Chương 27: Hồi 27
-
Càn Long Du Giang Nam
- Thanh Phong
- 6859 chữ
- 2020-05-09 05:45:53
Số từ: 6852
Nguồn: NXB Văn Học
Khi ai nấy đang lúc vui cười, bổng nghe người la ngựa hí thì không biết cớ chi, Vương công bèn sai gia nhơn ra hỏi coi cho biết là ai và đem binh mã đi đâu đó vậy? Gia nhơn đi rồi trở vào bẩm rằng:
CÓ một lũ cường đạo mười phần lợi hại, bộ có, kỵ có, đao thương sáng chói, đến muốn mượn cho đủ năm ngàn lượng bạc, nếu chẳng cho mượn, thì chúng nó phá nhà,
xin lão gia liệu định.
Vương an Quốc nói:
Năm ngàn lượng bạc mà có bao nhiêu, muốn thì mượn, lựa phải đem binh mã đến làm rộn ràng như thế, ngươi hãy ra nói với chúng nó bãi binh đi, rồi ta sẽ đem bạc ra cho chúng nó mượn.
Thiên tứ nghe nói thì cản lại và nói rằng:
Sao lại phải sợ nó như vậy, để tôi ra mắng cho nó ba điều và đuổi nó đi cho rãnh, để làm cho chúng nó ngày sau chẳng dám tới nữa.
Nói rồi liền xông ra ngoài nói lớn lên rằng:
Chúng bây thiệt là vô lễ, đang lúc đêm hôm dẫn binh mã vào ăn cướp nhà người là đạo lý chi vậy, không lẽ mà bây không sợ vương pháp hay sao?
Lúc ấy bọn cường đạo còn đang diệu võ gương oai, bỗng thấy cửa mở, có một người bước ra nói hơi khí khái, thì liệu chắc là người đởm dõng Nguyên người đầu đãng
là họ Huỳnh tên Thiên Hựu, lấy hiệu là Cấp khước tiên phuông, còn người thứ nhì thì họ Trương tên Quốc Tuấn, hỗn danh là Tiểu ôn hầu, hai người kết làm anh em với
nhau, Huỳnh thiên Hựu tuổi vừa hai mươi bảy, mặt đỏ râu ria, con mắt sáng như sao, mười phần hùng dõng, còn Trương Quốc Tuấn nhỏ hơn Huỳnh Thiên Hựu ba tuổi,
mặt như ngọc đúc, môi tợ thoa son, mười phần thanh nhã, coi chẳng phải tướng võ, hai người chiếm cứ núi Phi nga đã hơn mấy năm mà chẳng hề cướp giựt của ai, cho nên quan binh không màng tới. Nay trên núi lương thảo chẳng đủ dùng, phải tìm xuống nhà Vương viên ngoại mượn đỡ năm ngàn lượng bạc, rồi sau sẽ lo trả lại chẳng
dè lại gặp Cao Thiên Tứ ngăn trở. Khi Huỳnh thiên Hựu thấy Thiên tử nạt lớn như vậy thì nói rằng:
Nay anh em ta võ nghệ cao cường, lại thêm có bọn đầu mục và chúng lâu la, đến mượn năm ngàn lượng bạc, chẳng phải là lấy ngang, vì bởi trên núi thiếu lương, nếu
nói nữa tiếng rằng không thì ta e nhà cửa phải cháy tan hoang, chừng ấy ăn năn sao kịp.
Thiên tử hét lớn lên rằng:
Sao mi không chạy cho rồi, lại dám cả gan Ở đây khoe giỏi.
Huỳnh Thiên Hựu chẳng nói chi hết, cứ huơi đao chém nhầu, Thiên tứ liền rút gươm đeo rước đánh, đánh đặng mấy hiệp, trong nhà một bọn gia đinh và Nhựt Thanh chạy ra đánh tiếp, ngoài kia Trương Quốc Tuấn có người tiếp, liền dẫn lâu la áp vào chận đánh, hai bên đánh vùi với nhau tối trời tối đất, trong giây phút Nhựt Thanh đuối sức, đánh chẳng lại nên lui lại. Trương Quốc Tuấn lại xông vào giúp Thiên Hựu nữa, Thiên tử bị vây, tả xông hữu đột mà ra không khỏi, rất nên nguy cấp. ấy Rồng nằm nước cạn tôm lờn mặt, Cọp xuống đất bằng chó ngoắt đuôi.
Thuở ấy trong xóm họ Liễu, có một nàng con gái tên là Yên Cô, tuổi vừa mười tám, môi son má phấn, mắt phụng mày tằm, cốt cách giống tiên nga, hình dung như thần nữ, thiệt là ngư trầm lạc nhạn chi dung, bế nguyệt tu hóa chi mạo. Thi từ ca vận, món món đều thông, lại thêm võ nghệ, mười tám món binh khí đường nào cũng giỏi Người cha tên là Liễu Xuân Huy, sanh có một mình nàng ấy mà thôi, cho nên cưng lắm, muốn học chi thì học chẳng nài hao tốn. Nàng ấy cũng là người trinh tịnh, lại
thêm hiếu thuận với mẹ cha. Đêm ấy yên CÔ đang Ở trong phòng đánh cờ với chị em bạn gái, vùng nghe có tiếng chinh chiến gần nhà, bèn sai a huờn ra coi việc chi
cho biết. Con a huờn đi một hồi lâu rồi trở về bẩm rằng:
Nơi đầu xóm tại nhà Vương tú tài, bị ăn cướp tới đánh, người sui gia ra đánh với nó, lại bị nó vây khổn rất gấp
Yên CÔ nghe nói bèn bẩm với cha rằng:
Ở một xóm với nhau lẽ phải tiếp nhau, con xin đề đao đến đó cứu người trong cơn nguy cấp.
