Chương 11: July I


Số từ: 6545
Dịch giả: MyMy - Mai Hương
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
1
Những ngày còn lại của tháng Sáu trôi qua yên bình, đã sang tháng Bảy.
Tháng mới đến, nhưng tai ương mới không đến theo, nên cuộc sống học đường kỳ quặc của tôi và Mei - hai kẻ
không tồn tại
, về cơ bản vẫn như trước đây. Đối với tôi, tình hình này cũng không còn khó chấp nhận như ban đầu nữa, nhưng nguy cơ sụp đổ của hòa bình và yên ổn vẫn treo lơ lửng.
Đúng như đã nói, từ hôm sau thầy Chibiki xin nghỉ phép một thời gian, nên chẳng được trông thấy thầy thường xuyên như hồi cuối tháng Sáu. Trong lúc thầy vắng mặt, thư viện phụ ở Khu o đóng cửa, chắc là vì chẳng có ai làm thay.
Về sau tôi có dịp được biết loại
việc riêng
buộc thầy Chibiki phải rời thị trấn. Chẳng là vợ con thầy đang sống ở nhà ngoại tại Sapporo, họ xa nhau cũng lâu rồi. Thầy về Hokkaido hình như là do cô gọi.
Tôi không tìm hiểu được chi tiết hơn, nhưng vẫn có thể phán đoán. Lý do khiến gia đình họ sống riêng không phải vì hai vợ chồng không hòa hợp, mà chỉ để đề phòng. Thầy Chibiki cần ở lại Bắc Yomi để quan sát
hiện tượng
, còn vợ con, thầy đưa tới nơi cách xa
vùng ảnh hưởng
để nhỡ có sự cố gì, họ cũng không nằm trong tầm ngắm của
tai ương
. Đại khái thế.
Tạm gác chuyện này sang một bên...
Gần đây, một sự việc đột ngột được làm sáng tỏ. Tôi biết chuyện qua Mei.

Hôm qua, một chị khóa trên tới ‘Dưới ánh chiều tà của Yomi’. Cũng khá lâu rồi mới gặp lại nhau. Chị ấy tên là Tachibana, tôi quen hồi ở Câu lạc bộ Mỹ lâu rồi mới gặp lại nhau. Chị ấy tên là Tachibana, tôi quen hồi ở Câu lạc bộ Mỹ 3, vì thích búp bê nên thỉnh thoảng vẫn ghé phòng trưng bày.

Đây là lần đầu tiên tôi nghe nhắc đến một chị khóa trên như thế. Phớt lờ vẻ ngạc nhiên của tôi, Mei tiếp tục,
Tôi đoán là chị ấy đã nghe phong thanh về chuyện xảy ra năm nay, cho nên...


Tới gặp vì lo lắng cho cậu?

Mei nghiêng đầu khó xử trước câu hỏi của tôi.
Vốn chẳng muốn dính líu, nhưng vẫn thấy bận tâm, nên rốt cuộc đã tới... tôi đoán thế.
Cô lãnh đạm đưa ra kiến giải của mình.
Chắc là Mochizuki tung tin đồn, vì Tachibana cư xử như thể biết rằng tôi là người ‘không tồn tại’ trong năm nay. Nhưng chị ấy cũng không đưa ra được lời khuyên gì cả. Nhắc đến ‘lời nguyền’, chị ấy tỏ ra bồn chồn... Tôi bèn nhân tiện hỏi vài câu.

Đầu tiên là hỏi về
người dư ra
(
kẻ đã chết
) xâm nhập vào lớp 9-3 hai năm trước.
Mei nhắc tới cái tên
Asakura Mami
mà chúng tôi tìm hiểu được qua tài liệu của thầy Chibiki,
Chị có nhớ người bạn cùng lớp nào mang tên này không?

Câu trả lời hệt như thầy Chibiki đã nói.
Không,
Tachibana đáp, rồi bổ sung với vẻ không chắc chắn.
Nhưng về sau có nghe loáng thoáng vài chuyện liên quan đến cô gái mang cái tên đó...
Như vậy việc mất ký ức về
kẻ đã chết
quả thật đã xảy ra với Tachibana, một cựu thành viên của lớp 9-3.
Câu hỏi tiếp theo là về học sinh bị lựa chọn làm người
không tồn tại
ở lớp 9-3 hai năm trước.

Trông anh ta ra sao?
Mei đi thẳng vào vấn đề. Tai ương xảy ra vì anh ta nửa chừng phá vỡ quyết định của cả lớp, phải không chị? Về sau anh ta ra sao?

Tachibana kể đó là một nam sinh tên là Sakuma. Hình như anh ta thuộc tuýp mờ nhạt, lặng lẽ, ít gây phiền nhiễu.
Với vẻ thản nhiên như thường lệ, Mei nhắc lại những sự việc nghe được từ chị khóa trên.

Bước vào học kỳ hai được một thời gian, Sakuma từ bỏ vai trò ‘không tồn tại’. ‘Tai ương giáng xuống vào đầu tháng Mười. Tháng Mười một và Mười hai đều có người chết. Đến tháng Giêng, Sakuma tự tử.


Ồ, tự tử sao?


Tôi không hỏi được chuyện gì xảy ra sau đó, nhưng có lẽ anh ta trở thành người chết của tháng Giêng năm 1996.

Bấy giờ là buổi chiều, trận mưa phùn liên miên vừa dứt, trả lại vẻ quang đãng cho bầu trời. Hai đứa đang đi dọc bờ sông Yomiyama, vừa ngắm dòng chảy vừa chuyện trò. Sau khi chuồn buổi học chiều, chẳng ai bảo ai nhưng vừa rời khỏi lớp là chúng tôi lững thững ra đây luôn.
Khi tiết sáu sắp kết thúc, chúng tôi trở lại trường bằng cổng sau, đột nhiên có người la lên giận dữ,
Đứng lại!

