Chương 11 : thế cục (1)
-
Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý
- trinhanhminh0
- 2209 chữ
- 2019-08-08 11:35:33
Kinh thành Thăng Long kể từ ngày Lý Văn Võ xuyên việt đến thời đại này, lấy lí do sức khỏe và nhỏ tuổi nên hắn ít gặp người ngoài cũng như các triều thần, thường ngày chỉ đi dạo quanh một chút, rồi lại đi theo Đỗ Kính Tu học chữ Nôm, không lại trò chuyện cùng một số cung nữ phục vụ trong hoàng cung. Đương nhiên trò chuyện nhiều nhất vẫn là Đỗ thái hậu, còn phần lớn thời gian là hắn bỏ công ngồi trong thư phòng của mình đọc sách, đủ các loại sách, chủ yếu là sách sử, sách địa lý, các sách du ký ghi lại của những tác giả sau khi đi qua một vùng đất lạ nào đấy ghi chép lại, tập trung nhất vẫn là các loại bản đồ, khi gật gù khi lại ra vẻ suy tư ngẫm nghĩ, ban đầu Lão Cường còn lấy làm kỳ quái nhưng nhưng dần dần cũng quen, còn có một số lời đồn trải khắp nói hoàng thượng dường như được thần tiên phù trợ, tuy còn nhỏ nhưng tư chất Thông minh xuất chúng, rất ham học hỏi ồn khắp kinh thành, nhưng hắn lại chẳng biết điều này.
Trong thời gian này hắn lại cố gắng tìm hiểu sự khác nhau của hai thế giới trước kia và bây giờ có gì khác biệt nhau không. Nhưng mấy ngày nay lượng thông tin có ích mà hắn thu nhặt được lại không có nhiều. Hắn chỉ có thể tạm thời bỏ qua sự gấp gáp để bình tâm tìm hiểu qua đống sách lẫn lộn hán nôm trước mặt này.
Hiện tại Long Cán thay đổi rất nhiều, thay đổi chỗ nào, không sao nói được, nhiều hành động, lời nói cứ như rất quen thuộc mà hắn vẫn làm hằng ngày vậy. Nhất là cách xưng hô, "khanh, trẫm, người, ta...", hắn nói ngọt chẳng có chút ngượng ngùng nào, mặc dù trước đây chẳng bao giờ dùng đến nó, cả chuyện việc tiếp nhận người khác quỳ bái cũng như vậy, quá tự nhiên, tự nhiên đến mức nhiều lúc hắn nghiễm nhiên cho rằng đó là chuyện người khác phải làm, chỉ sau một hồi hắn mới ý thức được có chỗ không đúng. Hắn nghĩ có phải do ý thức trước đây của cái thân thể này làm ảnh hưởng đến hắn hay không?
Hắn cố moi móc trong trí nhớ còn sót lại của mình về những điều lịch sử nói về cỗ thân thể này, sách sử có ghi Cao Tông tuổi bé nối ngôi, Chiêu Linh Thái hậu rắp lòng phế lập, thân vua suýt nữa bị nguy. Nhờ có Tô Hiến Thành vốn có quyền vị, nhận ký thác con côi, hết lòng phù hộ, ngôi báu không lay, thiên hạ quy phục, tất phải có mưu hay chước giỏi tâu riêng với vua rồi. Đến khi Hiến Thành chết, Đỗ Kính Tu hầu hạ nơi màn trướng, giúp vua sửa đức, đâu phải là không có người? Thế mà vua mê mải rong chơi, say đắm thanh sắc, ham tiền của, thích xây dựng, dạy tính lười tham cho các quan, gây lòng oán giận ở trăm họ, làm cho cơ đồ nhà Lý phải hao mòn, đến nỗi mất nước. Kinh thư có câu: "Ở trong mê sắc đẹp, ra ngoài mê săn bắn, ham rượu, thích nhạc, xây nhà cao, trổ tường đẹp, phạm một trong các điều ấy tất phải bại vong". Vua phạm đủ các điều ấy, còn nói gì được nữa?
Do chính sự rối ren, lòng dân oán hận, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và ly khai của các hào trưởng địa phương nổ ra.
Không nhớ rõ về mặt thời gian những cuộc bạo loạn như người giáp Cổ Hoằng ở Thanh Hóa làm phản. người hương Cao Xá ở Câu Diễn là Ngô Công Lý cùng với người châu Đại Hoàng là Đinh Khả tự xưng là con cháu của Đinh Tiên Hoàng nổi loạn.
