• 1,252

Chương 121: Mưu phản


Kinh quân thực chất có đến mười vạn quân, nhưng Hoàng Diệu dẫn đi gần hai vạn quân. Một vạn kinh quân lại được phái ra Hà Nội nhằm chuẩn bị ứng chiến nếu thực sự Sơn Tây không thủ nổi sức tấn công của quân Lê Duy Phụng. Kinh quân chia làm bốn doanh Đông, Tây , Nam , Bắc. Mỗi doanh thủ một hướng quanh Huế thành để tạo thành thế phòng thủ tứ bề. Nhưng trong thực tế phía Đông của Hế kinh lại do thủy sư Huế Kinh đảm nhận phòng thủ. Đông Kinh doanh đóng hơi lệch về phía Nam cho nên hướng đóng quân của họ là Đông nam Kinh Sư. Hai doan Nam Và Đông nam nhìn nhau tại thành thế ỷ dốc bảo vệ chặt chẽ phía Nam của Kinh sư. Tương tự Doanh Tây Kinh quân lại đóng lệch lên Tây Bắc hợp cùng Bắc Doanh. Cả bốn doanh cùng được lãnh đạo bởi Đô thống lãnh Kinh quân. Mỗi doanh lại có các Thống lãnh riêng chỉ huy quân đội.


Lúc này Đô thống lãnh binh Kinh quân là Đoàn Hữu Ái anh trai của Đoàn Hữu Trưng thấy tình hình bất ổn liền dẫn theo số thợ làm trong xưởng chế tạo vũ khí cộng thêm ba ngàn binh chạy thẳng về Tử Cấm Thành. Lúc này Kinh quân thực sự chia năm sẻ bảy, mỗi thống lãnh đều có suy nghĩ riêng của mình.


Thống lãnh Đông doanh Kinh quân lúc này là Trương Đăng Trụ con trai Trương Đăng Quế và cũng là anh rể của Tự Đức. Trương Đăng Trụ và Tự Đức thực sự có được tình cảm khá thâm hậu bởi hai người này có được quan hệ thân thích, bên cạnh đó Tự Đức cũng rất yêu mến người chị gái tên Nguyễn Cung Anh Mỹ này. Chính vì lý do này nên cho dù Trương Đăng Quế có nhiều lần làm phật ý Tựu Đức gần đây nhưng Tự Đức không bao giờ nề hê hay để bụng, xét cho cùng thì Trương Đăng Quế chỉ là cứng đầu cứng cổ và lo sợ cải cách không đúng hướng mà làm lung lay nền tảng quốc gia mà thôi. Chuyện nhà họ Trương dựa vào là quan hệ thông gia cùng hoàng gia lại là lão thần ba đời vua nên có làn chút chuyện đi đêm như nhận bạc của mấy mỏ đồng, kẽm Tự Đức cũng bỏ qua. Chính vì lý do này thưng trầm của nhà họ Trương gắn liền với Tự Đức, kể cả Tự Đức thực sự cải cách thì nhà họ Trương chỉ là thua lỗ chút tiền bạc mà thôi. Tự Đức còn đứng thẳng thì họ ngã không được. Chính vì thế lòng trung thành của Trương Đăng Trụ dành cho Tự Đức là nhật nguyệt chứng giám, vì trung thành với Tự Đức chính là cũng trung thành với chính lợi ích gia tộc.


Lúc này Trương Đăng Trụ đang sốt sắng đi lại trong trướng bông Đông Kinh quân. Trong tay của hắn có hai vạn binh mã tinh nhuệ, nhưng hắn không dám vọng động vì sợ Tự Đức sẽ có chuyện. Nhưng đúng lúc này thì có người chạy vào thông báo. Nguyễn Hùng, Lê Binh, Lê Sĩ cầu kiến.


