Chương 21: Hồi 21


Số từ: 5622
Nguồn: NXB Văn Học
Nói về Cao Thiên Tứ và Châu Nhựt Thanh đi du ngoạn nơi Quan âm sơn mấy ngày, trải xem phong cảnh nơi mấy chổ vui , ngày ấy nghe dân đồn rằng :
- Quan binh đánh với bọn Ngưu đầu sơn mấy trận mà đánh không lại, binh chết hết nhiều .
Thiên tử bèn dắt Nhựt thanh trở về nhà Trương Ðình Hoài ; đi đến nữa đường vừa gặp hai viên Thủ bị thâu binh về thành.
Khu Trấn Oai biết là Thiên tử, bên quì xuống tâu rằng :
- Từ tôi về Kinh dẩn kiến biết đặng hình dung, sau lãnh chức ra tùng sự tại Giang Nam đã hai năm rồi, không hay Thánh giá hạnh lâm, thấy việc bảo hộ, tội đáng muôn thác.
Nói rồi lại đem việc đi đánh Ngưu Ðầu sơn và Hiệp trấn Huỳnh Ðắc Thắng chẳng nghe lời phải, đến đổi bại binh và tử trận , mà tâu hết một hồi.
Thiên tử nói với Khu Trấn Oai rằng :
- Ngươi dụng binh rất có thao lược trẫm biết đã lâu, nay trẫm phong cho ngươi làm chức Hiệp trấn thế cho Huỳnh Ðắc Thắng, La Ðại Quan thì làm chức Ðô ti ; còn việc Ngưu đầu sơn hoặc phát binh chinh tiện, hoặc khiến tướng chiêu hàng, thì phải chờ có lịnh chỉ của trẫm ra rồi sẽ thi hành ; hai người trở về huấn luyện binh mã , nay phải tạm bải binh cho sanh linh khởi bị nơi đồ thán ; trẫm với Nhựt Thanh còn qua Dương châu dạo chơi; bọn ngươi chớ khá thinh dương, và cũng chẳng cần chi hộ tống.
Hai người quì lạy đưa đi, Thiên tử đi rồi mới đứng dậy dẫn binh vào thành, vào ra mắt Trần niết đài đem việc Huỳnh hiệp trấn chẳng nghe lời phải đến đổi bại binh và tử trận, bẩm hết một hồi , rồi lại nói rằng :
- Khi anh em tôi về đến nữa đàng, vừa gặp thánh thượng, may nhờ lúc tôi về Kinh dẫn kiến, cho nên mới biết đặng thánh dung, tôi bèn quì xuống bên đường thỉnh tội, Thánh thượng liền phong cho tôi làm chức Thụ lý Hiệp trấn, còn La thủ bị thì làm Thụ lý đô ti, người lại dặn dò chớ nên thinh dương cho ai biết , còn việc Ngưu đầu sơn thì phải dẹp lại đó, chẳng bao lâu có thánh chỉ đến đây, rồi sẽ thi hành .
Trâu niết đài nói :
- Vậy thì Khu hiệp trấn và La đô ti hãy về nha mà nghĩ chờ cho thánh chỉ ra đây sẽ hay.
Hai người từ tạ lui ra, ai về nhà nấy.
Ngày ấy quan Tuần phủ Giang Tô là Trang Hữu Cung tiếp đặng một tờ mật chỉ dạy đem bọn giặc Ngưu đầu sơn và Thái hồ phân tán ra, cho về theo nông nghiệp, còn những mấy tay tướng tài, võ nghệ siêu quần, thì soạn danh mả cử dụng.
Trang Hữu Cung liền tuân chỉ thi hành, bèn đem bọn Trương Ðình Hoài, Dương Xuân, Triệu Phương Khánh, Phùng Trung , Trần Phiêu , Nhiệm Thiên, Châu Giang, Hồ Thanh Sơn, và Trương Văn Chiêu, đẳng đẳng thảy đều bảo cử.
Nói về thiên tử và Châu Nhựt Thanh qua đến Dương châu, nơi dọc đường gặp một ông già, đầu bạc mà tác còn trẻ, sau lưng thì có quảy một tấm bãng để bốn chữ rằng " Tướng pháp như thần " (coi tướng như thần).
Ông già ấy xem thấy thiên tử bèn dừng chơn lại nói rằng :
- Chẳng hay quí khách đi đâu, hoặc là tìm anh em bạn chăng ? Trời đã tối rồi sao chưa vào tiệm mà nghĩ ?
Thiên tử đáp rằng :
- Tôi đi tìm bạn mà chưa gặp, còn ông nầy tấm bảng sao dám đề bốn chữ : "Tướng pháp như thần" , hay là khoe miệng mà chơi chăng, nếu như thiệt ông xem tướng giỏi, thì ông xem thử tướng tôi đây coi ra thể nào ?