Không những trong nước loạn lạc rối ren mà vua nước Chiêm Thành là Bố Trì lập mưu tới cửa biển Cơ La, giả cách xin nhà Lý cho nương tựa. Sau đó, Bố Trì giết chết trấn thủ cửa biển, cướp bóc Nghệ An, rồi đem quân về nước.
Rồi cuộc nổi loạn của 2 người Đại Hoàng Giang là Phí Lang và Bảo Lương trước đây đã tâu các tội mọt nước hại dân của Đàm Dĩ Mông, bị người này đánh, sinh lòng oán hận. Hai người này nhân khi rối ren liền làm phản.
Thời kì này, nhà Tống còn xua quân sang xâm nhiễu biên giới Đại Việt khiến nhân dân phải chạy loạn "vô cùng khổ sở".
Nghĩ tới đây trong lòng hắn không ngừng mắng thầm cái tên Lý Cao Tông thật làm Vua chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy. Cũng may mắn là đến bây giờ Lý Văn Võ hắn vẫn chưa làm ra việc gì xấu.
Trước khi mất Lý Anh Tông kêu các quan lại mà dụ cho quan đại thần Tô Hiến Thành làm phụ chính cho Long Cán, nhưng sau vì Long Cán chuyên dùng ông dùng em vợ (An Toàn nguyên phi) là Đàm Dĩ Mông, vốn là người không có học làm thái phó nên việc triều chính càng suy sút. Đây là những tin tức mà hắn tìm hiểu rồi dựa vào một vài kiến thức lịch sử ở kiếp trước mà xâu chuỗi lại được.
Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay kinh thành, vòng thành thứ hai là Hoàng Thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, lớp thành còn lại là Tử cấm thành hay Cấm thành hay Long Phượng thành là nơi ở của nhà vua.
Cấm thành Lý Thái Tông xây dựng lại toàn bộ sau khi nơi đây bị tàn phá bởi vụ Loạn tam vương. Trên nền cũ điện Càn Nguyên, Lý Thái Tông cho dựng điện Thiên An làm nơi thiết triều. Hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và điện Thiên Phúc. Phía trước điện Thiên An là sân Rồng có đặt một quả chuông lớn. Hai bên tả hữu sân rồng có đặt gác chuông. Phía đông, tây sân Rồng là điện Văn Minh và điện Quảng Vũ, phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên Điện có lầu Chính Dương là nơi báo canh báo khắc. Sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình Bát Giác. Sau điện Thiên Khánh là điện Trường Xuân. Trên điện Trường Xuân có gác Đồ Long. Từ điện Thiên Khánh nối với điện Thiên An ở phía sau đều có bắc cầu gọi là cầu Phượng Hoàng.
Hắn không biết cuộc sống bên ngoài hoàng cung như thế nào, bởi vì muốn xuất cung cũng không dễ như hắn vẫn nghĩ, có lẽ là sự khác nhau giữa vua trẻ và vua già chăng, Long Cán cũng không rành lắm,
Đang mải suy nghĩ bỗng có tiếng thị vệ gọi với vào "Khải bẩm Hoàng Thượng, lão thái giám Cường xin gặp". Được sự cho phép của Long Cán cánh cửa phòng nhẹ nhàng mở ra.
- Nô tài xin ra mắt Hoàng Thượng, vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế
- Miễn lễ
- Tạ ơn Hoàng Thượng
Hắn vẫn ngồi xem sách, trong thư phòng khá rộng, nếu tính cả cũng phải đến sáu mươi mét vuông, đây là theo đoán ước của hắn chứ thực tế, hắn cũng không quan tâm đến vấn đề diện tích phòng ở. Trong thư phòng trang trí đủ loại tranh ảnh bình gốm sứ nhất là các loại rèm che, phía giữa chính phòng là bàn làm việc của hắn xung quanh chất đầy sách các loại, ngoài ra còn có một bình hương tỏa ra mùi thơm giúp người ta có cảm giác thanh tịnh khi hít thở. Ban đầu còn có mấy ánh đèn nhằm làm căn phòng sáng hơn, nhưng cũng gây ra ngột ngạt khó chịu, làm hắn không quen, bị hắn bắt dọn đi sau đó mở toang cửa cho ánh sáng mặt trời có cơ hội chiếu vào. Lại đặt thêm vài chậu cây xung quanh cửa sổ, mấy mảnh rèm che cũng được vén lên, thêm vào đó là vài cái kệ trưng bày một số thứ như đao, kiếm, cung, thương các loại vũ khí và mấy thứ đồ khác vài tấm bản đồ có giá trị cũng được treo lên làm căn phòng thanh nhã hơn không ít.
