Chương 17: Hồi 17


Số từ: 12854
Nguồn: NXB Văn Học
Nói về Phùng Ðạo Ðức khi từ biệt Võ Ðưong sơn thì suốt đêm tuốt xuống Dương thành quyết lòng báo hận .
Việc ấy còn lâu xin đình lại đó.
Ðây nói sang qua tĩnh Vân nam, có bà Ngũ Mai ni cô tại Bạch Hạc động. Bà ni cô nầy thường hay qua chơi nơi tĩnh Quãng Ðông, Tây quan, tại đó có một cái xóm tên Long Khánh phường, trong xóm ấy có một cái am, gọi là Long Khánh am, có một người ni cô tên là Tiểu Đường , bà ni cô này hay giao du với bà Ngũ Mai rất hậu, nên trong đôi ba năm thì hai đàng đến thăm viếng đàm luận với nhau tâm chí tương đầu, tình như giao tất, chẳng khác chi Bào Quảng, Lôi Trần .
Ngày nọ Ngũ Mai đang ngồi trước Phật đường nhớ sực nhớ đến Tiểu Đường, bèn nói rằng :
- Năm trước va có đến viếng ta , ở chơi vài bửa rồi về, từ ấy đến nay vắng bặt tin nhạn, không biết sức khõe thế nào, khiến lòng ta áo nảo , lại đã mấy năm nay ta chưa đến tỉnh Quảng Ðông du ngoạn, vậy thì ta nương dịp nầy trước là đi thăm Tiểu Đường, sau nữa nhàn du cho toại chí
Tính rồi liền kêu học trò là Tiểu Vân nói rằng :
- Thầy có ý đem con theo qua Quảng Ðông du ngoạn , sẳn dịp ta đi thăm Tiểu Đường , và sau giả chước mãi võ khiêu khích anh hùng hào kiệt, họa may có thâu phục thêm một vài người đặng làm kẻ môn đệ, có phải là rỡ ràng cho am động ta chăng ? Chẳng biết ý con liệu ra thể nào ?
Tiểu Vân cả mừng thưa rằng :
- Theo lời thầy truyền bảo rất hiệp ý con, nguyên con nhờ công ơn thầy hết lòng dạy , học được võ nghệ tinh thông, con muốn đến đó triển khai thủ đoạn cho rõ danh tiếng thầy.
Ngũ Mai nói :
- Như con muốn như vậy thì phải cụ bị các vật đặng ứng dụng, và đem y phục theo thay đổi .
Dặn dò xong xuôi, liền kêu tiểu ni cô và bà từ đốt nhang, dặn rằng :
- Hãy gìn giữ động am, như có ai đến thăm thì nói ta qua Quảng Ðông du ngoạn, trong ít ngày ta sẽ trở về.
Dặn bảo xong rồi liền khiến Tiểu Vân quảy gói lên đường .
Ngày đi đêm nghĩ , trải gió dầm mưa , nhiều cơn hiểm trở, gần một tháng trời mới đến Dương thành, tìm vào Long Khánh am, Tiểu Đường thấy Ngũ Mai đến thì mừng rỡ bội phần, ân cần thết đãi trò chuyện không rời.
Lúc ấy nhằm tiết Đoan dương, thiên hạ tĩnh nầy có thói quen du ngoạn long thuyền nơi sông Hà Nam , trước cảnh chùa Hải Tràng tự, vui vẻ vô cùng.
Ngũ Mai sực nhớ năm trước cũng nhằm tiết này có đến cảnh chùa ấy du ngoạn và mãi võ , nay đến đây gặp dịp muốn qua đó chơi và mãi võ một lần nữa, bèn khiến Tiểu Đường và Tiểu Vân qua chốn ấy trước vài ngày đặng sửa soạn các món quân khí và bài trí một trăm lẻ tám độ mai huê cho sẳn.
Nguyên Tiễu Ðường là người có của, lại ái mộ võ nghệ Ngũ Mai, nên đã thọ giáo cùng người học luyện tinh thông , còn Ngũ Mai thấy Tiểu Ðường có lòng ái kính và khoản đãi, không so đo tiền bạc, nên đem lòng thương mến và đãi như tình sư hữu .
Nói về bà Ngũ Mai đi sau đến Tây pháo đài, xuống thuyền nhỏ thẳng đến Hải Tràng tự , khi thuyền đến nơi , liền lên bờ , thẳng vào chùa thì Tịnh Hải đại sư cùng các sư huynh đều bước ra cúi đầu tiếp rước một cách trọng hậu .
Bởi mấy người tăng chúng nầy có thọ giáo cùng người, nên ái kính dường ấy ; khi rước vào phương trượng thì Tịnh Hải thưa rằng :
- Tôi không dè sư bá giáng lâm , nên thất bề nghinh tiếp, xin miễn chấp.
Ngũ Mai đáp rằng :
- Ta đâu dám chấp nê điều ấy, nguyên ta vẫn nghĩ sư điệt thành tâm tu luyện ắt là cửa Phật hưng long, nên đến, trước mừng cho cháu, sau nhàn du mãi võ chơi, xin cháu chớ phiền ta nhiễu động, làm mất sự tịnh dưỡng an nhàn của cháu.
Hai đàng trò chuyện sơ qua rồi thẳng đến tòa tam bữu bái yết Như Lai xong xuôi, liền trở vào phương trượng trà nước thấm giọng một hồi, bèn cáo từ Tịnh Hải và các tăng nhơn, dời gót thẳng qua Già Lam điện, có Trí Đường hòa thượng ra nghinh tiếp rước vào.
Ngũ Mai ngước mặt xem thấy những công cuộc của mình đã bài trí từ từng lớp có thứ tự rất nên tề chỉnh, còn dưới đơn điện thì mai huê trang sắp đặt đường đi nước bước rất nên nhằm phép, trong lòng cả đẹp, khi xem rồi liền vào lạy tượng Quan phu tử lại cũng ra mắt Huề thượng xong việc , bèn cởi áo cà sa đi thẳng lên Nguyệt đài mà ngồi ngay chính giữa, bọn tả thì Tiểu Ðường cầm cây cửu tiết tiên bên hữu thì Tiểu Vân cây thiết lê côn, cả hai đứng hầu hai bên , kẻ du ngoạn đến chơi chốn ấy càng ngày càng đông.
Ðây nói về Hồng Hi Quan vốn là con nhà phú hậu, tánh ưa nhàn du hứng cảnh, nay gặp lúc Ðoan dương thì có ý muốn đi du sơn dạo thủy, nên mướn một chiếc thuyền với những bạn học xuống thuyền du hồ mà sang qua Hãi Tràng tự coi đua long thuyền giải muộn, nhưng còn chờ anh em Phương Thế Ngọc trở về viếng mẹ thăm cha rồi sẽ tương hội nhau mà đi.
Khi Hiếu Ngọc về thăm nhà xong xuôi liền dời gót đến Võ quán hội diện cùng chư huynh đệ , ai nấy đều mừng rỡ nhau , rồi vầy đoàn xuống thuyền thẳng chỉ qua Hải Tràng tự , khi đi dọc sông, chỉn thấy Châu giang rực rỡ , Việt Hải tốt tươi, ngóng xem tới trước phía Nam , gành bãi thấp cao, có ghe thuyền kị nữ đậu đó lều bêu , mỗi chiếc sơn phết vẻ vời rất nên đẹp mắt, cảnh tốt khoe tươi, trai xinh gái lịch, trống phách vang tai đờn ca đẹp dạ, làm cho lòng người mê mẩn, bởi vậy khiến xui cho kẻ sang giàu đản tánh mê đắm việc ăn chơi cho đến đổi táng gia bại sản.
Khi chư huynh đệ trải xem cuộc ấy, thì thuyền đã đến bến đò, ai nấy đều lên bờ thẳng vào chùa, rồi thích tình ai muốn đi chơi đâu thì đi.
Khi ấy Hồng Hi Quan và Ðồng Thiên Cân bước thẳng đến Già Lam điện, chợt thấy chính giữa có một cái Nguyệt đài trên có một bà ni cô ước chừng một trăm tuổi , hình dung vạm vở, cao lớn, đầu to mắt tròn, cặp nhãn tinh thần xem cất oai nghi, hai bên có hai người ni cô tuổi ước ba mươi, coi giống người thanh nhả tư văn, chẳng phải kẻ dỏng phu chi bột, Người bên kia cầm cây cửu tiết song tiên, còn người nọ thì cầm cây đơn đầu mộc côn, ai thấy cũng khiếp , song không biết có giỏi cùng chăng ?
Hai người đang bàn luận cùng nhau về việc ấy, xảy thấy bà ni cô đứng dậy ngó xuống đài, chắp tay xá một cái mà nói với những kẻ đến coi tại đó rằng :
- Nguyên trong quí cảnh này thường lệ vài năm thì tôi đến lập cuộc mai huê trang một trăm lẻ tám độ, và mười tám món khí giới để diễn võ , nay tôi có nghe trong qưới tĩnh nầy có nhiều đấng anh hùng, song tôi vô phước chưa gặp người địch thủ, xin chư vị ai có tài thì tỷ võ cùng hai người học trò tôi chơi cho biết thấp cao, như hơn chúng nó thì tôi xin thọ giáo.
Nói rồi liền khiến Tiểu Vân và Tiểu Ðường lộng côn và roi cho thiên hạ coi.
Tiểu Ðường vâng lịnh thầy, cầm cặp song tiên bước ra xá một cái mà nó với kẻ coi rằng :
- Nay vâng lời thầy tôi diễn đường song tiên cho chư vị xem chơi , xin chớ cười chê và miễn chấp .
Nói rồi day mình lại khoát hai tay ra, hai chơn liền nhảy thót qua bên đài mai huê trang dường như con lằn xanh đáp trên mặt nước, rồi vận động cặp cữu tiết thiết tiên tới lui có phép, ban đầu còn thấy dạng người, còn cặp thiết tiên múa nghe vùn vụt, đường thể giao long giởn sóng , giây lâu không thấy dạng, chỉ thấy lằn đi nháng sáng ra như bạc, khi múa đũ một trăm tám độ mai huê thì thấy một luồng trắng trắng đi cuồn cuộn, chổ cao chổ thấp giống tuồng mãnh hổ lộng phong, bởi phép roi tinh thục mới được như vậy.
Những khán giả khen la rát cổ .
Khi Tiểu Đường đi đường roi đũ rồi thì nhan sắc cũng như thường liền thâu roi bước lui về chổ củ.