Nguyễn Hùng, Lê Binh là hai phó thống lãnh Nam doanh, Lê Sĩ là phó thống lãnh Tây doanh. Cả ba người cùng cầu kiến khiến cho Trương Đăng Trụ khá bất ngờ. Ai cũng biết Trương Đăng Trụ hắn là phần tử tử trung cùng Tự Đức. Hai tháng qua Đông doanh bị theo rõi rất chặt bởi Đoàn Hữu Ái, họ sợ Trương Đăng Trụ sẽ làm loạn. Tất nhiên Tân Trị, Đoàn Hữu Trưng , Tôn Thất Cúc đều muốn tước binh quyền của Trương Đăng Trụ nhưng họ vẫn chưa dám làm điều đó vì sợ ép Trương Đăng Trụ quá thì tên này sẽ tạo phản. Quan trọng là nếu Trương Đăng Trụ thì có thể tình hình Huế sẽ đại loạn, đến lúc đó có rất nhiều thế lực có thể nhân cớ nhập kinh. Vậy nên Đông Kinh doanh chỉ có thể nói là bị chèn ép đủ bề gần như phong tỏa. Trương Đăng Trụ tuy không đến nỗi bị trúng bạn xa lánh nhưng mọi người cũng giữ khoảng cách với hắn.

Thời gian vài ngày gần đây Tân Trị đối sử với Đông doanh tốt hơn nhiều. Bên cạnh đó Trương Đăng Trụ còn nhận được mật thư của chính tay Tực Đức viết đó chính là yêu cầu hắn phối hợp cùng Đoàn Hữu Trưng để duy trì đại cục. Nhưng mà Trương Đăng Trụ không có tin, hắn lại càng căm hận nhóm Tân Trị, Đoàn Hữu Trưng , Tôn Thất Cúc vì tên này nghĩ Tự Đức đã bị dùng nhiều biện pháp bức bách nên mới viết những lời trái lòng như vậy. Thật ra ai vào hoàn cảnh Trương Đăng Trụ cũng nghĩ vậy mà thôi.


Lúc này đột nhiên có Nguyễn Hùng, Lê Binh, Lê Sĩ liên hệ cùng những việc đang sảy ra thì Trương Đăng Trụ cũng lờ mờ đoán ra được điều gì đó.

- Chúng thuộc hạ ra mắt Thống lãnh.

Ba người Nguyễn Hùng, Lê Binh, Lê Sĩ cùng lên tiếng chào Trương Đăng Trụ. Thật ra họ chỉ thấp hơn Trương Đăng Trụ nửa bậc, và họ cũng không thuộc quyền quản lý trực tiếp của Trương Đăng Trụ cho nên xưng thuộc hạ là không thỏa đáng cho lắm. Thế nhưng lúc này họ nói như vậy tất nhiên là đã có thành ý.

- Nào có,nào có, chúng ta đều chỉ chênh nhau nửa bậc mà thôi, mời các vị tướng quân ngồi.

Trương Đăng Trụ tỏ khách khí mà nói.


- Trương Thống lãnh , vô công bất đăng bảo điện, thứ cho chúng thuộc hạ tôi thô lỗ, lần này chúng thôi đến gặp thống lãnh là thực sự có việc gấp.

- Phải đó thống lãnh, chúng thuộc hạ có tin quan trọng cần bẩm báo.


Vẻ vội vã của mấy người này là không giả, thế nên Trương Đăng Trụ cũng không già mồm cãi láo nữa.


- Các vị tướng quân, không biết đêm khuya vội vã đến chỗ Trương mỗ là…

- Cái này để thuộc hạ nói, Thái tử đã tìm thấy rồi…. chúng thuộc hạ là đến đây đầu nhập vào tướng quân, mong tướng quân làm chủ, thứ đại nghịch bất đạo, cả gan mưu phản thì có tư cách gì mà ngồi vào ngôi cửu ngũ, thêm vào đó Đoàn, Tôn có tài đức gì mà ngồi hai ghế Phụ Chính Thân Thần. Nay chúng thuộc hạ tìm được Thái tử, đấy mới là người danh chính ngôn thuận tiếp quản hoàng vị… chúng thuộc hạ mong Trương Soái làm chủ.


