðến ngày cuối cùng, Hồ đại gia bị thương bởi lưỡi đao tẩm thuốc độc mà chết, phu nhân cũng tự vẫn theo chồng, các sự việc ấy đúng như lời Miêu cô nương nói. Tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng ấy và không quên một chi tiết nào. Thầy lang họ Diêm ạ! Cái hôm đó, tay trái ông xách hòm thuốc, lưng đeo túi vải dựng hơn một chục đĩnh bạc, đúng không nào? Hôm đó ông mặc áo lông cừu cũ, ngoài chần vải xanh, đầu đội mũ lông màu vàng ố bị thủng mấy chỗ, đúng không nào?
Bảo Thụ tím mặt, tay phải cầm chuỗi hạt khẽ rung rung, hai mắt trợn trừng,không nói năng gì.
Bình A Tứ lại nói tiếp:
-Tối hôm trước đó, Hồ đại gia cùng nằm chung giường trò chyện với Kim Diện Phật, ông dứng ngoài cửa sổ nghe lỏm, rồi bị Kim Diện Phật đứng trong cửa sổ thoi cho một quyền sưng vù mắt mũi lên, máu chảy đầy mặt. Ông ta kể sau khi bị đánh thì đi ngủ luôn, nhưng tôi nhìn thấy trước khi đi ngủ, ông ta còn làm một việc nữa cơ. Hai vị Hồ đại gia và Kim Diện Phật đi nằm, họ đàng hoàng trong sáng để binh khí ở gian đại sảnh. Thầy lang họ Diêm lấy một lọ thuốc cao trong hòm thuốc ra,rón rén đến bôi lên đao kiếm của họ. Bấy giờ tôi chỉ là đứa trẻ lên mười, nên không ngờ ông ta đàng thi hành quỷ kế. Cho đến hôm sau, khi Hồ đại gia bị thương và trúng độc, tôi mới nhớ đến việc thầy lang họ Diêm đã bôi thuốc độc lên binh khí của họ. Ông ta chỉ hi vọng cả hai vị Miêu, Hồ cùng đi đời nhà ma.
Ôi! Thầy lang Diêm ơi là thầy lang Diêm! Lòng dạ ông thật độc địa! Ông muốn Kim Diện Phật chết là để trả thù việc mình bị thoi một quả. Nhưng Hồ đại gia vốn không oán thù gì với ông ta, sao ông ta cũng bôi thuốc độc lên kiếm Kim Diện Phật để làm gì?
Thời ấy, tôi không hiểu được. Sau này đã có tuổi, tôi mới đoán được thâm ý của lão thầy lang. Hừ! Hoá ra ông ta rắp tâm chiếm đoạt chiếc hộp sắt của Hồ đại gia!
Ông ta kể mình không biết trong hộp sắt ấy có cái gì, đó là nói bậy! Ông ấy biết rõ!
Khi Hồ đại gia trao cho phu nhân chiếc hộp sắt, dốc các thứ trong hộp sắt ra bàn,thì mặt bàn lấp lánh chói ngời, đều là châu ngọc quý giá cả. Hồ đại gia nói: "Nàng ạ! Nàng rất có bản lĩnh thật, nhưng lúc nào cần dùng thì lại phải tự tay mà giành lấy vàng bạc của bọn thổ hào ác bá. Có điều e rằng nếu phải hành động nhiều lần,khó tránh khỏi có lúc sơ xuất, cho nên ta... ta...". Phu nhân nói: "Ðại ca cứ yên tâm.
Nếu đại ca có gì chẳng lành, muội sẽ một lòng một dạ nuôi dạy con. Muôi sẽ bán dần số châu báu này đi cũng đủ để hai mẹ con sống cả đời rồi. Muội sẽ không đọ đao kiếm với ai nữa và cũng không thi thố các ngón sở trường nữa. Ðược chứ?".