Kế Tiểu Vân ra sức nhảy qua đài mai huê trang cất tiếng nói sơ rằng :
- Tôi xin diễn đường côn cho chư vị coi chơi cho thỏa chí.
Tay trái liền cầm chót đầu côn cất nổi lên đứng sựng coi nhẹ như cặm đứng lọn nhang , tay mặt thì đánh cấn vô cây côn mà côn cũng đứng tự nhiên không xiêu ngã, chỉ thấy lung lay rung từ đầu chí đuôi dường như gió động nhành dương , ai nấy thấy đều le lưỡi lắc đầu khen là người sức mạnh .
Khi ấy Tiểu Vân đưa côn ra đánh xuống một cái gần gảy rồi ra thế diễn côn, áng định bốn phía biến thành ra một trăm tám độ, ngó rất lẹ làng, xem ngọn côn lòa ra như một cái bát lớn, côn hươi như chong chóng trẻ chơi vì nghề đã giỏi lại sức mạnh nên khua động mà vẫn còn sức chẳng mỏi mệt, ai nấy đều khen rộ.
Đương lúc ấy Hồng Hi Quan thấy vậy làm thinh, chẳng dè Ðồng Thiên Cân tự thị tài năng, chờ Tiểu Vân thâu đường côn rồi, liền nhãy lên mai huê trang, hét lớn lên rằng :
- Ðồ xả rác ở đâu dám đến chốn nầy khoe khoang lỗ miệng coi thiên hạ vô nhơn, nói chẳng biết ta là Ðồng lão gia đây hay sao ?
Tiểu Vân nhìn thấy Ðồng Thiên Cân hình dạng cao lớn, lưng dài vai rộng, mình cao bảy thước, mặt tợ con cua, râu ria um sùm, tiếng nói oai khí, tay cầm hai món binh khí giống như lưỡi mác; bộ hăm hở muốn chém tới, tướng mạo oai phong, khi ấy Tiểu Vân trao côn cho Tiểu Ðường cầm rồi day lại mắng rằng :
- Sao mi vô lễ như vậy, nếu muốn tỷ võ cùng ta, thì phải ăn nói cho có lễ nghĩa, lẽ nào lại buông lời vô lễ như vậy, nay ngươi muốn tranh nghề cao thấp thì phải nói cái tên khốn của mi ra, đặng ta đưa về địa phũ cho rồi.
Ðồng thiên Cân nghe nói thêm giận, như lửa chế thêm dầu, liền đáp lại rằng :
- Vốn ta họ Ðồng tên Thiên Cân, tại Việt Ðông tỉnh thành đi lại chẳng kiêng, Nay mi gặp ta ắt đến số.
Tiểu Vân mĩm cười, liền ra miếng Cao thám mã.
Thiên Cân bèn dùng miếng Hắc hỗ tán tâm giải phá đánh tới.
Tiểu Vân thấy thế ấy rất nên dõng mãnh thì biết khí lực cao cường không dám diên trì, liền thâu miếng quyền trước lại mà biến ra miếng giải pháp gọi là : Quĩ vương phát phiến, hai tay đánh vải vô ngực Thiên Cân, Thiên Cân hoảng kinh lật đật né ra một bên, rồi day chơn đá Tiểu Vân.
Tiểu Vân tránh khỏi , hai đàng đối thủ cùng nhau như hổ đấu long tranh , những người coi đều ngó sững sốt .
Lúc ấy bà Ngũ Mai ngồi trên Nguyệt đài, thấy vọi học trò mình bộ yếu sức , lật đật nhãy thót lên mai huê trang can hai người ra mà nói rằng :
- Chớ khá động thủ nữa, để ta tỏ cho hai ngươi nghe.
Ðang lúc Thiên Cân thủ thắng, thình lình bị mụ lão ni ngăn trở, thì nổi xung nói rằng :
- Tao cho bây hùa nhau, tao chẳng sợ.
Khi Hồng Hi Quan thấy bà Ngũ Mai nhãy lên mai huê trang thì muốn nhãy theo mà binh, xảy nghe bà Ngũ Mai nói sự giảng hòa nên ngưng lại đặng coi tình hình ra thế nào.
Còn Tiểu Vân thấy thầy mình nhãy lên thì lui ra, đứng dẹp một bên đặng nghe phân đoán.
Còn Thiên Cân tuy là giận song bị Ngũ Mai ngăn trở, nên phải ngừng quờn lại nói rằng :
- Mụ vải già nầy có chuyện chi hãy nói cho mau, đặng ta ra tay đưa về địa phủ.
Ngũ Mai mĩm cười hỏi rằng :
- Chẳng hay ngươi danh tánh là chi, học với thầy nào pháp hiệu gì, khá tỏ cho ta biết ?
Thiên Cân mắng rằng :
- Vốn ta với ngươi không thân thích chi, lại cặn kẻ hỏi đến ngọn ngành, chẳng qua ngươi thấy học trò đánh không lại nên kiếm chước hỏi giả lã đặng giải huề đó chăng ?
Ngũ Mai nghe nói nổi xung nạt lớn lên rằng :
- Ngươi là đứa khốn kiếp, bất thức thời vụ, mở miệng khoe khoang, ngươi không rõ cái tay ta đây sát anh hùng hảo hớn vô số , hà huống chi ngươi là đồ xả rác, ta không nỡ ra tay tuyệt mạng nhà ngươi, vì ta đã tu hành từ thiện, bởi ta thấy ngươi dùng quờn khước đồng tông đồng phái với ta, sợ e rủi ro đánh nhau tuyệt mạng, ắt là xích mích bạn đồng môn, nên mới dùng lời tử tế hỏi cho phân minh, dầu ngươi muốn đối thủ cùng ta, thì ta sẽ ra tay.
Thiên Cân nổi xung cử qườn nhắm mặt Ngũ Mai đánh tới .
Ngũ Mai không giận .
Khi ấy Tiểu Vân muốn chống trả , song Ngũ Mai không cho , rồi lấy tay đở nhẹ nhẹ, vì lòng bất nhẫn hại người, nên dùng công phu sơ lược chống trả trong vài ba hiệp rồi trá bại như tuồng đánh không lại Thiên Cân.
Thiên Cân thấy vậy thừa thế mà đá.
Bà Ngũ Mai bèn dùng ba ngón tay bên hữu thọc nhẹ vô đùi, Thiên Cân đau quá chịu không nổi la tợ ác là, dường như dao búa chặt vào xương , nên hoảng kinh thót xuống mai huê trang , có Hồng Hi Quan chạy lại vịn, Thiên Cân rủ riệt tay chơn đi không được .
Ngũ Mai thấy vậy cười ré rồi ngồi lại chổ củ.
Khi ấy Hồng Hi Quan sai người cõng Đồng Thiên Cân xuống ghe xức thuốc , giây phút mấy người anh em bạn của Hồng Hi Quan đi chơi về bước xuống thuyền thấy vậy thì rõ căn do, liền nổi giận.
Lúc ấy Lý Cẩm Luân, Lương Á Tòng, Tạ Á Phước, Liễu Á Thắng và Đặng Thắng rủ nhau kéo đến Già Lam điện đặng báo cừu, thì thấy người ta coi tại chốn ấy vô số, song không ai dám tỷ thí , năm người anh hùng nầy ngước mặt lên thấy mai huê trang có chừng mười tám món quân khí, mỗi món xem rất nặng, thất là danh bất hư truyền ; lại thấy có bà ni cô còn ngồi xếp bằng lên ghế Nguyệt đài, hình dung cao lớn, bộ vững như núi Thái sơn, tinh thần khẳng khái , ai thấy cũng kinh.
Khi ấy Lý Cẩm Luân lòng gấp báo cừu, nên xô vẹt người ta chen vào đến trước Nguyệt đài cất tiếng lên mắng rằng :
- Ðồ quái gở , ở đâu dám đến đây làm thiệt hại cho chúng bạn ta, nay ta đến đây quyết giết đặng ngươi, thì mới đã nữ giận.
Ngũ Mai đang ngồi, xảy nghe tiếng thét vang tai, liền ngó xuống đài, thấy trong đám đông có vài người hảo hớn lướt xông đến trước.
Người thứ nhứt hình dạng khôi ngô, cổ cọp, lưng beo, mặt đỏ hồng hồng, tiếng nói rang rảng, quyết đến báo cừu, Ngũ Mai rõ biết tình hình liền đứng dậy nói rằng :
- Ngươi muốn tỷ võ thì phải nói tên ra đã.
Cẩm Luân bèn đáp rằng :
- Ta họ Lý tên Cẩm Luân đây, còn ngươi là vải tu hành, sao dám cả gan đánh sư đệ của ta dường ấy ?
Ngũ Mai nói :
- Ta là người tu hành thường năm hay đi đến tỉnh này lập cuộc mãi võ , có ý tầm kẽ anh hùng giao kết cùng nhau, chẳng dè sư đệ của ngươi tự thị, ngỡ là không ai đánh lại mình, thị thiên hạ vô nhơn, mở miệng nhiếc người, nên ta giận tạm dụng ba phần khí lực làm cho nó nhìn biết ta là người ta là người ra thể nào. Sau nữa là bõ thói hồ đồ, đừng có ăn quen khi dễ đến người ắt mang hại, ấy là tại em ngươi gây việc giận hờn chớ chẳng phải là tại ta , nay ngươi đến đây không biết đường tấn thối xúc phạm đến ta gây dữ tại ngươi , trong thế ngươi không muốn sống, nên mới tìm đường tử lộ .
Cẩm Luân nghe đến như lửa chế dầu, lại thêm bị chư huynh đệ nói đốc vô rằng :
- Sao không đập chết mụ vãi trọc đi cho rồi còn để nói dang ca làm chi vô ích.
Ngũ Mai nghe nói nổi gan bèn kêu mắng rằng :
- Bớ lủ khốn kia , dẫu bây có lên đài hùa nhau mà đánh với mụ, mụ cũng không kiêng.
Bọn anh hùng nấy nghe nói khó nổi dằn lòng, liền nhảy thót lên đài vây đánh .
Ngũ Mai dặn dò hai tên học trò của mình đứng dẹp một bên mà coi, để cho mình đương cự.
Dặn dò rồi liền nhảy lên Mai huê trang, còn bọn anh hùng cũng nhãy theo vây đánh.