Trương Đăng Trụ bị nói đến mộng, Đại Nam cho đến lúc này có ai là Thái tử đâu cơ chứ. Cái gì mà làm chủ với không làm chủ.

- Thái tử nào?

- Thưa đại Soái là Nguyễn Phúc Ưng Chân thái tử điện hạ.


- Cái gì, Nguyễn Phúc Ưng Chân hoàng tử điện hạ.

- Là thái tử thưa Trương Soái…


- Ngươi….

Người thì nói là thái tử, người thì nói là hoàng tử, nhưng đúng là Nguyễn Phúc Ưng Chân ngày hôm chính biến bị biến mất nay lại xuất hiện. Nhưng Ưng Chân xuất hiện sẽ làm cho thế cục xoay tròn đến không thể nào ngờ được.

- Ưng Chân điện hạ ở đâu.

Trương Đăng Trụ lảng tránh vấn đề thái tử hay hoàng tử mà mau hỏi, giọng điệu cực kì vội vã.


- Chúng thuộc hạ đã mang Điện Hạ về Nam doanh, nhưng tình thế rất không ổn, tin này đã lộ ra ngoài. Đinh Đạo đã biết, quân trong Tử Cấm thành bất kể lúc nào cũng có thể công Nam Doanh mà cướp về tay chúng. Tình thế rất gấp, mong tướng quân quyết định nhanh.

Trương Đăng Trụ đi đi lại lại trong lều, trong đầu hắn giờ có đên một vạn ý tưởng đang nhảy nhót. Đợi quân Vạn Ninh hay không đợi. Đợi thì như thế nào mà không đợi thì như thế nào.


- Chúng ta đi Nam doanh. Tất cả Đông doanh sẽ xuất động, chúng ta phải bảo vệ Điện hạ cho đến khi Vạn Ninh quân vào triều.


- Địa soái, ngàn ngàn lần không thể.


Trương Đăng Trụ đang rối như tơ vò mà mau hỏi.

- Xin hỏi đại soái, Vạn Ninh quân vào triều thì có lợi gì cho chúng ta?

- Nếu chúng ta manh động lúc này, lũ Đoàn, Tôn ra tay sát hại thánh thượng thì sao. Lúc ấy Vạn Ninh quân vào triều sẽ hạch tội chúng ta.

Trương Đăng Trụ không do dự mà trả lời thật nhanh.

- Đại soái, Nếu để Vạn Ninh quân vào triều thì Đại soái với cả chúng thuộc hạ lấy đâu ra công lao, cái ghế Phụ chính kia có chỗ cho Đại Soái sao. Chúng thuộc hạ nửa đêm liều chết đến đây chỉ mong được đầu nhập dưới trướng địa soái kiếm chút công lao.

- Nhưng còn phía Vạn Ninh thì tính sao, tánh mạng Thánh thượng.

Thánh thượng ở đây là chỉ Tự Đức, Trương Đăng Trụ không chấp nhận Tân Trị lên ngôi đấy.


- Vạn Ninh vào triều thì tánh mạng thánh thượng cũng… Hiện giờ là Đoàn, Tôn đang nắm Tử Cấm Thành. Chúng ta có thể nói là Đoàn, Tôn tấn công Nam doanh nhằm cướp Thái Tử Điện Hạ . Chúng ta phản kháng tạo thành cục thế không khống chế được, lũ nghịch tặc thấy thế không đỡ được nên gia hại Thánh Thượng. Đến lúc đó Vạn Ninh cũng chẳng thể nói gì. Chỉ cần ngồi xuống thương lượng, cho bọn hăn cái chức nào đó ở phương Bắc, lại thêm tấn tước. Mọi việc cũng đã rồi chúng ta chiếm đại nghĩa, Vạn Ninh có thể làm gì. Điện hạ mới 9 tuổi… còn rất nhiều năm…..