Hồ đại gia cười lớn khen hay, cầm một cuốn sách lên nói: "Cuốn sách "Quyền kinh đao phổ" này là do chính tay cao tổ của ta viết đó". Phun nhân đỡ lấy và nói:
"Hay lắm! Bản lĩnh đúc kết cả đời của Phi Thiên Hồ Ly đều viết ở đây! Ðại ca giấu nó kỹ thế, ngay cả muội mà cũng chưa xem bao giờ!". Hồ đại gia cười: "Di huấn của tổ tông là chỉ truyền lại cho con trai, không truyền cho con gái; truyền cho cháu chứ không truyền cho vợ. Ðấy mới thật là đao pháp họ Hồ". Phu nhân cũng cười: "Ðợi khi con biết chữ rồi, sẽ cho nó đọc. Muội hứa là quyết không học lỏm là được rồi chứ gì?". Hồ đại gia lại thở dài và cất các thứ vào trong hộp, rồi đậy chiếc hộp ở dưới gối của phu nhân.
Về sau khi thấy phu nhân đã chết, tôi liền vội chạy vào phòng của bà, không ngờ thầy lang Diêm đã vào đó trước rồi. Tim tôi đập thình thịch, vội nấp sau cánh cửa, thấy ông ta tay trái ôm đứa trẻ, tay phải rút lấy chiếc hộp dưới cái gối của phu nhân, bắt chước cách mở của Hồ đại gia hôm trước và mở hộp ra bằng cách vuốt ba lần ở bốn góc rồi ấn phía đáy hộp. Ông ta lôi châu báu trong hộp ra mân mê, mồm rỏ rãi rớt xuống đất. Ông ta đặt thằng bé xuống đất, cầm quyển "Quyền kinh đao phổ" giở ra xem. Ðứa trẻ không có ngưòi ắm, khóc ré lên. Thầy lang Diêm sợ
người ta biết, bèn tiện tay kéo luôn cái chăn bông trên giường lò trùm kín luôn đứa bé.
Tôi hoảng lên, nghĩ rằng nếu cứ trùm chăn lâu nữa, đứa bé ắt chết ngạt. Nhớ lại những điều tử tế của Hồ đại gia đã cư xử với tôi, tôi không thể không cứu lấy đứa bé. Có điều tôi còn nhỏ tuổi, lại không biết võ nghệ gì, thì không thể đọ được với thầy lang Diêm Cơ. Thấy bên cửa sổ có một gióng cửa khá to, tôi khẽ cầm lên, rón rén bước tới sau lưng ông ta và giáng mạnh vào đầu. Nhát đập ấy, tôi đã dùng hết sức bình sinh, ông ta không chút đề phòng nên ngã giúi không kịp kêu một tiếng nào, các đồ châu báu vung vãi khắp mặt đất. Tôi vội mở ngay cái chăn bông, bế đứa bé lên, nghĩ mọi người quanh đây đều là kẻ địch của Hồ đại gia cả, bèn bế đứa bé về nhà cho cha mẹ tôi nuôi. Tôi cũng biết cuốn sách "Quyền kinh đao phổ" là cực kỳ quan trọng, không thể để lọt vào tay người khác, thế là tôi giật luôn nó khỏi tay ông ấy. Chẳng ngờ, lúc ông ta ngất đi thì hai tay nắm cuốn sách quá chặt, tôi cuống lên và giật thật mạnh, thế là đứt luôn hai tờ đầu nằm lại trong tay ông ta.
Thấy có nhiều tiếng ồn ào bên ngoài cửa, tôi hiểu là Miêu đại hiệp đang tìm đứa bé. Tôi bất chấp mọi sự, ôm lấy đứa bé lùi ra cửa sau để trốn về nhà.
Từ đó đến nay, tôi không gặp lại thầy lang Diêm lần nào, không ngờ ông ta đã làm hoà thượng rồi. Phải chăng ông ta tự biết mình nhiều tội lỗi nên mới xuất gia để sám hối? Ông ta đã lấy trộm được hai tờ đầu của cuốn sách quý kia, đã luyện được võ nghệ cao, nổi danh trên giang hồ, nghĩ rằng trên đời này không ai biết được lai lịch của mình nữa, nhưng không ngờ kẻ năm xưa đã dùng gióng cửa đập vào đầu ông ta lại vẫn còn sống!
Này thầy lang Diêm! Ông hãy quay đầu lại để cho mọi người nhìn rõ vết sẹo phía sau đầu nào. Ðó là vết sẹo mà thằng bé phụ bếp năm xưa dùng gióng cửa nện vào đầu ông đấy!
Bảo Thụ từ từ đứng lên. Mọi người nín thở nhìn, nghĩ là ông ta tất sẽ ra tay để lấy mạng Bình A Tứ. Nhưng, ông ta chỉ niệm "A di đà Phật", giơ tay lên xoa phía sau đầu và lại ngồi xuống:
-Hai mươi bảy năm qua, tôi vẫn không biết kẻ nào đó đã đập nhát ấy vào đầu tôi, nên vẫn ấm ức. Bây giờ thì đã quá rõ cả rồi.
Mọi người hoàn toàn không ngờ ông ta thẳng thắn thừa nhận sự việc ấy, nên đều rất ngạc nhiên.
Miêu Nhược Lan nói:
-Thế còn đứa trẻ kia, về sau ra sao?
-Sau khi tôi bế nó chuồn ra cửa sau -Bình A Tứ kể thêm -mới chạy được vài bước thì thấy sau lưng có người gọi: "Này, thằng chốc đầu! Hãy bế đứa bé lại đây".
Tôi không để ý, chạy càng nhanh. Người ấy chửi luôn mấy câu, đuổi theo và tóm được tay tôi, định cướp đứa bé ấy về. Tôi cuống lên, cắn luôn vào tay ông ta một nhát thật mạnh, mu bàn tay hắn toé máu..."
Bỗng Tào Vân Kỳ nói chen vào:
-Ðó chính là sư phụ của ta.
Ðiền Thanh Văn đưa mắt ra hiệu, Tào Vân Kỳ hối hận quá, song đã trót lỡ lời mất rồi.
Tào Vân Kỳ thấy mọi người nhìn mình, thì lòng thấp thỏm không yên.
Bình A Tứ nói:
-Ðúng thế! Ðó chính là tướng công Ðiền Quy Nông. Trên mu bàn tay của tướng công luôn có một vết sẹo do bị cắn. Tôi đoán ông ấy cũng không nói cho các vị biết là bị ai cắn, lại càng không nói rõ tại sao lại bị cắn.
Ðiền Thanh Văn, Nguyễn Sĩ Trung, Tào Vân Kỳ và Chu Vân Dương cả bốn người đưa mắt nhìn nhau và cũng nhớ lại vết răng cắn trên tay Ðiền Quy Nông khá sâu. Ðúng là ông ta chưa từng nói rõ nguyên nhân bao giờ cả.
Bình A Tứ nói tiếp:
-Tôi nghiến răng liều chết mà cắn, nên dẫu có võ công cao nhưng Ðiền tướng công hẵn cũng thấy đau lắm. Ông bèn rút kiếm ra chém vào mặt tôi một nhát và một nhát nữa làm đứt lìa cánh tay tôi. Trong cơn thịnh nộ, ông đạp tôi một cú ngã văng xuống sông. Tuy thế, tôi vẫn ôm chặt đứa bé bằng cánh tay còn lại.
Miêu Nhược Lan khẽ reo lên:
-Ôi!...
-Tôi đã rơi xuống sông trong lúc người rất đau đớn, rồi không biết gì nữa. Khi mơ màng tỉnh dậy, thấy mình nằm trên một chiếc thuyền. Tôi đã được người ta cứu lên. Tôi gọi to: "Em bé ơi! Em bé ơi!". Bác gái trên thuyền nói: "A di đà Phật! Thế là tỉnh rồi! Cháu bé đang ở đây rồi". Tôi ngẩng đầu lên, thấy bà ta đang cho đứa bé bú.