Lúc ấy Tiểu Ðường, Tiểu Vân vâng lời thầy đứng xa mà ngó và dự bị phòng khi tiếp ứng, bèn nghĩ thầm rằng :
- Năm người ấy chắc đánh chẳng lại thầy mình đâu.
Còn những kẻ đến coi tại đó, thấy vậy thất kinh, nhưng may cho hai đàng dụng quờn đánh nhau tay không, tưởng ắt không đến bề tuyệt mạng.
Khi ấy năm người vây đánh bà Ngũ Mai rất nên dữ tợn, chống trả cùng nhau đã lâu thoi đá lẹ làng nhanh như chong chóng, coi đà chẳng kịp.
Trong giây phút nghe té xuống đài một cái đụi , ngó lại thì thấy Cẩm Luân bị đạp rớt xuống mai huê trang, còn bốn người kia liều mạng vây đánh chẳng chịu ngã lòng.
Ðây nói về ba anh em họ Phương là Hiếu Ngọc, Mỹ Ngọc, Thế Ngọc cùng Hồ Huệ Càng không hay biết chi hết, xảy nghe người nói lại liền lật đật xuống thuyền thăm Ðồng Thiên Cân, thấy Thiên Cân bị bịnh, bèn hỏi rõ nguồn cơn , liền nổi giận rủ nhau tuốt đến Già Lam điện tiếp ứng.
Khi đến nơi thì Lý Cẩm Luân vừa bị rơi xuống đất tức thì xúm nhau chạy lại nưng đở , rồi muốn tuốt lên đài, chẳng dè Phương Thế Ngọc lanh mắt liếc thấy đại sư bá là Ngũ Mai thì thất kinh hồn vía, liền cất tiếng kêu lớn lên rằng :
- Bớ chư huynh đệ, chớ nên động thủ, bà ấy là đại sư bá của chúng ta đó.
Bọn anh hùng nghe nói hoảng hồn, liền rủ nhau nhảy xuống đất quì mọp tại đó xin lỗi.
Ngũ Mai thấy vậy liền hạ đài đở mấy người ấy dậy mà tỏ rằng :
- Bọn bây lầm lổi không biết ta, nên la miễn tội cho đó ; còn sự nầy gây ra đây phải là tại ta , bởi lúc ban sơ ta có tra hỏi Ðồng Thiên Cân học tập võ nghệ ở đâu mà giống khuôn phép ta như vậy, nó không khứng nói ra lại buông lời nói xúc phạm đến già, nên sanh điều bất tiện cho nó, song thương tích ấy nó bị nhẹ không can hại đến gân cốt , còn các ngươi ăn học với ai, công phu được cụ toàn võ nghệ lắm vậy ? Các ngươi khá tỏ cho ta biết.
Thế Ngọc cúc cung thay lời thế mặt cho cha mẹ mình mà làm lễ lạy tạ nghĩa sư công.
Ngũ Mai chợt thấy Thế Ngọc thì đem lòng hoan hỉ vì bởi bình sanh ưa mến Thế Ngọc lắm , nay đã lâu ngày mới gặp nhau đây, liền đở dậy kéo lại đứng gần một bên tỏ những lời yêu dấu như vầy :
- Từ ngày bà dạy cháu luyện tập võ kinh, cách xa tính đà hai năm , nay cháu đã trưởng thành, diện mạo khôi ngô hơn trước rất nhiều ! Còn mẹ cháu mạnh giỏi thế nào, bây giờ cư trú nơi đâu ?
Thế Ngọc thưa rằng :
- Từ ngày mẹ con tôi theo cha tôi qua Nam kinh trở về , thì chư ngụ tôi tĩnh này và giúp Hồ Huệ Càng đánh Cơ Phòng, trả thù cho cha, khi ấy Cơ Phòng viện ba người học trò của tam sư thúc hạ san. Ba người chẳng tưởng nghĩa đồng đạo cùng nhau , tưởng bạc tiền là hơn , xem người dưng là trọng, thị kẻ đồng môn như thù nghịch , nên bị Huệ Càng sát hại, gây ra việc oan gịa, nên tôi e tam sư thúc ắt sẽ không dung. Còn bọn tôi đây là học trò Thiếu Lâm tự , thọ giáo cùng nhị sư bá là Chí Thiện thiền sư.
Khi Thế Ngọc thưa nhón ít lời, thì thiên hạ mới nay là một nhà với nhau mà ra , nên không cần gì ở đó coi nữa, liền rủ lần nhau ra về .
Còn Tiểu Vân, Triểu Đường bứoc đến trước, ra mắt cùng bọn học trò Thiếu Lâm tự , Ngũ Mai khiến Tiểu Vân lấy ra vài hườn thuốc ở trong rương , là thuốc của mình chế luyện trị về bịnh bị té, bị đánh gọi là "Hườn hồn như ý đơn" trao lại cho Phương Thế Ngọc đem xuống ghe trị bịnh Ðồng Thiên Cân, Lý Cẩm Luân.
Thế Ngọc vâng theo lời dạy lập tức chạy riết xuống thuyền cho hai người ấy uống, trong giây lát mạnh lại như cũ .
Thế Ngọc bèn thuật lại đầu đuôi cho hai người nghe ; hai người thất kinh, vì bởi sực nhớ lại lời thầy mình đã có nói rằng : công phu võ nghệ của đại sư bá giỏi hơn thầy mình. Nay thuốc uống nầy chế luyện càng hiệu nghiệm hơn thuốc của bọn ta nhiều lắm .
Khen rồi dắt nhau đến Già Lam điện ra mắt lạy tạ Ngũ Mai về sự làm ơn cho thuôc.
Ngũ Mai đở dậy, mời ngồi hai bên trà nước , chuyện vãn một hồi, rồi bọn anh hùng đứng đậy hết lòng mời thĩnh Ngũ Mai xuống thuyền trở về võ quán thết đải, mà tỏ sự hiếu kính của mình.
Ngũ Mai thấy bọn hào kiệt nầy; mọi người đều vạm vở khôi ngô, oai phuông lẫm lẫm , như hổ , như long thì có lòng mừng, bèn nhậm lời mời thỉnh, liền khiến Tiểu Vân tém dẹp các đồ quân khí , thâu tóm võ trường, chĩnh bị vềt liệu tùy thân, từ biệt Hải Tràng tự , từ giã đạo hữu, sư huynh , sư điệt, liền hiệp với bọn hào kiệt Thiếu Lâm thẳng chĩ xuống thuyền .
Ngày ấy Ngũ Mai không dùng đồ mặn, cho nên Hồng Hi Quan phải khiến người cần cấp dọn tiệc chay thết đãi .
Bọn thấy trò ngồi dự tiệc bàn giữa còn chư huynh đệ Thiếu Lâm thì ngồi hai bên luân phiên rót rượu khuyên mời, ngày ấy du thuyền tại Hải châu , tinh đình thã trôi theo giòng nước, ăn chơi du ngoạn, một là xem long thuyền đưa bơi mặt nước, hai là coi sơn thủy giải buồn. Tuy bà Ngũ Mai hằng năm đều có đến Dương thành , song chẳng có lần nào du ngọan cao hứng như ngày nay, cho nên thầy trò nương dịp vầy đoàn , hoan lạc đồng tình bã trản vui say .
Khi rượu đã xoàng xoàng thì Ngũ Mai hỏi chúng sư điệt rằng :
- Khi tại Già Lam điện có thiên hạ đông, ta không có hỏi thăm về bọn ngươi làm sao sanh ra cừu oán với học trò của tam sư thúc ? Vã chăng nó với bọn ta là người đồng môn, sao chẳng tưởng tình nhau, nở lòng nào giết tuyệt mạng người chẳng kiêng phép nước hay sao ? Vậy bọn bây khá tỏ hết tính hình cho ta biết ai phải ai quấy, phòng khi tam sư thúc đến báo cừu thì có ta khuyên giải, vì Tam sư thúc hiệu là Bát tý na tra vốn người rất nên dữ tợn, bọn bây há chẳng biết hay sao ?
Bọn anh hùng nghe mấy lời Ngũ Mai nói thì cả mừng bèn thưa rằng :
- Nay đại sư bá có lòng chiếu cố thương đến bọn tôi thi ơn kia đức nọ ví tày trời, nghĩa nặng ân dày tợ núi .
Lúc ấy Hồ Huệ Càng rơi lụy khóc ròng, bèn bước lại quì một bên bà Ngũ Mai thưa rằng :
- Nay kẽ đệ tử bị kẻ sát phụ oán cừu, may nhờ chư huynh đệ giải cứu, nay khỏi họa đoan, xin sư bá mở lượng từ bi cứu đệ tử một phen, ơn ấy ngàn đời khắc cốt ghi tâm.
Ngũ Mai đở đậy nói rằng :
- Chớ nên khóc lóc , hãy tỏ sự oán cừu cho ta nghe cặn kẻ , ta sẽ toan tính cho ngươi .
Huệ Càng bèn tố trần về việc ngày trước Cơ Phòng đánh chết cha mình, sau nữa gần tuyệt mạng đến mình , may nhờ anh em Thế Ngọc giải cứu đem thẳng lên chùa Thiếu Lâm tự học nghề cùng Chí Thiện thiền sư vừa được đôi năm , song bởi gấp việc báo cừu cho cha, mới lén trốn về.
Lại nói rằng :
- Thầy tôi sợ tôi có sơ sẩy làm nhục đến thầy tôi , nên thầy tôi sai chư huynh đệ hạ san tương trợ. Ðến sau bọn Cơ Phòng viết trường hồng (thiệp đỏ) thĩnh Ngưu Hóa Giao, Lữ Anh Bố, Lôi Ðại Bàng đến tuyệt hại mạng tôi, song nhờ chư huynh đệ ám trợ nên mới thành công. Nay tôi nghe Cẩm Luân đường đem trọng lễ lên Võ Ðương sơn cầu khẩn Bát Tý Na Tra , nếu người đến đây thì ắt là mạng tôi hưu hĩ , nhưng mà thân nầy đâu quán tử sanh, ngặt vì mẹ tôi già cả tuổi đã tám mươi không người phụng dưởng, xin đại sư bá thi ân , đoái thương niềm đệ tử, cứu mạng một phen, ơn ấy tôi đâu dám phụ.