Hẳn là giáo viên Thể dục, thầy Miyamoto, tôi đoán ra ngay. Chắc thầy nhìn thấy chúng tôi từ đằng xa và nhầm lẫn với những học sinh trốn tiết khác. Thầy chạy về phía chúng tôi,
Đứng yên đó! Các em vừa đi đâu mà giờ này...

Nói đến đây, thầy cũng ngừng di chuyển, cẩn thận nhìn lại chúng tôi, nuốt ngược những lời trách mắng còn lại xuống.
Tôi yên lặng cúi đầu, còn thầy Miyamoto ngượng ngùng đảo mắt đi chỗ khác. Thầy thở dài,
Hẳn hai em thấy khổ sở lắm. Nhưng trốn học thì không hay ho đâu. Nên chú ý một chút.

2
Sau những chuyện này, tôi quyết định phải hỏi dì Reiko lần nữa. Vắt kiệt đầu óc mà không ăn thua gì, tôi không thể tiếp tục câm như hến được nữa.
Đó là tối thứ Bảy cuối cùng của tháng Sáu.

Ừm, hôm nọ cháu nghe thầy Chibiki thủ thư kể rồi.
Tôi cất tiếng để giữ chân dì Reiko khi dì định lặng lẽ trở về góc riêng sau bữa tối, không lưu tâm đến việc bà ngoại đang chăm chú dõi theo.
Ừm, cháu nghe kể là vào năm cuối ở trung học cơ sở, dì học lớp 9-3, và đó là ‘năm phát sinh’.


... ‘năm phát sinh’ hả?

Đôi mắt thường mang vẻ đờ đẫn vô tư của dì Reiko bỗng thoáng qua chút cảnh giác... Hình như thế.
Năm mà có một ‘người dư ra’ trà trộn vào, rồi ‘tai ương’ đổ xuống đầu mọi người, nghĩa là hàng tháng những người liên quan tới lớp qua đời vì một lý do nào đó. Người ta vẫn thường gọi là ‘lời nguyền ở lớp 9-3’ ấy. Tất nhiên là dì biết, phải không dì Reiko?


Ồ, phải, cháu nói đúng.
Dì Reiko đáp, giọng khàn khàn. Rồi dì nắm chặt bàn tay phải, đấm đấm lên đầu.
Phải. Đúng là như thế.

Đã lâu lắm rồi tôi mới nói chuyện với dì Reiko như thế này... Dĩ nhiên tôi thấy căng thẳng, có vẻ dì cũng cảm thấy thế.

Dì xin lỗi, Koichi. Dì rất xin lỗi.
Reiko lắc đầu quầy quậy
Dì vô dụng quá...

Tôi không khỏi lẫn lộn những đường nét nhợt nhạt của dì với gương mặt mẹ tôi trên quyển kỷ yếu. Cố kiềm chế nỗi đau nhức nhối trong tim, tôi nói,
Cháu muốn xác nhận lại chuyện xảy ra mười lăm năm về trước. Mẹ sinh hạ cháu rồi qua đời ở thị trấn này... Đó có phải là một sự kiện liên quan đến ‘tai ương’ của năm không?

Dì Reiko chỉ một mực lặp lại,
Dì xin lỗi, Koichi.

Không rõ phủ định hay khẳng định.
Trước đây đã có lần tôi hỏi dì Reiko về chuyện của mười lăm năm trước, qua đó mới biết dì cũng như mẹ tôi, đều học lớp 9-3.
Vậy năm đó... liệu có lời đồn đại nào kiểu như ‘lớp 3 là lớp bị trù ếm’ không ạ?
Reiko đã làm lơ câu hỏi của tôi bằng cách nói,
Đã mười lăm năm. Dì quên mất rồi.

Có phải dì giả vờ quên? Hay ký ức của dì về những việc diễn ra mười lăm năm trước đã thực sự nhạt nhòa?
Thông thường, tôi nghĩ tới khả năng đầu tiên, nhưng trường hợp sau cũng không hẳn là không thể. Như lời thầy Chibiki giải thích, đa phần những điều người ta nhớ được liên quan tới
hiện tượng
không thể gọi là rõ ràng. Hơn nữa cũng tùy từng người.

Dì Reiko ơi?
Tôi vẫn khăng khăng hỏi.
Dì nghĩ sao?


Dì không biết.


Nào thôi đi, Koichi. Sao tự nhiên cháu lại nhắc tới chuyện đó?
Bà ngoại vừa dọn bàn vừa lắng nghe hai dì cháu trò chuyện, nhưng giờ thì bà ngừng lại, mắt mở to.
Có lẽ bà không biết đâu, lúc ấy tôi tự nhủ. Mặc dù có khả năng trước đây bà đã nghe kể ít nhiều, nhưng ký ức của bà đến giờ hẳn là nhạt nhòa hết cả rồi...

Thật tội nghiệp...
Ông ngoại vốn dĩ trầm mặc bỗng nhiên lên tiếng, đôi vai gầy guộc run run, giọng nghẹn ngào,
Tội nghiệp, tội nghiệp Ritsuko! Ritsuko đáng thương, mà Reiko cũng đáng thương...


Hầy, thôi thôi ông ơi.
Bà lật đật chạy tới gần, xoa nhẹ lưng ông, vỗ về như thể ông là đứa trẻ đang bùng nổ cảm xúc.
Thế này là không được đâu. Lại đây, nghỉ một lát nào.