Sau đấy tôi mới biết, tôi được vớt lên sau sáu ngày đêm mới tỉnh lại được. Bây giờ tôi đã ở xa quê mình quá rồi, lại thêm nỗi sợ các kẻ địch của Hồ đại gia sẽ giết hại đứa bé, tôi không dám trở về nữa. Theo lời của Miêu cô nương kể, thì Miêu đại hiệp đã cho là đứa bé ấy chết rồi.
Miêu Nhược Lan mừng rỡ:
-Ðúng thế! Hoá ra đứa bé đáng thương ấy vẫn còn sống! Có phải vậy không?
Nếu cha tôi biết, chắc người sẽ vui lắm. Nó hiện ở đâu? Ông đưa chúng tôi đi tìm được không?
Nàng sực nhớ ra "đứa bé đáng thương" mà mình vẫn gọi, thực ra là một chàng trai hai mươi bảy, còn hơn mình những mười một tuổi! Nàng chợt đỏ mặt.
Bình A Tứ nói: "Cô nương không thể gặp được anh đâu. Mọi người ở đây sẽ chẳng có ai sống nổi để mà xuống núi nữa đâu!".
-Cha tôi nhất định sẽ lên núi này để giải thoát. Tôi chẳng lo lắng gì hết.
-Phụ thân của cô nương "Ði khắp thiên hạ không địch thủ" -Bình A Tứ nói -nhưng vẫn chỉ vô địch trong đám người phàm trần thôi. Dù có võ công có cao cường đến đâu, cũng phải bó tay trước đỉnh núi cao ngàn trượng mây này!
Miêu Nhược Lan hỏi:
-Vậy có phải đứa trẻ năm xưa xui ông đến đây hãm hại chúng tôi không?
Bình A Tứ lắc đầu:
-Không! Không phải! Người ấy cũng anh hùng hào kiệt giống như cha cô vậy.
Nếu người ấy biết được tôi đến đây làm cái trò xấu xa này, thế nào cũng can ngăn tôi.
Tào Vân Kỳ tức giận:
-Gớm nhỉ! Hoá ra ngươi cũng đã biết đó là những trò xấu xa cơ à?
Miêu Nhược Lan hỏi:
-Ðứa bé hồi ấy là người như thế nào? Tên là gì? Võ công có giỏi không? Hiện đang làm gì. Anh ta cũng là một người tốt chứ?
Từ nhỏ, nàng đã chứng kiến hàng năm cha nàng cúng tế vợ chồng Hồ Nhất Ðao bá bá và luôn ôm mối hận là không thể nuôi nấng đứa bé, bởi thế nàng rất quan tâm đến chuyện này.
Bình A Tứ nói:
-Nếu không phải vì tôi đã cho nổ hết thừng chão và trục cuốn thì hôm nay Miêu cô nương đã có thể gặp anh ta được đấy.
Tào Vân Kỳ và sáu bảy người nữa cùng giận dữ:
-Ngươi đã phá hủy thừng chão ư?
-Ðúng vậy -Bình A Tứ đáp.
-Sao hôm nay tôi lại có thể gặp được anh ta -Miêu Nhược Lan hỏi.
Bình A Tứ đáp:
-Tướng công có hẹn với chủ nhân sơn trang này, là giờ ngọ sẽ lên. Sắp đến giờ ngọ rồi, lúc này chắc tướng công đã đến chân núi rồi cũng nên.
Mọi người cùng kêu lên:
-Ðó chính là Tuyết Sơn Phi Hồ ư?
-Ðúng thế! -Bình A Tứ đáp -đó chính là người con trai của Hồ Nhất Ðao đại gia,tên gọi Hồ Phỉ, biệt hiệu là Tuyết Sơn Phi Hồ!
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Tuyết Sơn Phi Hồ.