Ngũ Mai nghe qua liền gặt đầu thở ra vào khen rằng :
- Lòng ngươi chí hiếu , lập chí báo cừu chẳng nài sống thác , thiệt nên trang chí khí . Vậy thì ta phải ở nán lại đây khuyên giải cho ngươi , như hậu nhựt có gặp tam sư thúc, thì phải thành lòng thĩnh tội, ngươi chớ tự thị dõng cường, hãy xuống nước nhỏ , tiên lễ hậu binh , thì ta sẽ bày phân giải nạn cho .
Bọn hào kiệt nghe nói cả mừng ; lúc ấy trời vừa tối thì thuyền đà vừa đến bến Tây pháo đài, xúm nhau đưa thầy trò Ngũ Mai đến Long Khánh am rồi mới dắt nhau trở về đến võ quán.
Qua rạng ngày bọn anh hùng đem ba cái kiệu đến Long Khánh am rước thầy trò Ngũ Mai đến Quang Hiếu tự bái yết phật Như Lai xong rồi, đàm đạo với nhau trong giây lát, liền cáo từ thẳng qua võ quán, khi đến nơi chúng anh hùng tiếp rước một cách trọng kính và cầu xin chỉ điễm quờn khước công phu .
Ngũ Mai nhậm lời tận tâm truyền dạy các miếng bí yếu .
Lúc ấy vợ chồng họ Miêu đặng tin Ngũ Mai ở tại Quang Hiếu tự, liền đến ra mắt lạy tạ ơn người tháp cứu năm trước .
Từ ấy bà Ngũ Mai ở đó , ban ngày dạy dỗ võ kinh, tối lại về am mà nghĩ .
Nói về Bát tý na tra Phùng Ðạo Ðức vừa đến Dương thành, ngồi kiệu thẳng đến hội quán Cẩm Luân đường, thì bọn nầy ra cung nghinh rước vào xúm nhau lạy tạ, liền bày tiệc kính dâng, khi ấy Phùng Ðạo Ðức khiến ngươi lập tức viết trường hồng đưa đến Quang Hiếu tự và Tây Thiền tự tỏ cho Huệ Càng hay đặng đến nạp mạng ; khi trường hồng đừ nơi bọn anh hùng thất kinh .
Ngày ấy Ngũ Mai chưa đến võ quán , còn Huệ Càng mắc ở Tây Thiền tự luyện tập học trò của mình.
Bởi vậy , Lý Cẩm Luân nhóm chư huynh đệ lại thuong nghị cũng nhau rằng :
- Bọn ta khá mau đến Cẩm Luân đường trước là chịu tội, sau nữa dọ thám tình ý tam sư thúc dường nào, rồi sẽ toan tính .
Ai nấy đều ưng ý, mới rũ nhau kéo đến đó cậy người giử cửa vào thưa giùm, nói rằng :
- Bọn Thiếu lâm tự đến thỉnh tội cùng tam sư thúc.
Phùng Ðạo Ðức còn đang uống rượu, xãy nghe nói làm vậy liền khiến người đòi vào .
Bọn anh hùng nghe đòi thì Lý Câm Luân làm đầu đảng, dẫn nhau kéo rốc vào ra mắt lạy tạ .
Phùng Ðạo Ðức liền hỏi rằng :
- Trong bọn bây đứa nào tên là Hồ Huệ Càng, dám cả gan hảm hại kẻ đồ đệ của ta, nay lại đến đây ra mắt ta là ý gì ?
Cẩm Luân thưa rằng :
- Huệ Càng đã trở về Tân Hội không có ở chốn nầy, nay bọn tôi nghe sư thúc đến đây, trước là viếng thăm, sau cam chịu tội. Còn về việc đánh chết Hóa Giao, Anh Bố và Ðại Bàng , thì bọn tôi vô can , vậy xin sư thúc mở lòng từ bi, tưởng niềm đồng đạo với thầy tôi, nhiêu thứ cho bọn tôi một phen, ơn ấy ngàn đời muôn kiếp không quên.
Phùng Ðạo Ðức nạt lớn và mắng rằng :
- Bọn bây là đồ súc sanh, hùa nhau ám trợ Huệ Càng, tuyệt mạng đồ đệ của ta, lại còn đến đây xảo ngữ , ngoa ngôn, phải bây tưởng ta là sư thúc, thì đâu nỡ hại môn đệ của ta, bây khá mau trỡ về kêu Huệ Càng đến Nguyệt đài nạp mang ; lời tục có nói ráng : Giết người thường mạng, vay phải có lời, điều ấy là lẽ thường, có khó chi đâu.
Phùng Ðạo Ðức mắng cho một hơi, ai nấy ngậm câm mà chịu không chổ trả lời, mắc cở lui ra thương nghị cùng nhau rằng :
- Sự nầy liên họa tới bọn ta, ắt là không xong, vậy chúng ta phải mau mau đến cầu đại sư bá thiết kế giải cứu mới xong cho.
Tính rồi lập tức thẳng đến Long Khánh am.
Khi bọn anh hùng về rồi, thì Bạch An Phước là người của phe Cam Luân đường bẩm cùng Phùng Ðạo Ðức rằng :
- Huệ Càng ở tại Tây Thiền tự chớ chưa về Tân hội, bởi sợ thầy nên ẩn mặt chốn ấy, ắt là chẳng dám đến Nguyệt đài tỷ võ, chi bằng bọn tôi dẫn thầy đến đó bắt nó đập chết mà trả cừu cho xong việc.
Ai nấy nghe qua đều khen là lời nói có lý.
Ðạo Ðức bèn y theo lời An Phước, liền biểu An Phước dẫn đưong và dắt Ngưu Cường theo mình thẳng đến Tây Thiền tự gặp Hồ Huệ Càng đang ở tại Võ quán dạy học trò.
Huệ Cang liếc mắt xem thấy An Phước dẫn một ông đạo sĩ đến cửa thì trong lòng nghi quyết ông ấy là Bát Tý Na Tra lật đật bước xuống thềm nghinh tiếp và thưa rằng :
- Ông có phải la tam sư thúc chăng ? Kẻ đệ tử tiếp rước trì diên, cúi xin sư thúc miễn tội .
Hỏi rồi quì móp xuống đất:
- Ðạo Ðức thầy Huệ Càng thì trong lòng sùng sục như hỏa thiêu tâm , muốn xáng xuống một quờn cho chết thì mới vừa lòng, song thấy tình hình Huê Càng cúc cung quì móp làm vậy thì giảm bớt nỗi hờn, và không đành ra tay độc thủ, nhưng không nguôi nổi oan cừu, bèn nạt lớn lên mắng rằng :
- Ðồ súc sanh, ai là tình sư thúc của mi, mà mi hòng gọi sư thúc, chớ như ngươi sớm biết ta là nghĩa sư thúc cùng ngươi, thì ngươi chảng nỡ ra tay độc thũ hảm hại đồ đệ của ta, nay ta đến đây tìm ngươi mà trả hận ngày xưa, như ngươi có giỏi thì chờ dậy đương cự cùng ta, chớ đừng có làm bộ cúm núm, xão ngử ngoa ngôn mà dối trá với ta .
Nói rồi liền nhãy a lại đạp Huệ Càng.
Huệ Càng trớ qua một bên liền cất tiếng thưa rằng :
- Xin sư thúc bớt cơn lôi đình, dung cho đệ tử trần thiết một lời , dầu có chết cũng cam bụng chịu .
Ðạo Ðức mắng rằng :
- Mi là đó nghiệt chướng, oan cừu ví tợ đất trời, sông biển rửa hờn đà chẳng sạch; dầu ngươi nói xuôi như nước đổ , ngôn ngử tợ gỡ thoi, ta cũng chẳng đem vào lòng vào dạ chút nào .
Huệ Càng cáo nài rằng :
- Vã chăng tiền nhựt Ngưu Hóa Giao tham tiền bạc của Cẩm Luân đưòng, tự thị bản lảnh cao cường , ra sức gánh vác việc của người dưng, chẳng tưởng niềm đồng đạo cùng nhau, khi thị tôi chẳng ra gì, tôi cũng đã hết lời khẩn cầu khuyên giải , bởi sợ đồng môn đạo hửu xích mích cùng nhau, song Hóa Giao tưởng tiền bạc là hơn, không kể lời trái phải, muốn kết việc sanh tử cùng tôi, cực chẳng đã phải tỷ võ cùng nhau, dầu chí thân cốt nhục đâu dám nhiêu dung, bởi do tại viết trường hồng mà loan thệ, ai chết nấy chịu, cố ý sát hại tôi cho tuyệt mạng, nên tôi phải gắng gượng chống đương rủi lỡ tay đánh chết Hóa Giao, chẳng khác nào cởi cọp lỡ vời , thế bất đắc dĩ mới ra cớ ấy .Ðến sau Anh Bố và Ðại Bàng quyết tình báo cừu muốn giết tôi mà trã hận , lúc ấy mạng tôi như sợi chỉ mành, nhờ trời ủng hộ nên mới được toàn thân , nay ba vị sư huynh táng mạng thì tội tôi trọng đại như thiên xin sư thúc mở lượng từ bi rộng dung đệ tử.
Phùng Ðạo Ðức không thèm đem vào tai chút nào, lộng quờn đánh tới như mưa bấc, chơn đá tưng bừng, quyết tình hại Huệ Càng cho đã nư giận , song Huệ Càng sớm biết, nên sẳn ý đề phòng , túng thế phải gắng sức chống trả đánh lại trong mười hiệp có dư, thì Phùng Ðạo Ðức thầm nghĩ rằng :
- Thằng nầy thiệt giỏi, các miếng võ nghệ luyện rất tinh thông, hèn chi ba tên học trò mình chết cũng phải .
Khi ấy Ðạo Ðức giả tuồng sơ sẩy dẫn dụ Huệ Càng , liền biến ra một đường quờn rất hiễm nghèo. Miếng ấy gọi là: Tạo thiết giáp thủ, đánh xuống gảy lọi tay trái Huệ Càng .
Huệ Càng chịu không nổi hoảng kinh ôm cánh tay gảy chạy dài.
Bạch An Phước đón lại, bị Huệ Càng đá cho một đá , té ngửa lăn bò.
Ngưu Cường thấy Huệ Càng bị trọng thương mà còn dỏng mạnh dường ấy, nên không dám đón lại, sọ e bị bịnh như Bạch An Phưóc.
Còn Phùng Ðạo Ðức thì rượt riết theo Huệ Càng .
Huệ Càng hoãng kinh đâm đầu chạy bất kể đường xá, khi chạy đến Thuận mẫu kiều thì Ðạo Ðức rượt theo gần kịp, coi vọi rất nên nguy cấp .
Nói về Phùng Ðạo Ðức khi từ biệt Võ Ðưong sơn thì suốt đêm tuốt xuống Dương thành quyết lòng báo hận .
Việc ấy còn lâu xin đình lại đó.
Ðây nói sang qua tĩnh Vân nam, có bà Ngũ Mai ni cô tại Bạch Hạc động. Bà ni cô nầy thường hay qua chơi nơi tĩnh Quãng Ðông, Tây quan, tại đó có một cái xóm tên Long Khánh phường, trong xóm ấy có một cái am, gọi là Long Khánh am, có một người ni cô tên là Tiểu Đường , bà ni cô này hay giao du với bà Ngũ Mai rất hậu, nên trong đôi ba năm thì hai đàng đến thăm viếng đàm luận với nhau tâm chí tương đầu, tình như giao tất, chẳng khác chi Bào Quảng, Lôi Trần .
Ngày nọ Ngũ Mai đang ngồi trước Phật đường nhớ sực nhớ đến Tiểu Đường, bèn nói rằng :
- Năm trước va có đến viếng ta , ở chơi vài bửa rồi về, từ ấy đến nay vắng bặt tin nhạn, không biết sức khõe thế nào, khiến lòng ta áo nảo , lại đã mấy năm nay ta chưa đến tỉnh Quảng Ðông du ngoạn, vậy thì ta nương dịp nầy trước là đi thăm Tiểu Đường, sau nữa nhàn du cho toại chí
Tính rồi liền kêu học trò là Tiểu Vân nói rằng :
- Thầy có ý đem con theo qua Quảng Ðông du ngoạn , sẳn dịp ta đi thăm Tiểu Đường , và sau giả chước mãi võ khiêu khích anh hùng hào kiệt, họa may có thâu phục thêm một vài người đặng làm kẻ môn đệ, có phải là rỡ ràng cho am động ta chăng ? Chẳng biết ý con liệu ra thể nào ?
Tiểu Vân cả mừng thưa rằng :
- Theo lời thầy truyền bảo rất hiệp ý con, nguyên con nhờ công ơn thầy hết lòng dạy , học được võ nghệ tinh thông, con muốn đến đó triển khai thủ đoạn cho rõ danh tiếng thầy.
Ngũ Mai nói :
- Như con muốn như vậy thì phải cụ bị các vật đặng ứng dụng, và đem y phục theo thay đổi .
Dặn dò xong xuôi, liền kêu tiểu ni cô và bà từ đốt nhang, dặn rằng :
- Hãy gìn giữ động am, như có ai đến thăm thì nói ta qua Quảng Ðông du ngoạn, trong ít ngày ta sẽ trở về.
Dặn bảo xong rồi liền khiến Tiểu Vân quảy gói lên đường .
Ngày đi đêm nghĩ , trải gió dầm mưa , nhiều cơn hiểm trở, gần một tháng trời mới đến Dương thành, tìm vào Long Khánh am, Tiểu Đường thấy Ngũ Mai đến thì mừng rỡ bội phần, ân cần thết đãi trò chuyện không rời.
Lúc ấy nhằm tiết Đoan dương, thiên hạ tĩnh nầy có thói quen du ngoạn long thuyền nơi sông Hà Nam , trước cảnh chùa Hải Tràng tự, vui vẻ vô cùng.
Ngũ Mai sực nhớ năm trước cũng nhằm tiết này có đến cảnh chùa ấy du ngoạn và mãi võ , nay đến đây gặp dịp muốn qua đó chơi và mãi võ một lần nữa, bèn khiến Tiểu Đường và Tiểu Vân qua chốn ấy trước vài ngày đặng sửa soạn các món quân khí và bài trí một trăm lẻ tám độ mai huê cho sẳn.
Nguyên Tiễu Ðường là người có của, lại ái mộ võ nghệ Ngũ Mai, nên đã thọ giáo cùng người học luyện tinh thông , còn Ngũ Mai thấy Tiểu Ðường có lòng ái kính và khoản đãi, không so đo tiền bạc, nên đem lòng thương mến và đãi như tình sư hữu .
Nói về bà Ngũ Mai đi sau đến Tây pháo đài, xuống thuyền nhỏ thẳng đến Hải Tràng tự , khi thuyền đến nơi , liền lên bờ , thẳng vào chùa thì Tịnh Hải đại sư cùng các sư huynh đều bước ra cúi đầu tiếp rước một cách trọng hậu .
Bởi mấy người tăng chúng nầy có thọ giáo cùng người, nên ái kính dường ấy ; khi rước vào phương trượng thì Tịnh Hải thưa rằng :
- Tôi không dè sư bá giáng lâm , nên thất bề nghinh tiếp, xin miễn chấp.
Ngũ Mai đáp rằng :
- Ta đâu dám chấp nê điều ấy, nguyên ta vẫn nghĩ sư điệt thành tâm tu luyện ắt là cửa Phật hưng long, nên đến, trước mừng cho cháu, sau nhàn du mãi võ chơi, xin cháu chớ phiền ta nhiễu động, làm mất sự tịnh dưỡng an nhàn của cháu.
Hai đàng trò chuyện sơ qua rồi thẳng đến tòa tam bữu bái yết Như Lai xong xuôi, liền trở vào phương trượng trà nước thấm giọng một hồi, bèn cáo từ Tịnh Hải và các tăng nhơn, dời gót thẳng qua Già Lam điện, có Trí Đường hòa thượng ra nghinh tiếp rước vào.
Ngũ Mai ngước mặt xem thấy những công cuộc của mình đã bài trí từ từng lớp có thứ tự rất nên tề chỉnh, còn dưới đơn điện thì mai huê trang sắp đặt đường đi nước bước rất nên nhằm phép, trong lòng cả đẹp, khi xem rồi liền vào lạy tượng Quan phu tử lại cũng ra mắt Huề thượng xong việc , bèn cởi áo cà sa đi thẳng lên Nguyệt đài mà ngồi ngay chính giữa, bọn tả thì Tiểu Ðường cầm cây cửu tiết tiên bên hữu thì Tiểu Vân cây thiết lê côn, cả hai đứng hầu hai bên , kẻ du ngoạn đến chơi chốn ấy càng ngày càng đông.
Ðây nói về Hồng Hi Quan vốn là con nhà phú hậu, tánh ưa nhàn du hứng cảnh, nay gặp lúc Ðoan dương thì có ý muốn đi du sơn dạo thủy, nên mướn một chiếc thuyền với những bạn học xuống thuyền du hồ mà sang qua Hãi Tràng tự coi đua long thuyền giải muộn, nhưng còn chờ anh em Phương Thế Ngọc trở về viếng mẹ thăm cha rồi sẽ tương hội nhau mà đi.
Khi Hiếu Ngọc về thăm nhà xong xuôi liền dời gót đến Võ quán hội diện cùng chư huynh đệ , ai nấy đều mừng rỡ nhau , rồi vầy đoàn xuống thuyền thẳng chỉ qua Hải Tràng tự , khi đi dọc sông, chỉn thấy Châu giang rực rỡ , Việt Hải tốt tươi, ngóng xem tới trước phía Nam , gành bãi thấp cao, có ghe thuyền kị nữ đậu đó lều bêu , mỗi chiếc sơn phết vẻ vời rất nên đẹp mắt, cảnh tốt khoe tươi, trai xinh gái lịch, trống phách vang tai đờn ca đẹp dạ, làm cho lòng người mê mẩn, bởi vậy khiến xui cho kẻ sang giàu đản tánh mê đắm việc ăn chơi cho đến đổi táng gia bại sản.
Khi chư huynh đệ trải xem cuộc ấy, thì thuyền đã đến bến đò, ai nấy đều lên bờ thẳng vào chùa, rồi thích tình ai muốn đi chơi đâu thì đi.
Khi ấy Hồng Hi Quan và Ðồng Thiên Cân bước thẳng đến Già Lam điện, chợt thấy chính giữa có một cái Nguyệt đài trên có một bà ni cô ước chừng một trăm tuổi , hình dung vạm vở, cao lớn, đầu to mắt tròn, cặp nhãn tinh thần xem cất oai nghi, hai bên có hai người ni cô tuổi ước ba mươi, coi giống người thanh nhả tư văn, chẳng phải kẻ dỏng phu chi bột, Người bên kia cầm cây cửu tiết song tiên, còn người nọ thì cầm cây đơn đầu mộc côn, ai thấy cũng khiếp , song không biết có giỏi cùng chăng ?
Hai người đang bàn luận cùng nhau về việc ấy, xảy thấy bà ni cô đứng dậy ngó xuống đài, chắp tay xá một cái mà nói với những kẻ đến coi tại đó rằng :
- Nguyên trong quí cảnh này thường lệ vài năm thì tôi đến lập cuộc mai huê trang một trăm lẻ tám độ, và mười tám món khí giới để diễn võ , nay tôi có nghe trong qưới tĩnh nầy có nhiều đấng anh hùng, song tôi vô phước chưa gặp người địch thủ, xin chư vị ai có tài thì tỷ võ cùng hai người học trò tôi chơi cho biết thấp cao, như hơn chúng nó thì tôi xin thọ giáo.
Nói rồi liền khiến Tiểu Vân và Tiểu Ðường lộng côn và roi cho thiên hạ coi.
Tiểu Ðường vâng lịnh thầy, cầm cặp song tiên bước ra xá một cái mà nó với kẻ coi rằng :
- Nay vâng lời thầy tôi diễn đường song tiên cho chư vị xem chơi , xin chớ cười chê và miễn chấp .
Nói rồi day mình lại khoát hai tay ra, hai chơn liền nhảy thót qua bên đài mai huê trang dường như con lằn xanh đáp trên mặt nước, rồi vận động cặp cữu tiết thiết tiên tới lui có phép, ban đầu còn thấy dạng người, còn cặp thiết tiên múa nghe vùn vụt, đường thể giao long giởn sóng , giây lâu không thấy dạng, chỉ thấy lằn đi nháng sáng ra như bạc, khi múa đũ một trăm tám độ mai huê thì thấy một luồng trắng trắng đi cuồn cuộn, chổ cao chổ thấp giống tuồng mãnh hổ lộng phong, bởi phép roi tinh thục mới được như vậy.
Những khán giả khen la rát cổ .
Khi Tiểu Đường đi đường roi đũ rồi thì nhan sắc cũng như thường liền thâu roi bước lui về chổ củ.
