Chương 3.2: Những cô nàng xinh xẻo


Số từ: 6664
Người dịch: Ngô Hà Thu.
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Phụ nữ
Kể từ khi cây tiêu huyền bị chặt, mọi thứ đối với tớ dường như cũng theo đó mà đổ vỡ hết thảy. Champ chết. Và rồi tớ phát hiện ra chuyện mấy quả trứng.
Champ đúng là đã già rồi nên nó ra đi cũng là lẽ thường tình. Và mặc dù giờ vẫn rất nhớ nó nhưng tớ thấy đối diện với việc Champ chết còn dễ dàng hơn gấp nhiều lần khi đối diện với sự thật về mấy quả trứng. Đến giờ tớ vẫn không thể tin nổi chuyện đó.
Người ta thường cứ băn khoăn chuyện trứng có trước hay gà có trước. Với nhà tớ thì trứng có trước, nhưng con chó còn có trước cả trứng và gà. Một tối nọ hồi tớ khoảng sáu tuổi, bố đi làm về và chở theo một con chó trưởng thành ở thùng xe.
Chắc ai đó đã đâm vào nó ở giữa ngã tư và bố đã phải dừng lại để xem nó bị thương có nặng không. Rồi bố nhận ra là con vật tội nghiệp ấy gầy như cái giẻ vắt vai và không có bất cứ vật làm dấu hay tên tuổi gì.
Đói khát và hoàn toàn mất phương hướng
, bố nói với mẹ.
Em có hình dung nổi có người nào lại nỡ bỏ rơi một chú chó đáng yêu như thế không cơ chứ?

Cả nhà tớ xúm lại ở ngoài thềm và tớ đã không thể kìm nổi. Một con chó! Một con chó nhắng nhít và quấn quýt không rời! Giờ thì tớ biết là Champ không phải thuộc hàng đẹp mã, nhưng khi bạn sáu tuổi thì con chó nào cũng thế - dù bẩn thỉu, nhếch nhác thế nào – đều là một con chó đẹp lung linh và cực đáng ôm ấp.
Hai ông anh tớ cũng khoái con chó ra trò nhưng từ cái cách mẹ cau mày lại như bị cấu ấy, tớ đã biết ngay mẹ đang nghĩ gì? Bỏ rơi con chó này ư? Tớ biết ngay mà. Tớ có thể thấy rõ mồn một luôn. Nhưng mẹ nói điều đó ra nhẹ bẫng:
Nhà mình không có chỗ cho con chó này đâu
.

Trina à
, bố nói,
đây không phải là chuyện của nhà tôi, của nhà anh. Đây là vấn đề thuộc về lòng trắc ẩn
.

Anh không định nói với em là anh sẽ cho nó… làm thú nuôi trong nhà đấy chứ?


Anh không định thế
.

À, thế thì anh định thế nào?


Thì cho nó ăn một bữa tử tế, tắm rửa cho nó… rồi có lẽ là đăng quảng cáo tìm nhà nhận nuôi nó
.
Mẹ nheo nheo mắt nhìn bố.
Không có cái kiểu có lẽ ở đây đâu nhé
.
Hai ông anh tớ léo nhéo:
Nhà mình không nuôi nó ạ?


Đúng thế
.

Nhưng mà mẹ ơi-iiii
, miệng hai ông ấy ngoạc ra.

Miễn bình luận thêm gì nữa
, mẹ chốt hạ.
Nó sẽ được tắm, được ăn và được đăng quảng cáo trên báo
.
Bố khoác vai Matt và Mike.
Thôi các con, nhất định một ngày nào đấy nhà mình sẽ nuôi chó
.
Mặc dù lúc đó đã đi vào trong nhà nhưng mẹ vẫn nói vọng lại:
Đợi đến khi nào hai đứa học được cách ăn ở gọn gàng đã!
.
Đến cuối tuần thì con chó được đặt tên là Champ. Đến cuối tuần sau thì nó được chuyển từ vườn sau nhà vào tới khu vực bếp. Và không lâu sau đó, nó được chuyển hẳn vào nhà. Có vẻ như chẳng ai thèm một con chó trưởng thành có tiếng sủa thật rộn ràng, bắng nhắng. Chẳng một ai ngoại trừ bốn trên năm thành viên nhà Baker.
Rồi mẹ bắt đầu ngửi thấy mùi lạ. Một mùi bí ẩn cứ thoang thoảng đâu đó trong nhà. Ai cũng gật đầu đồng tình là có ngửi thấy mùi nhưng khi mẹ quả quyết là mùi tỏa ra từ Champ thì ai cũng lắc đầu phản đối. Mẹ bắt chúng tớ tắm rửa cho nó suốt ngày thì làm sao là mùi của nó được chứ. Chúng tớ đứa nào đứa nấy gí mũi vào hít ngửi Champ và nó thơm phưng phức luôn.
Cá nhân tớ thì ngờ rằng chính Matt với Mike mới là người không tắm rửa sạch sẽ nhưng tớ thèm vào mà lại gần để ngửi hai ông ấy. Và vì cả nhà chia thành hai phe xem ai là thủ phạm nên mùi lạ được đặt bí danh là
Kỳ Hương
. Bữa ăn nào cũng chỉ xoay quanh vụ
Kỳ Hương
thôi. Trong khi hai anh tớ hứng chí vô cùng với vụ kỳ án này thì mẹ lại chẳng thấy có gì là hay ho cả.
Rồi một ngày mẹ đã phá được án. Và có lẽ là mẹ đã đập nứt sọ Champ luôn không chừng nếu bố không về giải cứu kịp thời và xua nó ra ngoài sân.
Mẹ gào ầm lên.
Em đã nói với anh là nó rồi còn gì. Kỳ Hương của cái con tè rồi biến ấy chứ của ai? Anh thấy chưa? Anh thấy chưa? Nó vừa mới lại phun vòi rồng vào góc bàn kia kìa!

