• 1,252

Chương 47: Cải cách mầm mống


Tự Đức hơi ngẫm nghĩ mà tuyên bố.

- Nếu họ Trần đã khẳng khái mà quyên hiến cho quốc gia thì yêu cầu Đô Sát Viện in ra thành sách phát cho các tướng quân, sĩ quan. Mặc dù đây là yếu lược dành riêng cho tân quân nhưng các quân doanh theo cơ chế truyền thống vẫn có thể tham khảo. Hoang Diệu ái khanh, sách lược đã định hình thì năm ngàn tân Kinh quân khi nào có thể xuất chiến Nam Kỳ.

- Khởi bẩm thánh thượng, vi thần xin dùng thêm một tháng để huấn luyện hai vạn tân Kinh quân theo tân sách. Trong đó năm ngàn quân đã huấn luyện gần ba tháng sẽ là nòng cốt chiến đấu. Một vạn rưỡi là quan dự bị bổ xung, không có sân huấn luyện nào tốt hơn chiến trường cả. Chỉ mong triều đình bất kỳ lúc nào có được vũ khí mới xin chuyển cho tân quân tại Nam Kỳ. Thần xin lấy sách lược chiến tranh du kích, chiến tranh phá hoại, chiến tranh khủng bố để đánh tan ý trí kẻ địch. Chiến dịch này chỉ cần năm ngàn quân là đủ, khi có đủ vũ khí cho một vạn quân thì cũng là lúc vi thần tổn tiến công đạp nát quân thù.


Hoàng Diệu tuy tự tin nhưng không mù quáng, ông ta quyết đại chiến sau khi có đủ vũ khí. Đây cũng là một sách lược hết sức toàn vẹn và cẩn thận. Còn chuyện ông chơi bào luyện binh trong chiến trường, chơi đùa tính mạng binh sĩ thì tại đây cả mấy ai quan tâm. Họ coi đó là bình thường mà thôi. Chỉ có Diêu thiếu với tư tưởng hiện đại quý trọng tính mạng binh sĩ mới có kiểu liều mạng luyện tấp thời gian dài để giảm thiểu thương vong không mong muốn.

Sau một phen kích động thì triều đình lại tiếp tục công việc. Người báo cáo cuối cùng là Lâm Duy Hiệp đại ca. Lão thần này là người báo cáo mang tính tổng kết tất cả các hạng mục của lần hợp tác này.

Nghe báo cáo rất tỉ mỉ của Lâm Duy Hiệp thì Tự Đức rất hài lòng, nhưng trong lòng ông cũng có thắc mắc nên đặt ra câu hỏi với vị lão thần Cơ Mật Viện này.


- Theo ái khanh báo cáo thì cái công ty gì mà Cây en A rờ ( K and R) ấy mở mấy nhà xưởng sản xuất vải, cùng hóa học gì đó. Những thứ này kiếm ra tiền sao, trẫm cảm thấy có gì đó không chân thực.


Tự Đức nghi ngờ là có lý do, nuôi tằm dệt lụa còn có chút lãi lời. Nhưng dệt vải bông thì hai nhà máy bé tẹo kiếm được bao nhiêu. Nên nhớ sản lượng cả Bắc Kỳ một năm cũng là 20.000 cuộn mà thôi, hai cái nhà xưởng bé xíu thì một năm sản xuất mấy trăm cuộn hay cùng lắm một ngàn cuộn thì kiếm đâu ra tiền mà khiên thương nhân như Robert vượt cả đại dương qua Đại Nam đầu tư.

- Khởi bẩm Thánh thượng. Chuyện này là thiên chân vạn xác. Nếu hai cái nhà xưởng kia theo cái gọi là dây truyền sản xuất thì một năm họ sản xuất ra đến cả trăn ngàn cuộn vải, sản lượng gấp năm sáu lần cả Bắc Kỳ sản xuất. Tính ra nếu họ bán tại Đại Nam nay xuất khẩu các nước xung quanh thì một năm cũng kiếm về đến hai mươi vạn lượng. Cái này không hề ít thưa thánh thượng

Nghe đến con số hai mươi vạn lượng thì Tự Đức bật lên khỏi ngai vàng, con mẹ nó hai mươi vạn lạng mà là it sau. Con số này bằng một phần năm quốc khố thu vào một năm đấy. Nói là quộc khố hằng năm thu đến một trăm vạn lạng nhưng mà chi ngược chi xuôi, véo chỗ này đập chỗ kia rốt cuộc còn lại dự chữ chả là bao. Đến lúc cần đến tiền cũng là lo cuống cả lên đấy. Hai mươi vạn lạng mà ít à.