Kế Tiểu Vân ra sức nhảy qua đài mai huê trang cất tiếng nói sơ rằng :
- Tôi xin diễn đường côn cho chư vị coi chơi cho thỏa chí.
Tay trái liền cầm chót đầu côn cất nổi lên đứng sựng coi nhẹ như cặm đứng lọn nhang , tay mặt thì đánh cấn vô cây côn mà côn cũng đứng tự nhiên không xiêu ngã, chỉ thấy lung lay rung từ đầu chí đuôi dường như gió động nhành dương , ai nấy thấy đều le lưỡi lắc đầu khen là người sức mạnh .
Khi ấy Tiểu Vân đưa côn ra đánh xuống một cái gần gảy rồi ra thế diễn côn, áng định bốn phía biến thành ra một trăm tám độ, ngó rất lẹ làng, xem ngọn côn lòa ra như một cái bát lớn, côn hươi như chong chóng trẻ chơi vì nghề đã giỏi lại sức mạnh nên khua động mà vẫn còn sức chẳng mỏi mệt, ai nấy đều khen rộ.
Đương lúc ấy Hồng Hi Quan thấy vậy làm thinh, chẳng dè Ðồng Thiên Cân tự thị tài năng, chờ Tiểu Vân thâu đường côn rồi, liền nhãy lên mai huê trang, hét lớn lên rằng :
- Ðồ xả rác ở đâu dám đến chốn nầy khoe khoang lỗ miệng coi thiên hạ vô nhơn, nói chẳng biết ta là Ðồng lão gia đây hay sao ?
Tiểu Vân nhìn thấy Ðồng Thiên Cân hình dạng cao lớn, lưng dài vai rộng, mình cao bảy thước, mặt tợ con cua, râu ria um sùm, tiếng nói oai khí, tay cầm hai món binh khí giống như lưỡi mác; bộ hăm hở muốn chém tới, tướng mạo oai phong, khi ấy Tiểu Vân trao côn cho Tiểu Ðường cầm rồi day lại mắng rằng :
- Sao mi vô lễ như vậy, nếu muốn tỷ võ cùng ta, thì phải ăn nói cho có lễ nghĩa, lẽ nào lại buông lời vô lễ như vậy, nay ngươi muốn tranh nghề cao thấp thì phải nói cái tên khốn của mi ra, đặng ta đưa về địa phũ cho rồi.
Ðồng thiên Cân nghe nói thêm giận, như lửa chế thêm dầu, liền đáp lại rằng :
- Vốn ta họ Ðồng tên Thiên Cân, tại Việt Ðông tỉnh thành đi lại chẳng kiêng, Nay mi gặp ta ắt đến số.
Tiểu Vân mĩm cười, liền ra miếng Cao thám mã.
Thiên Cân bèn dùng miếng Hắc hỗ tán tâm giải phá đánh tới.
Tiểu Vân thấy thế ấy rất nên dõng mãnh thì biết khí lực cao cường không dám diên trì, liền thâu miếng quyền trước lại mà biến ra miếng giải pháp gọi là : Quĩ vương phát phiến, hai tay đánh vải vô ngực Thiên Cân, Thiên Cân hoảng kinh lật đật né ra một bên, rồi day chơn đá Tiểu Vân.
Tiểu Vân tránh khỏi , hai đàng đối thủ cùng nhau như hổ đấu long tranh , những người coi đều ngó sững sốt .
Lúc ấy bà Ngũ Mai ngồi trên Nguyệt đài, thấy vọi học trò mình bộ yếu sức , lật đật nhãy thót lên mai huê trang can hai người ra mà nói rằng :
- Chớ khá động thủ nữa, để ta tỏ cho hai ngươi nghe.
Ðang lúc Thiên Cân thủ thắng, thình lình bị mụ lão ni ngăn trở, thì nổi xung nói rằng :
- Tao cho bây hùa nhau, tao chẳng sợ.
Khi Hồng Hi Quan thấy bà Ngũ Mai nhãy lên mai huê trang thì muốn nhãy theo mà binh, xảy nghe bà Ngũ Mai nói sự giảng hòa nên ngưng lại đặng coi tình hình ra thế nào.
Còn Tiểu Vân thấy thầy mình nhãy lên thì lui ra, đứng dẹp một bên đặng nghe phân đoán.
Còn Thiên Cân tuy là giận song bị Ngũ Mai ngăn trở, nên phải ngừng quờn lại nói rằng :
- Mụ vải già nầy có chuyện chi hãy nói cho mau, đặng ta ra tay đưa về địa phủ.
Ngũ Mai mĩm cười hỏi rằng :
- Chẳng hay ngươi danh tánh là chi, học với thầy nào pháp hiệu gì, khá tỏ cho ta biết ?
Thiên Cân mắng rằng :
- Vốn ta với ngươi không thân thích chi, lại cặn kẻ hỏi đến ngọn ngành, chẳng qua ngươi thấy học trò đánh không lại nên kiếm chước hỏi giả lã đặng giải huề đó chăng ?
Ngũ Mai nghe nói nổi xung nạt lớn lên rằng :
- Ngươi là đứa khốn kiếp, bất thức thời vụ, mở miệng khoe khoang, ngươi không rõ cái tay ta đây sát anh hùng hảo hớn vô số , hà huống chi ngươi là đồ xả rác, ta không nỡ ra tay tuyệt mạng nhà ngươi, vì ta đã tu hành từ thiện, bởi ta thấy ngươi dùng quờn khước đồng tông đồng phái với ta, sợ e rủi ro đánh nhau tuyệt mạng, ắt là xích mích bạn đồng môn, nên mới dùng lời tử tế hỏi cho phân minh, dầu ngươi muốn đối thủ cùng ta, thì ta sẽ ra tay.
Thiên Cân nổi xung cử qườn nhắm mặt Ngũ Mai đánh tới .
Ngũ Mai không giận .
Khi ấy Tiểu Vân muốn chống trả , song Ngũ Mai không cho , rồi lấy tay đở nhẹ nhẹ, vì lòng bất nhẫn hại người, nên dùng công phu sơ lược chống trả trong vài ba hiệp rồi trá bại như tuồng đánh không lại Thiên Cân.
Thiên Cân thấy vậy thừa thế mà đá.
Bà Ngũ Mai bèn dùng ba ngón tay bên hữu thọc nhẹ vô đùi, Thiên Cân đau quá chịu không nổi la tợ ác là, dường như dao búa chặt vào xương , nên hoảng kinh thót xuống mai huê trang , có Hồng Hi Quan chạy lại vịn, Thiên Cân rủ riệt tay chơn đi không được .
Ngũ Mai thấy vậy cười ré rồi ngồi lại chổ củ.
Khi ấy Hồng Hi Quan sai người cõng Đồng Thiên Cân xuống ghe xức thuốc , giây phút mấy người anh em bạn của Hồng Hi Quan đi chơi về bước xuống thuyền thấy vậy thì rõ căn do, liền nổi giận.
Lúc ấy Lý Cẩm Luân, Lương Á Tòng, Tạ Á Phước, Liễu Á Thắng và Đặng Thắng rủ nhau kéo đến Già Lam điện đặng báo cừu, thì thấy người ta coi tại chốn ấy vô số, song không ai dám tỷ thí , năm người anh hùng nầy ngước mặt lên thấy mai huê trang có chừng mười tám món quân khí, mỗi món xem rất nặng, thất là danh bất hư truyền ; lại thấy có bà ni cô còn ngồi xếp bằng lên ghế Nguyệt đài, hình dung cao lớn, bộ vững như núi Thái sơn, tinh thần khẳng khái , ai thấy cũng kinh.
Khi ấy Lý Cẩm Luân lòng gấp báo cừu, nên xô vẹt người ta chen vào đến trước Nguyệt đài cất tiếng lên mắng rằng :
- Ðồ quái gở , ở đâu dám đến đây làm thiệt hại cho chúng bạn ta, nay ta đến đây quyết giết đặng ngươi, thì mới đã nữ giận.
Ngũ Mai đang ngồi, xảy nghe tiếng thét vang tai, liền ngó xuống đài, thấy trong đám đông có vài người hảo hớn lướt xông đến trước.
Người thứ nhứt hình dạng khôi ngô, cổ cọp, lưng beo, mặt đỏ hồng hồng, tiếng nói rang rảng, quyết đến báo cừu, Ngũ Mai rõ biết tình hình liền đứng dậy nói rằng :
- Ngươi muốn tỷ võ thì phải nói tên ra đã.
Cẩm Luân bèn đáp rằng :
- Ta họ Lý tên Cẩm Luân đây, còn ngươi là vải tu hành, sao dám cả gan đánh sư đệ của ta dường ấy ?
Ngũ Mai nói :
- Ta là người tu hành thường năm hay đi đến tỉnh này lập cuộc mãi võ , có ý tầm kẽ anh hùng giao kết cùng nhau, chẳng dè sư đệ của ngươi tự thị, ngỡ là không ai đánh lại mình, thị thiên hạ vô nhơn, mở miệng nhiếc người, nên ta giận tạm dụng ba phần khí lực làm cho nó nhìn biết ta là người ta là người ra thể nào. Sau nữa là bõ thói hồ đồ, đừng có ăn quen khi dễ đến người ắt mang hại, ấy là tại em ngươi gây việc giận hờn chớ chẳng phải là tại ta , nay ngươi đến đây không biết đường tấn thối xúc phạm đến ta gây dữ tại ngươi , trong thế ngươi không muốn sống, nên mới tìm đường tử lộ .
Cẩm Luân nghe đến như lửa chế dầu, lại thêm bị chư huynh đệ nói đốc vô rằng :
- Sao không đập chết mụ vãi trọc đi cho rồi còn để nói dang ca làm chi vô ích.
Ngũ Mai nghe nói nổi gan bèn kêu mắng rằng :
- Bớ lủ khốn kia , dẫu bây có lên đài hùa nhau mà đánh với mụ, mụ cũng không kiêng.
Bọn anh hùng nấy nghe nói khó nổi dằn lòng, liền nhảy thót lên đài vây đánh .
Ngũ Mai dặn dò hai tên học trò của mình đứng dẹp một bên mà coi, để cho mình đương cự.
Dặn dò rồi liền nhảy lên Mai huê trang, còn bọn anh hùng cũng nhãy theo vây đánh.
Lúc ấy Tiểu Ðường, Tiểu Vân vâng lời thầy đứng xa mà ngó và dự bị phòng khi tiếp ứng, bèn nghĩ thầm rằng :
- Năm người ấy chắc đánh chẳng lại thầy mình đâu.