Ông già nói :
- Vậy thì vào tiệm mà nghĩ, rồi thủng thẳng tôi sẽ coi cho.
Rồi đó ba người đồng hiệp nhau, qua khỏi Tiểu giáo trường; trở qua phía Nam môn, tìm nào một tiệm, hiệu là Lý gia điếm, chọn một phòng sạch sẻ , vào ngồi nghĩ ngơi .
Ông già bèn nói rằng :
- Phàm xem tướng mà luận việc sang hèn thì tại nơi xương thịt, còn mạng nếu thì tại nơi dung sắc , nên hư thì tại nơi quyết đoán , lấy đó mà xét ra, thì ngôn điều không sai một.
Thiên tử nói :
- Tiên sanh xem tướng tôi thể nào ?
Ông già nói :
- Xem ông nơi mặt thì trên bực công hầu , xem ông nơi lưng, thì sang không biết đâu mà nói.
Thiên tử lại hỏi :
- Tuy vậy là thể nào ?
Ông già nói :
- Ông là mày rồng mắt phụng , tướng mạo khác thường, tôi đoán chắc tướng ông là Thiên tử.
Thiên tử nói :
- Nếu ông coi như vậy thì không linh nghiệm rồi ; tôi là người ở tĩnh Trực Lệ, vốn là lái buôn, nếu tiên sanh nói vậy chẳng là sai lầm.
Ông già nói :
- Nếu ông quả là dân bình thường thì tôi phải đập bể tấm bảng của tôi đi, quyết không biết tiếc ; ông xưa rày đã bị nhiều phen hung hiểm, mạng lớn trùng trùng ; may nhờ có tả phụ hữu bật, cho nên nguy mà lại an, hiện bây giờ đây thì ấn đường sáng sủa, dữ đi lành tới, rất mừng, rất mừng.
Nói rồi bèn day lại coi tướng Nhựt Thanh, coi rồi lại nói rằng :
- Cậu nầy mi thanh mục tú, tuổi nhỏ mà đã đắc rồi , lại thêm hai bên ấn đường cũng là sáng suốt , ắt có sự mừng gần tới, nội ngày nay chắc gặp tin hôn nhơn.
Thiên tử cười ngất lên rằng :
- Hai cha con tôi đang lúc giữa đường, có lẻ đâu gặp cuộc ấy , ông khéo nói lếu thì thôi.
Ông già nói :
- Nếu như vậy thì tôi coi sao đặng.
Nói rồi liền bỏ ra đi, chẳng thèm từ biệt chi hết .
Nguyên ông già nầy là Lữ Thuần Dương lão tổ, vì thấy Thiên tử ghe phen gặp nạn, nên giả đến chĩ điểm một phen.
Khi ông già ấy đi rồi, Thiên tử bèn nghĩ rằng :
- Ông già nầy không phải là người thường, công việc của ta ông đã biết hết, ông lại nói nội ngày nay sẽ có tin hôn nhơn, để ta coi quả có hay chăng ?
Khi chủ tiệm là Lý Thái Công đem cơm vào phòng, rồi lại nói rằng :
- Cách đây chừng năm dặm có một nhà họ Sài, Sài viên ngoại lại có một người con gái đương kén chồng, va ra đề thơ như ai làm đặng thì va gã con cho, nhị vị khách quan sao không đến đó làm thử chơi, hoặc may đặng cũng không biết chừng ; đến ngày rằm tháng nầy thì khai cuộc.
Thiên tử nghe nói bèn đáp rằng :
- Vậy thì đến kỳ tôi cũng đi coi chơi.
Qua đến ngày rằm , Thiên tử bèn dắt Châu Nhựt Thanh tìm đến Sài gia trang, quả thấy lầu cao rực rở, những trai tơ tựu đến đông dầy .
Lúc ấy Thể Loan tiểu thơ, tuổi vừa mười tám, môi son má phấn, mắt phụng mày ngài, hình dung bế nguyệt tu hoa, nhan sắc ngư trầm lạc nhạn.
Ngày nọ vâng mạng cha lên chổ thể lầu ra một câu đối, trao cho a hườn đem xuống nói với mấy vị thi ông rằng :
- Nay Tiểu thơ tôi ra một câu đối này, trong liệt vị như ai đối cho thông, ngâm cho thông, thì đặng chiêu thân.
Ai này đều lấy câu đối ấy xem.
Câu đối như vầy :
Bạch diện thơ sanh, trong bụng không tài đừng tưởng quí.
Lúc ấy ai nấy đều cúi đầu suy nghĩ , song chẳng ai đối cho đặng thông.
Thiên tử thấy vậy mỉm cười, bèn dạy Nhựt Thanh rằng :
- Hồng nhan nữ tữ , bên hông có vật ngạo anh hiền.
Nhựt Thanh bèn lấy viết viết ra, rồi trao cho a huờn đem dưng cho Tiểu thơ.
Tiểu thơ xem thấy cả mừng, bỗng nhiên thấy có một con thiềm thừ nhãy trên mặt đất, Tiểu thơ bèn rút cây trâm đâm chết , rồi khiến a huờn đem ra dâng cho mấy vị thi ông, xin lấy đó làm đề , mỗi người đều làm một bài thơ, ai nấy cũng làm chưa đặng.
Thiên tử làm thế cho Nhựt Thanh một bài tứ tuyệt như vầy :
Thiềm thừ vật nọ hởi đi đâu
Nên nổi trâm kia xắn trúng đầu
Vì bởi khi xưa ăn giả nguyệt
Ngày nay nàng Tố báo oan cừu.
Nhựt Thanh liền viết ra rồi giao cho a huờn đem dâng cho Tiểu thơ.
Tiểu thơ ngâm tụng một hồi rồi khen rằng :
- Thiệt quả là tài tử.
Liền khiến a huờn đem dâng cho Viên ngoại xem, rồi trở về phòng .
Còn mấy vị kia thấy tiểu thơ chấm lấy bài thơ của Nhựt Thanh rồi thì biết mình không có phận, nên dắt nhau về hết.
Khi Viên ngoại xem rồi bèn hỏi a huờn rằng :
- Bài thơ nầy cô mi chấm đậu thứ nhứt hay sao ?
A huờn thưa :
- Phải.
Viên ngoại bèn cho thĩnh Thiên tử và Nhựt Thanh vào đến thính đường, phân ngôi chủ khách mời ngồi , rồi hh gia đồng dọn trà thết đải.
Trà nước xong rồi, Viên ngoại bèn hỏi rằng :
- Chẳng hay nhơn huynh tên họ là chi, người ở xứ nào, xin nói cho tôi biết. Nay con gái tôi có phước đặng sánh với hiền lang , thiệt là hay lắm.
Thiên tử đáp :
- Tôi là người ở kinh đô , họ Cao tên Thiên Tứ , con nuôi tôi là Châu Nhựt Thanh, học hành còn thưa thớt, may đặng chọn vào làm rễ , tôi cũng hổ thầm, nay mong ơn Viên ngoại chẳng bỏ . Vậy thì tôi phải chọn ngày nạp sánh lễ cho con tôi .
Nói rồi liền từ biệt Sài viên ngoại, dắt Nhựt Thanh trở về chổ ngụ, lấy tiền ra trao cho chủ tiệm , cậy vào thành mua giùm những bánh trái và các lễ vật , rồi cho người khiêng đến Sài gia trang .
Sài viên ngoại tiếp đặng lễ vật rồi, liền khiến gia đinh bày tiệc mời hết bà con họ hàng đến vui vầy một tiệc , ăn uống đến khuya mới tan .
Cách chừng năm ngày đã đến giai kỳ, Thiên tử bèn sắm vật làm lễ thân nghinh, mướn người khiêng đi vì khiến Nhựt Thanh đưa lễ vật qua nhà Sài viên ngoại rồi nội đêm ấy làm lễ thành hôn.
Vợ chồng bèn lạy trời đất, lạy Viên ngoại rồi dắt nhau vào chốn động phòng ; a huờn đã dọn tiệc huê chúc trong phòng sẳn rồi.
Hai người bèn đâu chén uống với nhau, gọi là giao bôi.
Xong rồi tiểu thơ lại nói với Nhựt Thanh rằng :
- Tôi xin ra một câu đối nữa, như chàng đối đặng thông thì mới đặng bắt tay.
Nhựt Thanh nói :
- Nàng muốn ra câu chi thì ra đi.
Tiểu thơ liền viết ra một câu đối như vầy :
Hảo mạo hão tài chơn khã ái.
Châu Nhựt Thanh ngẫm nghĩ một hồi, rồi đối lại rằng :
Đồng khâm đồng chẩm mạc hiềm bần.
Thích nghĩa ra nôm như vầy :
Tốt mạo tốt tài nên đáng kính.
Chung mền chung gối chớ chê nghèo.
Thể Loan tiểu thơ xem rồi khen rằng :
- Thiệt rỏ ràng là bực tài lang .
Nói rồi hai người bèn thay đổi y phục mà vầy cuộc gió trăng với nhau ; đêm ấy loan điên phụng đảo vui chẳng hay cùng , vả lại trong đời có đêm nào vui cho bằng đêm động phòng huê chúc, ấy là lẻ thường, ai ai cũng biết . Sáng ra bửa sau, hai vợ chồng đều thức dậy rửa mặt mày xong rồi, bèn dắt nhau ra lạy Viên ngoại.
Viên ngoại nói với Nhựt Thanh rằng :
- Hiền tế tài cao bắc đẩu, thi phú đều hay, con gái lão mà đặng sánh đôi, thiệt là may lắm.
Nhựt Thanh nói :
- Tiểu tế tài thường, nhạc gia khen chi quá.
Viên ngoại lại hỏi :
- Chẳng hãy mấy bửa rày tôn đại nhơn ở ngụ tại đâu ?
Nhựt Thanh nói :
- Cha tôi ngụ tại tiệm Lý gia.
Viên ngoại nói :
- Nay đã thành sui gia rồi, nhà nầy cũng rộng rãi ; vậy thì thĩnh lịnh tôn về đây mà ở , chẳng là tiện hơn, lại hôm sớm đặng chuyện vản với nhau, chẳng hay hiền tế ý ra thể nào ?
Nhựt Thanh nói :
- Mong ơn nhạc phụ có lòng như vậy . Xin để tôi bẩm lại với cha tôi. Như người đẹp ý thì tôi sẽ mướn người đem đồ hành lý về đây .
Nói rồi liền trở vào phòng nói lại cho Tiểu thơ hay .
Tiểu thơ cả mừng nói rằng :
- Nếu cha chịu về đây thì tôi đặng cung phụng hôm sớm cho trọn đạo dâu con , mà rồi lang quân cũng đặng thần tỉnh mộ khang, cha con gần gũi, vậy thì lang quân hay đi đi .
Nhựt Thanh nhơn thấy cha vợ và vợ thảy đều một ý, liền qua tiệm Lý gia, vào ra mắt Thiên tử rồi nói rằng :
- Nay cha vợ và vợ tôi thấy cha ở tại tiệm một mình, e không người cung phụng, nên sai tôi về đây rước cha qua đó ở, vậy thì xin cha sắm sửa đi theo tôi .
Nguyên vì Thiên tử thấy vắng Nhựt Thanh thì buồn , nay thấy Nhựt Thanh về rước thì mầng vui chẳng xiết, liền sắm sửa hành lý, mướn người khiêng đi theo Nhựt Thanh qua Sài gia trang mà ở .
Khi về đến nơi, Nhựt Thanh chạy vào báo trước.
Sài viên ngoại cả mầng, chạy ra nghinh tiếp, vào đến trung đường , phân ngôi chủ khách ngồi .
Thiên tử bèn nói rằng :
- Mong ơn Viên ngoại chẳng bỏ nên tôi phải đến đây, chớ thiệt lòng tôi còn ngại .
Viên ngoại nói :
- Nay đã là sui gia với nhau rồi còn ngại ngùng làm chi .
Nói rồi liền khiến gia dinh quét dọn một phòng phía bên Ðông thính cho sạch sẽ cho ông sui nghỉ ngơi .
Từ ấy Thiên tử ngụ lại Sài gia trang, ngày thì đi du ngoạn các nơi, tối lại trở về mà nghĩ, hoặc ngâm thi vịnh phú , hoặc uống rượu đánh cờ chơi, lần hồi ngày tháng như thoi đưa, ở đó đã hơn vài tháng.
Lúc ấy nhằm sơ tuần tháng tư , cảnh sắc đượm nhuần, Thiên tử với Nhựt Thanh dắt nhau dạo chơi, đi đến Mã vương miễu , xem thấy miễu võ rộng rải, thiên hạ tới lui đông đảo , những kẻ buôn bán bánh hàng, và thầy bán thuốc, thầy tướng cùng thầy coi quẻ cũng đông ; bước vaò cửa thứ hai, laị thấy có người đang ngồi nói chuyện, Thiên tử và Nhựt Thanh dừng chơn lại nghe coi nói chuyện gì, ai ngờ người ấy đang nói tới Đaị Minh Chánh đưc hoàng đế giá du Giang Nam, tại tửu lầu Hí phụng. Thiên tử nghe nói tích ấy thì khen rằng :
- Thiệt quả phong cảnh Giang Nam rất tốt , xem chơi chẳng nhàm, rất đổi là đế vương xưa còn đến đây thay huống chi là trẫm.
Xem chọi một hồi trời đã gần tối , bèn dắt Nhựt Thanh ra khỏi cửa miễu, ý muốn về nhà ; đi đến giữa đàng vùng gặp một người thiếu niên vừa đi vừa khóc .
Thiên tử bèn bước tới hỏi thăm lai do .
Nói về Cao Thiên Tứ và Châu Nhựt Thanh đi du ngoạn nơi Quan âm sơn mấy ngày, trải xem phong cảnh nơi mấy chổ vui , ngày ấy nghe dân đồn rằng :
- Quan binh đánh với bọn Ngưu đầu sơn mấy trận mà đánh không lại, binh chết hết nhiều .
Thiên tử bèn dắt Nhựt thanh trở về nhà Trương Ðình Hoài ; đi đến nữa đường vừa gặp hai viên Thủ bị thâu binh về thành.
Khu Trấn Oai biết là Thiên tử, bên quì xuống tâu rằng :
- Từ tôi về Kinh dẩn kiến biết đặng hình dung, sau lãnh chức ra tùng sự tại Giang Nam đã hai năm rồi, không hay Thánh giá hạnh lâm, thấy việc bảo hộ, tội đáng muôn thác.
Nói rồi lại đem việc đi đánh Ngưu Ðầu sơn và Hiệp trấn Huỳnh Ðắc Thắng chẳng nghe lời phải, đến đổi bại binh và tử trận , mà tâu hết một hồi.
Thiên tử nói với Khu Trấn Oai rằng :
- Ngươi dụng binh rất có thao lược trẫm biết đã lâu, nay trẫm phong cho ngươi làm chức Hiệp trấn thế cho Huỳnh Ðắc Thắng, La Ðại Quan thì làm chức Ðô ti ; còn việc Ngưu đầu sơn hoặc phát binh chinh tiện, hoặc khiến tướng chiêu hàng, thì phải chờ có lịnh chỉ của trẫm ra rồi sẽ thi hành ; hai người trở về huấn luyện binh mã , nay phải tạm bải binh cho sanh linh khởi bị nơi đồ thán ; trẫm với Nhựt Thanh còn qua Dương châu dạo chơi; bọn ngươi chớ khá thinh dương, và cũng chẳng cần chi hộ tống.
Hai người quì lạy đưa đi, Thiên tử đi rồi mới đứng dậy dẫn binh vào thành, vào ra mắt Trần niết đài đem việc Huỳnh hiệp trấn chẳng nghe lời phải đến đổi bại binh và tử trận, bẩm hết một hồi , rồi lại nói rằng :
- Khi anh em tôi về đến nữa đàng, vừa gặp thánh thượng, may nhờ lúc tôi về Kinh dẫn kiến, cho nên mới biết đặng thánh dung, tôi bèn quì xuống bên đường thỉnh tội, Thánh thượng liền phong cho tôi làm chức Thụ lý Hiệp trấn, còn La thủ bị thì làm Thụ lý đô ti, người lại dặn dò chớ nên thinh dương cho ai biết , còn việc Ngưu đầu sơn thì phải dẹp lại đó, chẳng bao lâu có thánh chỉ đến đây, rồi sẽ thi hành .
Trâu niết đài nói :
- Vậy thì Khu hiệp trấn và La đô ti hãy về nha mà nghĩ chờ cho thánh chỉ ra đây sẽ hay.
Hai người từ tạ lui ra, ai về nhà nấy.
Ngày ấy quan Tuần phủ Giang Tô là Trang Hữu Cung tiếp đặng một tờ mật chỉ dạy đem bọn giặc Ngưu đầu sơn và Thái hồ phân tán ra, cho về theo nông nghiệp, còn những mấy tay tướng tài, võ nghệ siêu quần, thì soạn danh mả cử dụng.
Trang Hữu Cung liền tuân chỉ thi hành, bèn đem bọn Trương Ðình Hoài, Dương Xuân, Triệu Phương Khánh, Phùng Trung , Trần Phiêu , Nhiệm Thiên, Châu Giang, Hồ Thanh Sơn, và Trương Văn Chiêu, đẳng đẳng thảy đều bảo cử.
Nói về thiên tử và Châu Nhựt Thanh qua đến Dương châu, nơi dọc đường gặp một ông già, đầu bạc mà tác còn trẻ, sau lưng thì có quảy một tấm bãng để bốn chữ rằng " Tướng pháp như thần " (coi tướng như thần).
Ông già ấy xem thấy thiên tử bèn dừng chơn lại nói rằng :
- Chẳng hay quí khách đi đâu, hoặc là tìm anh em bạn chăng ? Trời đã tối rồi sao chưa vào tiệm mà nghĩ ?
Thiên tử đáp rằng :
- Tôi đi tìm bạn mà chưa gặp, còn ông nầy tấm bảng sao dám đề bốn chữ : "Tướng pháp như thần" , hay là khoe miệng mà chơi chăng, nếu như thiệt ông xem tướng giỏi, thì ông xem thử tướng tôi đây coi ra thể nào ?
Ông già nói :
- Vậy thì vào tiệm mà nghĩ, rồi thủng thẳng tôi sẽ coi cho.
Rồi đó ba người đồng hiệp nhau, qua khỏi Tiểu giáo trường; trở qua phía Nam môn, tìm nào một tiệm, hiệu là Lý gia điếm, chọn một phòng sạch sẻ , vào ngồi nghĩ ngơi .
Ông già bèn nói rằng :
- Phàm xem tướng mà luận việc sang hèn thì tại nơi xương thịt, còn mạng nếu thì tại nơi dung sắc , nên hư thì tại nơi quyết đoán , lấy đó mà xét ra, thì ngôn điều không sai một.
Thiên tử nói :
- Tiên sanh xem tướng tôi thể nào ?
Ông già nói :
- Xem ông nơi mặt thì trên bực công hầu , xem ông nơi lưng, thì sang không biết đâu mà nói.
Thiên tử lại hỏi :
- Tuy vậy là thể nào ?
Ông già nói :
- Ông là mày rồng mắt phụng , tướng mạo khác thường, tôi đoán chắc tướng ông là Thiên tử.
Thiên tử nói :
- Nếu ông coi như vậy thì không linh nghiệm rồi ; tôi là người ở tĩnh Trực Lệ, vốn là lái buôn, nếu tiên sanh nói vậy chẳng là sai lầm.
Ông già nói :
- Nếu ông quả là dân bình thường thì tôi phải đập bể tấm bảng của tôi đi, quyết không biết tiếc ; ông xưa rày đã bị nhiều phen hung hiểm, mạng lớn trùng trùng ; may nhờ có tả phụ hữu bật, cho nên nguy mà lại an, hiện bây giờ đây thì ấn đường sáng sủa, dữ đi lành tới, rất mừng, rất mừng.
Nói rồi bèn day lại coi tướng Nhựt Thanh, coi rồi lại nói rằng :
- Cậu nầy mi thanh mục tú, tuổi nhỏ mà đã đắc rồi , lại thêm hai bên ấn đường cũng là sáng suốt , ắt có sự mừng gần tới, nội ngày nay chắc gặp tin hôn nhơn.
Thiên tử cười ngất lên rằng :
- Hai cha con tôi đang lúc giữa đường, có lẻ đâu gặp cuộc ấy , ông khéo nói lếu thì thôi.
Ông già nói :
- Nếu như vậy thì tôi coi sao đặng.
Nói rồi liền bỏ ra đi, chẳng thèm từ biệt chi hết .
Nguyên ông già nầy là Lữ Thuần Dương lão tổ, vì thấy Thiên tử ghe phen gặp nạn, nên giả đến chĩ điểm một phen.
Khi ông già ấy đi rồi, Thiên tử bèn nghĩ rằng :
- Ông già nầy không phải là người thường, công việc của ta ông đã biết hết, ông lại nói nội ngày nay sẽ có tin hôn nhơn, để ta coi quả có hay chăng ?
Khi chủ tiệm là Lý Thái Công đem cơm vào phòng, rồi lại nói rằng :
- Cách đây chừng năm dặm có một nhà họ Sài, Sài viên ngoại lại có một người con gái đương kén chồng, va ra đề thơ như ai làm đặng thì va gã con cho, nhị vị khách quan sao không đến đó làm thử chơi, hoặc may đặng cũng không biết chừng ; đến ngày rằm tháng nầy thì khai cuộc.
Thiên tử nghe nói bèn đáp rằng :
- Vậy thì đến kỳ tôi cũng đi coi chơi.
Qua đến ngày rằm , Thiên tử bèn dắt Châu Nhựt Thanh tìm đến Sài gia trang, quả thấy lầu cao rực rở, những trai tơ tựu đến đông dầy .
Lúc ấy Thể Loan tiểu thơ, tuổi vừa mười tám, môi son má phấn, mắt phụng mày ngài, hình dung bế nguyệt tu hoa, nhan sắc ngư trầm lạc nhạn.
Ngày nọ vâng mạng cha lên chổ thể lầu ra một câu đối, trao cho a hườn đem xuống nói với mấy vị thi ông rằng :
- Nay Tiểu thơ tôi ra một câu đối này, trong liệt vị như ai đối cho thông, ngâm cho thông, thì đặng chiêu thân.
Ai này đều lấy câu đối ấy xem.
Câu đối như vầy :
Bạch diện thơ sanh, trong bụng không tài đừng tưởng quí.
Lúc ấy ai nấy đều cúi đầu suy nghĩ , song chẳng ai đối cho đặng thông.
Thiên tử thấy vậy mỉm cười, bèn dạy Nhựt Thanh rằng :
- Hồng nhan nữ tữ , bên hông có vật ngạo anh hiền.
Nhựt Thanh bèn lấy viết viết ra, rồi trao cho a huờn đem dưng cho Tiểu thơ.
Tiểu thơ xem thấy cả mừng, bỗng nhiên thấy có một con thiềm thừ nhãy trên mặt đất, Tiểu thơ bèn rút cây trâm đâm chết , rồi khiến a huờn đem ra dâng cho mấy vị thi ông, xin lấy đó làm đề , mỗi người đều làm một bài thơ, ai nấy cũng làm chưa đặng.
Thiên tử làm thế cho Nhựt Thanh một bài tứ tuyệt như vầy :
Thiềm thừ vật nọ hởi đi đâu
Nên nổi trâm kia xắn trúng đầu
Vì bởi khi xưa ăn giả nguyệt
Ngày nay nàng Tố báo oan cừu.
Nhựt Thanh liền viết ra rồi giao cho a huờn đem dâng cho Tiểu thơ.
Tiểu thơ ngâm tụng một hồi rồi khen rằng :
- Thiệt quả là tài tử.
Liền khiến a huờn đem dâng cho Viên ngoại xem, rồi trở về phòng .
Còn mấy vị kia thấy tiểu thơ chấm lấy bài thơ của Nhựt Thanh rồi thì biết mình không có phận, nên dắt nhau về hết.
Khi Viên ngoại xem rồi bèn hỏi a huờn rằng :
- Bài thơ nầy cô mi chấm đậu thứ nhứt hay sao ?
A huờn thưa :
- Phải.
Viên ngoại bèn cho thĩnh Thiên tử và Nhựt Thanh vào đến thính đường, phân ngôi chủ khách mời ngồi , rồi hh gia đồng dọn trà thết đải.
Trà nước xong rồi, Viên ngoại bèn hỏi rằng :
- Chẳng hay nhơn huynh tên họ là chi, người ở xứ nào, xin nói cho tôi biết. Nay con gái tôi có phước đặng sánh với hiền lang , thiệt là hay lắm.
Thiên tử đáp :
- Tôi là người ở kinh đô , họ Cao tên Thiên Tứ , con nuôi tôi là Châu Nhựt Thanh, học hành còn thưa thớt, may đặng chọn vào làm rễ , tôi cũng hổ thầm, nay mong ơn Viên ngoại chẳng bỏ . Vậy thì tôi phải chọn ngày nạp sánh lễ cho con tôi .
Nói rồi liền từ biệt Sài viên ngoại, dắt Nhựt Thanh trở về chổ ngụ, lấy tiền ra trao cho chủ tiệm , cậy vào thành mua giùm những bánh trái và các lễ vật , rồi cho người khiêng đến Sài gia trang .
Sài viên ngoại tiếp đặng lễ vật rồi, liền khiến gia đinh bày tiệc mời hết bà con họ hàng đến vui vầy một tiệc , ăn uống đến khuya mới tan .
Cách chừng năm ngày đã đến giai kỳ, Thiên tử bèn sắm vật làm lễ thân nghinh, mướn người khiêng đi vì khiến Nhựt Thanh đưa lễ vật qua nhà Sài viên ngoại rồi nội đêm ấy làm lễ thành hôn.
Vợ chồng bèn lạy trời đất, lạy Viên ngoại rồi dắt nhau vào chốn động phòng ; a huờn đã dọn tiệc huê chúc trong phòng sẳn rồi.
Hai người bèn đâu chén uống với nhau, gọi là giao bôi.
Xong rồi tiểu thơ lại nói với Nhựt Thanh rằng :
- Tôi xin ra một câu đối nữa, như chàng đối đặng thông thì mới đặng bắt tay.
Nhựt Thanh nói :
- Nàng muốn ra câu chi thì ra đi.
Tiểu thơ liền viết ra một câu đối như vầy :
Hảo mạo hão tài chơn khã ái.
Châu Nhựt Thanh ngẫm nghĩ một hồi, rồi đối lại rằng :
Đồng khâm đồng chẩm mạc hiềm bần.
Thích nghĩa ra nôm như vầy :
Tốt mạo tốt tài nên đáng kính.
Chung mền chung gối chớ chê nghèo.
Thể Loan tiểu thơ xem rồi khen rằng :
- Thiệt rỏ ràng là bực tài lang .
Nói rồi hai người bèn thay đổi y phục mà vầy cuộc gió trăng với nhau ; đêm ấy loan điên phụng đảo vui chẳng hay cùng , vả lại trong đời có đêm nào vui cho bằng đêm động phòng huê chúc, ấy là lẻ thường, ai ai cũng biết . Sáng ra bửa sau, hai vợ chồng đều thức dậy rửa mặt mày xong rồi, bèn dắt nhau ra lạy Viên ngoại.
Viên ngoại nói với Nhựt Thanh rằng :
- Hiền tế tài cao bắc đẩu, thi phú đều hay, con gái lão mà đặng sánh đôi, thiệt là may lắm.
Nhựt Thanh nói :
- Tiểu tế tài thường, nhạc gia khen chi quá.
Viên ngoại lại hỏi :
- Chẳng hãy mấy bửa rày tôn đại nhơn ở ngụ tại đâu ?
Nhựt Thanh nói :
- Cha tôi ngụ tại tiệm Lý gia.
Viên ngoại nói :
- Nay đã thành sui gia rồi, nhà nầy cũng rộng rãi ; vậy thì thĩnh lịnh tôn về đây mà ở , chẳng là tiện hơn, lại hôm sớm đặng chuyện vản với nhau, chẳng hay hiền tế ý ra thể nào ?
Nhựt Thanh nói :
- Mong ơn nhạc phụ có lòng như vậy . Xin để tôi bẩm lại với cha tôi. Như người đẹp ý thì tôi sẽ mướn người đem đồ hành lý về đây .
Nói rồi liền trở vào phòng nói lại cho Tiểu thơ hay .
Tiểu thơ cả mừng nói rằng :
- Nếu cha chịu về đây thì tôi đặng cung phụng hôm sớm cho trọn đạo dâu con , mà rồi lang quân cũng đặng thần tỉnh mộ khang, cha con gần gũi, vậy thì lang quân hay đi đi .
Nhựt Thanh nhơn thấy cha vợ và vợ thảy đều một ý, liền qua tiệm Lý gia, vào ra mắt Thiên tử rồi nói rằng :
- Nay cha vợ và vợ tôi thấy cha ở tại tiệm một mình, e không người cung phụng, nên sai tôi về đây rước cha qua đó ở, vậy thì xin cha sắm sửa đi theo tôi .
Nguyên vì Thiên tử thấy vắng Nhựt Thanh thì buồn , nay thấy Nhựt Thanh về rước thì mầng vui chẳng xiết, liền sắm sửa hành lý, mướn người khiêng đi theo Nhựt Thanh qua Sài gia trang mà ở .
Khi về đến nơi, Nhựt Thanh chạy vào báo trước.
Sài viên ngoại cả mầng, chạy ra nghinh tiếp, vào đến trung đường , phân ngôi chủ khách ngồi .
Thiên tử bèn nói rằng :
- Mong ơn Viên ngoại chẳng bỏ nên tôi phải đến đây, chớ thiệt lòng tôi còn ngại .
Viên ngoại nói :
- Nay đã là sui gia với nhau rồi còn ngại ngùng làm chi .
Nói rồi liền khiến gia dinh quét dọn một phòng phía bên Ðông thính cho sạch sẽ cho ông sui nghỉ ngơi .
Từ ấy Thiên tử ngụ lại Sài gia trang, ngày thì đi du ngoạn các nơi, tối lại trở về mà nghĩ, hoặc ngâm thi vịnh phú , hoặc uống rượu đánh cờ chơi, lần hồi ngày tháng như thoi đưa, ở đó đã hơn vài tháng.
Lúc ấy nhằm sơ tuần tháng tư , cảnh sắc đượm nhuần, Thiên tử với Nhựt Thanh dắt nhau dạo chơi, đi đến Mã vương miễu , xem thấy miễu võ rộng rải, thiên hạ tới lui đông đảo , những kẻ buôn bán bánh hàng, và thầy bán thuốc, thầy tướng cùng thầy coi quẻ cũng đông ; bước vaò cửa thứ hai, laị thấy có người đang ngồi nói chuyện, Thiên tử và Nhựt Thanh dừng chơn lại nghe coi nói chuyện gì, ai ngờ người ấy đang nói tới Đaị Minh Chánh đưc hoàng đế giá du Giang Nam, tại tửu lầu Hí phụng. Thiên tử nghe nói tích ấy thì khen rằng :
- Thiệt quả phong cảnh Giang Nam rất tốt , xem chơi chẳng nhàm, rất đổi là đế vương xưa còn đến đây thay huống chi là trẫm.
Xem chọi một hồi trời đã gần tối , bèn dắt Nhựt Thanh ra khỏi cửa miễu, ý muốn về nhà ; đi đến giữa đàng vùng gặp một người thiếu niên vừa đi vừa khóc .
Thiên tử bèn bước tới hỏi thăm lai do .
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Càn Long Du Giang Nam.