Tôi cảm giác như đang nghe tiếng con chim nhồng lẫn trong giọng của bà.
Khỏe mạnh... Vui lên!

Bà nắm lấy tay ông, đỡ ông đứng dậy, chầm chậm đi ra khỏi phòng, đúng lúc đó...

Về năm ấy...
Rốt cuộc dì Reiko lên tiếng.
Thực tình dì không biết chuyện gì đã xảy đến với Ritsuko. Nhưng... tuy không chắc chắn, nhưng dì có cảm giác nó ngừng giữa chừng.


Ngừng ạ?
Tôi ngạc nhiên lặp lại.
Reiko gật đầu yếu ớt, rồi tiếp tục đấm nhè nhẹ vào đầu mình.
Một khi đã bắt đầu thì các
tai ương
gần như chẳng bao giờ ngừng lại. Hôm nghe thầy Chibiki nói tôi đã thắc mắc rồi.
Gần như
nghĩa là
chưa phải toàn bộ
, nghĩa là
đã có lúc nó ngừng lại
.
Cái lúc hiếm hoi đó phải chăng rơi vào năm dì Reiko học lớp Chín, tức là mười lăm năm trước đây?

Tại sao?
Không thể kìm nén cơn phấn chấn, tôi nhấn mạnh.
Điều gì khiến cho ‘tai ương’ ngừng lại vậy dì Reiko?

Nhưng câu trả lời không đáp ứng được niềm mong đợi
Không xong. Chẳng hiểu sao mờ mịt thế này. Không nhớ ra.
Dì lại đấm khẽ lên đầu vài lượt nữa, uể oải lắc đầu
Ừm... Nhưng mà... Có chuyện đã xảy ra vào kỳ nghỉ hè trong năm...

Rốt cuộc, đây là tất cả những gì tôi khai thác được từ dì Reiko đêm đó.
3
Trong tháng Sáu, tôi còn ghé khu phố Misaki hai lần nữa, tới
Đôi mắt xanh trống rỗng. Dưới ánh chiều tà của Yomi
.
Lần thứ nhất, tôi tạt vào sau khi tới bệnh viện thành phố để khám lại phổi. Tôi trả tiền tham quan búp bê rồi một mình đi xuống phòng trưng bày ở tầng hầm, nhưng hôm đó tôi không gặp Mei. Vì không báo trước là sẽ tới, nên chẳng rõ cô có ở nhà hay không. Tôi cũng không nhờ bà lão - bà Amane - gọi Mei xuống. Thưởng lãm những tác phẩm mới của Kirika mất chưa đến một tiếng đồng hồ, rồi tôi ra về.
Tới đây mà không gặp Mei, cảm giác thật kỳ lạ... Ý nghĩ lướt qua trong tâm trí tôi.
Lần thứ hai là vào ngày cuối cùng của tháng Sáu - thứ Ba ngày 30, khi màn chiều nhập nhoạng. Tan học về Mei rủ tôi đến nhà.
Hôm đó tôi không lên tầng ba, cũng không gặp Kirika. Chúng tôi ngồi chơi trên sofa ở tầng trệt phòng trưng bày, lúc này vẫn vắng khách.
Đó là lần đầu tiên tôi nếm trà bà Amane pha cho. Ít ra cũng ngon hơn hẳn trà đóng lon.

Ngày mai là sang tháng Bảy rồi,
Mei lên tiếng trước, dĩ nhiên ngụ ý là
từ ngày mai, chúng ta bắt đầu bước vào thời điểm then chốt
.
Tuy hiểu rõ, tôi vẫn cố tình đánh trống lảng,
Bắt đầu thi cuối kỳ rồi... Sẽ thi qua chứ?

Mei bĩu môi,
Đây là vấn đề đáng bận tâm với người ‘không tồn tại’ à?


Kể thì đúng, nhưng mà...


Tôi muốn đến nhà cậu chơi một lần.

Tôi bối rối trước sự chuyển hướng đột ngột của cô,
Ý cậu là... Đợi đã, nhà tớ ở Tokyo?


Không, ở Yomiyama.
Mei khẽ lắc đầu, nheo mắt vẻ bình thản.
Ngôi nhà xưa của mẹ cậu, ở Furuchi ấy.


Hừm... Tại sao?


Tự nhiên thế thôi.

Một lúc sau, Mei dẫn tôi xuống tầng hầm. Giai điệu buồn buồn chơi bằng nhạc cụ dây, trôi lờ lững trong phòng. Tôi nghĩ có lẽ chính là khúc nhạc tôi đã nghe trong lần đầu tới đây, hồi tháng Năm.
Vẫn là không gian lạnh lẽo như hầm mộ. Vẫn là đám búp bê nằm la liệt với những bộ phận đủ hình đủ kiểu. Nhưng hôm nay tôi không còn cảm giác mãnh liệt là phải hô hấp thay cho chúng. Là do đã quen rồi chăng?
Mei bước đến cuối căn phòng, chỗ cỗ quan tài sáu cạnh màu đen buông rèm đỏ, rồi im lìm ngoái đầu lại. Cô dừng ngay trước con búp bê trông giống hệt mình, như muốn chắn tầm nhìn của tôi, rồi... chậm rãi chạm mấy ngón tay lên miếng băng che mắt trái.
Có lần ở đây, tôi đã mở thứ này cho cậu xem, phải không nhỉ?


Ừm... phải rồi.

Con mắt trái ẩn dưới miếng băng che, hôm đó tôi đã nhìn thấy... Tất nhiên tôi còn nhớ rõ.
Một con mắt xanh, trống rỗng.
Con mắt xanh phát ra thứ ánh sáng vô hồn, y như khối cầu khảm trong các hốc mắt búp bê...
Tại sao?
Và bây giờ nữa, chẳng vì lý do gì cả, tại sao...?
Không để tâm đến vẻ bối rối của tôi, Mei gỡ miếng băng khỏi mắt, sau đó giơ bàn tay phải lên che đi mắt phải. Chỉ còn con mắt màu xanh trên nửa mặt bên trái đăm đăm nhìn tôi.

Tôi bị hỏng mắt trái năm bốn tuổi.
Đôi môi Mei run run, giọng nói yếu ớt.
Chuyện ngày ấy tôi còn nhớ mang máng. Một khối u ác tính hình thành trong nhãn cầu, phải phẫu thuật cắt bỏ. Một ngày nọ tỉnh giấc, hốc mắt trái đã trống không.

Tôi không nói nên lời, chỉ biết đứng đó nhìn chằm chằm vào mặt cô.

Thoạt tiên để lấp chỗ trống, bọn họ nhét thử cả tá mắt giả loại thường. Nhưng đều chẳng đẹp chút nào. Thế nên mẹ đã chế một con mắt đặc biệt dành riêng cho tôi. Chính là con mắt búp bê này.

Con mắt xanh trống rỗng.

Không cần phải giấu đi đâu.
Tôi không định nói ra, nhưng lời lẽ cứ tuột khỏi miệng.
Đừng mang băng mắt, tớ thấy nó rất đẹp mà.

Dứt lời, tôi giật thót, vừa kinh ngạc vừa căng thẳng, tim bắt đầu đập thình thịch. Tôi thực sự không thể nhận ra biểu cảm của Mei, khi tay phải cô che mắt nửa mặt thế kia.
Mắt trái của tôi là mắt búp bê. Những lời Mei nói trong lần đầu gặp nhau ở đây bất thần vang vọng bên tai tôi. Nó thấy được thứ không nên thấy, nên tôi thường giấu nó đi.
 Tức thì, một linh tính bí ẩn xâm chiếm tâm trí tôi. Bấy giờ tôi hoàn toàn không hiểu ý nghĩa câu nói, mà cũng chẳng làm cách nào... Nhưng bây giờ thì sao? Có gì đó đã thay đổi. Tôi cảm giác như vậy.
Thấy được thứ không nên thấy...
Thứ không nên thấy...
Rốt cuộc là thứ gì chứ?
Nhưng tôi tạm gác thắc mắc sang một bên. Linh cảm mơ hồ rằng sẽ đến lúc mình phải đặt ra câu hỏi đó.

Về sau tôi mới nghe nói rằng trong khi phẫu thuật, tôi đã suýt chết.
Lòng bàn tay Mei vẫn che con mắt phải.
Nhưng những gì diễn ra lúc ấy đã ít nhiều lưu lại dấu ấn trong tôi. Cậu có tin không?


Ý cậu là ký ức về trạng thái cận kề cái chết ấy hả?


Chỉ là những cơn ác mộng của đứa trẻ bốn tuổi trên giường bệnh. Nhưng nghĩ như cậu cũng được.
Giọng Mei nghiêm túc chưa từng thấy.
‘Chết’, không nhẹ nhàng chút nào hết. Tuy người ta thường nói ‘yên nghỉ’, nhưng không phải như thế đâu. Nó tối tăm lắm, chỗ nào cũng đen kịt, chỗ nào cũng đơn độc.


Đen kịt và đơn độc...


Phải. Nhưng sống cũng thế thôi. Cậu không nghĩ vậy à?


Có lẽ.


Suy cho cùng chúng ta luôn một mình, đừng nói lúc chào đời, mà cả lúc chết đi. Cậu hiểu ý tôi chứ?


...


Cho dù mọi người tỏ ra gắn kết đến đâu, trên thực tế tất cả chúng ta đều đơn độc. Tôi, mẹ tôi... Cả cậu nữa, Sakakibara.
Và cô kết thúc bằng câu,
Misaki, đứa bé ấy... cũng vậy.

Misaki? Là Fujioka Misaki chăng? Đó là tên cô em họ của Mei, đã qua đời ở bệnh viện thành phố hồi cuối tháng Tư.
Hình ảnh cuộc gặp gỡ đầu tiên với Mei trong thang máy bệnh viện lướt qua tâm trí tôi, rõ rệt lạ thường. Tưởng chừng mới xảy ra ngày hôm qua.
4
Tháng Sáu qua đi như thế, và tháng Bảy sang.
Tuy tai ương mới chưa đến theo tháng mới, nhưng mức độ căng thẳng trong bầu không khí của lớp vẫn đang tăng lên đến mức đậm đặc. Điều này cũng là tự nhiên thôi.
Chị Mizuno và Takabayashi, hai người liên quan tới lớp đã mất mạng trong tháng Sáu. Liệu còn ai phải chết trong tháng mới này không? Đây là thời điểm then chốt để xác định xem
đối sách
chưa từng có là tăng số học sinh
không tồn tại
lên thành hai người có hiệu quả hay không.
Trong lúc ấy...
Cuộc sống học đường kỳ lạ của tôi và Mei vẫn tiếp diễn như cũ, ít ra cũng chưa thay đổi gì ở bề ngoài. Mặc dù chứa đựng nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào, nhưng tình hình hiện tại có thể tạm coi là tĩnh lặng và yên ổn. Chúng tôi cô độc, nhưng chúng tôi cũng tự do...
Vào tuần thứ hai của tháng Bảy, lịch thi cuối kỳ được thông báo.
Chín môn học thi trong vòng ba ngày, từ ngày 6 tới ngày 8. Một nghi thức quen thuộc để đánh giá thành tích, xếp hạng học sinh. Vô vị và phiền phức.
Đây là lần đầu cảm giác này xuất hiện ở tôi. Là một trong hai học sinh
không tồn tại
, đáng ra tôi phải thấy kỳ thi rất suôn sẻ nhẹ nhàng mới đúng chứ.
Nguyên nhân là gì, tôi hiểu.
Dù không muốn, chuyện xảy ra vào đợt thi giữa kỳ hồi tháng Năm vẫn trở lại tâm trí tôi. Tai nạn bi thảm đã giáng xuống Sakuragi Yukari vào ngày thi cuối cùng. Rồi cảnh tượng khủng khiếp mà tôi không may phải chứng kiến...
Ký ức tệ hại hôm ấy có lẽ cũng gây ảnh hưởng đến Mei. Đợt thi lần này, cô không nộp bài thi sớm rồi rời khỏi phòng nữa. Tôi cũng vậy.

Đối sách
mới có hiệu quả hay không?
Mang nặng băn khoăn này trong đầu, ở trường tôi và Mei hành xử thận trọng hơn hẳn trước. Chúng tôi cố gắng xóa bỏ dấu vết về sự hiện diện của mình trong lớp, các bạn cũng coi như chúng tôi
không tồn tại
một cách quyết liệt hơn.
Ngày qua ngày, nỗi lo lắng lớn lao của chúng tôi vượt xa hồi tháng Sáu. Nhưng bên cạnh nỗi lo là niềm hy vọng, rằng tháng này sẽ trôi qua trong bình an. Tôi tin chắc rằng mọi thành viên của lớp cũng cùng chung tâm trạng.
Tuy nhiên,
hy vọng
rất dễ biến thành
vô vọng
...
Nỗi bồn chồn, bứt rứt, ngột ngạt cứ lớn dần lên theo từng ngày. Cho dù là như vậy, không, có lẽ chính vì là như vậy, có lúc tôi lại lạc quan một cách khó hiểu.
Vì được tĩnh lặng và bình yên thế này.
Vì chúng tôi được tự do, sự tự do của riêng hai người.
Bởi thế tôi chỉ ước tình trạng này kéo dài, mọi thứ tiếp diễn một cách chính xác như hiện tại. Phải. Chín tháng nữa thôi, cho tới lễ tổng kết vào tháng Ba năm tới cứ thế này thôi, đừng bao giờ thay đổi.
Ấy vậy mà.
Hiện thực của cái thế giới đang nhai nuốt chúng tôi không khoan dung đến độ dễ dàng tưởng thưởng cho những mơ ước nhàn nhã đó.
Đợt thi cuối kỳ kết thúc, không có tai nạn nào xảy ra. Vào một ngày thuộc tuần thứ ba của tháng Bảy, tức là chỉ còn gần bảy ngày nữa là được nghỉ hè...
Ngày mà trạng thái bình yên trong lớp, vốn được khó nhọc duy trì suốt hơn một tháng qua kể từ cái chết của Takabayashi vào ngày 6 tháng Sáu, đột nhiên vỡ vụn như thủy tinh.
5
Ngày 13 tháng Bảy. Thứ Hai.
Kể từ khi biến thành kẻ
không tồn tại
, cứ mười buổi sinh hoạt đầu giờ vào buổi sáng thì tôi phải vắng mặt đến chín. Thông thường tôi sẽ lẻn vào lớp ngay trước lúc bước vào tiết một, Mei cũng thế.
Nhưng sáng hôm đó, không ai hẹn ai mà cả hai chúng tôi đều vào lớp sớm. Tất nhiên là không chuyện trò hay nhìn ngó bạn học nào cả.
Tôi mở cuốn sách bìa mềm trên lòng, lần đầu tiên sau một thời gian dài lại khát khao muốn đọc. Đây là tập truyện ngắn của Stephen King, lúc đang kể là lúc tôi đọc đến truyện The Mangler. Hơn một tháng đã trôi qua kể từ trải nghiệm cận kề cái chết, tôi đã hồi phục đôi chút khả năng tách biệt tiểu thuyết với thực tế và tận hưởng nó. Điều này khiến tôi cảm thấy mình thật là cứng cỏi.
Hôm kia người ta đưa tin rằng mùa mưa ở Yomiyama đã chấm dứt.
Mới sáng ra mà bầu trời đã trong và cao lồng lộng, nắng vàng rực rỡ như báo hiệu mùa hè đang tới. Gió thổi vào lớp qua các ô cửa sổ để ngỏ khô giòn hơn tuần trước, cảm giác sảng khoái vô cùng.
Bất cứ lúc nào tôi quay sang nhìn Mei, vẫn ngồi ở chiếc bàn cuối lớp cạnh cửa sổ nhìn ra sân trường, trông cô đều như một
cái bóng
với những đường nét nhòe mờ bởi ánh sáng từ bên ngoài hắt vào. Cảm giác y hệt lần đầu tôi đến lớp, hồi tháng Năm... Nhưng không: cô không phải là một cái bóng. Cô thực sự hiện diện ở đây, bằng xương bằng thịt. Mới đó mà đã hai tháng trôi qua rồi sao?
Chuông vào học vừa reo, cửa trước liền bật mở, thầy Kubodera giáo viên chủ nhiệm bước vào.
Thầy vẫn mặc sơ mi trắng tẻ nhạt như mọi khi. Dáng dấp cử chỉ vẫn không đáng tin, như mọi khi. Như mọi khi... tôi nghĩ, đang uể oải quan sát thầy thì bất chợt một linh tính khác lạ ùa đến.
Có một vài điểm không giống mọi khi.
Thầy Kubodera luôn thắt cà vạt ngay ngắn, nhưng hôm nay thì không. Trong tiết sinh hoạt đầu giờ ngắn ngủi, thầy thường chỉ mang theo một tờ danh sách lớp, nhưng hôm nay lại ôm khư khư một chiếc cặp xách màu đen. Thêm vào đó, mái tóc luôn chải mượt rẽ ngôi tử tế, hôm nay lại rối bời, lộn xộn...
Nhìn thầy Kubodera đứng trên bục giảng, đối diện với cả lớp, tôi không sao xua được chút hồ nghi luẩn quẩn trong đầu. Quả là khác thường, ánh mắt thì vô hồn, như thể không thấy gì, cho dù mọi thứ ở ngay trước mặt. Trên hết...
Thậm chí từ chỗ ngồi của mình, tôi vẫn nhận ra những biến chuyển nhỏ nhặt, rời rạc, trên nửa gương mặt thầy.
Co giật như mắc chứng liệt cơ cứng. Nhưng nói là run rẩy thì đúng hơn. Xem ra là biểu hiện của một bệnh trạng...
Ngoài tôi, không rõ có bao nhiêu người xung quanh để ý đến tình trạng đáng ngờ của thầy chủ nhiệm. Tuy mọi người đã ổn định chỗ ngồi, nhưng đó đây trong lớp vẫn còn tiếng xì xào.

Các em...
Chống cả hai tay lên bàn, thầy Kubodera bắt đầu.
Chào buổi sáng.

Quả nhiên, vừa nghe đã thấy bất thường. Cũng như khuôn mặt, giọng thầy căng giật lạ lùng.
Cô Mikami không vào cùng thầy. Chắc không phải xin nghỉ đâu, vì phó chủ nhiệm cũng không nhất thiết phải tham dự các buổi sinh hoạt đầu giờ.

Các em,
thầy Kubodera lại nói.
Hôm nay, thầy phải xin lỗi các em. Sáng hôm nay, thầy đứng tại đây, bất kể thế nào...

Nghe đến đó, âm thanh xì xào dần dần lắng lại.

Thầy đã hy vọng các em cùng nhau cố gắng, để sang năm cùng bình an tốt nghiệp. Thầy đã hy vọng như thế, cũng cố gắng như thế. Dù tháng Năm đã xảy ra sự việc bi thảm, thầy vẫn nghĩ rằng bắt đầu lại từ đầu cũng...

Thầy Kubodera nói, nhưng mắt không hướng về học sinh. Ánh nhìn vô hồn cứ lập lòe chớp tắt. Có vẻ như vậy.
Thầy đặt chiếc cặp lên bàn, vừa nói vừa mở miệng cặp thọc tay phải vào,
Chuyện từ nay về sau, là vấn đề của riêng các em.

Giọng vẫn đều đều như thể đang đọc một bài văn mẫu trong sách giáo khoa. Về cơ bản, điều này không khác mọi khi lắm. Tuy nhiên...

Một khi đã bắt đầu, thì có vật vã chống cự thế nào cũng vô dụng phải không? Nói khác đi là, có cách gì để chấm dứt không? Thầy không biết. Không thể biết được. Nhưng thầy cảm thấy thế cũng chẳng sao... À không phải, nhưng quả nhiên là, với tư cách giáo viên chủ nhiệm, hy vọng mọi người đồng tâm hiệp lực kiên cường khắc phục khó khăn, an toàn tốt nghiệp vào tháng Ba sang năm, tuy hy vọng như vậy nhưng thật ra thầy vẫn, thầy vẫn...

Giọng điệu thầy thoạt tiên không khác mọi khi lắm. Nhưng dần dần đã trở nên kỳ dị, giọng nói cũng đổi thành lè nhè... Tôi vừa mới nghĩ thế thì sự việc phát sinh. Giọng thầy lệch lạc nghiêm trọng. Những
hự’,
khục
,
híc
... Viết ra thì như manga, nhưng nghe thì chẳng giống âm thanh của người bình thường nữa. Đương khi tất cả ngây đuỗn, chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao thì...
Thầy Kubodera chậm rãi rút tay phải ra khỏi chiếc cặp trên mặt bàn. Trong tay là một vật hoàn toàn xa lạ với môi trường giáo dục ở một trường trung học cơ sở.
Một thứ gì đó... có lưỡi thép sắc lẻm. Một con dao săn hoặc dao làm bếp. Đại loại thế. Tôi nhìn thấy rất rõ từ chỗ ngồi của mình.
Đến tận lúc này tất cả chúng tôi vẫn chưa hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra. Rít róng quái gở, rồi vung vẩy một vật như thế, thầy định làm gì?
Nhưng chỉ hai hay ba giây sau, mọi người trong lớp đã nhận được câu trả lời, dù muốn hay không.
Thầy Kubodera duỗi tay phải ra, những ngón tay siết chặt cán dao, cánh tay gập dần lên, lưỡi dao hướng vào bản thân. Những âm thanh quái lạ méo mó vẫn liên tiếp tuôn ra từ miệng thầy. Và rồi...
Trước mặt các học sinh bắt đầu nhốn nháo, thầy rít lên một tràng rùng rợn, thọc thẳng dao vào cổ mình.
Âm thanh quái lạ biến thành tiếng rống thê thiết.
Nhốn nháo biến thành la hét khắp nơi.
Cổ họng bị dao rạch đứt, máu tươi phụt ra. Chỉ tích tắc, máu bắn tung tóe, khiến không ai còn có thể coi đây như một trò đùa tai ác, máu hắt như tưới xuống những học sinh ngồi gần bục giảng. Người đạp ghế chạy trốn, người lại bất động như hóa đá.
Hẳn thầy Kubodera đã cứa đứt khí quản cùng động mạch chính, bởi tiếng rống của thầy mau chóng mất đi
âm thanh
, chuyển thành tiếng lục khục khàn đục. Không chỉ bàn tay nắm dao, mà áo và khuôn mặt thầy đều đỏ lòm những máu.
Dù đã ở vào tình trạng đó, thầy vẫn trụ vững, cả người tì xuống tay trái đang chống trên bàn. Giữa khuôn mặt đầm đìa máu me, đôi mắt vô hồn của thầy... đột ngột lóe lên màu sắc khác lạ, trừng trừng dõi về phía tôi, ném vào tôi một cái nhìn... thù hận.
Nhưng chỉ kéo dài đúng một khoảnh khắc.
Thầy Kubodera nhấc tay phải lên lần nữa, kề lưỡi dao đẫm máu vào cổ, cứa xuống thật mạnh.
Máu phun xối xả.
Nửa cổ trước của thầy đã gần như đứt lìa, cái đầu ngật ra sau cùng một âm thanh khô khốc. Vết thương trên họng trông hệt như cái miệng há ngoác của loài sinh vật dị dạng nào đó. Con dao trong bàn tay phải của thầy Kubodera không hề rơi ra, kể cả khi người thầy vặn vẹo dữ dội. Nhưng rồi... rốt cuộc... Thầy ngã xuống.
Lăn khỏi bục giảng. Rồi ngừng cử động.
Quá đỗi kinh hoàng, phòng học tức thì chìm trong yên lặng ban sơ. Chỉ một giây sau, trạng thái cân bằng sụp đổ. Một mớ hổ lốn các âm thanh bắt đầu ồ ạt khắp phòng như cơn lũ dâng cao. Tôi đờ đẫn đứng dậy, tiến đến gần để nhìn cho rõ thân hình vừa đổ sập của thầy Kubodera.
Kazami Tomohiko đang ngồi ngay bàn đầu, run lẩy bẩy đến độ tôi có thể nghe tiếng ghế cậu kêu kẽo kẹt. Có một vệt máu dính trên mắt kính Kazami, nhưng cậu không nhấc tay để chùi đi, cũng không nhấc mình rời khỏi bàn. Bên cạnh Kazami, một bạn nữ rốt cuộc cũng đã đứng được lên, nhưng lại khuỵu ngay xuống. Một bạn nữ khác gục mặt trên bàn, vùi đầu trong hai tay, miệng thét la không dứt. Một bạn nam nằm sấp dưới sàn đang phát ra những âm thanh nghèn nghẹt lạ lẫm...
... Đúng lúc ấy.
Cửa trước lớp học, ở bên tay phải tôi mở cái rầm, có ai đó xộc vào.
Sao thầy ấy lại ở đây? Tôi không thể kìm nén nỗi ngạc nhiên. Vận trang phục đen, mái tóc rối bù như mọi khi... Chính là thầy thủ thư Chibiki.

Ra khỏi lớp hết đi!

Thầy Chibiki hẳn nghĩ rằng đã quá muộn để gọi cấp cứu khi nhìn thấy thân thể còng queo bê bết máu của thầy Kubodera, nên không lại gần ngay.

Hãy ra khỏi đây trước đã! Nào, nhanh lên!
Thầy cao giọng ra lệnh cho các học sinh. Rồi quay trở ra chỗ cánh cửa vừa bước vào, thầy gọi to,
Cô Mikami!

Tôi thấy cô đứng ở hành lang nhìn vào với vẻ kinh hãi.

Cô Mikami! Nhờ cô gọi cảnh sát và xe cứu thương! Nhanh lên!


Vâng, được.


Có ai bị thương không?
Thầy Chibiki quay sang các học sinh đang chạy khỏi phòng.
Hình như là không. Bất cứ ai cảm thấy khó chịu hoặc kiệt sức thì hãy nói ra, rồi đến trạm y tế ngay. Hiểu chưa?

Rồi thầy đưa mắt nhìn tôi.
Sakakibara. Em có...?


Em... không sao.
Tôi gắng trấn tĩnh, gật đầu.
Thực sự là không sao ạ.


Đi nào, Sakakibara.
Một giọng nói bất chợt vang lên sau lưng tôi. Mei, tôi lập tức nhận ra.
Tôi quay lại, thấy gương mặt cô nhợt nhạt hơn thường lệ. Tất nhiên cô không thể thản nhiên trước biến cố đột ngột này. Tất nhiên là thế, nhưng mà...
Thân thể nằm sụm trên sàn của thầy Kubodera đã thôi co giật. Ánh mắt trống rỗng như mắt lũ búp bê ở
Dưới ánh chiều tà của Yomi
.

Xem ra là không ổn rồi.
Mei thì thầm.
Tăng số người ‘không tồn tại’ lên, rốt cuộc cũng chẳng ích gì.


Tớ không biết nữa.


Các em cũng phải rời khỏi đây. Đi đi!

Thầy Chibiki nhẹ nhàng xua chúng tôi khỏi lớp. Tới hành lang thì thấy đám chạy ra trước đã đứng ở đấy. Trong đó có Akazawa Izumi, cán sự lớp kế nhiệm Sakuragi Yukari quá cố, cùng đám vây quanh.
Ai nấy mặt mũi trắng bệch, nhất loạt chĩa ánh nhìn hằn học về phía tôi và Mei. Bọn họ không nói năng gì cả. Nhưng...
Đều tại các người mà ra.
Câu buộc tội như vang vọng đâu đây.
6
Nghe nói sáng hôm ấy, thái độ của thầy Kubodera rất bất thường.
Thầy nín lặng suốt thời gian ngồi ở phòng giáo viên, không mảy may đáp lại lời chào hỏi của bất kỳ ai, vẻ mặt lộ rõ sự phiền não, trông như mất hồn...
Dường như thầy Chibiki đã gặp thầy Kubodera trên đường vào trường. Hai người đã chuyện trò trong chốc lát, bộ dạng thầy Kubodera lúc ấy rất kỳ quặc, nói đúng hơn là có phần nguy hiểm.
Thầy nhắc đi nhắc lại câu
Tôi mệt mỏi quá

Tôi kiệt sức rồi
với giọng điệu thực sự bị tổn thương, rồi yếu ớt thú nhận với thầy Chibiki rằng
Tôi không biết phải làm thế nào nữa
...
Hẳn là biết thầy Chibiki từng là giáo viên môn Xã hội đồng thời chủ nhiệm lớp 9-3, nên thầy Kubodera nói thêm rằng,
Chắc là thầy hiểu.
Và nhắn nhủ bằng giọng hầu như không nghe rõ lúc chia tay,
Chuyện sau này trông cả vào thầy.

 Tất nhiên, câu chuyện đó đã khiến thầy Chibiki dằn vặt. Làm sao không dằn vặt được cơ chứ? Về sau thầy Chibiki kể lại.
Chính vì thế ngay tiết sinh hoạt đầu giờ thầy đã tới tầng ba Khu C xem thử mọi việc diễn tiến ra sao. Để rồi nghe thấy những tiếng la hét, tiếng khóc của học sinh lớp 9-3...
Khi cảnh sát và xe cứu thương tới nơi, thầy Kubodera đã tắt thở rồi. Con dao được xác định là dao làm bếp thầy mang từ nhà đến.

Cảnh sát tới điều tra nhà thầy Kubodera, và phát hiện ra một chuyện khủng khiếp.

Đây cũng là thông tin thầy Chibiki cung cấp cho chúng tôi sau này. Thầy đã khai thác được nhiều điều từ viên cảnh sát lấy lời khai.

Thầy Kubodera chưa kết hôn, trước giờ vẫn sống với mẹ. Bà mẹ đã có tuổi, mấy năm trước bị đột quỵ, kể từ đó gần như nằm liệt giường. Thầy Kubodera không phải tuýp người thích tâm sự chuyện riêng, thế nên rất ít đồng nghiệp biết về gia cảnh của thầy... Nhưng bà mẹ, khi cảnh sát tới xem, thì bà đã qua đời trên giường. Không những thế... Nguyên nhân tử vong là bị ngạt vì một chiếc gối đè trên mặt. Một vụ giết người rành rành. Cảnh sát cho biết như vậy. Bà chết vào khuya Chủ nhật, 12 tháng Bảy, hoặc trước bình minh hôm thứ Hai, ngày 13. Cái chết của bà, mười phần thì đến tám chín là do thầy Kubodera gây ra... Hẳn là thầy đã kiệt sức vì chăm sóc mẹ, rồi rơi vào trạng thái tinh thần bất ổn định, cuối cùng bị đẩy tới bước phải giết bà. Nhưng, thầy Kubodera có rất nhiều cách lựa chọn sau hành động đó. Thầy có thể đi đầu thú, hoặc che giấu sự thật, hoặc chạy trốn. Kết quả thầy lại để trời sáng, tới trường, cố ý tự sát trước mặt học trò. Em nghĩ sao về lựa chọn của thầy Kubodera? Có thể khái quát bằng một câu, rằng đây là hành động trái với lẽ thường không?


Ý thầy muốn bao hàm cả ‘hiện tượng’ trong đó phải không ạ?
Tôi vô thức buột ra từ ấy.
Cho nên thầy Kubodera mới... nói sao nhỉ, dùng một cách thức mà thông thường không ai dùng cả để đi đến cái chết?


Trong trường hợp này, chỉ giải thích như thế mới thấy hợp lý. Mặc dù chúng ta không làm sao chứng minh được’, Thầy Chibiki vò vò tóc, giọng hối hận.
Dù sao, sau khi xem xét lại toàn bộ sự việc, thì thấy vẫn còn may vì không học sinh nào bị thương trong thảm kịch ấy.

Chúng tôi đang ở trong thư viện phụ. Vừa hết giờ học ngày thứ Ba, một hôm sau ngày xảy ra sự cố. Mei đi cùng tôi, nhưng lúc này, về cơ bản cô hệt như một hòn đá, chẳng nói năng gì.

Bất kể thế nào, đối sách đã vô tác dụng.
Tôi hạ giọng, thốt ra những lời muộn mằn.
Thầy Kubodera và mẹ thầy ấy, bà cũng là một thành viên trong gia đình thuộc vùng ảnh hưởng. Hai mẹ con trở thành ‘người chết trong tháng Bảy’, có phải không ạ?


Phải.


Việc tăng thêm người ‘không tồn tại’ đã thành vô ích. Tai ương một khi xảy ra là sẽ không ngừng lại. Chúng ta thực sự không ngăn nó lại được ư?


Thật đáng tiếc, e rằng không...

Cảm giác ảm đạm dâng lên, ánh mắt tôi rời khỏi căn phòng nhạt nhòa hướng ra thế giới bên ngoài cửa sổ, thì bắt gặp sắc xanh đến rợn người của vòm trời sau mùa mưa.

Tai ương
năm nay chưa dừng lại đâu. Dòng máu ồng ộc tuôn trào từ cổ thầy Kubodera tựa hồ đã nhuộm đỏ cả nền trời. Ký ức khủng khiếp tái hiện, tôi bất giác nhắm nghiền mắt, ớn lạnh.

Tai ương
chưa dừng lại.
Sẽ còn người phải chết.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Another.