Người cha ban đầu hãy còn cản trở, vì con gái đêm hôm chẳng nên ra khỏi nhà mình, chừng thấy con quyết ý muốn đi, liền khiến mười mấy tên gia đinh tinh dõng theo
giúp Yên Cô. Yên CÔ nai nịt hẳn hòi, rồi đề đao lên ngựa, dẫn gia đinh tuốt đếnVương Gia Trang,xảy thấy ăn cướp đang vây phủ một người rất nên nguy cấp. yên CÔ liền
hét lên một tiếng, hơi bay thơm ngát. Lúc ấy ăn cướp còn đang đắc ý, bỗng thấy một người tiên nữ cởi ngựa lướt tới, lại có dắt theo mười mấy tay hảo hớn xông vây mà vào, bèn hô lên rằng:
Hãy bắt người xinh đẹp này đem về núi rồi sẽ bắt chủ nhà.
Liền dạy binh lại đánh với Yên Cô. Yên CÔ nạt lên rằng:
Quân ăn cướp, hãy nói tên ra đặng chịu chết. Hai tên đầu đảng thấy Yên CÔ là gái thì khi, bèn đáp lại rằng:
Mi chẳng biết Phi nga sơn Huỳnh thiên Hựu với Trương quốc Tuấn hay sao?
Nhờ dịp ấy Thiên tử thoát ra khỏi vây, rồi day lại xem thấy một viên nữ tướng đang đánh với bọn ăn cướp thì biết là đánh giúp mình, bèn thừa thế trở vào, đánh thôi bọn lâu la tan nát. Còn Huỳnh thiên Hựu với Trương Quốc Tuấn, ban đầu còn khi Yên CÔ là gái sức lực chẳng bao nhiên, đến sau thấy Yên CÔ võ nghệ phi thường coi thế đánh không lại, Huỳnh Thiên Hựu liền ráng sức huơi đao nhằm chỗ cần yếu mà chém, còn Trương Quốc Tuấn cũng huơi cây phương thiên họa kích nhằm ngay hông Thiên tử mà đâm, bốn người đánh vùi với nhau một chỗ hơn ba mươi hiệp mà chưa phân hơn thua, Yên CÔ vùng hét lên một tiếng bắt sống Huỳnh thiên Hựu, Trương Quốc Tuấn thất kinh lính quính một hồi rồi cũng bị Thiên tử bắt sống, còn bao nhiêu lâu la vỡ tan chạy ráo. Gia đình họ Vương và mấy thầy trò Yên CÔ đều dắt nhau vào nhà Viên ngoại, trong nhà chạy ra nghinh tiếp, rồi trói hai tên ăn cướp để nơi sau vườn, chờ trời sáng sẽ đem nạp cho quan làm tội. Rồi đó trong nhà bày tiệc ăn mừng, lại sai người đi mời Liễu viên ngoại qua dự tiệc đặng có tạ ơn cho con cứu giúp. Đêm ấy ăn uống vui vầy, tiệc mãn rồi từ tạ nhau ai về nhà nấy.
Sáng ra bữa sau, Vương viên ngoại vừa muốn giải hai người ấy cho quan làm tội, Thỉên tử bèn nói rằng:
Hãy đem chúng nó ra đây cho tôi tra hỏi thử coi rồi sẽ nạp cũng chẳng muộn chi.
Gia đình vâng lịnh dẫn Huỳnh Thiên Hựu và Trương Quốc Tuấn ra, hai người đứng trơ trơ chắng chịu quì.
Thiên tử bèn nạt rằng :
Bây đã bị bắt rồi, còn chống cự chắng chịu quỳ sao?
Hai người đáp rằng:
Muốn giết thì giết, muốn nạp quân thì nạp, mà chớ nhiều lời.
Thiên tử thấy hai người nghiêu dõng như vậy, lại thêm tướng mạo khôi ngô, bèn nói rằng:
Nếu hai ngươi quả thiệt bị bức, nên phải đi làm điều bất lương như vậy, thì nói thiệt cho ta nghe, không hề chi, ta chẳng những là chẳng nạp quan mà thôi, lại còn tiến cử hai ngươi có chỗ xuất thân.
Hai người thấy vậy bèn nói thiệt ra, Huỳnh thiên Hựu hỏi rằng:
Chẳng hay hào kiệt tên họ là chi, quê quán xứ nào?
Châu Nhựt Thanh đứrlg một bên, đáp rằng:
ông này họ Cao tên Thiên Tứ, người Ở xứ Bắc Kinh, vẫn là môn sanh yêu dấu của Thừa tướng tại trào, còn ta đây họ Châu tên Nhựt Thanh con nuôi của người, từ Ở
kinh ra tới đây, thâu chẳng biết bao nhiêu anh hùng và trừ không biết bao nhiêu tham quan Ô lại rồi, còn đi dọc đàng gặp việc bất bình thì lại cứu giúp, dẫu cho ai văn
như Tử Kiến, võ TỢ Tôn, Ngô đi nữa, cũng chắng sợ chi, nếu hai ngươi chịu khử tà quy chánh, thì hãy đem xứ sở và lai lịch nói thiệt ra đi.