Bố vớ lấy cuộn giấy vệ sinh rồi chạy vội ra chỗ Champ vừa đứng, và hỏi:
Đâu? Ở đâu nào?

Cả ba giọt đang chảy dọc theo chân bàn.
Đó
, mẹ vừa nói vừa run run chỉ vào đống nước.
Ở đó chứ ở đâu!

Bố lau chỗ nước tiểu, rồi kiểm tra cả thảm và nói:
Có xíu xíu thôi mà em
.

Vâng, chính thế!
, mẹ hùng dũng chống tay vào hông.
Chính thế nên em không tài nào mà phát hiện ra. Từ giờ trở đi, cho con chó ở ngoài. Anh nghe rõ chưa? Nó không được phép bén mảng vào nhà nữa!


Thế ga-ra thì sao ạ?
. Tớ rón rén hỏi.
Nó ngủ trong đó được không ạ?


Để rồi nó lại phun vòi vào hết thảy mọi thứ ngoài đó ấy hả? Không được!

Mike với Matt thì nhìn nhau, mép xếch tận mang tai.
Tè Rồi Biến! Tên này đặt cho ban nhạc mình thì quá chuẩn!


Ố-dề! Quá đỉnh!


Ban?
, mẹ hỏi lại.
Từ từ đã, ban gì hả mấy đứa?
. Nhưng hai ông ấy đã bay vèo về phòng, bàn tán loạn xạ về lô-gô cho ban nhạc.
Bố với tớ mất cả ngày để hít ngửi và thu dọn tang chứng. Bố đi trước, xịt dung dịch ammoniac; tớ theo sau xịt Lysol. Trước đó thì cả bố và tớ đã cố lôi cả hai ông anh tớ xuống làm cùng nhưng thay vì làm, hai ông ấy quay ra chiến nhau bằng bình xịt. Kết quả là cả hai bị tống lên trên phòng và nhốt lại. Nhưng dĩ nhiên, có hề gì với hai ông ấy đâu.
Và thế là Champ phải ra ngoài ở, và có lẽ nó sẽ là vật nuôi duy nhất của nhà tớ nếu không có hội chợ khoa học năm tớ học lớp năm.
Ai cũng có ý tưởng hay tuyệt cứ nhưng tớ thì chẳng nghĩ ra được cái gì cả. Rồi cô giáo của bọn tớ, cô Bruveck, kéo tớ ra và nói rằng một người bạn của cô đang nuôi gà, nên cô có thể xin giúp tớ một quả trứng đã được thụ tinh để tớ làm công trình khoa học.

Nhưng mà em chẳng biết gì về ấp trứng cả
, tớ nói với cô thế.
Cô cười và choàng vai tớ.
Em không cần phải là chuyên gia về mọi thứ ngay, Juli à. Mục địch ở đây là học được điều gì đó mới mẻ
.

Nhưng lỡ mà nó chết thì sao ạ?


Thì nó chết thôi. Nếu em lo về điểm số thì em cứ viết công trình của em thật khoa học và em vẫn được điểm A cơ mà
.
Điểm A ấy hả? Gây ra cái chết cho một con gà – đấy mới là chuyện mà tớ lo kia. Tự dưng tớ lại thấy làm mô hình núi lửa hay tự chế ra cao su tổng hợp hay minh họa các ứng dụng khoa học của tỉ số truyền động có khi lại hay hơn hẳn ấy chứ.
Nhưng đạn đã lên nòng, và cô Brubeck không muốn nói thêm gì nhiều. Cô lôi cuốn Cẩm Nang Nuôi Gà Cho Người Không Chuyên từ trên giá xuống, nói một lèo:
Em đọc phần ấp nhân tạo và tối nay tự lắp đặt đi nhé. Mai cô sẽ mang trứng đến cho em.

Nhưng mà…
.

Không việc gì phải lo lắng thế, Juli à
, cô sốt sắng.
Trường mình làm công trình này suốt ấy mà, năm nào cũng là một trong những công trình tốt nhất ở hội chợ
.
Tớ vẫn tiếp tục ngừng ngập
Nhưng…
thì cô đã đi mất tiêu, chắc là tiếp tục đi chấm dứt cuộc chiến do dự về công trình khoa học của một tên học sinh khác.
Tối đó, tớ thấy lo lắng hơn bao giờ hết. Tớ đã đọc đi đọc lại chương viết về ấp trứng ít nhất là bốn lần, nhưng vẫn băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu. Tớ đào đâu ra bể nuôi cá cũ? Tớ đào đâu ra nhiệt kế lò ấp? Chẳng kẽ lại lấy cái máy làm đồ rán giòn ra dùng?
Lại còn phải kiểm soát cả độ ẩm nữa chứ, nếu không thì gà con sẽ gặp phải vô thiên lủng những thứ tồi tệ. Nếu khô quá thì gà sẽ không mổ thủng được vỏ trứng để chui ra. Nếu ẩm quá thì gà sẽ chết vì bệnh viêm rốn. Mà có thứ bệnh tên là
viêm rốn gà con
?!
Mẹ, hết sức thấu tình đạt lý, đã bảo tớ nói thẳng với cô Brubeck rằng tớ không thể ấp trứng được.
Hay là con trồng đậu vậy?
, mẹ gợi ý.
Bố thì khác. Bố hiểu rằng việc từ chối làm bài tập mà giáo viên giao là điều không tưởng, và vì thé nên bố hứa sẽ giúp tớ.
Làm một cái lò ấp trứng thì không khó lắm đâu con gái. Bố con mình sẽ làm sao khi ăn tối xong
.
Không hiểu sao mà bố biết đích xác mọi thứ trong ga-ra là một trong những điều kỳ thú nhất vũ trụ này. Tuy nhiên bố đã bật mí cho tớ chuyện bố đã biết về lò ấp trứng như thế nào. Bố vừa khoan một lỗ chừng hơn hai xăng-ti-mét rưỡi trên miếng kim loại cũ hiệu Plexiglas vừa toét miệng cười:
Bố cũng đã ấp nở một con vịt hồi bố học trung học. Công trình cho hội chợ khoa học
.