Còn những kẻ đến coi tại đó, thấy vậy thất kinh, nhưng may cho hai đàng dụng quờn đánh nhau tay không, tưởng ắt không đến bề tuyệt mạng.
Khi ấy năm người vây đánh bà Ngũ Mai rất nên dữ tợn, chống trả cùng nhau đã lâu thoi đá lẹ làng nhanh như chong chóng, coi đà chẳng kịp.
Trong giây phút nghe té xuống đài một cái đụi , ngó lại thì thấy Cẩm Luân bị đạp rớt xuống mai huê trang, còn bốn người kia liều mạng vây đánh chẳng chịu ngã lòng.
Ðây nói về ba anh em họ Phương là Hiếu Ngọc, Mỹ Ngọc, Thế Ngọc cùng Hồ Huệ Càng không hay biết chi hết, xảy nghe người nói lại liền lật đật xuống thuyền thăm Ðồng Thiên Cân, thấy Thiên Cân bị bịnh, bèn hỏi rõ nguồn cơn , liền nổi giận rủ nhau tuốt đến Già Lam điện tiếp ứng.
Khi đến nơi thì Lý Cẩm Luân vừa bị rơi xuống đất tức thì xúm nhau chạy lại nưng đở , rồi muốn tuốt lên đài, chẳng dè Phương Thế Ngọc lanh mắt liếc thấy đại sư bá là Ngũ Mai thì thất kinh hồn vía, liền cất tiếng kêu lớn lên rằng :
- Bớ chư huynh đệ, chớ nên động thủ, bà ấy là đại sư bá của chúng ta đó.
Bọn anh hùng nghe nói hoảng hồn, liền rủ nhau nhảy xuống đất quì mọp tại đó xin lỗi.
Ngũ Mai thấy vậy liền hạ đài đở mấy người ấy dậy mà tỏ rằng :
- Bọn bây lầm lổi không biết ta, nên la miễn tội cho đó ; còn sự nầy gây ra đây phải là tại ta , bởi lúc ban sơ ta có tra hỏi Ðồng Thiên Cân học tập võ nghệ ở đâu mà giống khuôn phép ta như vậy, nó không khứng nói ra lại buông lời nói xúc phạm đến già, nên sanh điều bất tiện cho nó, song thương tích ấy nó bị nhẹ không can hại đến gân cốt , còn các ngươi ăn học với ai, công phu được cụ toàn võ nghệ lắm vậy ? Các ngươi khá tỏ cho ta biết.
Thế Ngọc cúc cung thay lời thế mặt cho cha mẹ mình mà làm lễ lạy tạ nghĩa sư công.
Ngũ Mai chợt thấy Thế Ngọc thì đem lòng hoan hỉ vì bởi bình sanh ưa mến Thế Ngọc lắm , nay đã lâu ngày mới gặp nhau đây, liền đở dậy kéo lại đứng gần một bên tỏ những lời yêu dấu như vầy :
- Từ ngày bà dạy cháu luyện tập võ kinh, cách xa tính đà hai năm , nay cháu đã trưởng thành, diện mạo khôi ngô hơn trước rất nhiều ! Còn mẹ cháu mạnh giỏi thế nào, bây giờ cư trú nơi đâu ?
Thế Ngọc thưa rằng :
- Từ ngày mẹ con tôi theo cha tôi qua Nam kinh trở về , thì chư ngụ tôi tĩnh này và giúp Hồ Huệ Càng đánh Cơ Phòng, trả thù cho cha, khi ấy Cơ Phòng viện ba người học trò của tam sư thúc hạ san. Ba người chẳng tưởng nghĩa đồng đạo cùng nhau , tưởng bạc tiền là hơn , xem người dưng là trọng, thị kẻ đồng môn như thù nghịch , nên bị Huệ Càng sát hại, gây ra việc oan gịa, nên tôi e tam sư thúc ắt sẽ không dung. Còn bọn tôi đây là học trò Thiếu Lâm tự , thọ giáo cùng nhị sư bá là Chí Thiện thiền sư.
Khi Thế Ngọc thưa nhón ít lời, thì thiên hạ mới nay là một nhà với nhau mà ra , nên không cần gì ở đó coi nữa, liền rủ lần nhau ra về .
Còn Tiểu Vân, Triểu Đường bứoc đến trước, ra mắt cùng bọn học trò Thiếu Lâm tự , Ngũ Mai khiến Tiểu Vân lấy ra vài hườn thuốc ở trong rương , là thuốc của mình chế luyện trị về bịnh bị té, bị đánh gọi là "Hườn hồn như ý đơn" trao lại cho Phương Thế Ngọc đem xuống ghe trị bịnh Ðồng Thiên Cân, Lý Cẩm Luân.
Thế Ngọc vâng theo lời dạy lập tức chạy riết xuống thuyền cho hai người ấy uống, trong giây lát mạnh lại như cũ .
Thế Ngọc bèn thuật lại đầu đuôi cho hai người nghe ; hai người thất kinh, vì bởi sực nhớ lại lời thầy mình đã có nói rằng : công phu võ nghệ của đại sư bá giỏi hơn thầy mình. Nay thuốc uống nầy chế luyện càng hiệu nghiệm hơn thuốc của bọn ta nhiều lắm .
Khen rồi dắt nhau đến Già Lam điện ra mắt lạy tạ Ngũ Mai về sự làm ơn cho thuôc.
Ngũ Mai đở dậy, mời ngồi hai bên trà nước , chuyện vãn một hồi, rồi bọn anh hùng đứng đậy hết lòng mời thĩnh Ngũ Mai xuống thuyền trở về võ quán thết đải, mà tỏ sự hiếu kính của mình.
Ngũ Mai thấy bọn hào kiệt nầy; mọi người đều vạm vở khôi ngô, oai phuông lẫm lẫm , như hổ , như long thì có lòng mừng, bèn nhậm lời mời thỉnh, liền khiến Tiểu Vân tém dẹp các đồ quân khí , thâu tóm võ trường, chĩnh bị vềt liệu tùy thân, từ biệt Hải Tràng tự , từ giã đạo hữu, sư huynh , sư điệt, liền hiệp với bọn hào kiệt Thiếu Lâm thẳng chĩ xuống thuyền .
Ngày ấy Ngũ Mai không dùng đồ mặn, cho nên Hồng Hi Quan phải khiến người cần cấp dọn tiệc chay thết đãi .
Bọn thấy trò ngồi dự tiệc bàn giữa còn chư huynh đệ Thiếu Lâm thì ngồi hai bên luân phiên rót rượu khuyên mời, ngày ấy du thuyền tại Hải châu , tinh đình thã trôi theo giòng nước, ăn chơi du ngoạn, một là xem long thuyền đưa bơi mặt nước, hai là coi sơn thủy giải buồn. Tuy bà Ngũ Mai hằng năm đều có đến Dương thành , song chẳng có lần nào du ngọan cao hứng như ngày nay, cho nên thầy trò nương dịp vầy đoàn , hoan lạc đồng tình bã trản vui say .
Khi rượu đã xoàng xoàng thì Ngũ Mai hỏi chúng sư điệt rằng :
- Khi tại Già Lam điện có thiên hạ đông, ta không có hỏi thăm về bọn ngươi làm sao sanh ra cừu oán với học trò của tam sư thúc ? Vã chăng nó với bọn ta là người đồng môn, sao chẳng tưởng tình nhau, nở lòng nào giết tuyệt mạng người chẳng kiêng phép nước hay sao ? Vậy bọn bây khá tỏ hết tính hình cho ta biết ai phải ai quấy, phòng khi tam sư thúc đến báo cừu thì có ta khuyên giải, vì Tam sư thúc hiệu là Bát tý na tra vốn người rất nên dữ tợn, bọn bây há chẳng biết hay sao ?
Bọn anh hùng nghe mấy lời Ngũ Mai nói thì cả mừng bèn thưa rằng :
- Nay đại sư bá có lòng chiếu cố thương đến bọn tôi thi ơn kia đức nọ ví tày trời, nghĩa nặng ân dày tợ núi .
Lúc ấy Hồ Huệ Càng rơi lụy khóc ròng, bèn bước lại quì một bên bà Ngũ Mai thưa rằng :
- Nay kẽ đệ tử bị kẻ sát phụ oán cừu, may nhờ chư huynh đệ giải cứu, nay khỏi họa đoan, xin sư bá mở lượng từ bi cứu đệ tử một phen, ơn ấy ngàn đời khắc cốt ghi tâm.
Ngũ Mai đở đậy nói rằng :
- Chớ nên khóc lóc , hãy tỏ sự oán cừu cho ta nghe cặn kẻ , ta sẽ toan tính cho ngươi .
Huệ Càng bèn tố trần về việc ngày trước Cơ Phòng đánh chết cha mình, sau nữa gần tuyệt mạng đến mình , may nhờ anh em Thế Ngọc giải cứu đem thẳng lên chùa Thiếu Lâm tự học nghề cùng Chí Thiện thiền sư vừa được đôi năm , song bởi gấp việc báo cừu cho cha, mới lén trốn về.
Lại nói rằng :
- Thầy tôi sợ tôi có sơ sẩy làm nhục đến thầy tôi , nên thầy tôi sai chư huynh đệ hạ san tương trợ. Ðến sau bọn Cơ Phòng viết trường hồng (thiệp đỏ) thĩnh Ngưu Hóa Giao, Lữ Anh Bố, Lôi Ðại Bàng đến tuyệt hại mạng tôi, song nhờ chư huynh đệ ám trợ nên mới thành công. Nay tôi nghe Cẩm Luân đường đem trọng lễ lên Võ Ðương sơn cầu khẩn Bát Tý Na Tra , nếu người đến đây thì ắt là mạng tôi hưu hĩ , nhưng mà thân nầy đâu quán tử sanh, ngặt vì mẹ tôi già cả tuổi đã tám mươi không người phụng dưởng, xin đại sư bá thi ân , đoái thương niềm đệ tử, cứu mạng một phen, ơn ấy tôi đâu dám phụ.
Ngũ Mai nghe qua liền gặt đầu thở ra vào khen rằng :
- Lòng ngươi chí hiếu , lập chí báo cừu chẳng nài sống thác , thiệt nên trang chí khí . Vậy thì ta phải ở nán lại đây khuyên giải cho ngươi , như hậu nhựt có gặp tam sư thúc, thì phải thành lòng thĩnh tội, ngươi chớ tự thị dõng cường, hãy xuống nước nhỏ , tiên lễ hậu binh , thì ta sẽ bày phân giải nạn cho .