Huỳnh Thiên Hựu nói:
Tôi vốn là người Ở Tòng giang, cha mẹ mất sớm còn lại có một mình, học đặng nghề võ chút đỉnh, phần thì nhà nghèo không nghề chi làm ăn. Ngày kia tôi đi dạo nơi Tòng giang phủ thánh, gặp một người kia bắt một người đàn bà mà nói là người chồng mắc nợ không trả nỗi, đem vợ ra thế, nên bắt đem về làm bé, tôi hỏi ra mới hay người ấy là Công tử con của Mã cẩu quan, nhơn vì người đàn bà ấy dung nhan đẹp đẽ, đi tảo mộ với chồng, bị nó ngó thấy nên muốn đem trăm lượng bạc ép người chồng bán vợ lại cho mình, người chồng không chịu, người vợ cũng không đành, nên nó làm tờ giả vu cho người ấy thiếu nợ nó rồi bắt vợ người ấy đi. Tôi hỏi lại thì người ấy xưng là Tạ Đức, nhà Ở phía Nam nơi ngoài thành, chuyên có một nghề bán gà độ nhựt, bởi vậy cho nên Mã cầu công tử nó khi người cô thế làm ngang như vậy, nên bàng nhơn cũng chẳng ai dám nói, tôi thấy sự bất bình nên đón lại đánh, ban đầu cũng tưởng là giựt người đàn bà ấy lại cho đặng thì thôi, không dè đến sau đánh chừng nào người đông chừng nấy, tôi đánh hưa tay, rủi đánh nó chết đi nên phải trốn qua đây tị nạn. Còn người này tên là Trương Quốc Tuấn cũng người Ở lối xóm với tôi, đều gặp sự bất bình đánh chết người ta, nên trốn theo tôi qua đây nương náu, chờ cho lúc nào triều đình dụng võ thì sẽ ra đầu quân. Hôm nay trên núi thiếu lương, nên phải xuống xóm này mượn, rồi ngày sau sẽ lo trả lại, chớ chẳng phải có ý cướp giựt chi, nay tôi bị bắt, người đã chẳng giết, lại còn muốn tiến cử anh em tôi nữa thì ơn ấy rất sâu, ngàn
năm tôi cũng ghi lòng chạm dạ:
Thiên tử nghe nói bèn than rằng:
Thiệt cũng chẳng nên trách, ấy là anh hùng thất chí, tráng sĩ vô nhan.
Nói rồi liền day lại hỏi Vương viên ngoại rằng:
Tôi muốn tha hai người này đi.có đặng chăng?
Vương viên ngoại nói:
Điều ấy tùy ý Cao lão gia liệu lấy.
Thiên tử bèn khiến Nhựt Thanh mở trói cho hai người. Hai người vội vàng cúi lạy tạ ơn. Thiên tử lại nói rằng:
Nay ta có một phong thơ, hai ngươi hãy cầm đem đến tĩnh thành trao cho Trang tuần phủ, thì sẽ có chỗ an thân, song hai ngươi ra mắt Trang đại nhơn rồi thì nói
ngày mai ta sẽ đi xứ khác thăm bạn, chớ đến đây làm chi.
Hai người tiếp lãnh thơ rồi ]iền từ tạ trở về núi nói cho bọn thủ hạ hay rằng:
Bọn ngươi hãy giữ sơn trại, để hai anh em ta xuống đó yên rồi, như có thiếu chức chi, thì ta sẽ kêu xuống đặng hiệp lực báo đáp cho trào đình.
Dặn dò rồi hai anh em bèn dắt nhau ra đi, chẳng mấy ngày đã đến Trang tuần phủ nha môn, hai người gởi bức thơ ấy vào trong, chẳng bao lâu, xảy thấy có người ra
thỉnh vào. Hai người bèn xóc sửa khăn áo theo vào nhà trong làm lễ lạy mừng Trang đại nhơn xong rồi, đứng lại một bên. Trang tuần phủ bèn hỏi rằng:
Nay Cao thiên Tứ còn Ở tại nhà Vương viên ngoại chăng?
Hai người đồng đáp rằng:
Cao lão gia nay đã đi chơi xứ khác rồi, người có dặn tôi bẩm lại với đại nhơn, chẳng bao lâu người sẽ về Kinh, chẳng cần chi phải tìm kiếm.
Trang đại nhơn bèn khiến hai người ngồi xuống. Hai người nói:
Đại nhơn ngồi đó, bọn tôi đâu dám ngồi theo.
Trang tuần phủ nói:
Không hề chi, ngươi biết Cao thiên Tứ là người chi chăng?
Hai người nói:
Người có nói với tôi rằng người là môn sanh của Lưu thừa tướng.
Trang tuần phủ cười rằng:
Cao thiên Tứ là Đương kim thiên tử đó, người dạo chơi Giang nam nên đi ngang qua đây.
Hái người nghe nói bèn ngước mặt lên trời tạ ơn Thánh thượng. Trang tuần phủ nói:
Hai ngươi Ở tại phủ Tòng giang đánh chết người ta, nên phải tị thân nơi sơn trại, may gặp Thiên tử, nay người đã dạy ta bỏ cái án ấy đi, và phải bắt Tri phủ Tòng giang giam lại, rồi thượng biểu về trào, chờ cho Hình bộ phát lạc, còn nay không thiếu chức chi, vậy thì hai ngươi hãy tạm lãnh chức Tuần thành thủ bị, chừng nào có công
ta sẽ thăng thưởng.
Hai người cả mừng, tạ ơn lui ra. Rồi đó Trang tuần phủ cứ y theo mật chỉ mà làm, bắt Tòng giang Tri phủ giam lại, và bỏ cái án Huỳnh thiên Hựu đi.
Nói về Thiên tử khi thấy hai người đi rồi, thì trong lòng vui đẹp, vì đặng thêm hai người võ tướng trung dong như vậy, bèn nói thiệt với Vương an Quốc rằng:
Nhơn huynh coi tôi là người gì?
An Quốc nói:
Văn võ song toàn, thiệt là quý gia Công tử.
Nhựt Thanh nói:
ấy là Đương kiêm Thiên tử đó, nhơn qua Giang nam dạo chơi mới đi tới đây, song chắng nên nói cho ai biết, e người ám toán.
Cả nhà nghe nói thảy đều quỳ xuống tung hô vạn tuế và xưng rằng tử tội. Thiên tử nói:
Hễ không biết thì có tội chi đâu, nay ta có một chuyện muốn luận với Vương huynh, song chưa biết có chịu hay chăng?
Vương an Quốc nói:
vạn tuế có dạy điều chi, tôi cũng phải tuân theo.
Thiên tử nói:
Ta muốn cậy Vương huynh làm mai, nói con gái của Liễu viên ngoại là Yên CÔ cho ta, xin Vương huynh ráng giúp cho xong.
Vương An Quốc vâng lịnh, liền qua nhà Liễu viên ngoại tỏ ra việc ấy, Liễu viên ngoại mười phần vui đẹp bèn nói rằng:
Hèn chi con gái tôi lúc mới sanh có chim én bay vào lòng, nên mới đặt tên là Yên Cô, nay quả là ứng theo điềm ấy.
Nói rồi bèn đi theo Vương an Quốc qua lạy ra mắt Thiên tử và nói rằng:
Nay Thánh thượng chẳng chê con tôi là bồ liễu phận hèn, lại cho nó sánh đặng mình rồng thì là may lắm, nhưng tôi e con tôi quê mùa, bề phục thị chẳng kham.
Thiên tử nói:
Ý trẫm đã quyết khanh chớ chối từ, lịnh ái nghề văn nghiệp võ tinh thông dung mạo lại thêm xinh đẹp có phải là quê mùa chi, nay trẫm phong cho khanh làm chức Quốc trượng, chừng trẫm hồi trào, sẽ về theo trẫm hưởng sự vinh hoa.
Liễu xuân Huy tạ ơn rồi đứng dậy. Thiên tử bèn cho Vương an Quốc đứng danh Cữ nhơn, lại thưởng thêm hàm Ngũ phẩm. Vương an Quốc tạ ơn rồi tâu rằng:
Hôm nay huỳnh đạo tốt ngày, xin vạn tuế hãy qua bên Liễu phủ hiệp cẩn với Liễu tiểu thơ.
Ngày ấy Liễu xuân Huy dọn dẹp trong ngoài, cả bày điện yến, kèn nhạc rền trời, lại dối với thiên hạ rằng gả con cho một người môn sanh của Lưu thừa tướng, vẫn là
một vị Công tử, con nhà thế gia. Hai người cầm lại không đặng, nên phải làm tiệc
đưa đi Từ đó, Thiên tử với Nhựt Thanh vừa đi du ngoạn vừa trở về Kinh lần lần, việc ấy còn lâu.
Đây nói về xứ Trấn giang có một người khách kia họ Lý tên Tu, hiệu là Dục Hương cư sĩ, tánh hay ưa đàm luận việc cổ kim thánh hiền hưng phế, văn này phú kia, lấy làm thú vị, có nhiều khi đàm luận từ sớm mai cho đến tối, không hề biết mõi, cho đến đổi quên ăn bỏ ngủ cũng không biết nhàm, lại nghe nói thuở ấy tại núi tên là Bồng lai sơn. Vân mộng nham, phía Tây cách chừng ba chục dặm, có một tòa Tam bửu tháp của Đại la Tiên lập ra, đến nay đã mấy ngàn năm, mà cũng còn sáng suốt chói lòa, những đồ chạm trổ chắng hề hư hoại, thiệt là tiên gia diệu thủ, cho nên đã lâu đời rồi mà chẳng hề khờn mẻ chút nào, nay lại khi lặn khi mọc không chừng, cho nên hễ không phải tiên thì không tới đó đặng, từng trên có để một vị Như Lai phật tổ, từng giữa có để một vị Thông Thiên giáo chủ, từng dưới có để một vị Thái Thượng lão
quân. Ban đầu thì quần tiên thường tụ tập tại đó, đến sau nhiều người đến đó chơi bời, làm ra sự uế trượt, cho nên quần tiên chẳng còn đến đó nữa, thiên hạ thấy tiên tích đã tuyệt rồi, thì cũng ít ai đến nữa, lần lần hương hỏa cũng tuyệt.
Thuở ấy tại tỉnh Giang tô có ba người thế gia Công tử, thảy đều giàu có, nguyên là người quê quán Ở tại Phước kiến, xưa người ông vẫn là Thị lang xuất thân, họ Huỳnh tên Tuế Đức, vì có công với nước nên đặng tập ấm hai đời, nhưng Tuế Đức tánh ưa phong lưu, phần thì gia tài bá vạn, nên chẳng chịu làm quan, cứ Ở nhà ăn chơi thong thả, phu nhơn là Lý Thị, sanh có một người con trai tên là Vinh Tân biệt tự là Vĩnh Thanh, tuổi vừa hai tám, tài mạo song toàn, lại thêm kìm, sắt, tiêu, thiều, môn nào
cũng giỏi, mặt trông như ngọc, môi đỏ như son, tài như Tử Kiến xuất khẩu thành thi, mạo tợ Phan An, mi thanh mục tú tuy là thế gia Công tử, mà vì giải đãi việc thi thơ, thị công danh là vô dụng, cho nên cha mẹ chưa chịu cưới vợ, lại kết anh em với hai người cũng là thế gia Công tử, một người họ Trương tên Hóa Nhơn tự Lễ Tuyền, xưa ông là Hương đạo xuất thân, còn một người họ Lý tên Chí tự Vân Sanh, người cha đang làm chức Ngự sử, ba người tuổi tác chẳng lớn nhỏ hơn nhau, gia tài bá vạn.
Bởi giàu có như vậy, cho nên coi hai chữ công danh như không, xài vàng như đất, ba người đều kết bạn sanh tử với nhau, keo sơn gắn chặt, ngày ngày thường dắt nhau
dạo chơi, hoặc huê thuyền hoặc tửu lầu, ăn uống chơi bời ngày nào cũng vậy, vì cha mẹ cưng con nên chẳng hề câu thúc. Ba người tuy là con nhà thế gia, nhưng chẳng hề ỷ thế khi người, ăn Ở có đức tánh tính thuần hậu.
Khi ai nấy đang lúc vui cười, bổng nghe người la ngựa hí thì không biết cớ chi, Vương công bèn sai gia nhơn ra hỏi coi cho biết là ai và đem binh mã đi đâu đó vậy? Gia nhơn đi rồi trở vào bẩm rằng:
CÓ một lũ cường đạo mười phần lợi hại, bộ có, kỵ có, đao thương sáng chói, đến muốn mượn cho đủ năm ngàn lượng bạc, nếu chẳng cho mượn, thì chúng nó phá nhà,
xin lão gia liệu định.
Vương an Quốc nói:
Năm ngàn lượng bạc mà có bao nhiêu, muốn thì mượn, lựa phải đem binh mã đến làm rộn ràng như thế, ngươi hãy ra nói với chúng nó bãi binh đi, rồi ta sẽ đem bạc ra cho chúng nó mượn.
Thiên tứ nghe nói thì cản lại và nói rằng:
Sao lại phải sợ nó như vậy, để tôi ra mắng cho nó ba điều và đuổi nó đi cho rãnh, để làm cho chúng nó ngày sau chẳng dám tới nữa.
Nói rồi liền xông ra ngoài nói lớn lên rằng:
Chúng bây thiệt là vô lễ, đang lúc đêm hôm dẫn binh mã vào ăn cướp nhà người là đạo lý chi vậy, không lẽ mà bây không sợ vương pháp hay sao?
Lúc ấy bọn cường đạo còn đang diệu võ gương oai, bỗng thấy cửa mở, có một người bước ra nói hơi khí khái, thì liệu chắc là người đởm dõng Nguyên người đầu đãng
là họ Huỳnh tên Thiên Hựu, lấy hiệu là Cấp khước tiên phuông, còn người thứ nhì thì họ Trương tên Quốc Tuấn, hỗn danh là Tiểu ôn hầu, hai người kết làm anh em với
nhau, Huỳnh thiên Hựu tuổi vừa hai mươi bảy, mặt đỏ râu ria, con mắt sáng như sao, mười phần hùng dõng, còn Trương Quốc Tuấn nhỏ hơn Huỳnh Thiên Hựu ba tuổi,
mặt như ngọc đúc, môi tợ thoa son, mười phần thanh nhã, coi chẳng phải tướng võ, hai người chiếm cứ núi Phi nga đã hơn mấy năm mà chẳng hề cướp giựt của ai, cho nên quan binh không màng tới. Nay trên núi lương thảo chẳng đủ dùng, phải tìm xuống nhà Vương viên ngoại mượn đỡ năm ngàn lượng bạc, rồi sau sẽ lo trả lại chẳng
dè lại gặp Cao Thiên Tứ ngăn trở. Khi Huỳnh thiên Hựu thấy Thiên tử nạt lớn như vậy thì nói rằng:
Nay anh em ta võ nghệ cao cường, lại thêm có bọn đầu mục và chúng lâu la, đến mượn năm ngàn lượng bạc, chẳng phải là lấy ngang, vì bởi trên núi thiếu lương, nếu
nói nữa tiếng rằng không thì ta e nhà cửa phải cháy tan hoang, chừng ấy ăn năn sao kịp.
Thiên tử hét lớn lên rằng:
Sao mi không chạy cho rồi, lại dám cả gan Ở đây khoe giỏi.
Huỳnh Thiên Hựu chẳng nói chi hết, cứ huơi đao chém nhầu, Thiên tứ liền rút gươm đeo rước đánh, đánh đặng mấy hiệp, trong nhà một bọn gia đinh và Nhựt Thanh chạy ra đánh tiếp, ngoài kia Trương Quốc Tuấn có người tiếp, liền dẫn lâu la áp vào chận đánh, hai bên đánh vùi với nhau tối trời tối đất, trong giây phút Nhựt Thanh đuối sức, đánh chẳng lại nên lui lại. Trương Quốc Tuấn lại xông vào giúp Thiên Hựu nữa, Thiên tử bị vây, tả xông hữu đột mà ra không khỏi, rất nên nguy cấp. ấy Rồng nằm nước cạn tôm lờn mặt, Cọp xuống đất bằng chó ngoắt đuôi.
Thuở ấy trong xóm họ Liễu, có một nàng con gái tên là Yên Cô, tuổi vừa mười tám, môi son má phấn, mắt phụng mày tằm, cốt cách giống tiên nga, hình dung như thần nữ, thiệt là ngư trầm lạc nhạn chi dung, bế nguyệt tu hóa chi mạo. Thi từ ca vận, món món đều thông, lại thêm võ nghệ, mười tám món binh khí đường nào cũng giỏi Người cha tên là Liễu Xuân Huy, sanh có một mình nàng ấy mà thôi, cho nên cưng lắm, muốn học chi thì học chẳng nài hao tốn. Nàng ấy cũng là người trinh tịnh, lại
thêm hiếu thuận với mẹ cha. Đêm ấy yên CÔ đang Ở trong phòng đánh cờ với chị em bạn gái, vùng nghe có tiếng chinh chiến gần nhà, bèn sai a huờn ra coi việc chi
cho biết. Con a huờn đi một hồi lâu rồi trở về bẩm rằng:
Nơi đầu xóm tại nhà Vương tú tài, bị ăn cướp tới đánh, người sui gia ra đánh với nó, lại bị nó vây khổn rất gấp
Yên CÔ nghe nói bèn bẩm với cha rằng:
Ở một xóm với nhau lẽ phải tiếp nhau, con xin đề đao đến đó cứu người trong cơn nguy cấp.
Người cha ban đầu hãy còn cản trở, vì con gái đêm hôm chẳng nên ra khỏi nhà mình, chừng thấy con quyết ý muốn đi, liền khiến mười mấy tên gia đinh tinh dõng theo
giúp Yên Cô. Yên CÔ nai nịt hẳn hòi, rồi đề đao lên ngựa, dẫn gia đinh tuốt đếnVương Gia Trang,xảy thấy ăn cướp đang vây phủ một người rất nên nguy cấp. yên CÔ liền
hét lên một tiếng, hơi bay thơm ngát. Lúc ấy ăn cướp còn đang đắc ý, bỗng thấy một người tiên nữ cởi ngựa lướt tới, lại có dắt theo mười mấy tay hảo hớn xông vây mà vào, bèn hô lên rằng:
Hãy bắt người xinh đẹp này đem về núi rồi sẽ bắt chủ nhà.
Liền dạy binh lại đánh với Yên Cô. Yên CÔ nạt lên rằng:
Quân ăn cướp, hãy nói tên ra đặng chịu chết. Hai tên đầu đảng thấy Yên CÔ là gái thì khi, bèn đáp lại rằng:
Mi chẳng biết Phi nga sơn Huỳnh thiên Hựu với Trương quốc Tuấn hay sao?
Nhờ dịp ấy Thiên tử thoát ra khỏi vây, rồi day lại xem thấy một viên nữ tướng đang đánh với bọn ăn cướp thì biết là đánh giúp mình, bèn thừa thế trở vào, đánh thôi bọn lâu la tan nát. Còn Huỳnh thiên Hựu với Trương Quốc Tuấn, ban đầu còn khi Yên CÔ là gái sức lực chẳng bao nhiên, đến sau thấy Yên CÔ võ nghệ phi thường coi thế đánh không lại, Huỳnh Thiên Hựu liền ráng sức huơi đao nhằm chỗ cần yếu mà chém, còn Trương Quốc Tuấn cũng huơi cây phương thiên họa kích nhằm ngay hông Thiên tử mà đâm, bốn người đánh vùi với nhau một chỗ hơn ba mươi hiệp mà chưa phân hơn thua, Yên CÔ vùng hét lên một tiếng bắt sống Huỳnh thiên Hựu, Trương Quốc Tuấn thất kinh lính quính một hồi rồi cũng bị Thiên tử bắt sống, còn bao nhiêu lâu la vỡ tan chạy ráo. Gia đình họ Vương và mấy thầy trò Yên CÔ đều dắt nhau vào nhà Viên ngoại, trong nhà chạy ra nghinh tiếp, rồi trói hai tên ăn cướp để nơi sau vườn, chờ trời sáng sẽ đem nạp cho quan làm tội. Rồi đó trong nhà bày tiệc ăn mừng, lại sai người đi mời Liễu viên ngoại qua dự tiệc đặng có tạ ơn cho con cứu giúp. Đêm ấy ăn uống vui vầy, tiệc mãn rồi từ tạ nhau ai về nhà nấy.
Sáng ra bữa sau, Vương viên ngoại vừa muốn giải hai người ấy cho quan làm tội, Thỉên tử bèn nói rằng:
Hãy đem chúng nó ra đây cho tôi tra hỏi thử coi rồi sẽ nạp cũng chẳng muộn chi.
Gia đình vâng lịnh dẫn Huỳnh Thiên Hựu và Trương Quốc Tuấn ra, hai người đứng trơ trơ chắng chịu quì.
Thiên tử bèn nạt rằng :
Bây đã bị bắt rồi, còn chống cự chắng chịu quỳ sao?
Hai người đáp rằng:
Muốn giết thì giết, muốn nạp quân thì nạp, mà chớ nhiều lời.
Thiên tử thấy hai người nghiêu dõng như vậy, lại thêm tướng mạo khôi ngô, bèn nói rằng:
Nếu hai ngươi quả thiệt bị bức, nên phải đi làm điều bất lương như vậy, thì nói thiệt cho ta nghe, không hề chi, ta chẳng những là chẳng nạp quan mà thôi, lại còn tiến cử hai ngươi có chỗ xuất thân.
Hai người thấy vậy bèn nói thiệt ra, Huỳnh thiên Hựu hỏi rằng:
Chẳng hay hào kiệt tên họ là chi, quê quán xứ nào?
Châu Nhựt Thanh đứrlg một bên, đáp rằng:
ông này họ Cao tên Thiên Tứ, người Ở xứ Bắc Kinh, vẫn là môn sanh yêu dấu của Thừa tướng tại trào, còn ta đây họ Châu tên Nhựt Thanh con nuôi của người, từ Ở
kinh ra tới đây, thâu chẳng biết bao nhiêu anh hùng và trừ không biết bao nhiêu tham quan Ô lại rồi, còn đi dọc đàng gặp việc bất bình thì lại cứu giúp, dẫu cho ai văn
như Tử Kiến, võ TỢ Tôn, Ngô đi nữa, cũng chắng sợ chi, nếu hai ngươi chịu khử tà quy chánh, thì hãy đem xứ sở và lai lịch nói thiệt ra đi.
Huỳnh Thiên Hựu nói:
Tôi vốn là người Ở Tòng giang, cha mẹ mất sớm còn lại có một mình, học đặng nghề võ chút đỉnh, phần thì nhà nghèo không nghề chi làm ăn. Ngày kia tôi đi dạo nơi Tòng giang phủ thánh, gặp một người kia bắt một người đàn bà mà nói là người chồng mắc nợ không trả nỗi, đem vợ ra thế, nên bắt đem về làm bé, tôi hỏi ra mới hay người ấy là Công tử con của Mã cẩu quan, nhơn vì người đàn bà ấy dung nhan đẹp đẽ, đi tảo mộ với chồng, bị nó ngó thấy nên muốn đem trăm lượng bạc ép người chồng bán vợ lại cho mình, người chồng không chịu, người vợ cũng không đành, nên nó làm tờ giả vu cho người ấy thiếu nợ nó rồi bắt vợ người ấy đi. Tôi hỏi lại thì người ấy xưng là Tạ Đức, nhà Ở phía Nam nơi ngoài thành, chuyên có một nghề bán gà độ nhựt, bởi vậy cho nên Mã cầu công tử nó khi người cô thế làm ngang như vậy, nên bàng nhơn cũng chẳng ai dám nói, tôi thấy sự bất bình nên đón lại đánh, ban đầu cũng tưởng là giựt người đàn bà ấy lại cho đặng thì thôi, không dè đến sau đánh chừng nào người đông chừng nấy, tôi đánh hưa tay, rủi đánh nó chết đi nên phải trốn qua đây tị nạn. Còn người này tên là Trương Quốc Tuấn cũng người Ở lối xóm với tôi, đều gặp sự bất bình đánh chết người ta, nên trốn theo tôi qua đây nương náu, chờ cho lúc nào triều đình dụng võ thì sẽ ra đầu quân. Hôm nay trên núi thiếu lương, nên phải xuống xóm này mượn, rồi ngày sau sẽ lo trả lại, chớ chẳng phải có ý cướp giựt chi, nay tôi bị bắt, người đã chẳng giết, lại còn muốn tiến cử anh em tôi nữa thì ơn ấy rất sâu, ngàn
năm tôi cũng ghi lòng chạm dạ:
Thiên tử nghe nói bèn than rằng:
Thiệt cũng chẳng nên trách, ấy là anh hùng thất chí, tráng sĩ vô nhan.
Nói rồi liền day lại hỏi Vương viên ngoại rằng:
Tôi muốn tha hai người này đi.có đặng chăng?
Vương viên ngoại nói:
Điều ấy tùy ý Cao lão gia liệu lấy.
Thiên tử bèn khiến Nhựt Thanh mở trói cho hai người. Hai người vội vàng cúi lạy tạ ơn. Thiên tử lại nói rằng:
Nay ta có một phong thơ, hai ngươi hãy cầm đem đến tĩnh thành trao cho Trang tuần phủ, thì sẽ có chỗ an thân, song hai ngươi ra mắt Trang đại nhơn rồi thì nói
ngày mai ta sẽ đi xứ khác thăm bạn, chớ đến đây làm chi.
Hai người tiếp lãnh thơ rồi ]iền từ tạ trở về núi nói cho bọn thủ hạ hay rằng:
Bọn ngươi hãy giữ sơn trại, để hai anh em ta xuống đó yên rồi, như có thiếu chức chi, thì ta sẽ kêu xuống đặng hiệp lực báo đáp cho trào đình.
Dặn dò rồi hai anh em bèn dắt nhau ra đi, chẳng mấy ngày đã đến Trang tuần phủ nha môn, hai người gởi bức thơ ấy vào trong, chẳng bao lâu, xảy thấy có người ra
thỉnh vào. Hai người bèn xóc sửa khăn áo theo vào nhà trong làm lễ lạy mừng Trang đại nhơn xong rồi, đứng lại một bên. Trang tuần phủ bèn hỏi rằng:
Nay Cao thiên Tứ còn Ở tại nhà Vương viên ngoại chăng?
Hai người đồng đáp rằng:
Cao lão gia nay đã đi chơi xứ khác rồi, người có dặn tôi bẩm lại với đại nhơn, chẳng bao lâu người sẽ về Kinh, chẳng cần chi phải tìm kiếm.
Trang đại nhơn bèn khiến hai người ngồi xuống. Hai người nói:
Đại nhơn ngồi đó, bọn tôi đâu dám ngồi theo.
Trang tuần phủ nói:
Không hề chi, ngươi biết Cao thiên Tứ là người chi chăng?
Hai người nói:
Người có nói với tôi rằng người là môn sanh của Lưu thừa tướng.
Trang tuần phủ cười rằng:
Cao thiên Tứ là Đương kim thiên tử đó, người dạo chơi Giang nam nên đi ngang qua đây.
Hái người nghe nói bèn ngước mặt lên trời tạ ơn Thánh thượng. Trang tuần phủ nói:
Hai ngươi Ở tại phủ Tòng giang đánh chết người ta, nên phải tị thân nơi sơn trại, may gặp Thiên tử, nay người đã dạy ta bỏ cái án ấy đi, và phải bắt Tri phủ Tòng giang giam lại, rồi thượng biểu về trào, chờ cho Hình bộ phát lạc, còn nay không thiếu chức chi, vậy thì hai ngươi hãy tạm lãnh chức Tuần thành thủ bị, chừng nào có công
ta sẽ thăng thưởng.
Hai người cả mừng, tạ ơn lui ra. Rồi đó Trang tuần phủ cứ y theo mật chỉ mà làm, bắt Tòng giang Tri phủ giam lại, và bỏ cái án Huỳnh thiên Hựu đi.
Nói về Thiên tử khi thấy hai người đi rồi, thì trong lòng vui đẹp, vì đặng thêm hai người võ tướng trung dong như vậy, bèn nói thiệt với Vương an Quốc rằng:
Nhơn huynh coi tôi là người gì?
An Quốc nói:
Văn võ song toàn, thiệt là quý gia Công tử.
Nhựt Thanh nói:
ấy là Đương kiêm Thiên tử đó, nhơn qua Giang nam dạo chơi mới đi tới đây, song chắng nên nói cho ai biết, e người ám toán.
Cả nhà nghe nói thảy đều quỳ xuống tung hô vạn tuế và xưng rằng tử tội. Thiên tử nói:
Hễ không biết thì có tội chi đâu, nay ta có một chuyện muốn luận với Vương huynh, song chưa biết có chịu hay chăng?
Vương an Quốc nói:
vạn tuế có dạy điều chi, tôi cũng phải tuân theo.
Thiên tử nói:
Ta muốn cậy Vương huynh làm mai, nói con gái của Liễu viên ngoại là Yên CÔ cho ta, xin Vương huynh ráng giúp cho xong.
Vương An Quốc vâng lịnh, liền qua nhà Liễu viên ngoại tỏ ra việc ấy, Liễu viên ngoại mười phần vui đẹp bèn nói rằng:
Hèn chi con gái tôi lúc mới sanh có chim én bay vào lòng, nên mới đặt tên là Yên Cô, nay quả là ứng theo điềm ấy.
Nói rồi bèn đi theo Vương an Quốc qua lạy ra mắt Thiên tử và nói rằng:
Nay Thánh thượng chẳng chê con tôi là bồ liễu phận hèn, lại cho nó sánh đặng mình rồng thì là may lắm, nhưng tôi e con tôi quê mùa, bề phục thị chẳng kham.
Thiên tử nói:
Ý trẫm đã quyết khanh chớ chối từ, lịnh ái nghề văn nghiệp võ tinh thông dung mạo lại thêm xinh đẹp có phải là quê mùa chi, nay trẫm phong cho khanh làm chức Quốc trượng, chừng trẫm hồi trào, sẽ về theo trẫm hưởng sự vinh hoa.
Liễu xuân Huy tạ ơn rồi đứng dậy. Thiên tử bèn cho Vương an Quốc đứng danh Cữ nhơn, lại thưởng thêm hàm Ngũ phẩm. Vương an Quốc tạ ơn rồi tâu rằng:
Hôm nay huỳnh đạo tốt ngày, xin vạn tuế hãy qua bên Liễu phủ hiệp cẩn với Liễu tiểu thơ.
Ngày ấy Liễu xuân Huy dọn dẹp trong ngoài, cả bày điện yến, kèn nhạc rền trời, lại dối với thiên hạ rằng gả con cho một người môn sanh của Lưu thừa tướng, vẫn là
một vị Công tử, con nhà thế gia. Hai người cầm lại không đặng, nên phải làm tiệc
đưa đi Từ đó, Thiên tử với Nhựt Thanh vừa đi du ngoạn vừa trở về Kinh lần lần, việc ấy còn lâu.
Đây nói về xứ Trấn giang có một người khách kia họ Lý tên Tu, hiệu là Dục Hương cư sĩ, tánh hay ưa đàm luận việc cổ kim thánh hiền hưng phế, văn này phú kia, lấy làm thú vị, có nhiều khi đàm luận từ sớm mai cho đến tối, không hề biết mõi, cho đến đổi quên ăn bỏ ngủ cũng không biết nhàm, lại nghe nói thuở ấy tại núi tên là Bồng lai sơn. Vân mộng nham, phía Tây cách chừng ba chục dặm, có một tòa Tam bửu tháp của Đại la Tiên lập ra, đến nay đã mấy ngàn năm, mà cũng còn sáng suốt chói lòa, những đồ chạm trổ chắng hề hư hoại, thiệt là tiên gia diệu thủ, cho nên đã lâu đời rồi mà chẳng hề khờn mẻ chút nào, nay lại khi lặn khi mọc không chừng, cho nên hễ không phải tiên thì không tới đó đặng, từng trên có để một vị Như Lai phật tổ, từng giữa có để một vị Thông Thiên giáo chủ, từng dưới có để một vị Thái Thượng lão
quân. Ban đầu thì quần tiên thường tụ tập tại đó, đến sau nhiều người đến đó chơi bời, làm ra sự uế trượt, cho nên quần tiên chẳng còn đến đó nữa, thiên hạ thấy tiên tích đã tuyệt rồi, thì cũng ít ai đến nữa, lần lần hương hỏa cũng tuyệt.
Thuở ấy tại tỉnh Giang tô có ba người thế gia Công tử, thảy đều giàu có, nguyên là người quê quán Ở tại Phước kiến, xưa người ông vẫn là Thị lang xuất thân, họ Huỳnh tên Tuế Đức, vì có công với nước nên đặng tập ấm hai đời, nhưng Tuế Đức tánh ưa phong lưu, phần thì gia tài bá vạn, nên chẳng chịu làm quan, cứ Ở nhà ăn chơi thong thả, phu nhơn là Lý Thị, sanh có một người con trai tên là Vinh Tân biệt tự là Vĩnh Thanh, tuổi vừa hai tám, tài mạo song toàn, lại thêm kìm, sắt, tiêu, thiều, môn nào
cũng giỏi, mặt trông như ngọc, môi đỏ như son, tài như Tử Kiến xuất khẩu thành thi, mạo tợ Phan An, mi thanh mục tú tuy là thế gia Công tử, mà vì giải đãi việc thi thơ, thị công danh là vô dụng, cho nên cha mẹ chưa chịu cưới vợ, lại kết anh em với hai người cũng là thế gia Công tử, một người họ Trương tên Hóa Nhơn tự Lễ Tuyền, xưa ông là Hương đạo xuất thân, còn một người họ Lý tên Chí tự Vân Sanh, người cha đang làm chức Ngự sử, ba người tuổi tác chẳng lớn nhỏ hơn nhau, gia tài bá vạn.
Bởi giàu có như vậy, cho nên coi hai chữ công danh như không, xài vàng như đất, ba người đều kết bạn sanh tử với nhau, keo sơn gắn chặt, ngày ngày thường dắt nhau
dạo chơi, hoặc huê thuyền hoặc tửu lầu, ăn uống chơi bời ngày nào cũng vậy, vì cha mẹ cưng con nên chẳng hề câu thúc. Ba người tuy là con nhà thế gia, nhưng chẳng hề ỷ thế khi người, ăn Ở có đức tánh tính thuần hậu.