Bình thản Long Cán nói
- người đã tìm ra được thứ ta dặn dò chứ?
- Hoàng Thượng mấy tấm, thần đã bỏ thật nhiều công sức lại phái người đi tìm tòi đáng tiếc các loại địa đồ rất hiếm gặp nên chỉ được một bản lớn và mấy bản nhỏ.
Vừa nói lão vừa vẫy tay cho người mang vào một chiếc hòm gỗ dài rất tinh xảo, mở ra bên trong đúng là có mấy tấm bản đồ, bằng giấy dầu có, bằng da cũng có. Vào lúc này bản đồ không phải là hiếm có nhưng ở Đại Việt muốn có cũng không phải là chuyện dễ dàng, xem ra lão già này để hoàn thành nhiệm vụ hắn giao đã xuất không ít lực.
Long Cán xem xét kỹ từng tấm bản đồ, nhìn qua liền biết ở đây chủ yếu là các bản đồ địa giới hành chính Đại Việt có một số thì rộng lớn hơn gồm cả lãnh thổ của nhà Tống, Chiêm thành, Chân Lạp ... và một số nước khác xung quanh Đại Việt, tuy không giống về tỷ lệ nhưng nhìn vào liền biết nó biểu thị cho khu vực nào.
- Người vất vả rồi
Hắn ngẩng đầu lên nói một câu khách sáo với Lão Cường
- Không có gì, không có gì, chuyện vì bệ hạ là trách nhiệm của thần.
Hắn cũng không có thời gian để ý lắm đến lời nịnh nọt của lão, chăm chú nhìn vào tấm bản đồ lớn thể hiện đường đi và các khu vực, trước đây dù gì cũng là một học viên học viện cảnh sát nên không ít, nhiều vẫn nhận ra vài kí hiệu trên tấm bản đồ này, có thể bản đồ hiện đại khác với bản thời kỳ này nhưng không phải là hoàn toàn khác, nên biết hệ thống ký hiệu sau này đều dựa vào kinh nghiệm trước đó mà lập nên.
Sau khi cho lão Cường lùi ra đồng thời không quên ban thưởng vì những công sức mà lão bỏ ra trong thời gian qua. Một mình ngồi trong phòng suy nghĩ hắn không thích trong lúc mình cần tập trung nghĩ về vấn đề ghì đó mà có người khác bên cạnh vì vậy tất cả cung nữ thái giám trong phòng đều bị đuổi ra ngoài trước khi rặn bọn họ nếu không có việc gì quá quan trọng thì không cần gọi hắn.
Lội một chồng tài sách đặt trước mặt của mình Long Cán bắt đầu lật ra xem cẩn thận từng trang một, đây chính là tài liệu và sách vở bí mật ghi chép lại quan hệ ngoại giao của Đại Việt với các nước lân bang, số sách này trong một lần tình cờ hắn tìm thấy được trong thư phòng của mình vì vốn chữ Nôm trước đây của hắn rất kém không thể đọc được nên mãi tận bây giờ khi khả năng đọc chữ Nôm của mình khá lên hắn mới lôi ra xem, mặc dù vậy bởi chưa thành thạo nên việc đọc hết đống sách làm hắn mất khá nhiều thời gian.
Trong Đống sách hắn tìm thấy rất nhiều Thông tin vô cùng quan trọng trong công tác bang giao của Đại Việt với các nước cụ thể như sau.
Lý Thái Tổ lên ngôi vua, thay thế nhà Tiền Lê, lập ra nhà Lý. Ngay sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với đối tác quan trọng nhất đương thời là triều đình nhà Tống ở phương Bắc. Việc ngoại giao thời Lý có tính kế tục các hoạt động ngoại giao đã thiết lập từ thời Đinh, thời Tiền Lê trước đó.
Dưới thời Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông, việc triều cống nhà Tống diễn ra đều đặn. Khi Đại Việt có vua mới, nhà Tống đều sai sứ sang phong vương. Ngoài mục đích báo tang, mừng vua mới, kết hiếu, các vua Lý còn sai sứ sang nhà Tống khi đánh thắng Chiêm Thành, nhằm gián tiếp thể hiện cho nhà Tống biết Chiêm Thành là thuộc quốc của mình. Nói chung đối với Tống, Đại Việt đóng vai trò là một nước nhỏ phụ thuộc thường xuyên phải triều cống cho "thượng quốc".
Sử Thượng Tối Cường Người Ở Rể
nó end rồi ông giáo ạ...End rồi, nó end vào đêm qua /khoc