Vịt ấy ạ?
.

Ừ, nhưng gia cầm nào cũng giống nhau hết ấy mà con. Chỉ cần giữ nhiệt độ ổn định và độ ẩm chuẩn, trở quả trứng vài lần một ngày, và chỉ sau vài tuần là con sẽ có một tên bám đuôi tí hon
.
Bố đưa tớ một cái bóng đèn và một đoạn dây kéo dài có mắc ổ cắm điện.
Giờ con căng cái dây này xuyên qua cái lỗ bố vừa mới đục. Còn bố sẽ đi tìm mấy cái nhiệt kế
.

Mấy cái cơ ạ? Mình cần nhiều hơn một cơ ạ?


Mình phải làm một cái ẩm kế con à
.

Ẩm kế?


Để kiểm tra độ ẩm trong lò ấp chứ. Chỉ là cái nhiệt kế gắn thêm bóng đèn có quấn vải màn ẩm thôi mà con
.
Tớ nhoẻn cười.
Thế là gà con sẽ không bị bệnh viêm rốn nữa đúng không ạ?

Bố cũng nhoẻn miệng cười đáp.
Chính xác!

Đến chiều hôm sau tớ không chỉ có một mà có tới sau quả trứng gà được ấp ở 39 độ C.
Hầu hết là không nở được đâu Juli ạ
. Cô Brubeck nói với tớ.
Hy vọng may ra được một quả. Trước giờ kỷ lục là được ba quả. Chủ yếu là chấm điểm phần báo cáo. Hãy thử làm nhà khoa học xem thế nào nhé. Chúc em may mắn
. Và cô đi luôn sau khi nói có thế.
Báo cáo? Về cái gì chứ? Tớ phải trở trứng ba lần một ngày và điều chỉnh nhiệt độ với độ ẩm, nhưng ngoài mấy việc đó ra thì còn gì phải làm nữa?
Tối đó, bố ra ngoài ga-ra, mang theo một cái ống bằng bìa cứng và một cái đèn pin. Bố dán hai thứ vào với nhau sao cho ánh sáng rọi thẳng từ ống ra.
Giờ để bố chỉ cho con xem cách soi trứng nhé
, bố nói, rồi tắt đèn trong ga-ra.
Tớ có thấy phần soi trứng trong quyển sách của cô Brubeck rồi nhưng chưa đọc qua.
Vì sao lại gọi thế ạ?
, tớ hỏi bố.
Mà làm thế để làm gì ạ?


Trước kia người ta dùng nến để soi trứng chứ không dùng đèn sợi đốt
. Bố để một quả trứng lên trên cái ống.
Ánh đèn sẽ cho con nhìn xuyên qua được vỏ trứng và con sẽ thấy phôi thai phát triển như thế nào. Và nếu cần thì con có thể loại ra những thai nào yếu
.

Giết chúng ạ?


Loại ra chứ. Bỏ những phôi phát triển không bình thường đi
.

Nhưng… chẳng phải thế có nghĩa là giết chúng còn gì ạ?

Bố nhìn tớ.
Nếu để lại quả trứng mà lý ả phải loại bỏ thì còn có thể đem lại hậu quả nghiêm trọng cho những quả trứng khỏe con à
.

Vì sao ạ? Không phải là trứng chỉ nở ra là xong thôi ạ?

Bố quay lại để soi đèn vào quả trứng.
Nó có thể nổ tung và lây vi khuẩn sang các quả trứng khác
.
Nổ tung! Nào thì viêm rốn gà con, rồi trứng nổ, rồi thì loại bỏ, các công trình khoa học này đúng là tệ hại bậc nhất luôn! Rồi bố nói:
Nhìn này, Julianna. Con có thể thấy được phôi thai đấy
. Bố giữ cái đèn pin và quả trứng để tớ có thể nhìn rõ.
Tớ ghé mắt nhìn qua ống con bố thì hỏi:
Con có thấy cái chấm đen đen không? Ở giữa ấy? Mà có mấy đường mạch nối vào ấy?


Có phải cái chấm trông như hạt đậu không ạ?


Chính nó đấy!

Đột nhiên cảm giác trở nên rất thật. Quả trứng này đang sống. Tớ háo hức soi hết chỗ trứng còn lại. Quả nào cũng có một hạt đỗ bé tí teo ở bên trong! Chắc chắn là chúng phải sống. Chắc chắn là chúng phải nở được!

Bố ơi, con mang lò ấp vào trong nhà được không ạ? Ở ngoài này buổi đem chắc sẽ lạnh lắm. Bố nhé!