- Cớ sao khanh không đàm phán mua luôn công nghệ dệt của họ.

- Thánh thương… quốc khố…

Lâm Duy Hiệp lão ca không dám nói thẳng làm Tự Đức xấu hổ, nên đành nhắc khéo mà thôi.

- Khụ khụ khụ… - Tự Đức cũng biết mình thất thố mà ho lên hồi dài.

- Nhưng theo Hộ Bộ báo lại thì trong quốc khố vẫn còn đến hơn hai trăm vạn quan lưu quốc khố. Chúng ta cần phải có nhiều hơn công nghệ của họ.

Nghĩ đến hai nhà máy có thể sản xuât gấp năm lần cả Bắc Kỳ sản lượng thì Tự Đức rất muốn có được các công nghệ kể trên. Có lẽ lúc này tư tưởng cách tân, công nghiệp hóa đã vô hình mà len lỏi vào tâm trí vị hoàng đế này.

- Khởi bẩm thánh thượng, những người tây dương kia không chấp nhận tiền kẽm và tiền đồng của chúng ta. Họ chỉ chấp nhận bạc hoặc vàng quy đổi theo tỉ giá. Nhưng thánh thượng yên tâm, nếu họ thành lập công ty trên đát của chúng ta thì bắt buộc phải dùng tiền đồng hoặc kẽm mua nguyên vật liệu, kể từ đó họ sẽ dễ dàng chấp nhận tiền của chúng ta để trao đổi. Bên cạnh đó nếu chúng ta mua được công nghệ tiên tiến cũng có thể bắt chước họ mà xuất khẩu hàng hóa qua các nước lân bang. Từ đấy tiền của chúng ta sẽ được tiêu thụ rộng rãi trong phạm vi lớn hơn, điều này đồng nghĩa với việc tiền của chúng ta được chấp nhận nhiều hơn. Nhưng muốn có được tất cả điều này thì ưu tiên hàng đầu của chúng ta là phải suất siêu tốt hơn nhập siêu, kèm theo đó là khống chế được thị trường các nước lân bang.

Thật không hổ danh là đại ca trong giới cải cách, xoay đi quẩn lại một hồi Lâm Duy Hiệp đưa vấn đề trở lại với cải cách, tuy ông không nói rõ nhưng ám chỉ cũng khá chi tiết.

Thế nhưng động đến cải cách tức là động đến một tổ ong vò vẽ với hàng loạt các con ong to tổ bố đang nhe nanh múa vuốt. Trương Đăng Quế đầu não của phe bảo thủ là người đầu tiên đứng ra.


- Lời nói của Lâm đại nhân không thỏa đáng, xưa nay trăm việc lấy nhà nông làm đầu, Lương thực hết sức quan trọng. Nếu cổ vũ thương nghiệp hay nhà mày gì đó, nông dân bỏ đi hết làm thương nhân, hay làm thuê trong các nhà máy thì lấy ai ra cày cấy. Không có lương thực thì quốc gia sụp đổ là sớm hay muộn. Còn nói đến thông thương thì càng nực cười, Các thế lực ngoại bang như sói như beo đang ngồi sẵn mà chầu chực, chúng ta lại mở cửa mà đón chúng vào nhà. Khác nào cõng rắn cắn gà. Khởi bẩm thánh thượng, Lâm Thượng thư thân ngụy nhưng lòng Thục là có dị tâm. Vẫn còn nhớ đến trước đây ông ta còn có ý mượn tướng quân Thanh diệt trừ Cao Bá Quát, chuyện này vẫn còn như mới ngày hôm qua.

Phải nói rằng vị Trương Đăng Quế Đô sát viện Tả phó Đô ngự sử này có cái miệng quả thật rắn rết tru tâm. Hắn không ngại lôi ra vết bẩn từ lâu của Lâm Duy Hiệp để công kích giữa triều đường.