Bọn hào kiệt nghe nói cả mừng ; lúc ấy trời vừa tối thì thuyền đà vừa đến bến Tây pháo đài, xúm nhau đưa thầy trò Ngũ Mai đến Long Khánh am rồi mới dắt nhau trở về đến võ quán.
Qua rạng ngày bọn anh hùng đem ba cái kiệu đến Long Khánh am rước thầy trò Ngũ Mai đến Quang Hiếu tự bái yết phật Như Lai xong rồi, đàm đạo với nhau trong giây lát, liền cáo từ thẳng qua võ quán, khi đến nơi chúng anh hùng tiếp rước một cách trọng kính và cầu xin chỉ điễm quờn khước công phu .
Ngũ Mai nhậm lời tận tâm truyền dạy các miếng bí yếu .
Lúc ấy vợ chồng họ Miêu đặng tin Ngũ Mai ở tại Quang Hiếu tự, liền đến ra mắt lạy tạ ơn người tháp cứu năm trước .
Từ ấy bà Ngũ Mai ở đó , ban ngày dạy dỗ võ kinh, tối lại về am mà nghĩ .
Nói về Bát tý na tra Phùng Ðạo Ðức vừa đến Dương thành, ngồi kiệu thẳng đến hội quán Cẩm Luân đường, thì bọn nầy ra cung nghinh rước vào xúm nhau lạy tạ, liền bày tiệc kính dâng, khi ấy Phùng Ðạo Ðức khiến ngươi lập tức viết trường hồng đưa đến Quang Hiếu tự và Tây Thiền tự tỏ cho Huệ Càng hay đặng đến nạp mạng ; khi trường hồng đừ nơi bọn anh hùng thất kinh .
Ngày ấy Ngũ Mai chưa đến võ quán , còn Huệ Càng mắc ở Tây Thiền tự luyện tập học trò của mình.
Bởi vậy , Lý Cẩm Luân nhóm chư huynh đệ lại thuong nghị cũng nhau rằng :
- Bọn ta khá mau đến Cẩm Luân đường trước là chịu tội, sau nữa dọ thám tình ý tam sư thúc dường nào, rồi sẽ toan tính .
Ai nấy đều ưng ý, mới rũ nhau kéo đến đó cậy người giử cửa vào thưa giùm, nói rằng :
- Bọn Thiếu lâm tự đến thỉnh tội cùng tam sư thúc.
Phùng Ðạo Ðức còn đang uống rượu, xãy nghe nói làm vậy liền khiến người đòi vào .
Bọn anh hùng nghe đòi thì Lý Câm Luân làm đầu đảng, dẫn nhau kéo rốc vào ra mắt lạy tạ .
Phùng Ðạo Ðức liền hỏi rằng :
- Trong bọn bây đứa nào tên là Hồ Huệ Càng, dám cả gan hảm hại kẻ đồ đệ của ta, nay lại đến đây ra mắt ta là ý gì ?
Cẩm Luân thưa rằng :
- Huệ Càng đã trở về Tân Hội không có ở chốn nầy, nay bọn tôi nghe sư thúc đến đây, trước là viếng thăm, sau cam chịu tội. Còn về việc đánh chết Hóa Giao, Anh Bố và Ðại Bàng , thì bọn tôi vô can , vậy xin sư thúc mở lòng từ bi, tưởng niềm đồng đạo với thầy tôi, nhiêu thứ cho bọn tôi một phen, ơn ấy ngàn đời muôn kiếp không quên.
Phùng Ðạo Ðức nạt lớn và mắng rằng :
- Bọn bây là đồ súc sanh, hùa nhau ám trợ Huệ Càng, tuyệt mạng đồ đệ của ta, lại còn đến đây xảo ngữ , ngoa ngôn, phải bây tưởng ta là sư thúc, thì đâu nỡ hại môn đệ của ta, bây khá mau trỡ về kêu Huệ Càng đến Nguyệt đài nạp mang ; lời tục có nói ráng : Giết người thường mạng, vay phải có lời, điều ấy là lẽ thường, có khó chi đâu.
Phùng Ðạo Ðức mắng cho một hơi, ai nấy ngậm câm mà chịu không chổ trả lời, mắc cở lui ra thương nghị cùng nhau rằng :
- Sự nầy liên họa tới bọn ta, ắt là không xong, vậy chúng ta phải mau mau đến cầu đại sư bá thiết kế giải cứu mới xong cho.
Tính rồi lập tức thẳng đến Long Khánh am.
Khi bọn anh hùng về rồi, thì Bạch An Phước là người của phe Cam Luân đường bẩm cùng Phùng Ðạo Ðức rằng :
- Huệ Càng ở tại Tây Thiền tự chớ chưa về Tân hội, bởi sợ thầy nên ẩn mặt chốn ấy, ắt là chẳng dám đến Nguyệt đài tỷ võ, chi bằng bọn tôi dẫn thầy đến đó bắt nó đập chết mà trả cừu cho xong việc.
Ai nấy nghe qua đều khen là lời nói có lý.
Ðạo Ðức bèn y theo lời An Phước, liền biểu An Phước dẫn đưong và dắt Ngưu Cường theo mình thẳng đến Tây Thiền tự gặp Hồ Huệ Càng đang ở tại Võ quán dạy học trò.
Huệ Cang liếc mắt xem thấy An Phước dẫn một ông đạo sĩ đến cửa thì trong lòng nghi quyết ông ấy là Bát Tý Na Tra lật đật bước xuống thềm nghinh tiếp và thưa rằng :
- Ông có phải la tam sư thúc chăng ? Kẻ đệ tử tiếp rước trì diên, cúi xin sư thúc miễn tội .
Hỏi rồi quì móp xuống đất:
- Ðạo Ðức thầy Huệ Càng thì trong lòng sùng sục như hỏa thiêu tâm , muốn xáng xuống một quờn cho chết thì mới vừa lòng, song thấy tình hình Huê Càng cúc cung quì móp làm vậy thì giảm bớt nỗi hờn, và không đành ra tay độc thủ, nhưng không nguôi nổi oan cừu, bèn nạt lớn lên mắng rằng :
- Ðồ súc sanh, ai là tình sư thúc của mi, mà mi hòng gọi sư thúc, chớ như ngươi sớm biết ta là nghĩa sư thúc cùng ngươi, thì ngươi chảng nỡ ra tay độc thũ hảm hại đồ đệ của ta, nay ta đến đây tìm ngươi mà trả hận ngày xưa, như ngươi có giỏi thì chờ dậy đương cự cùng ta, chớ đừng có làm bộ cúm núm, xão ngử ngoa ngôn mà dối trá với ta .
Nói rồi liền nhãy a lại đạp Huệ Càng.
Huệ Càng trớ qua một bên liền cất tiếng thưa rằng :
- Xin sư thúc bớt cơn lôi đình, dung cho đệ tử trần thiết một lời , dầu có chết cũng cam bụng chịu .
Ðạo Ðức mắng rằng :
- Mi là đó nghiệt chướng, oan cừu ví tợ đất trời, sông biển rửa hờn đà chẳng sạch; dầu ngươi nói xuôi như nước đổ , ngôn ngử tợ gỡ thoi, ta cũng chẳng đem vào lòng vào dạ chút nào .
Huệ Càng cáo nài rằng :
- Vã chăng tiền nhựt Ngưu Hóa Giao tham tiền bạc của Cẩm Luân đưòng, tự thị bản lảnh cao cường , ra sức gánh vác việc của người dưng, chẳng tưởng niềm đồng đạo cùng nhau, khi thị tôi chẳng ra gì, tôi cũng đã hết lời khẩn cầu khuyên giải , bởi sợ đồng môn đạo hửu xích mích cùng nhau, song Hóa Giao tưởng tiền bạc là hơn, không kể lời trái phải, muốn kết việc sanh tử cùng tôi, cực chẳng đã phải tỷ võ cùng nhau, dầu chí thân cốt nhục đâu dám nhiêu dung, bởi do tại viết trường hồng mà loan thệ, ai chết nấy chịu, cố ý sát hại tôi cho tuyệt mạng, nên tôi phải gắng gượng chống đương rủi lỡ tay đánh chết Hóa Giao, chẳng khác nào cởi cọp lỡ vời , thế bất đắc dĩ mới ra cớ ấy .Ðến sau Anh Bố và Ðại Bàng quyết tình báo cừu muốn giết tôi mà trã hận , lúc ấy mạng tôi như sợi chỉ mành, nhờ trời ủng hộ nên mới được toàn thân , nay ba vị sư huynh táng mạng thì tội tôi trọng đại như thiên xin sư thúc mở lượng từ bi rộng dung đệ tử.
Phùng Ðạo Ðức không thèm đem vào tai chút nào, lộng quờn đánh tới như mưa bấc, chơn đá tưng bừng, quyết tình hại Huệ Càng cho đã nư giận , song Huệ Càng sớm biết, nên sẳn ý đề phòng , túng thế phải gắng sức chống trả đánh lại trong mười hiệp có dư, thì Phùng Ðạo Ðức thầm nghĩ rằng :
- Thằng nầy thiệt giỏi, các miếng võ nghệ luyện rất tinh thông, hèn chi ba tên học trò mình chết cũng phải .
Khi ấy Ðạo Ðức giả tuồng sơ sẩy dẫn dụ Huệ Càng , liền biến ra một đường quờn rất hiễm nghèo. Miếng ấy gọi là: Tạo thiết giáp thủ, đánh xuống gảy lọi tay trái Huệ Càng .
Huệ Càng chịu không nổi hoảng kinh ôm cánh tay gảy chạy dài.
Bạch An Phước đón lại, bị Huệ Càng đá cho một đá , té ngửa lăn bò.
Ngưu Cường thấy Huệ Càng bị trọng thương mà còn dỏng mạnh dường ấy, nên không dám đón lại, sọ e bị bịnh như Bạch An Phưóc.
Còn Phùng Ðạo Ðức thì rượt riết theo Huệ Càng .
Huệ Càng hoãng kinh đâm đầu chạy bất kể đường xá, khi chạy đến Thuận mẫu kiều thì Ðạo Ðức rượt theo gần kịp, coi vọi rất nên nguy cấp .
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Càn Long Du Giang Nam.