Bố cũng đang định bảo con thế. Con mở cửa đi. Để bố bê cái lò vào cho con
.
Hai tuần sau, tớ hoàn toàn đắm đuối với mấy con gà. Tớ đánh dấu A, B, C, D, E và F lên từng quả trứng nhưng từ trước đó rất lâu, tất cả đám trứng đều được đặt tên cả rồi: Abby, Bonnie, Clyde, Dexter, Eunice và Florence. Hàng ngày tớ đều cân trứng, soi trứng và trở trứng. Tớ thậm chí còn nghĩ rằng, có khi nên cho mấy quả trứng nghe tiếng cục cục cục gà mẹ gọi gà con. Thế là tớ cũng cục cục cục được một dạo. Nhưng quả tình là mệt chết đi được! Tớ quyết định chuyển sang ư ử theo nhạc để phục vụ đám trứng gà. Rồi tớ cứ tự nhiên ư ử miết như vậy từ lúc nào không hay. Đơn giản thôi, bởi vì cứ ở bên đám trứng gà là tớ thấy vui khủng khiếp.
Tớ nghiền ngẫm từ đầu chí cuối quyển Cẩm Nang Nuôi Gà Cho Người Không Chuyên những hai lần. Rồi tớ vẽ biểu đồ về các giai đoạn phát triển của phôi thai. Tớ làm một tấm áp-phích hình con gà to thật là to. Tớ vẽ cả biểu đồ thay đổi nhiệt độ và độ ẩm của từng ngày và một biểu đồ đường thẳng ghi lại quá trình giảm cân của từng quả trứng. Nhìn từ ngoài vào trông mấy quả trứng đó chán òm, nhưng tớ biết rõ những gì đang xảy ra ở bên trong!
Rồi hai ngày trước khi hội chợ khoa học bắt đầu, khi tớ đang soi Bonnie thì nhận ra điều khác lạ. Tớ gọi bố vào phòng và nói:
Bố ơi, bố nhìn xem! Có phải là quả tim đang đập không?!
Bố nghiên cứu quả trứng một hồi rồi mỉm cười:
Để bố gọi mẹ lên
.
Thế là cả bố mẹ và tớ xúm vào và ngắm nhìn quả tim của Bonnie đập từng nhịp một. Ngay cả mẹ cũng phải thốt lên rằng đó thực sự là một điều kỳ diệu.
Clyde là nhóc đầu tiên phát tín hiệu. Và đương nhiên là nó chui ra ngoài trước khi tớ đi học. Cái mỏ bé xíu của nó chọc chọc qua lớp vỏ, khi tớ đang cố nín thở và chờ đợi thì nó ngừng lại, nghỉ lấy sức. Và nghỉ tiếp. Cuối cùng, cái mỏ của nó chọc lại thêm lần nữa, nhưng chỉ được một nhát thôi là nó lại nghỉ. Làm sao tớ có thể để nó ở nhà mà đi học được cơ chứ? Nhỡ đâu nó cần tớ giúp thì sao? Nhìn chung đây chắc chắn là một lý do chính đáng để nghỉ ở nhà, ít nhất là được một lúc!
Bố cố gắng thuyết phục tớ rằng trứng nở có khi phải mất cả ngày trời và sau khi tớ đi học về thì vẫn có ối thứ để xem, nhưng chẳng có lời nào của bố vào được đầu tớ cả. Không-không-không! Tớ muốn xem chúng nó chào đời, Abby này, Bonnie này, Clyde này, Dexter này, Eunice này, và cả Florence nữa. Từng nhóc một.

Con không thể để lỡ cảnh trứng nở được!
, tớ nói với bố.
Không một giây nào đâu!


Thế thì con mang tụi nó đến trường luôn đi
, mẹ nói.
Cô Brubeck chắc chẳng ngại gì đâu. Dù sao cũng là ý tưởng của cô ấy mà ra cả
.
Rõ ràng là đôi lúc có được một bà mẹ thấu tình đạt lý thì vô cùng đáng giá. Tớ sẽ chuẩn bị cho hội chợ khoa học sớm, chính thế! Tớ đóng gói toàn bộ đồ đạc, áp-phích, biểu đồ, và leo lên xe mẹ đi tới trường.
Đúng là cô Brubeck chả kêu ca gì. Cô ấy bận tíu tít với mấy đứa học sinh khác nên tớ có đến gần cả ngày chỉ để ngắm trứng nở.
Clyde và Bonnie là hai nhóc đầu tiên chui ra. Nhưng mới đầu thì thất vọng lắm ấy vì chúng chỉ nằm đó, mình mẩy ướt ướt và lông liếc dính bê dính bết. Trông chúng nó kiệt sức và rất xấu xí. Nhưng đến khi Abby và Dexter nở ra thì Bonnie và Clyde đã khô ráo và bông xù, láo liên quan sát.
Hai quả cuối thì mãi không chịu nở. Cô Brubeck cố vảo tớ cứ để tự nhiên, và cuối cùng thì chúng nó cũng chịu nở. Đúng lúc hội chợ diễn ra vào tối hôm đó. Cả nhà tớ đến xem, Matt và Mike chỉ ngó nghiêng có hai phút rồi phi sang các bàn khác nhưng mẹ và bố thì ở lại cùng tớ suốt buổi. Mẹ thậm chí còn nhấc Bonnie lên và cưng nựng nó.
Tối đó, sau khi hội chợ kết thúc và tớ thì đang thu dọn các thứ để về nhà, mẹ liền hỏi:
Thế giờ thì chỗ này sẽ về nhà cô Brubeck đúng không?


Cái gì về nhà cô Brubeck cơ ạ?
, tớ hỏi lại mẹ.

Đám gà con ấy, Juli. Con không định nuôi chúng nó đấy chứ hả?

Nói thật, tớ chưa từng nghĩ tớ chuyện sau khi trứng nở thì sẽ ra sao. Tớ thì chỉ có tập trung vào mỗi việc làm thế nào để đám gà con chào đời. Nhưng mẹ nói đúng – giờ thì tất cả chúng nó đều ở đây cả rồi. Sau cục bông bé xíu đáng yêu, mỗi nhóc một tên, và tớ có thể dám chắc rằng, mỗi nhóc một nết.

Con… con không biết nữa
, tớ lắp bắp.
Con sẽ hỏi cô Brubeck
.
Tớ chạy đi tìm cô Brubeck, nhưng trong lòng thì cầu khấn rằng cô đừng mong tớ trả lại đám gà con cho bạn cô. Sau rốt thì chính tớ là người ấp chúng cơ mà.
Chính tớ đặt tên cho chúng cơ mà. Chính tớ đã cứu chúng không bị bệnh viêm rốn nữa! Đám gà con này là của tớ!
Tớ đã thở phào nhẹ nhõm khi cô Brubeck nói là đám gà con đúng là của tớ. Khỏi nói mẹ kinh hãi thế nào. Nhưng rõ rồi đấy, tất cả đều là của tớ.
Nuôi chúng vui vẻ nhé em
, cô Brubeck nói rồi sải bước đi luôn sang chỗ Heidi để giúp bạn ấy thu dọn phần trình bày về định luật Bernoulli.
Định luật Bernoulli do nhà toán học Thụy Sĩ - Hà Lan Daniel Bernoulli (1700 – 1782) xây dựng. Định luật này có liên quan tới sự chuyển động thành dòng của chất lỏng và chất khí. Định luật này đã được ứng dụng trong công nghệ chế tạo máy bay.
Mẹ im lặng trong suốt cả quãng đường về nhà, và tớ biết là mẹ chẳng thích thú gì đám gà con.
Mẹ cho con nuôi đi mẹ
. Tớ thì thào lúc bố dừng xe bên lề đường.

Đi mà mẹ
.
Mẹ ôm lấy mặt.
Thế giờ con định nuôi gà ở đâu hả Juli? Ở đâu nào?


Sân sau được không ạ?
, tớ chẳng còn biết chỗ nào nữa.

Thế còn con Champ thì sao?


Bọn nó sẽ hòa thuận thôi mà mẹ. Con sẽ dạy nó. Con hứa
.
Bố nói chêm vào rất khẽ:
Bọn chúng nó khá là ngoan mà, Trina
.
Nhưng rồi hai ông mãnh kia lại bơm lên:
Champ nó sẽ tè cho lũ gà ngộ độc chết luôn đấy, mẹ ơi
, và rồi hai ông ấy đột nhiên lăn ra cười.
Ồ-dê! Nhưng mà mẹ sẽ không tài nào biết được đâu vì lũ gà vốn vàng khè rồi còn gì!

Oài, Vốn Vàng Khè – tên quá hay
.
Nghe được đấy! Nhưng mà từ từ - có khi người ta nghe lại tưởng mình tự nhận là mấy thằng bụng vàng chết nhát thì sao?
Ờ há – thôi quên đi!

Ờ, mặc kệ anh gâu gâu xử đẹp mấy em chíp chíp đó đi
.
Ở đây tác giả chơi chữ, trong tiếng Anh,
yellow
nghĩa là màu vàng, chỉ màu lông gà con;
belly

cái bụng
; còn cụm từ
yellow-belly
có nghĩa là
tên hèn nhát
.
Rồi hai ông anh tớ lại trợn tròn mắt nhìn nhau và tiếp tục mở máy.
Xử Đẹp Các Em Chíp Chíp! Chính thế! Quá được còn gì?
,
Chú bảo anh em mình là mấy thằng chuyên làm tan nát trái tim các em chíp chíp ấy hả? Hay là mấy thằng chuyên đi giết gà?

Bố quay lại phía sau, gắt lên:
Ra khỏi xe ngay, hai cái thằng này. Ra ngay. Đi tìm tên tìm tuổi ở chỗ khác ngay cho bố nhờ
.
Thế là hai ông ấy chui ra khỏi xe. Còn lại mỗi ba người chúng tớ ngồi lại cùng tiếng chiêm chiếp của đám gà con khe khẽ vang lên xua đi sự im lặng. Cuối cùng mẹ buông một tiếng thở dài não nuột:
Nuôi gà thì cũng không tốn kém lắm đúng không?

Bố gật đầu.
Chúng nó ăn côn trùng thôi mà Trina. Mới lại ăn thêm tí chút. Nhìn chung là tốn rất ít
.

Côn trùng ấy hả? Thật không? Côn trùng kiểu gì?


Thì sâu tai, sâu rau, sâu đá… có thể cả nhện nữa nếu mà chúng nó bắt được. Anh nghĩ là chúng nó ăn cả sên nữa
.

Thật không?
Mẹ mỉm cười.
Nếu thế thì…
.

Ôi, con cảm ơn mẹ nhiều. Nhiều thật là nhiều
.
Và đấy là lý do vì sao nhà tớ lại nuôi gà. Duy chỉ có một điều mà không ai trong nhà tớ ngờ tới, đó là đám gà không chỉ bới đất tìm sâu mà chúng còn nhổ tan hoang cỏ trồng ở ngoài sân. Chỉ trong vòng sáu tháng thôi, sân vườn nhà tớ trống hoác.
Cũng không ai trong nhà tớ ngờ rằng thức ăn cho gà thì lại kéo chuột đến, rồi chuột đến thì kéo theo mèo đến. Lũ mèo hoang. Champ khá là tài ba trong việc cấm cản lũ mèo bén mảng vào vườn, nhưng chúng nó lại lởn vởn ở sân trước nhà hoặc sân bên hông nhà, chực chờ Champ khò khò là lẻn vào sục sạo tóm vài con chuột nhỏ cho đỡ đói lòng.
Rồi hai ông anh tớ bắt đầu đặt bẫy chuột. Lúc đầu tớ cứ nghĩ là hai ông ấy có ý giúp đỡ. Tớ chẳng nghi ngờ gì cả cho đến khi nghe thấy tiếng mẹ la thất thanh vọng ra từ phòng hai ông ấy. Hóa ra là hai ông ấy đang nuôi một con trăn Nam Mỹ.
Rõ ràng như thế là quá sức chịu đựng của mẹ. Tớ cứ nghĩ là mẹ sẽ tống hết bọn tớ ra khỏi nhà cơ. Tất tần tật. Nhưng rồi tớ có một phát hiện kỳ diệu chưa từng có – đám gà đẻ trứng! Những quả trứng màu trắng kem, sáng bóng và tuyệt đẹp. Đầu tiên tớ tìm thấy một quả ở dưới Bonnie, rồi Clyde – ngay sau đó tớ đã đổi cho nó cái tên Clydette nữ tính hơn – và một quả nữa ở ổ của Florence. Trứng cơ đấy!
Tớ chạy như bay vào khoe mẹ, và sau khi liếc qua một cách thờ ơ, mẹ đổ người xuống ghế.
Thôi thôi, cho mẹ xin
, mẹ rên rỉ.
Không gà qué gì nữa!


Mẹ ơi, không phải là gà… trứng đấy mẹ!

Mẹ trông vẫn rất nhợt nhạt, thế là tớ bèn ngồi xuống ghế cạnh mẹ và nói:
Nhà mình không có gà trống mà…?


Ô
. Má mẹ ửng dần lên.
Thật không con?


Đã bao giờ mẹ nghe thấy tiếng ò ó o chưa?

Mẹ bật cười.
Ôi tạ ơn giời đất
. Mẹ hơi thẳng người dậy và lấy quả trứng từ lòng bàn tay của tớ.
Trứng à? Thế theo con thì tụi nó sẽ đẻ được bao nhiêu?


Con chịu
.
Và hóa ra là đám gà mái nhà tớ đẻ được nhiều trứng hơn mức tiêu thụ của cả nhà. Đầu tiên thì cả nhà còn cố nhưng dần dà thì ai cũng phát ngán lên được. Hết luộc lại muối; hết muối lại chiên. Rồi mẹ bắt đầu ca thán rằng đống trứng miễn phí này rốt cuộc lại làm mẹ tốn thêm bao nhiêu tiền.
Rồi một hôm – lúc tớ đang nhặt trứng thì hàng xóm nhà tớ, cô Stueby nhoài người qua hàng rào và nói:
Nếu mà cháu còn thì cho cô mua trứng của cháu với
.

Thật ấy ạ?
, tớ ngạc nhiên.

Thật chứ sao. Có cái gì ngon bằng trứng gà nuôi đâu cháu? Hai đô-la một tá có được không cháu?

Hai đô-la một tá! Tớ toe toét:
Đương nhiên là được ạ!


Thế thì tốt rồi. Vậy khi nào mà cháu còn dư trứng thì cứ mang sang cho cô nhé. Cô Helms với cô đã nói chuyện điện thoại với nhau hôm qua rồi, nhưng cô cứ hỏi cháu trước, để chắc chắn là cháu sẽ mang trứng sang cho cô trước cô ấy. Có được không, Juli?


Được chứ ạ, cô Stueby!

Vậy là nhờ có cô Stueby và cô Helms cách nhà tớ ba nhà mà vấn đề quá tải trứng của tớ đã được giải quyết êm thấm. Và lý ra thì tớ cũng đã đưa số tiền kiếm được cho mẹ, coi như là bồi dưỡng chi phí cho việc lũ gà tàn phá sân sau nhà, nhưng chỉ với một câu
Vớ vẩn, Julianna. Tiền này là của con mà
thôi, tớ đã được toàn quyền sở hữu số tiền.
Rồi một hôm, khi tớ đi đưa trứng tới nhà cô Helms thì cô Loski lái xe ngang qua. Cô ấy vẫy vẫy tớ và mỉm cười. Thế là tớ tự dưng thấy tội lỗi kinh khủng vì có vẻ như tớ đã không tử tế lắm với hàng xóm nhà mình. Cô ấy không biết là cô Helms và cô Stueby mua trứng của tớ. Có lẽ cô ấy lại nghĩ là tớ hào phóng tặng mọi người trứng.
Lẽ ra thi tớ hoàn toàn có thể chỉ đem tặng trứng thôi, có điều, chưa bao giờ tớ có một nguồn thu nhập ổn định cả. Tiền tiêu vặt ở nhà tớ thì lúc trúng lúc trật.
Thường là trật nhiều hơn. Và kiếm được tiền nhờ bán trứng khiến tớ thấy sướng âm ỉ, một cảm giác mà tớ khó lòng cho phép sự hào phóng chen vào gây khó dễ.
Nhưng càng nghĩ tớ càng thấy cô Loski xứng đáng được nhận một ít trứng miễn phí. Lâu nay cô ấy vốn là hàng xóm tốt của nhà tớ. Cô ấy cho nhà tớ vay đồ khi nhà tớ hết đột xuất. Thậm chí cô ấy còn không ngại đi làm muộn để chở mẹ tớ đi vì xe nhà tớ không chịu nổ máy. Một vài quả trứng lúc này lúc kia… ít nhất thì tớ nên làm thế.
Mà như thế chẳng phải tớ cũng sẽ có cơ hội được chạm mặt Bryce hay sao? Và trong hơi lạnh của buổi sớm, đôi mắt Bryce xanh biếc hơn bao giờ hết. Cách mà cậu ấy nhìn tớ - nụ cười, rồi chút ửng đỏ ngượng ngập – đó quả thật không phải là Bryce mà tớ vẫn thấy ở trường. Bryce ở trường trông lạnh nhạt hơn nhiều lắm.
Đến lần thứ ba, khi mang trứng sang nhà Loski, tớ nhận ra rằng Bryce đang đợi tớ. Đợi để mở cửa và nói:
Cảm ơn cậu nhé, Juli!, và sau đó thì:
Hẹn gặp cậu ở trường
.
Cũng đáng đấy chứ. Kể cả khi cô Helms và cô Stueby có trả thêm tiền mua trứng thì tớ vẫn thấy rất đáng. Chính vì thế nên suốt thời gian còn lại của năm lớp sáu, rồi suốt năm lớp bảy và gần hết năm lớp tám, tớ đều mang trứng sang tặng nhà Loski. Sẽ là những quả trứng đẹp nhất, sáng bóng nhất cho nhà Loski và đổi lại, tớ sẽ có những giây phút thật riêng tư cùng đôi mắt biếc lấp lánh nhất trần đời.
Quá hời ấy chứ.
Rồi người ta chặt mất cây tiêu huyền. Và hai tuần sau đấy, Champ chết. Dù có lẽ phần lớn thời gian nó chỉ dành để ngủ, và dù không ai trong nhà biết được Champ thực sự bao nhiêu tuổi, nhưng cũng không ai thấy ngạc nhiên khi một tối, bố ra ngoài cho nó ăn và phát hiện ra Champ đã chết. Nhà tớ chôn Champ ở sân sau và hai ông anh tớ dựng cho Champ một cây thánh giá có ghi:
ĐÂY LÀ NƠI AN NGHỈ CUỐI CÙNG CỦA KẺ TÈ RỒI BIẾN
XIN.HÃY.AN.TÂM.TÈ.
Tớ đã buồn và choáng váng mất một thời gian. Trời mưa suốt và tớ đạp xe đi học để khỏi phải đi xe buýt. Khi về nhà tớ cũng chui luôn vào phòng, vùi đầu vào đọc truyện và cứ thế quên bẵng luôn chuyện nhặt trứng.
Chính cô Stueby là người kéo tớ về với lịch trình thường ngày. Cô gọi điện sang cho tớ, nói là cô đã đọc báo và thấy rất tiếc về mọi chuyện đã xảy ra, nhưng dù gì cũng được một thời gian rồi mà cô ấy thì thấy nhớ mấy quả trứng và lo là có khi đám gà mái của tớ sẽ không đẻ trứng nữa.
Buồn bã có thể khiến gia cầm bị rụng lông, mà mình thì đâu muốn thế đúng không cháu? Lông gà sẽ bay khắp nơi mà lại chẳng có trứng. Cô mà không bị dị ứng với lông gà thì cô cũng đã tự nuôi một đàn rồi ấy chứ. Nhưng thôi, không sao đâu cháu. Khi nào cháu thấy tiện thì mang trứng sang cho cô nhé. Cô chỉ muốn hỏi thăm tình hình cháu thế nào thôi. Cô cũng rất tiếc về chuyện cái cây. Cả chuyện con chó của cháu nữa. Mẹ cháu nói là nó đã mất
.
Thế là tớ quay lại với công việc. Tớ nhặt hết chỗ trứng mà tớ đã bỏ bẵng trong suốt thời gian vừa rồi. Tóm lại là tớ quay lại với lịch trình nhặt trứng và dọn chuồng. Và đến một sáng, khi thu được đủ trứng, tớ bắt đầu làm vài vòng quanh khu phố. Đầu tiên là mang trứng sang nhà cô Stueby, rồi đến nhà cô Helms, và cuối cùng là nhà Loski. Và lúc đang đứng trước cửa nhà Loski, tớ mới sực nhớ ra rằng tớ đã không hề nhìn thấy Bryce trong một thời gian dài kỷ lục. Thì đúng là chúng tớ đều ở trường thật nhưng rõ là tớ đã quá mải nghĩ tới những chuyện khác đến mức không nhìn thấy cậu ấy.
Tim tớ bắt đầu đập nhanh dần, và khi cánh cửa bật ra, khi đôi mắt xanh biếc của cậu ấy nhìn thẳng vào tớ, tớ chẳng còn biết nói gì nữa ngoài một từ cụt lủn,

Này
.
Cậu ấy cầm lấy hộp trứng và nói:
Cậu không phải cho nhà tớ trứ…
.

Tớ biết mà
, tớ nói, rồi nhìn xuống.
Chúng tớ cứ đứng như thế trong yên lặng một lúc lâu ơi là lâu. Cuối cùng cậu ấy lên tiếng trước:
Thế cậu có định đi học bằng xe buýt lại không?

Tớ ngước lên nhìn cậu ấy rồi nhún vai.
Tớ chẳng biết nữa. Tớ không đi xe buýt từ hồi… cậu biết rồi đấy
.

Giờ chỗ đó trông không ngổn ngang nữa đâu. Họ dọn cũng sạch sẽ rồi mà. Chắc họ sắp xây móng rồi
.
Đúng là tin tốt đến phát sốt!

Thôi
, cậu ấy nói,
tớ phải chuẩn bị để còn đi học đây. Hẹn gặp cậu ở trường nhé
. Rồi cậu ấy mỉm cười và đóng cửa.
Chẳng biết tại sao nhưng tớ cứ đứng chết trân ở đó. Tớ thấy là lạ. Kỳ quặc sao ấy. Như thể tớ bị tách biệt ra khỏi mọi thứ xung quanh mình. Liệu tớ có bao giờ quay lại phố Collier nữa không nhỉ? Thực ra thì tớ phải quay lại, vì chính mẹ cũng nói thế. Hay có phải tại tớ cứ trầm trọng hóa vấn đề lên?
Bỗng nhiên cửa bật mở và Bryce ôm cái thùng rác đầy hự chạy vọt ra.
Juli
, cậu ấy thốt lên.
Cậu còn đứng ở đây làm gì thế?

Cậu ấy cũng làm tớ giật cả mình. Tớ cũng chẳng biết là mình đứng đó để làm gì. Và lúc đó tớ cũng thấy bối rối đến mức có lẽ phải chạy ngay về nhà luôn nếu như không phải tớ thấy Bryce đang chật vật với đống rác.
Tớ chạy tới và nói:
Để tớ giúp một tay
vì trông cậu ấy như sắp làm tung tóe hết cả. Và tớ nhìn thấy góc của một hộp trứng.
Đấy không phải là một hộp trứng bất kỳ. Đấy là hộp trứng của tớ. Hộp trứng mà tớ vừa mới mang sang cho cậu ấy. Và tớ có thể nhìn thấy mấy quả trứng lấp ló sau những lỗ tròn nhỏ màu xanh biếc.
Tớ cứ hết nhìn Bryce rồi lại nhìn mấy quả trứng, rồi hỏi:
Sao thế? Cậu làm rơi trứng à?


Ừa
, cậu ấy liến thoắng.
Ừa, cho tớ xin lỗi nhé!

Cậu ấy cố ngăn nhưng tớ đã kịp lôi hộp trứng ra khỏi đống rác:
Vỡ tất à?
Tớ mở hộp và há hốc miệng. Trứng vẫn còn nguyên vẹn. Cả sáu quả.
Sao cậu lại vứt đi?

Cậu ấy đi vòng qua tớ để ra chỗ thùng rác, nhưng tớ vẫn đi theo. Để nghe một câu trả lời.
Cậu ấy rũ rũ rác vào thùng, rồi quay lại. Mặt đối mặt với tớ.
Cậu đã bao giờ nghe tới khuẩn salmonella chưa?


Salmonella? Nhưng…
.

Mẹ tớ nghĩ là không đáng phải liều thế
.
Tớ vẫn đi theo cậu ấy tới thềm nhà.
Cậu đang nói là mẹ cậu không ăn trứng vì…
.

Vì mẹ tớ sợ bị ngộ độc
.

Ngộ độc! Nhưng vì sao chứ?


Vì cái sân sau nhà cậu trông như… cứ như là ngập trong phân ấy! Ý tớ là, cậu thử nhìn nhà cậu mà xem, Juli!
. Cậu ấy chỉ tay về phía nhà tớ rồi nói:
Cứ thử nhìn mà xem. Trông quá ư thê thảm!


Không hề!
, tớ gào lên, nhưng sự thật thì ở ngay đó, hiển hiện ngay trước mắt, không thể nào phủ nhận được. Cổ họng tớ nghẹn lại và bỗng nhiên tớ thấy sao mà thật khó cất nên lời.
Vậy là… cậu vẫn toàn vứt trứng đi?

Cậu ấy nhún vai và nhìn xuống.
Juli à. Nhà tớ không muốn làm cậu buồn
.

Không muốn làm tớ buồn? Cậu có biết là cô Stueby và cô Helms mua trứng của tớ không?


Cậu đừng có đùa
.

Không hề! Các cô ấy trả tớ hai đô-la cho một tá trứng cơ đấy!


Không thể nào
.

Chính thế đấy! Và tất cả chỗ trứng mà tớ đưa cho cậu, lý ra tớ đã có thể bán cho cô Stueby và cô Helms rồi!


Ơ
, cậu ấy thốt lê và quay đi. Nhưng rồi cậu ấy nhìn tớ và hỏi:
Vậy thì, tại sao cậu lại cho không nhà tớ?

Tớ cố gắng không khóc nhưng sao mà khó thế. Tớ nấc lên:
Tớ chỉ muốn làm hàng xóm tốt…!

Bryce đặt thùng rác xuống, và đã làm một điều khiến não tớ đông cứng lại. Cậu ấy nắm chặt lấy vai tớ và nhìn thẳng vào mắt tớ.
Cô Stueby cũng là hàng xóm của cậu, đúng không? Cả cô Helms nữa, đúng không? Vậy tại sao cậu lại muốn làm hàng xóm tốt với nhà tớ mà không phải với các cô ấy?

Cậu ấy đang cố nói cái gì cơ chứ? Chẳng phải đã quá rõ ràng rồi sao? Tình cảm của tớ dành cho cậu ấy? Và nếu như cậu ấy biết thì làm sao cậu ấy lại có thể tàn nhẫn đến như thế? Vứt trứng mà tớ tặng như thế, hết tuần này qua tuần khác, hết năm này qua năm khác?
Tớ không tài nào tìm được từ để nói. Không một từ nào. Tớ chỉ đứng đó. Chết lặng. Trân trân nhìn vào mắt cậu ta. Vào đôi mắt xanh biếc trong veo, sáng bừng của cậu ta.

Tớ xin lỗi, Juli
, cậu ta lí nhí.
Tớ lập cập đi về nhà, vừa xấu hổ vừa bối rối, trái tim tớ hoàn toàn tan nát.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Bên kia đường có đứa dở hơi.