- Thần tán thành Trương đai nhân.

- Thần thấy Trương Tả phó đại nhân nói có lý.

- Thánh thượng, vạn việc nhà nông làm đầu a.

- Thánh thượng….

Lâm Duy Hiệp lão ca tức giận đến hộc máu nhưng không thể làm gì chỉ có thể chỉ mặt Trương Đăng Quế run run căm giận

- Ngươi… ngươi….

Một đám quần thần đông đảo phe bảo thủ ào nào nhảy ra dội một gáo nước lạnh vào mặt Tự Đức khiến cho vị hoàng đế này tái xanh một mảng. Thấy sắc mặt không được tốt của Tự Đức thì cụ Phạm Phú Thứ không thể không đứng ra.

- Trương Tả phó đại nhân nói quá võng đoán rồi. Kính thưa bệ hạ, trăm việc việc nhà nông làm đầu thần không phản bác. Nhưng cải cách công nghiệp, thương nghiêp nhưng lại đang là giúp nông nghiệp.

Phạm Phú Thứ lão hồ ly chỉ nói đến đây rồi dừng lại.

- Phạm đại nhân hồ đồ.

- Phạm Hữu Bộ Thị Lang đổi trắng thay đen.

- Lời nói của Phạm đại nhân vô căn cứ.


Đứn trước trăm ngàn câu sỉa sói phản bác như ong như ruồi vo ve bên tai nhưng vị năng thần Phạm Phú Thứ vẫn phong đạm kinh vân và mỉm cười đứng đó. So sánh ra thì mặc dù nhỏ tuổi hơn nhưng phong phạm của Phạm Phú Thứ lại cao hơn Lâm Duy Hiệp một bậc. Phạm Phú Thứ và Lâm Duy Hiệp tuy là cùng chiến tuyến cải cách tân chính nhưng hai lão này lại thuộc hai thái cực khác nhau hoàn toàn. Lâm Duy Hiệp là đại diện thanh liêm nhóm vậy nên ông rất thanh cao, không bao giờ ăn hối lộ, trong mắt không một hạt cát. Lâm Duy Hiệp cực kỳ khinh bỉ những người ăn hối lộ đi đêm kiểu như Phạm Phú Thứ, vậy nên tuy cả hai cùng muốn cải cách nhưng không hề qua lại với nhau.

Nhưng Lâm Duy Hiệp có một điểm yếu, đó chính là do ông quá thanh liêm, thanh liêm đến độ không biết mùi tiền. Người không biết củi lửa dầu gạo thì nấu cơm sao được. Vậy ra Lâm Duy Hiệp hiểu được cải cách là tốt, cải cách là phải làm nhưng ông lại như đang cưỡi ngựa xem hoa trên con đường cải cách, về bản chất của tiền bạc, trao đổi, về quân hệ công nông thương ông lại không có một cái nhìn sâu sắc trực quan.

Còn về Phạm Phú Thứ thì ông là một người ngậm tiền làm việc, họ Phạm nổi danh với một loạt các môn đệ, khắp nơi kiếm tiền hiếu kính cho lão. Nhưng tính tham tiền của Phạm Phú Thứ cộng với năng lực thực tế và thêm tinh thần dân tộc khá rõ ràng lại biến ông thành một người cực hiểu rõ về sức mạnh của đồng tiền. Ông tìm hiểu rất kĩ càng về công, nông thương. Nhất là trong một năm vừa qua ông qua lại thư từ cùng Trần Quang Cán không dán đoạn. Những bức thứ ấy giúp cho Phạm Phú thứ có một cái nhìn rất rõ ràng và toàn cảnh về công cuộc cải cách nếu nó diễn ra. Chính vì lý do này nên Phạm Phú Thứ không nóng vội. Những hành động của ông đều có kế hoạch rõ ràng để hướng dư luận về một mục đích có lơi cho mưu tính của bản thân. Nhưng không ai biết được rằng những lá thư kia từ Trần Quang Cán thực chất là Diêu thiếu thay mặt lão tía tiện nghi mà giải bày cùng vị tham quan năng thần Phạm Phú Thứ lão đại ca.


- Phạm ái khanh nói vậy sao giảng?