Tất nhiên ở đây ý nói kiểu gì Tự Đức cũng không thể sống được. Ưng Chân lại mới 9 tuổi, ai mà làm Phụ Chính thì sẽ làm đến già mất. Phụ chính đấy, một tay nắm cả triều đình, không thể nói là cái quyên lực này không làm người ta thấy ham muốn mà lạc lối.

Trương Đăng Trụ đi đi lại lại trong lều trướng, hắn một vạn sauy nghĩ đang tung bay khắp nơi đó.

- Ta nắm trong tay hai vạn binh, tổng số binh các ngươi là.? Trong tử Cấm Thành còn có 600 tay súng
Tây
.

- Trong tay ba người thuộc hạ có 15 ngàn người trung thành. Chúng ta có súng thần công, có binh lực gấp bốn lần bọn họ. Chỉ cần chúng ta dấy binh, lấy điện hạ làm cờ, thì rất nhiều lộ quân sẽ tham gia đó.

Trương Đăng Trụ càng động tâm, ai vào địa vị của hắn cũng động tâm cả. Nhưng mà Trương Đăng Trụ không suy nghĩ cho kĩ xem, tại sao không sớm không muộn Nguyễn Phúc Ưng chân lại xuất hiện vào đúng lúc này. Tại sao ba kẻ trước mặt lại đoạt được Ưng Chân, mà cũng tại sao ba người này lại đầu nhập Trương Đăng Trụ. Chẳng phải đơi Vạn Ninh vào triều thì càng thêm chắc chắn cơ hội sao. Nhưng tất cả đều là vô thường rồi, đôi kho con người có những lúc thất thố mà không thể nào thấu đáo cho được.

- Nếu đã hành sự thì phải nhanh. Binh chia hai lộ ngay đêm nay phải công phá được cửa Thượng Tứ và Cửa Nha Đồ. Ba vị nhất thiết phải công được cửa Nha Đồ trong đêm nay, không chừa thủ đoạn, có thể trôn thuốc nổ làm sập cửa cũng phải qua cho được. Trương mỗ sẽ công cửa Thượng Tứ, hai cánh quân tạo thành thế Ỷ dốc. Vào được nội thành Các vị khống chế Võ khố sau đó bao vây cửa Hưng Khánh và cửa Đông An, Loan Tường Nghi Phụng. Tôi sẽ dẫn quân công phá Đại Cung Môn, và Tây An. Hai cửa này chắc chắn có trọng binh canh gác nên khó khăn, nếu cấn có thể các vị phải chi viện…. Nhưng… trước tiên Trương mỗ sẽ đón Thái Tử qua Đông Doan, nơi này an toàn hơn.

Thượng Tư là cổng phía Đông của Kinh thành Huế, tức là cửa mà Đông doanh đóng binh, họ đến đó là gần nhất. Tất nhiên Nha Đồ là cửa Nam của Huế Kinh, nơi này thông đên võ khố chứa thuốc nổ, đạn pháp v.v….

Hưng Khánh và cửa Đông An là hai cửa phía Đông của Tử Cấm thành, còn Loan Tường Nghi Phụng là cửa bắc. Vậy là Trương Đăng Trụ muốn ba người Nguyễn Hùng, Lê Binh, Lê Sĩ tấn sau khi vào được Kinh thành thì bao vây hai mặt Đông và bắc của Tử Cấm Thành, còn bản thân Trương Đăng Trụ sẽ tấn công Đại Môn của nơi này. Tất nhiên Đại Môn có trọng binh canh gác nhưng lại cũng là nơi gần nhất thông đến Thái Hòa Điện. Chỉ cần đưa được Nguyễn Phúc Ưng Chân đến Thái Hòa điện thì Trương Đăng Trụ hắn đại công cáo thành rồi. Đến lúc đó ba người Nguyễn Hùng, Lê Binh, Lê Sĩ chỉ là phụ gia mà thôi.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt.