Chương 4: Hồi 4
-
Càn Long Du Giang Nam
- Thanh Phong
- 7303 chữ
- 2020-05-09 05:45:44
Số từ: 7296
Nguồn: NXB Văn Học
Mấy người giáo đầu kéo thẳng vào thơ phòng vây bắt vua, vua bèn lấy ghế ngồi vừa đánh và đở, đánh một người té xuống, vua giựt đặng cặp đao, đánh giết hơn mười mấy người , nhưng mà cửa đóng chắc, lại gia đinh liều mạng vây phủ nên ra không đặng, khi ấy vua nghĩ ai rằng :
- Hồi trước Quan Vân Trường đơn đao phó hội, bắt Lỗ Túc cặp theo mới giải đặng trùng vây , nay ta bắt chước làm theo . Bèn đánh quân gia đinh dang ra, vua nhảy tới bắt Khu Nhơn Sơn cặp bên tay tả, rồi lấy đao thọc trên đầu .
Lúc ấy Nhơn Sơn hồn phách bay mất, cả kêu xin dung tánh mạng.
Vua nạt lớn rằng :
- Ðồ cẩu loại, như muốn khỏi chết phải biểu gia đinh lui ra, và mở cửa đưa ta ra , ta sẽ tha, bằng không thì sẻ giết mầy trước rồi kế lủ nó.
Khu Nhơn Sơn lật đật kêu gia đinh biểu phải lui và mở cửa đưa Cao lão gia ra.
Gia đinh đều vưng lời mở cửa và không ngăn cản nữa.
Vua chậm chậm từ thơ phòng ra khỏi cửa, muốn tha Nhơn Sơn rồi nghĩ lại nếu buông ra thì cả lủ nó theo nửa ắt là khó đi , bèn kéo riết đến huyện Kim Thành.
Khi ấy Nhơn Sơn kêu cứu mà gia đinh đều không dám lại gần, còn trăm họ muôn dân đều mừng, niệm Phật nói :
- Người ác ngày nay gặp như vậy mới đáng kiếp !
Vua vào đến nha môn, tay đánh trống, miệng kêu rằng :
- Có việc oan ức !
Quan Huyện thăng đường cho đòi hai người vào hỏi :
- Việc gì oan ức hãy bẩm cho ta biết .
Khu Nhơn Sơn bị kéo mệt hết hơi, nói không đặng. Vua liền nói :
- Khu Nhơn Sơn đúc bạc giả , ỷ thế hiếp cô, Trương Quế Phương có bán cho nó một lạng vàng , nó đem bạc giả mà trả, Quế Phương không chịu lấy, nó lại vu cho người là tội bạch nhựt trì đao hành thích, lại đem vợ con người mà bán cho nhà đĩ . Nên vợ con Quế Phương nhảy xuống sông tự vận. Ta thấy tội nghiệp tiếp cứu hỏi và cho một trăm lượng bạc biểu mẹ Quế Phượng là Ðỗ thị đem đến nhà nó xin chuộc Quế Phượng và huề việc ấy. Ai dè nó là người lang tâm cẩu hạnh, lấy bạc thiệt; đỗi bạc giã lại. Ðỗ thị bèn chạy về kêu trời than khóc, ta thấy vậy cầm lòng không đậu nên mới đến nhà nó lấy lời ngon tiếng ngọt mà nói với nó, nó lại ăn nói vô lễ, đòi mười muôn lượng bạc mới chịu, ta lấy lời phải nói lại cho nó nghe, nó lại xúi hơn ba trăm gia đinh đầu cầm binh khí áp lại vây bắt ta, ta túng thế nên phải bắt nó làm thế thoát thân mà đem nó đến đây. Xin quan Huyện lấy việc công bình, vì dân mà trừ hại .
Khu nhơn Sơn lúc ấy vừa khóc, vừa bước tới xá quan huyện mà thưa rằng :
- Cao Thiên Tứ nầy là người cường đạo ở Hải Dương , chiêu tập côn đồ, đến muốn ăn cướp tôi , bị tôi biết trước, sợ tôi nên vu oan cho tôi rằng đúc bạc giả, nó lại bức hại mạng dân, muôn trông huyện đường đại độ, xét lại cho kỹ vì dân lành cứu giúp tôi thật là ơn trọng.
Vua lại đem một trăm lượng bạc giả Nhơn Sơn tráo đó, trình giữa án đường xin quan Huyệt minh nghiệm, và xin quan Huyện cho người đến xét nhà Nhơn Sơn lập tức. Nếu có cáo gian xin chịu phản tội. Tri huyện nầy tuy là thanh liêm yếu ớt xử việc không rành, khi nghe lại người nói thì cũng biết Khu Nhơn Sơn là người hay làm việc phi phép, ỷ thế hiếp cô ; gian hùng tàn bạo, lại nghe Tri Phũ là anh em thiết nghĩa với Nhơn Sơn, còn mình thì !ám quan nhỏ, lại thấy Cao Thiên Tứ là người đường đường , diện mạo lại can đởm, không biết xử lẽ nào, bèn giải hai nguời đến phủ .
Hồ Tri Phũ lên án đường đòi hai đàng đến hỏi lếu láo , không rỏ hắc bạch gì hết, rồi tha Nhơn Sơn về , vỗ ghế thộp bàn, ra oai quở nạt.
Vua cả giận mắng rằng :
- Ðồ cẩu quan, đáng lẻ ăn bỗng lộc triều đình, phải vì dân giúp nước, lẻ nào trọng án như vậy mà lại thông đồng tác tệ, tàn hại nhơn dân, như vậy, đấng xử tội gì, chết trước mặt mà chưa biết, sao lại dám quở ta ?
Hồ tri phủ bị mắng, tam tiêu đều lữa dậy, thất khiếu thảy xung lên, dạy thủ hạ đem ra đánh một trăm, nha dịch vâng lệnh áp lại bắt, vua đánh đấu té tăn ra hơn một trượng, không ai dám vô nữa, Tri phủ lật đật muốn chạy bị Vua một đạp té dưới đất, Tri phủ kêu cứu, vua dùng sức đạp trên lưng một cái mạnh, cữu khiếu đều ra huyết mà chết .
Nha dịch chạy phi báo cho quan Ðài Hiếu hay , nguyên quan Ðài Hiếu nầy họ Huỳnh tên Ðắc Thắng, tên chữ là Bắc Thần người đất Hà Nam , Trường Sa, em là Huỳnh Hữu Thắng đồng ở một nhà. Khi nghe báo có người đánh chết Tri Phủ tại án đường, lập tức chạy tới cho quan Du Phủ Kim Bình điểm binh ngăn giử các cửa thành, và sai hết gia dịch đón các nẻo yếu lộ mà bắt.
Có bài thơ rằng :
Ỷ thế Nhơn Sơn rất dữ thay
Ðáo đầu mới thấy họa ngày nay
Thông đồng tội đến Hồ tri phủ
Chớ trách trời cao với đất dày
Nói về khi vua đạp chết Tri Phủ rồi chạy ra sau công đường lấy được một dại đao, liền trở ra cho án đường chặt Hồ tri phủ ra làm hai khúc, rồi chạy ra khỏi công phủ đặng ít bước thì thấy các nẻo đều có binh vây phủ, bèn ráng hết sức cầm đao chém tới giết hơn mươi người , song chém chừng nào thì thấy binh lại kéo đến nhiều chừng nấy, còn cây đao cũng hư . Lúc ấy quan Du Phủ là Hứa Ứng Long đốc suất quân lính hiệp với binh Ðài Hiếu lấy dây giăng giựt vua té xuống mà bắt, may vua có áo ngự bửu mặc trong mình !, và có thần linh phò hộ nên không hề gì .
Khi ấy các đạo binh dẫn vua đến phủ Ðài Hiếu.
Huỳnh Ðắc Thắng thăng đường dạy quân dắt vua ra trước. Nguyên Ðắc Thắng năm trước có ở Kinh sư lâu năm, nên nhìn biết chắc là vua thì thất kinh, không hiểu vì ý gì mà vua đến đây .
Khi ấy vua cười mà hỏi rằng :
- Huỳnh Ðắc Thắng ngươi có biết ta chăng ? Ðắc Thắng lật đật đem vua ra hậu đường dạy quân lui ra, rồi Ðắc Thắng và em là Hữu Thắng mỡ trói rồi thĩnh vua ngồi, quì lạy tung hô và hỏi vua làm sao đến đây , xin vua thứ tội.
Vua nói rằng :
- Ngươi có lòng ngay vì nước, đáng khen, vậy ngươi hãy cẩn mật chớ khá lậu, và phải sắp đặt binh mã cho sẳn đợi chỉ ta đến bắt Khu Nhơn Sơn, chớ khá trái mạng, nay ta có việc xuống chơi Giang Nam.
Hai anh em thay đồ tư phục đưa vua ra khỏi thành mới trở lại.
Khi ấy vua trở lại tiệm ngũ , thuật hết các việc cho Châu Nhựt Thanh nghe, rồi tã một tờ mật chiếu và lấy mười lương bạc cho chủ tiệm làm lộ phí dạy đem chiếu cho quan Tuần phủ Giang Tô, là họ Trang tên Hữu Cung, người tĩnh Quảng Ðông; huyện Phan Ngang, do trạng nguyên xuất thân. Ngày kia quan Tuần phủ ở công phủ xãy thấy có mật chiếu đến, liền đặt bàn bương án giữ ra đọc.
Chiếu rằng :
" Trẫm xuống Giang Nam dạo chơi đi vừa đến Kim Bình, Cao thị là vợ Quế Phương có nghén dắt năm đứa con quyết nhẩy xuống sông mà tự vận, thấy việc thảm thương Trẫm đà cứu khỏi , cũng bởi Nhơn Sơn đem lòng độc ác, vu cho Trương thị phạm tội hành hung , đã cầm chồng tại chốn lao tù, lại bắt vợ bán cho nhà đĩ, khi ấy Trẫm đến chổ Nhơn Sơn đem việc giãi huề, nó càng hung bạo, khiến lũ gia đinh bắt Trẫm mà giết . Kim Bình Tri phủ đồng lỏa làm gian, nhờ sức Huỳnh Gia, là quan Ðài Hiếu, có dạ trung thần, cứu ta mới khỏi. Chiếu cho Tuần phũ, thừa mạng điểm binh đến bắt Nhơn Sơn, toàn gia chính pháp . Chiếu như có đến ngươi khá vưng lời " .
Trang Hữu Cung đọc chiếu xong rồi, lật đật điểm năm ngàn quân phi kỵ và quan Trung quân là Vương Bưu, nội têm kéo đến phủ Kim Bình an dinh hạ trại, cho người báo cho Huỳnh Ðắc Thắng hay. Khi ấy Huỳnh Ðắc Thắng kéo hết văn vỏ nội thành đến ra mắt Trang Tuần phủ, rồi hiệp cùng cáo quan đem xe giá đến nghinh liếp thánh giá; ai đè vua đã đi rồi .
Các quan không dám trễ nải, liền đến vây nhà Khu Nhơn Sơn, Nhơn Sơn thấy quan quân đến vây phủ biết là việc bất tường, bèn đay quân côn đồ trong nhà ráng sức gìn giữ. Nguyên Nhơn Sơn làm những việc khuynh làm, nên làm giàu xuất tiền bạc rèn binh khí, súng ống rất. nhiều bởi vậy đánh hơn hai ngày mà không làm chi được ; qua ngày thứ ba, quân Trang Tuần phũ thi đánh phía Nam; quan Huỳnh Án Sát đánh phía Bắc , Vương Bưu phía Ðông và phũ Kim Bình phía Tây, bốn phía đồng áp đánh , hơn nữa ngày trong nhà Khu Nhơn Sơn đà hết thuốc đạn cự không lại , quan quân bốn phía phá tường ào vô giết ba trăm gia đinh dường như xẻ dưa chém chuối , còn khu nhon Sơn và mười mấy tên giáo đầu liều thác đánh riết ra, bị binh Vương Bưu chận lại đánh một trận bắn chết vài tên , còn bao nhiêu đều bị bắt, rồi kéo thẳng vào nhà bất kỳ là già trẻ bé lớn đều bắt trói lại hết , rồi niêm phong vàng bạc tính hơn hai mươi vạn , đồ quân trang và binh khí không biết ba nhiêu mà kể . Còn nhà cửa đều đốt hết. khi ấy Trang Hữu Cung giao cho quan Ðề Hình Án Sát Sứ Tư là Huỳnh Ðắc Thắng gia quyến của Nhơn Sơn . Từ mười lăm tuổi sắp lên đều bị xữ chém ; con gái , đàn bà thê thiếp là nam trăm hai mươi ba người , còn con nít hơn bảy trăm đứa đ hết hết .
Trang Hữu Cung cùng các quan ai về dinh nấy còn Trương Quế Phương và mấy người bị hại đều cho về .
Nói về vua ở tại tiệm ngũ nghe Trang Tuần phủ xữ án như vậy thì mười phần cả đẹp, và nhớ chuyện nàng Cao thị là vợ Trương Quế Phương trinh tiết đen nổi liềumình , thế gian ít có , liền thảo một tờ chiếu dạy Châu Nhựt thanh đem cho quan Án Sát Sứ Tư Huỳnh Ðắc Thắng đặng lấy mười muôn lượng bạc trong gia sản của Khu Nhơn Sơn mà thưởng nàng Cao thị . Trương Quế Phương từ khi được bạc thưởng đó đến sau , nhà cửa trở nên giàu có , ăn ở hiền từ , ham bố thí , còn năm đứa con khôn lớn đều nên danh , làm quan cả thảy .
Khi Châu Nhựt thanh xong việc trở về liền cùng vua dời qua xứ khác .
Bây giờ nói về tĩnh Quảng Ðông , phủ Triệu Khánh , huyện Cao Yếu , làng Hiếu Liêm có một người nhà giàu họ Phương tên Ðức , tên chữ là Tế Hanh , vợ là Lý Thị . Lúc còn nhỏ lìa quê hương qua thành Nam Kinh , huyện Triều Dương lập tiệm hiệu là Vạn Xương , buôn bán hàng hóa tơ lụa . Buôn bán thật thà , chắc chắn , càng ngày càng thạnh , còn hai người con , một người tên Hiếu Ngọc , một người tên Mỹ Ngọc , ở lại quê hương đếu có gia sản .
Phương Ðức buôn bán có lợi mỗi năm đều mang tiền bạc về quê hương xứ Quảng Ðông . Phương Ðức tuổi đã già sáu mươi , trưa ngày kia trời giông mưa lớn , đang hối người trong tiệm dọn đồ đạc , xảy thấy một ông già quảy một tạ muối đến xin đụt nhờ , các người trong tiệm thấy muối ướt sợ dơ tiệm , liền đuổi ra đặng đóng cửa .
Phương Ðức thấy người Quảng Ðông thì động lòng cố thổ , nhớ đến quê hương , lại thêm già cả , liền nói :
- Không hề gì ! Cứ để người ta đụt nhờ .
Mấy người làm vưng lời cho vào đụt mưa .
Ông già bước vào làm lễ .
Phương Ðức hỏi :
- Vậy chớ nhơn huynh ở Quảng Ðông về Châu , Huyện nào ? Tôi cũng là người Quảng Ðông đây .
Ông già cung tay đáp rằng :
- Vậy đại nhơn cũng là người Việt Ðông , mà tôi không biết , xin tha lỗi . Tôi họ Miêu , tên Hiển , ở tại Châu Liên Sơn , động Nhập Lý , đến đây đã hơn mười năm . Nguyên có anh em bạn rước đến học côn quyền võ nghệ , dạy đưọc vài năm , người ấy mang bịnh mà chết , nên ở lại đây không ai giúp đở , còn muốn về thì không có tiền lộ phí . Kế vợ tôi chết , không có con trai , sanh có một gái , tên là Thúy Hoa , tuổi mười sáu , cha con nương nhau bán muối lậu nuôi miệng , may tôi có nghề một ít , nên mấy người tuần phòng không tra xét , ngày nay lại nhờ đại nhơn có lòng rộng rải cho đụt mưa khỏi phải bị ướt muối có tiền để hộ khẩu , thật là cám ơn rất trọng . Vậy xin hỏi đại nhơn cao tánh đại danh là chi , và ở huyện nào ?
Phương Ðức nói :
- Quê hương tôi tại phủ Thiệu Kinh , làng Hiếu Ðể, họ Phương tên Ðức, tên là Tế Hanh, đến đây lập tiệm Vạn Xương nầy buôn bán đả hơn ba mươi năm nay. Vợ con còn ở tại quê hương, như Miêu nhơn huynh muốn tới lui đây chơi cũng là người đồng hương với nhau , thôi để tôi giúp cho người mười lượng bạc mà buôn bán nghề khác chớ muối là một vật cấm chớ khá làm nữa .
Miêu Hiển mừng rỡ lấy mười lượng bạc tạ ơn và nói rằng :
- Phương ông thật là sơ tài trọng nghĩa, tích lảo lân bần, trong đời ít có. Vậy có mấy vị lịnh lang ở đây chăng , xin ra cho tôi biết mặt .
Phương Ðức đáp :
- Tôi có hai đứa con trai: Thằng lớn tên Hiếu Ngọc hai mươi tuổi, thằng nhỏ là Mỹ Ngọc mười sáu tuổi đều có vợ rồi , lại đều buôn bán hàng hóa , như sau Miêu huynh có dịp dạy bảo chúng nó chút đỉnh côn quờn thì tôi lấy làm cám ơn .
Miêu Hiển nói :
- Xin vưng .
Trời còn mưa, hai người đàm luận cho đến giờ thân , kế trong tiệm sửa soạn dọn cơm tối , Phương Ðức mời Miêu Hiển dùng cơm rồi ra về. Từ ấy tới lui như bà con ruột, và nghe lời bỏ nghề buôn muối , nhiều khi thiếu thốn đến mượn , Phương Ðức đều giúp.
Ngày kia Hiếu Ngọc và Mỹ Ngọc đến thăm cha , thấy cha mình kính trọng Miêu Hiển thì hai đứa cũng kính kêu bằng bác, Miêu Hiển nhờ cha con Phương Ðức nhiều phen nên đem hết võ nghệ học lúc bình sanh truyền cho hai con Phương Ðức.
Miêu Hiển thấy Phương Ðức tuổi đã sáu mươi bộ còn mạnh mẻ cũng bằng người bốn mươi tuổi, bèn nói chuyện với con gái là Thúy Hoa rằng :
- Nay cha mang ơn Phương ông nhiều phen, nên cha muốn gã con cho người đặng đến ơn.
Thúy Hoa bằng lòng.
Ngày kia Miêu Hiển đến tiệm nói chuyện ấy cho Phương Ðức nghe thì Phương Ðức nói rằng :
- Tôi nay già cả không muốn làm lở thanh xuân của lịnh ái.
Miêu Hiển khóc và nói :
- Một là tôi mang ơn người rất trọng, không biết lấy chi đền bồi , hai là con gái tôi cũng tình nguyện phục thị người , ba là tôi nay già cả phòng khi bất trắc có lẻ nhờ người được, nên tôi sẳn lòng việc ấy xin người bằng lòng, tôi rất có phước.
Phương Ðức thấy Miêu Hiển thật tình và có dạ ân cần , bèn nói chuyện lại cho con là Hiếu Ngọc hay.
Hiếu Ngọc thấy cha tuổi lớn không ai phục thị, nay lại có người muốn đưa con làm bé ắt có người nuôi dưởng cha già, nên theo khuyên lơn cha lo cho xong việc.
Phương Ðức thấy con khuyên lơn và Miêu Hiển lại đến cầu khẩn nữa, nên phải gắng gượng ừ theo, rồi chọn ngày tốt , rước Thúy Hoa về thành thân .
Thân bằng cố hữu đều đi lễ hạ , Phương Ðức dọn tiệc đải đằng tử tế .
Việc xong rồi Miêu Hiển ở đó đặng nữa năm kế phát bịnh, biết mình không xong, nên đem hết võ nghệ mấy chổ bí yếu, và mấy phương thuốc hay để luyện gân cốt, truyền hết cho con gái, rồi chết .
Khi ấy tuổi đã bảy mươi hai .
Phương Ðức lo tống táng xong xuôi và các chạy trần làm đũ . Qua nữa năm sau Thúy Hoa sanh đặng một đứa con trai, đặt tên là Thế Ngọc, đầy tháng anh em đều đến ăn mừng cho bạn sanh cháu. Còn Miêu thị từ khi ở với chồng đến sau , lấy thân huề trong họ , lấy nghĩa thuận theo chồng, cả nhà đều vui mừng, lại từ khi Thế Ngọc đầy tháng rồi thì Miêu thị lấy sắt ngâm với dấm mà tắm rửa, lại lấy tre tăm và sắt miễng vổ trong mình Thế Ngọc cho gân cốt da thịt cứng như sắt đá, đến ba tuổi thì cho đội mão và đi giày bằng sắt, dạy học nhảy , ban đầu thấp sau lần lần lên cao và tập ban đầu bẻ cây sau đến sắt ; sáu tuổi tập cởi ngựa, bảy tuổi học quyền, tám tuổi học cầm binh khí, đến mười bốn tuổi thì thập bát ban võ nghệ đều thông, mình mẩy gân cốt như sắt , sức mạnh vô cùng tánh nết hung hăng , mỗi ngày chí tối cứ ở ngoài đường gây họa , có nhiều người đời ngầy ngà, nhưng mà Phương ông thuở nay ăn ở tử tế nên người ta đều vị .
Phương Ðức nhiều khi la rầy, mà bởi Miêu thị cưng Thế Ngọc quá, nên thường sanh chuyện hoài, Thế Ngọc thấy mẹ cưng lại càng ngang dọc, cứ giao du cùng bạn tác , xài tiền bạc như đất cục , ban đầu còn ngang dọc nội xứ mình , sau lần ra đến Giang Nam, người người đều biết mặt.
Phương Ðức bắt về treo trên cây đại thọ mà đánh, Thế Ngọc cũng không biết đau, tánh hung hăng không chịu bỏ. Mẹ hay binh vực, Phương Ðức nhiều khi dứt bẩn và hờn giận vợ .
Ngày kia Phương Ðức có chuyện muốn qua Cang châu, biểu Thúy Hoa sắm sửa đồ hành lý đặng ngày mai khởi trình.
Miêu thị sửa soạn xong xuôi rồi nói cùng Phương Ðức rằng :
- Thế Ngọc nó ở nhà không có việc gì, vậy lang quân hãy đem nó theo cho biết chuyện và có mặt lang quân nó không dám hung hăng.
Phương Ðức nói :
- Việc đi đường không phải như ở nhà , nếu nó gây họa thì làm sao ngăn cản được.
Miêu thị nói :
- Việc buôn bán làm ăn là phận con trai, hãy đem nó theo, cho nó coi mà bắt chước.
Phương ông nghe nói phải thì bằng lòng cho đi. Qua ngày thứ, cha con đồng qua Cang châu .
Có lời phê rằng :
Người đời chớ khá khoe tài giỏi
Trên thế tự nhiên lắm kẻ hay
Mấy người giáo đầu kéo thẳng vào thơ phòng vây bắt vua, vua bèn lấy ghế ngồi vừa đánh và đở, đánh một người té xuống, vua giựt đặng cặp đao, đánh giết hơn mười mấy người , nhưng mà cửa đóng chắc, lại gia đinh liều mạng vây phủ nên ra không đặng, khi ấy vua nghĩ ai rằng :
- Hồi trước Quan Vân Trường đơn đao phó hội, bắt Lỗ Túc cặp theo mới giải đặng trùng vây , nay ta bắt chước làm theo . Bèn đánh quân gia đinh dang ra, vua nhảy tới bắt Khu Nhơn Sơn cặp bên tay tả, rồi lấy đao thọc trên đầu .
Lúc ấy Nhơn Sơn hồn phách bay mất, cả kêu xin dung tánh mạng.
Vua nạt lớn rằng :
- Ðồ cẩu loại, như muốn khỏi chết phải biểu gia đinh lui ra, và mở cửa đưa ta ra , ta sẽ tha, bằng không thì sẻ giết mầy trước rồi kế lủ nó.
Khu Nhơn Sơn lật đật kêu gia đinh biểu phải lui và mở cửa đưa Cao lão gia ra.
Gia đinh đều vưng lời mở cửa và không ngăn cản nữa.
Vua chậm chậm từ thơ phòng ra khỏi cửa, muốn tha Nhơn Sơn rồi nghĩ lại nếu buông ra thì cả lủ nó theo nửa ắt là khó đi , bèn kéo riết đến huyện Kim Thành.
Khi ấy Nhơn Sơn kêu cứu mà gia đinh đều không dám lại gần, còn trăm họ muôn dân đều mừng, niệm Phật nói :
- Người ác ngày nay gặp như vậy mới đáng kiếp !
Vua vào đến nha môn, tay đánh trống, miệng kêu rằng :
- Có việc oan ức !
Quan Huyện thăng đường cho đòi hai người vào hỏi :
- Việc gì oan ức hãy bẩm cho ta biết .
Khu Nhơn Sơn bị kéo mệt hết hơi, nói không đặng. Vua liền nói :
- Khu Nhơn Sơn đúc bạc giả , ỷ thế hiếp cô, Trương Quế Phương có bán cho nó một lạng vàng , nó đem bạc giả mà trả, Quế Phương không chịu lấy, nó lại vu cho người là tội bạch nhựt trì đao hành thích, lại đem vợ con người mà bán cho nhà đĩ . Nên vợ con Quế Phương nhảy xuống sông tự vận. Ta thấy tội nghiệp tiếp cứu hỏi và cho một trăm lượng bạc biểu mẹ Quế Phượng là Ðỗ thị đem đến nhà nó xin chuộc Quế Phượng và huề việc ấy. Ai dè nó là người lang tâm cẩu hạnh, lấy bạc thiệt; đỗi bạc giã lại. Ðỗ thị bèn chạy về kêu trời than khóc, ta thấy vậy cầm lòng không đậu nên mới đến nhà nó lấy lời ngon tiếng ngọt mà nói với nó, nó lại ăn nói vô lễ, đòi mười muôn lượng bạc mới chịu, ta lấy lời phải nói lại cho nó nghe, nó lại xúi hơn ba trăm gia đinh đầu cầm binh khí áp lại vây bắt ta, ta túng thế nên phải bắt nó làm thế thoát thân mà đem nó đến đây. Xin quan Huyện lấy việc công bình, vì dân mà trừ hại .
Khu nhơn Sơn lúc ấy vừa khóc, vừa bước tới xá quan huyện mà thưa rằng :
- Cao Thiên Tứ nầy là người cường đạo ở Hải Dương , chiêu tập côn đồ, đến muốn ăn cướp tôi , bị tôi biết trước, sợ tôi nên vu oan cho tôi rằng đúc bạc giả, nó lại bức hại mạng dân, muôn trông huyện đường đại độ, xét lại cho kỹ vì dân lành cứu giúp tôi thật là ơn trọng.
Vua lại đem một trăm lượng bạc giả Nhơn Sơn tráo đó, trình giữa án đường xin quan Huyệt minh nghiệm, và xin quan Huyện cho người đến xét nhà Nhơn Sơn lập tức. Nếu có cáo gian xin chịu phản tội. Tri huyện nầy tuy là thanh liêm yếu ớt xử việc không rành, khi nghe lại người nói thì cũng biết Khu Nhơn Sơn là người hay làm việc phi phép, ỷ thế hiếp cô ; gian hùng tàn bạo, lại nghe Tri Phũ là anh em thiết nghĩa với Nhơn Sơn, còn mình thì !ám quan nhỏ, lại thấy Cao Thiên Tứ là người đường đường , diện mạo lại can đởm, không biết xử lẽ nào, bèn giải hai nguời đến phủ .
Hồ Tri Phũ lên án đường đòi hai đàng đến hỏi lếu láo , không rỏ hắc bạch gì hết, rồi tha Nhơn Sơn về , vỗ ghế thộp bàn, ra oai quở nạt.
Vua cả giận mắng rằng :
- Ðồ cẩu quan, đáng lẻ ăn bỗng lộc triều đình, phải vì dân giúp nước, lẻ nào trọng án như vậy mà lại thông đồng tác tệ, tàn hại nhơn dân, như vậy, đấng xử tội gì, chết trước mặt mà chưa biết, sao lại dám quở ta ?
Hồ tri phủ bị mắng, tam tiêu đều lữa dậy, thất khiếu thảy xung lên, dạy thủ hạ đem ra đánh một trăm, nha dịch vâng lệnh áp lại bắt, vua đánh đấu té tăn ra hơn một trượng, không ai dám vô nữa, Tri phủ lật đật muốn chạy bị Vua một đạp té dưới đất, Tri phủ kêu cứu, vua dùng sức đạp trên lưng một cái mạnh, cữu khiếu đều ra huyết mà chết .
Nha dịch chạy phi báo cho quan Ðài Hiếu hay , nguyên quan Ðài Hiếu nầy họ Huỳnh tên Ðắc Thắng, tên chữ là Bắc Thần người đất Hà Nam , Trường Sa, em là Huỳnh Hữu Thắng đồng ở một nhà. Khi nghe báo có người đánh chết Tri Phủ tại án đường, lập tức chạy tới cho quan Du Phủ Kim Bình điểm binh ngăn giử các cửa thành, và sai hết gia dịch đón các nẻo yếu lộ mà bắt.
Có bài thơ rằng :
Ỷ thế Nhơn Sơn rất dữ thay
Ðáo đầu mới thấy họa ngày nay
Thông đồng tội đến Hồ tri phủ
Chớ trách trời cao với đất dày
Nói về khi vua đạp chết Tri Phủ rồi chạy ra sau công đường lấy được một dại đao, liền trở ra cho án đường chặt Hồ tri phủ ra làm hai khúc, rồi chạy ra khỏi công phủ đặng ít bước thì thấy các nẻo đều có binh vây phủ, bèn ráng hết sức cầm đao chém tới giết hơn mươi người , song chém chừng nào thì thấy binh lại kéo đến nhiều chừng nấy, còn cây đao cũng hư . Lúc ấy quan Du Phủ là Hứa Ứng Long đốc suất quân lính hiệp với binh Ðài Hiếu lấy dây giăng giựt vua té xuống mà bắt, may vua có áo ngự bửu mặc trong mình !, và có thần linh phò hộ nên không hề gì .
Khi ấy các đạo binh dẫn vua đến phủ Ðài Hiếu.
Huỳnh Ðắc Thắng thăng đường dạy quân dắt vua ra trước. Nguyên Ðắc Thắng năm trước có ở Kinh sư lâu năm, nên nhìn biết chắc là vua thì thất kinh, không hiểu vì ý gì mà vua đến đây .
Khi ấy vua cười mà hỏi rằng :
- Huỳnh Ðắc Thắng ngươi có biết ta chăng ? Ðắc Thắng lật đật đem vua ra hậu đường dạy quân lui ra, rồi Ðắc Thắng và em là Hữu Thắng mỡ trói rồi thĩnh vua ngồi, quì lạy tung hô và hỏi vua làm sao đến đây , xin vua thứ tội.
Vua nói rằng :
- Ngươi có lòng ngay vì nước, đáng khen, vậy ngươi hãy cẩn mật chớ khá lậu, và phải sắp đặt binh mã cho sẳn đợi chỉ ta đến bắt Khu Nhơn Sơn, chớ khá trái mạng, nay ta có việc xuống chơi Giang Nam.
Hai anh em thay đồ tư phục đưa vua ra khỏi thành mới trở lại.
Khi ấy vua trở lại tiệm ngũ , thuật hết các việc cho Châu Nhựt Thanh nghe, rồi tã một tờ mật chiếu và lấy mười lương bạc cho chủ tiệm làm lộ phí dạy đem chiếu cho quan Tuần phủ Giang Tô, là họ Trang tên Hữu Cung, người tĩnh Quảng Ðông; huyện Phan Ngang, do trạng nguyên xuất thân. Ngày kia quan Tuần phủ ở công phủ xãy thấy có mật chiếu đến, liền đặt bàn bương án giữ ra đọc.
Chiếu rằng :
" Trẫm xuống Giang Nam dạo chơi đi vừa đến Kim Bình, Cao thị là vợ Quế Phương có nghén dắt năm đứa con quyết nhẩy xuống sông mà tự vận, thấy việc thảm thương Trẫm đà cứu khỏi , cũng bởi Nhơn Sơn đem lòng độc ác, vu cho Trương thị phạm tội hành hung , đã cầm chồng tại chốn lao tù, lại bắt vợ bán cho nhà đĩ, khi ấy Trẫm đến chổ Nhơn Sơn đem việc giãi huề, nó càng hung bạo, khiến lũ gia đinh bắt Trẫm mà giết . Kim Bình Tri phủ đồng lỏa làm gian, nhờ sức Huỳnh Gia, là quan Ðài Hiếu, có dạ trung thần, cứu ta mới khỏi. Chiếu cho Tuần phũ, thừa mạng điểm binh đến bắt Nhơn Sơn, toàn gia chính pháp . Chiếu như có đến ngươi khá vưng lời " .
Trang Hữu Cung đọc chiếu xong rồi, lật đật điểm năm ngàn quân phi kỵ và quan Trung quân là Vương Bưu, nội têm kéo đến phủ Kim Bình an dinh hạ trại, cho người báo cho Huỳnh Ðắc Thắng hay. Khi ấy Huỳnh Ðắc Thắng kéo hết văn vỏ nội thành đến ra mắt Trang Tuần phủ, rồi hiệp cùng cáo quan đem xe giá đến nghinh liếp thánh giá; ai đè vua đã đi rồi .
Các quan không dám trễ nải, liền đến vây nhà Khu Nhơn Sơn, Nhơn Sơn thấy quan quân đến vây phủ biết là việc bất tường, bèn đay quân côn đồ trong nhà ráng sức gìn giữ. Nguyên Nhơn Sơn làm những việc khuynh làm, nên làm giàu xuất tiền bạc rèn binh khí, súng ống rất. nhiều bởi vậy đánh hơn hai ngày mà không làm chi được ; qua ngày thứ ba, quân Trang Tuần phũ thi đánh phía Nam; quan Huỳnh Án Sát đánh phía Bắc , Vương Bưu phía Ðông và phũ Kim Bình phía Tây, bốn phía đồng áp đánh , hơn nữa ngày trong nhà Khu Nhơn Sơn đà hết thuốc đạn cự không lại , quan quân bốn phía phá tường ào vô giết ba trăm gia đinh dường như xẻ dưa chém chuối , còn khu nhon Sơn và mười mấy tên giáo đầu liều thác đánh riết ra, bị binh Vương Bưu chận lại đánh một trận bắn chết vài tên , còn bao nhiêu đều bị bắt, rồi kéo thẳng vào nhà bất kỳ là già trẻ bé lớn đều bắt trói lại hết , rồi niêm phong vàng bạc tính hơn hai mươi vạn , đồ quân trang và binh khí không biết ba nhiêu mà kể . Còn nhà cửa đều đốt hết. khi ấy Trang Hữu Cung giao cho quan Ðề Hình Án Sát Sứ Tư là Huỳnh Ðắc Thắng gia quyến của Nhơn Sơn . Từ mười lăm tuổi sắp lên đều bị xữ chém ; con gái , đàn bà thê thiếp là nam trăm hai mươi ba người , còn con nít hơn bảy trăm đứa đ hết hết .
Trang Hữu Cung cùng các quan ai về dinh nấy còn Trương Quế Phương và mấy người bị hại đều cho về .
Nói về vua ở tại tiệm ngũ nghe Trang Tuần phủ xữ án như vậy thì mười phần cả đẹp, và nhớ chuyện nàng Cao thị là vợ Trương Quế Phương trinh tiết đen nổi liềumình , thế gian ít có , liền thảo một tờ chiếu dạy Châu Nhựt thanh đem cho quan Án Sát Sứ Tư Huỳnh Ðắc Thắng đặng lấy mười muôn lượng bạc trong gia sản của Khu Nhơn Sơn mà thưởng nàng Cao thị . Trương Quế Phương từ khi được bạc thưởng đó đến sau , nhà cửa trở nên giàu có , ăn ở hiền từ , ham bố thí , còn năm đứa con khôn lớn đều nên danh , làm quan cả thảy .
Khi Châu Nhựt thanh xong việc trở về liền cùng vua dời qua xứ khác .
Bây giờ nói về tĩnh Quảng Ðông , phủ Triệu Khánh , huyện Cao Yếu , làng Hiếu Liêm có một người nhà giàu họ Phương tên Ðức , tên chữ là Tế Hanh , vợ là Lý Thị . Lúc còn nhỏ lìa quê hương qua thành Nam Kinh , huyện Triều Dương lập tiệm hiệu là Vạn Xương , buôn bán hàng hóa tơ lụa . Buôn bán thật thà , chắc chắn , càng ngày càng thạnh , còn hai người con , một người tên Hiếu Ngọc , một người tên Mỹ Ngọc , ở lại quê hương đếu có gia sản .
Phương Ðức buôn bán có lợi mỗi năm đều mang tiền bạc về quê hương xứ Quảng Ðông . Phương Ðức tuổi đã già sáu mươi , trưa ngày kia trời giông mưa lớn , đang hối người trong tiệm dọn đồ đạc , xảy thấy một ông già quảy một tạ muối đến xin đụt nhờ , các người trong tiệm thấy muối ướt sợ dơ tiệm , liền đuổi ra đặng đóng cửa .
Phương Ðức thấy người Quảng Ðông thì động lòng cố thổ , nhớ đến quê hương , lại thêm già cả , liền nói :
- Không hề gì ! Cứ để người ta đụt nhờ .
Mấy người làm vưng lời cho vào đụt mưa .
Ông già bước vào làm lễ .
Phương Ðức hỏi :
- Vậy chớ nhơn huynh ở Quảng Ðông về Châu , Huyện nào ? Tôi cũng là người Quảng Ðông đây .
Ông già cung tay đáp rằng :
- Vậy đại nhơn cũng là người Việt Ðông , mà tôi không biết , xin tha lỗi . Tôi họ Miêu , tên Hiển , ở tại Châu Liên Sơn , động Nhập Lý , đến đây đã hơn mười năm . Nguyên có anh em bạn rước đến học côn quyền võ nghệ , dạy đưọc vài năm , người ấy mang bịnh mà chết , nên ở lại đây không ai giúp đở , còn muốn về thì không có tiền lộ phí . Kế vợ tôi chết , không có con trai , sanh có một gái , tên là Thúy Hoa , tuổi mười sáu , cha con nương nhau bán muối lậu nuôi miệng , may tôi có nghề một ít , nên mấy người tuần phòng không tra xét , ngày nay lại nhờ đại nhơn có lòng rộng rải cho đụt mưa khỏi phải bị ướt muối có tiền để hộ khẩu , thật là cám ơn rất trọng . Vậy xin hỏi đại nhơn cao tánh đại danh là chi , và ở huyện nào ?
Phương Ðức nói :
- Quê hương tôi tại phủ Thiệu Kinh , làng Hiếu Ðể, họ Phương tên Ðức, tên là Tế Hanh, đến đây lập tiệm Vạn Xương nầy buôn bán đả hơn ba mươi năm nay. Vợ con còn ở tại quê hương, như Miêu nhơn huynh muốn tới lui đây chơi cũng là người đồng hương với nhau , thôi để tôi giúp cho người mười lượng bạc mà buôn bán nghề khác chớ muối là một vật cấm chớ khá làm nữa .
Miêu Hiển mừng rỡ lấy mười lượng bạc tạ ơn và nói rằng :
- Phương ông thật là sơ tài trọng nghĩa, tích lảo lân bần, trong đời ít có. Vậy có mấy vị lịnh lang ở đây chăng , xin ra cho tôi biết mặt .
Phương Ðức đáp :
- Tôi có hai đứa con trai: Thằng lớn tên Hiếu Ngọc hai mươi tuổi, thằng nhỏ là Mỹ Ngọc mười sáu tuổi đều có vợ rồi , lại đều buôn bán hàng hóa , như sau Miêu huynh có dịp dạy bảo chúng nó chút đỉnh côn quờn thì tôi lấy làm cám ơn .
Miêu Hiển nói :
- Xin vưng .
Trời còn mưa, hai người đàm luận cho đến giờ thân , kế trong tiệm sửa soạn dọn cơm tối , Phương Ðức mời Miêu Hiển dùng cơm rồi ra về. Từ ấy tới lui như bà con ruột, và nghe lời bỏ nghề buôn muối , nhiều khi thiếu thốn đến mượn , Phương Ðức đều giúp.
Ngày kia Hiếu Ngọc và Mỹ Ngọc đến thăm cha , thấy cha mình kính trọng Miêu Hiển thì hai đứa cũng kính kêu bằng bác, Miêu Hiển nhờ cha con Phương Ðức nhiều phen nên đem hết võ nghệ học lúc bình sanh truyền cho hai con Phương Ðức.
Miêu Hiển thấy Phương Ðức tuổi đã sáu mươi bộ còn mạnh mẻ cũng bằng người bốn mươi tuổi, bèn nói chuyện với con gái là Thúy Hoa rằng :
- Nay cha mang ơn Phương ông nhiều phen, nên cha muốn gã con cho người đặng đến ơn.
Thúy Hoa bằng lòng.
Ngày kia Miêu Hiển đến tiệm nói chuyện ấy cho Phương Ðức nghe thì Phương Ðức nói rằng :
- Tôi nay già cả không muốn làm lở thanh xuân của lịnh ái.
Miêu Hiển khóc và nói :
- Một là tôi mang ơn người rất trọng, không biết lấy chi đền bồi , hai là con gái tôi cũng tình nguyện phục thị người , ba là tôi nay già cả phòng khi bất trắc có lẻ nhờ người được, nên tôi sẳn lòng việc ấy xin người bằng lòng, tôi rất có phước.
Phương Ðức thấy Miêu Hiển thật tình và có dạ ân cần , bèn nói chuyện lại cho con là Hiếu Ngọc hay.
Hiếu Ngọc thấy cha tuổi lớn không ai phục thị, nay lại có người muốn đưa con làm bé ắt có người nuôi dưởng cha già, nên theo khuyên lơn cha lo cho xong việc.
Phương Ðức thấy con khuyên lơn và Miêu Hiển lại đến cầu khẩn nữa, nên phải gắng gượng ừ theo, rồi chọn ngày tốt , rước Thúy Hoa về thành thân .
Thân bằng cố hữu đều đi lễ hạ , Phương Ðức dọn tiệc đải đằng tử tế .
Việc xong rồi Miêu Hiển ở đó đặng nữa năm kế phát bịnh, biết mình không xong, nên đem hết võ nghệ mấy chổ bí yếu, và mấy phương thuốc hay để luyện gân cốt, truyền hết cho con gái, rồi chết .
Khi ấy tuổi đã bảy mươi hai .
Phương Ðức lo tống táng xong xuôi và các chạy trần làm đũ . Qua nữa năm sau Thúy Hoa sanh đặng một đứa con trai, đặt tên là Thế Ngọc, đầy tháng anh em đều đến ăn mừng cho bạn sanh cháu. Còn Miêu thị từ khi ở với chồng đến sau , lấy thân huề trong họ , lấy nghĩa thuận theo chồng, cả nhà đều vui mừng, lại từ khi Thế Ngọc đầy tháng rồi thì Miêu thị lấy sắt ngâm với dấm mà tắm rửa, lại lấy tre tăm và sắt miễng vổ trong mình Thế Ngọc cho gân cốt da thịt cứng như sắt đá, đến ba tuổi thì cho đội mão và đi giày bằng sắt, dạy học nhảy , ban đầu thấp sau lần lần lên cao và tập ban đầu bẻ cây sau đến sắt ; sáu tuổi tập cởi ngựa, bảy tuổi học quyền, tám tuổi học cầm binh khí, đến mười bốn tuổi thì thập bát ban võ nghệ đều thông, mình mẩy gân cốt như sắt , sức mạnh vô cùng tánh nết hung hăng , mỗi ngày chí tối cứ ở ngoài đường gây họa , có nhiều người đời ngầy ngà, nhưng mà Phương ông thuở nay ăn ở tử tế nên người ta đều vị .
Phương Ðức nhiều khi la rầy, mà bởi Miêu thị cưng Thế Ngọc quá, nên thường sanh chuyện hoài, Thế Ngọc thấy mẹ cưng lại càng ngang dọc, cứ giao du cùng bạn tác , xài tiền bạc như đất cục , ban đầu còn ngang dọc nội xứ mình , sau lần ra đến Giang Nam, người người đều biết mặt.
Phương Ðức bắt về treo trên cây đại thọ mà đánh, Thế Ngọc cũng không biết đau, tánh hung hăng không chịu bỏ. Mẹ hay binh vực, Phương Ðức nhiều khi dứt bẩn và hờn giận vợ .
Ngày kia Phương Ðức có chuyện muốn qua Cang châu, biểu Thúy Hoa sắm sửa đồ hành lý đặng ngày mai khởi trình.
Miêu thị sửa soạn xong xuôi rồi nói cùng Phương Ðức rằng :
- Thế Ngọc nó ở nhà không có việc gì, vậy lang quân hãy đem nó theo cho biết chuyện và có mặt lang quân nó không dám hung hăng.
Phương Ðức nói :
- Việc đi đường không phải như ở nhà , nếu nó gây họa thì làm sao ngăn cản được.
Miêu thị nói :
- Việc buôn bán làm ăn là phận con trai, hãy đem nó theo, cho nó coi mà bắt chước.
Phương ông nghe nói phải thì bằng lòng cho đi. Qua ngày thứ, cha con đồng qua Cang châu .
Có lời phê rằng :
Người đời chớ khá khoe tài giỏi
Trên thế tự nhiên lắm kẻ hay