Tự Đức vốn đã tin tưởng Phạm Phú Thứ rất nhiều vậy nên lúc này thấy ông đứng ra tranh luận thì vội hỏi.

- Khởi bẩm thánh thượng. Trương đại nhân nói hoàn toàn sai lầm, Lâm đại nhân nói lại không kín kẽ vậy nên mới gây tranh cãi như vậy. Thực tế ta công nghiệp là giúp cho nông nghiệp. Thần xin lấy ví dụ. Hai nhà máy dệt có thêt làm ra sản phẩm gấp năm lần toàn bộ công nhân Bắc Kỳ trong một năm. Vậy thì nếu chúng ta mở xưởng dệt kiểu mới thì có thật nhiều lao động tự nhiên dôi ra đẻ trồng chọt cày cấy. Như vậy tiền kiếm được từ xưởng dệt chúng ta có nhiều gấp bội , nông nghiệp không giảm mà tăng. Vậy nếu các ngành nghề khác chúng ta cũng tiến hành cải cách theo kiểu công nghệ mới từ phương Tây thì tiền kiếm được là bao nhiêu. Người dôi ra để trồng chọt là bao nhiêu ? nói thật một câu nếu Trương đại nhân không hiểu tính toán cũng có thể tính một hai a. Khi đã có được công nghiệp hàng hóa thật nhiều thì có thể xuất khẩu khắp nơi thu về tiền, bạc, hay cả lương thực cũng được. Thành thử ra mối lo lương thực của Trương đại nhân thật là… khụ khụ. Còn nói về thương nghiệp là mở cửa dước sói vào nhà thì càng nực cười. Chúng ta không mở cửa vẫn có ngoại Bang đánh đến tận nơi đó thôi. Ngài không mở mắt mà nhìn Pháp quân đánh đến tận nơi rồi à. Tất nhiên mở cửa toàn diện hiện nay là không được, chúng ta phải từ từ từng bước. Đầu tiên là chọn những đối tác làm ăn có thể tin tưởng và chúng ta có thể áp chế họ. Ví như Mỹ Quốc đang nội chiến và không có tư tưởng bành trướng ở phương Đông. Khi chúng ta mạnh lên rồi có thể ngang hàng đối thoai cùng các quốc gia phát triển kia thì hoàn toàn có thể mở cửa thông thương. Lúc bấy giờ với quân đội hùng mạnh bảo hộ thì chúng ta mới yên tâm giao thương cùng những loại sài lang hổ báo kia….

Phạm Phú Thứ thật ra là đang già mồm lươn lẹo đổi trắng thay đen, nhưng cái chính là các vị đại quan ngồi đây tư tưởng bị trì trệ bởi vòng xoáy nông nghiệp nên không thể tìm ra kẽ hở phản bác. Lúc này đây phe tân cách nhìn Phạm Phú Thứ đầy thán phục, đến cả Lâm Duy Hiệp cũng phải chắp tay mà nói.


- Tuy rằng nhân cách Phạm đại nhân không quá ưu điểm, nhưng quả thật Phạm đại nhân là đại tài, lời người nói như vén màn sương mù trong lòng ta. Tại đây lão phu xin cám ơn Phạm đại nhân.

Lòng lợn tiết canh, trán của Phạm Phú thứ nổi đầy gân xanh, mặt thì như một đám mây đên đang vần vò. Đây là Lâm Duy Hiệp đang khen hay chửi lão, cái gì mà Nhân cách không quá ưu điểm. Con mẹ nó đứng ra nói giúp còn bị chửi, Phạm Phú Thứ chỉ kém chút nữa mà xông lên đánh Lâm Duy Hiệp rồi. Tự Đức cũng bấm bụng mà cười với câu nói bộc trực của Lâm Duy Hiệp, việc họ Phạm ăn đêm thì Tự Đức cũng biết đó, nhưng họ Phạm ăn được làm được mà còn làm tốt gấp trăm lần người bình thường, vậy nên chỉ cần Phạm Phú Thứ không quá đáng thì Tự Đức cũng cho qua. Tất nhiên Phạm lão tham tiền nhưng rất chừng mực nên không có chạm vào nghịch lân của Tự Đức.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt.