• 325

Chương 23 : chó cắn hạc thái hậu


Lão Cường đứng hầu bên cạnh thấy Long Cán ngẩn người bèn hỏi "Bệ hạ có tâm sự gì trong lòng sao, hiện tại ngoài hoàng cung dân chúng đang sắm sửa chuẩn bị tết rất nhộn nhịp chi bằng bệ hạ hãy xuất giá ngắm cảnh cho khây khỏa nỗi buồn."

Long Cán lắc đầu nói "đất nước có cảnh thái bình thịnh trị thế này đều nhờ công lao các tiên đế, đấng minh quân phải lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ, lấy niềm vui, hạnh phúc của nhân dân làm lẽ sống của mình, hiện tại còn rất nhiều tấu chương vẫn phải xem qua trẫm nào dám lười biếng ham vui"

Lão Cường nghe vậy liền cúi người nói "bệ hạ thật là đấng minh quân hiếm có dù là vua Nghêu vua Thấn cũng chỉ được tới vậy là cùng"

Dù biết đây là lời nịnh hót nhưng trong lòng Long Cán vẫn thấy lâng lâng, vị quân vương nào mà không muốn được vuốt mông ngựa chứ, đáng tiếc người này không thể giữ lâu bên mình được ắt có hậu họa.

Nhìn lão Cường khúm núm đứng cạnh Long Cán nói "Cũng sắp đến tết nguyên đán rồi trẫm muốn nấu thật nhiều bánh trưng phát cho những gia đình nghèo trong kinh thành, những người lang thang cơ nhỡ, vì vậy trẫm muốn người đi chuẩn bị thật nhiều nguyên liệu làm bánh ít nhất cũng phải đủ làm 1 vạn cái bánh, tất cả nguyên liệu phải được đưa vào hoàng cung đúng ngày 28"

Lão Cường kinh ngạc trước ý định của hoàng đế, nấu 1 vạn cái bánh trưng như vậy số nguyên liệu cần là rất nhiều chỉ sợ trong thành không có đủ nguồn cung, nhưng ngay lập tức lão mừng như điên thầm nghĩ đây chả phải là cơ hội trời cho sao nếu lợi dụng tốt có thể đưa người vào trong thành mà không sợ bị nghi ngời, ngay lập tức lão thưa "bẩm bệ hạ, nếu làm hàng cảnh cái bánh trưng thì sợ là nguyên liệu trong thành không đủ dùng, hơn nữa giá cả cũng rất đắt, chi bằng cho người đi các vùng lân cận mua sẽ rẻ hơn rất nhiều như thế vừa tiết kiệm quốc sách lại vừa đỡ làm vật giá trong kinh thành leo thang khó khăn cho dân chúng sắm tết"

Lóng Cán nói "cũng đúng, vậy chuyện này giao cho lão trẫm muốn đúng ngày 28 sau khi đi tế lễ ở đền Đế Thích ngoài thành Thăng Long về phải thấy số nguyên liệu này."

Lão Cường thưa "thần nhất định hoàn thành nhiệm vụ mà vệ hạ giao"

Long Cán phất phất tay ra lệnh "vậy thì người ngay lập tức đi chuẩn bị đi, để người khác hầu hạ bê cạnh trẫm là được"

Lão Cường cúi lạy rồi quay người đi khỏi thư phòng. Đợi lão vừa bước ra khỏi phòng Long Cán ngay lập tức hừ hững nói "đi theo dõi hắn ta xem hắn đi đâu"

"Rõ"

Ngay lập tức phía sau cửa sổ có thanh âm người cất lên rồi biến ngay lập tức, thân thủ nhanh nhẹn chứng tỏ được huấn luyện vô cùng cẩn thận.

Như chưa có bất cứ chuyện gì sảy ra Long Cán tiếp tục nghe tên thái giám đọc tấu chương, bởi vì hiện tại vẫn chưa thể thành thạo chữ nôm nên để tiết kiệm thời gian Long Cán để một Tên thái giám đọc nội dung bản tấu khi nghe song hắn mới quyết định cách giải quyết rồi chỉ việc đóng dấu thế là xong, vừa nhanh vừa hiệu quả đỡ phải lần mò giải nghĩa từng câu từng chữ trong bản tấu.

"Chi huyện Vạn Ninh thuộc tỉnh Quốc Oai Võ Chí Công gửi triều đình.

Hiện giờ đang là dịp chuẩn bị sắm tết nên có rất nhiều xe hàng cũng như cống phẩm được gửi đi tới kinh thành, tuy nhiên do đường xá không thuận lại nhiều chỗ vắng vẻ trong khi dịp tết quân lính ở huyện đều có rất nhiều việc nên không đủ để bảo vệ xe cống pẩm chúng thần sợ bọn phỉ phục kích cướp đồ nên kính xin triều đình cho gửi 200 quân tới để phụ giúp bảo vệ xe hàng cống phẩm.

Làm tờ ngày 20 tháng 12 năm Trinh Phù thứ nhất"

Hiện tại đã được một thời gian sau khi cải cách bắt đầu, lục bộ đều gắng sức hoàn thiện cơ cấu tổ chức quan lại ở các địa phương, tuy nhiên do khối lượng công việc quá lớn, một phần gặp phải sự phản đối của các quan lại nên việc cải cách gặp khá nhiều khó khắn, hiện tại cả nước mới chỉ có hơn 1 nửa số tỉnh được biên chế theo cơ cấu mới còn một nửa còn lại triều đình vẫn đang cố gắng áp dụng thực hiện.

Long Cán tiếp lấy tờ tấu suy nghĩ một lúc rồi viết dưới tờ tấu chương "duyệt cử 200 binh lính đến huyện  Vạn Ninh bảo hộ xe cống phẩm" đóng dấu rồi đặt sang một bên.

Tên thái giám lại cầm một tờ tấu chương khác lên đọc.

"Hàn lâm học sĩ Trần Đăng khoa kính gửi hoàng đế bệ hạ.

Ngày nọ, con cung đình Hạc bay ra khỏi Hoàng cung. Nó lạc vào vườn một thường dân nên bị chó của nhà này cắn chết. Chiêu Linh thái hậu thấy mất con hạc mình yêu quý, dày công tốn sức chăm nuôi nên truyền cho thuộc cấp điều tra.

Cấp dưới điều tra biết được việc chó nhà dân cắn chết hạc của Chiêu Linh thái nuôi nên đã quay về trình báo. Chiêu Linh thái hậu thấy hạc quý chết nên nổi giận, truyền cho Bộ hình luận tội. Bộ Hình kết án chủ chó phải tội tử hình và bị tịch thu toàn bộ gia sản.

Sau khi xem xét các tình tiết thần thấy như vậy là bất hợp lý.

Hạc chẳng biết nói
Chó không biết chữ
Hạc vào vườn dân
Chó trung với chủ
Chim, thú đánh nhau
Tối sáng không rõ
Chó cắn chết hạc
Tội quy cho chủ
Hạc mổ chết chó
Luật xử thế nào?

Kính xin bệ hạ minh xét"

Long Cán nghe xong thấy rất đúng làm gì có chuyện vô lý như vậy, chó và hạc đều là vật. Cả hai không biết nói, không biết chữ nên hạc đeo thẻ đề cung đình Hạc chó cũng không biết.

Như vậy, chó cắn chết hạc là do cái thói cắn nhau của hai con vật, nên không thể bắt chủ chó thế mạng. Nếu bản án trên thi hành như kết luận của Bộ Hình thì sau này thành án lệ. Chẳng hạn, lỡ có ngày chó hoàng cung cắn chết cầm thú nhà dân hay cắn chết người ta, không biết sẽ nghị án ra sao. Không lẽ phải bắt Vua trị tội?

Bởi trong chế độ phong kiến, địa vị xã hội rất quan trọng đôi khi nó có thể bỏ qua luật pháp, nếu như khảng cách địa vị quá xa dù người dân có đúng mấy đi nữa thì khi phân sử lẽ phải luôn thuộc về vương công, hoàng tộc, xem ra có lẽ phải sửa luôn bộ luật hiện tại của Đại Việt rồi, nếu cứ để như thế thì không biết sau này còn bao nhiêu vụ án oan nữa. Không phân biệt hay thiên vị một ai trong việc phân xử, chỉ có lẽ phải là luôn phải được tôn trọng triệt để, Long Cán thầm quyết định, cầm bút ghi vào dưới tờ tấu chương "người thường dân kia không phạm tội, bộ hình ngay lập tức phải thả người".

Sau khi đóng dấu phê duyệt tờ tấu chương vừa rồi Long Cán ngay lập tức cho người đi gọi hình bộ thượng thư Lý An vào triệu kiến.

Hoàng cung thăng Long, thư phòng nơi hoàng đế thường ngồi phê duyệt tấu chương các nơi gửi tới. Long Cán hiện tại gác việc duyệt tấu chương hắn có chuyện quan trọng hơn phải làm với người đàn ông đang đứng trước mặt.

Lý An năm nay đã qua tuổi ngũ tuần, ở cái thời đại mà con người tuổi thọ trung bình chỉ có 50 đến 60 tuổi này đều có thể xưng là lão nhân, tuy nhiên có thể do điều kiện sống tốt ăn uống đầy đủ nên nhìn hắn vẫn rất khỏe mạnh, hai mắt có thần dáng vẻ văn sĩ nho nhã trên miệng luôn nở một nụ cười thân thiện. Lý An đúng thế là họ Lý nhưng không phải là hoàng tộc, có thể trước đây khi Lý Thái Tổ chưa lên ngôi tổ tiên của Lý An có thể là anh em họ hàng thật nhưng bây giờ thì không còn liên hệ gì nữa rồi, hàng trăm năm tồn tại hoàng tộc nhà Lý nếu tính ra cũng phải đến hàng ngàn người chứ chưa kể những họ lý khác trong nước, vì vậy không thể coi hai người Lý An và Long Cán là họ hàng được.

Lý An sau khi hành lễ nói "bệ hạ cho triệu kiến vi thần có chuyện gì cần bàn gấp sao?"

Long Cán gật đầu nói "đúng vậy trẫm cho gọi khanh vào cung là có chuyện quan trọng muốn bàn"

Nói rồi đem câu chuyện vụ án "chó cắn hạc thái hậu" kia kể lại một lượt rồi hỏi xem trong nước trước đây có nhiều vụ án tương tự như thế xảy ra hay không.

Lý An giờ mới hiểu hoá ra hoàng thượng cho gọi mình vào cung là vì chuyện vụ án này bèn đem luật hình thư ra giảng giải một lượt cho hoàng đế nghe. Sau khi nghe xong Long Cán mới rõ luật pháp thời này hoá ra là như vậy, Pháp luật hiện hành phản ánh rõ sự phân biệt đẳng cấp xã hội. Đẳng cấp của quý tộc quan liêu được hưởng đặc quyền, từ trang phục, nhà cửa cũng có sự phân biệt giữa vua quan và dân.

Thợ thuyền làm công cho triều đình không được chế các đồ dùng kiểu nhà quan mang ra bán cho nhà dân. Con cái nhà dân không được bắt chước theo cách trang sức trong cung.

Pháp luật hiện tại coi nô tỳ là những người thấp kém nhất. Nô tỳ không được lấy con gái nhà dân. Tư nô không được xem mình như cấm quân xăm mình rồng, người nào phạm tội sẽ bị sung công.

Nô tỳ nhà vương hầu và các quan lại không được cậy thế đánh đập quân dân, nếu phạm tội thì chủ nô phải tội đồ, còn nô bộc bị sung công.

Luật pháp thời này đã có thể lệ chuộc tội: những người già trên 70 tuổi, trẻ con dưới 15 tuổi, người có nhược tật, những người họ nhà vua và người có công nếu phạm tội có thể chuộc tội bằng tiền, trừ khi người đó phạm phải những tội trong thập ác :

1 .Mưu phản: làm nguy xã tắc

2 .Mưu đại nghịch: làm nguy tông miếu, cung khuyết

3. Mưu bạn nghịch: nổi loạn theo giặc

4. Ác nghịch: đánh giết ông bà cha mẹ

5. Bất đạo: giết người vô tội

6. Đại bất kính: dùng những đồ dành riêng cho vua, trộm và giả mạo ấn vua

7. Bất hiếu: mắng chửi hay không để tang ông bà cha mẹ

8. Bất mục: đánh giết những người thân thuộc gần

9. Bất nghĩa: dân giết quân, trò giết thầy, lính giết tướng, con giết cha

10. Nội loạn: thông dâm với họ hàng thân thiết, thiếp của ông hay cha.

Năm 1071, triều đình bổ sung thêm quy định về chuộc tội: tùy theo tội nặng nhẹ thì nộp tiền với mức độ nhiều ít khác nhau.

Người phạm tội ăn trộm sẽ bị chặt hết ngón chân, ngón tay. Năm 1043, Lý Thái Tông đặt thêm quy định: ai trộm lúa của dân sẽ bị đánh 100 trượng; nếu không lấy được mà làm bị thương người khác sẽ bị tội lưu. Quân lính lấy của cải của dân sẽ bị đánh 100 trường và thích 30 chữ.

Nói chung theo Long Cán thấy thì luật lệ cũng như các hình phạt của nhà Lý bây giờ quá hà khắc cũng như phân biệt đối sử quá nặng, như thế có thể bảo vệ quyền lợi và địa vị của giai cấp thống trị nhưng lại gây mâu thuẫn xâu sắc trong quần chúng nhân dân làm ảnh hưởng sức mạnh đoàn kết dân tộc, cản bước phát triển kinh tế của đất nước.
 
Sử Thượng Tối Cường Người Ở Rể
nó end rồi ông giáo ạ...End rồi, nó end vào đêm qua /khoc
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý.