Chương 43: Hồi 43


Số từ: 8206
Nguồn: NXB Văn Học
Nhị vị đại thần thấy Triệu Hổ đánh thắng gấu ấy thì rất mừng bèn phán rằng :
- Từ rày đường dượt ngựa đã thuộc về Quảng Đông, không ai đặng phép léo tới đường ấy , nếu ai không tuân sẽ bị tội nặng.
Các cử tử Quảng Đông đều tạ ơn lui về hội quán .
Còn bọn Đơn Như Hoè đã tranh không đặng đường ấy, Diêu Văn Thăng lại bị gấu ấy giết thì mảng diện tâm tu, rủ nhau trở về hội quán.
Ngày thứ nhị vị Đại thần lâm trào, thì có Binh bộ thượng thơ và Lễ bộ thượng thơ tâu rằng :
- Ngày trước hai đứa tôi vâng lời đăng bảng cầu hiền , các cử tử đến chờ đã lâu mà thánh thuợng cũng chưa về trào, nếu để như vậy e cử tử tranh cạnh với nhau, ban đầu thì nhỏ, sau sanh việc lớn, chắc là chẳng khỏi chém giết lẫn nhau mà gây họa hoạn, cúi xin nhị vị liệu định lẻ nào ?
Nhị vị đại thần nghe tâu như vậy thì gật đầu nói rằng :
- Lời ấy rất phải . Vã chăng cử tử trong mười tám tĩnh gom lại nơi đây, trong ấy cũng có người lành kẻ dữ, nếu để thiên diêu ngày tháng, e khi chẳng khỏi sanh việc thị phi. Bây giờ thiên tử chưa về, ta phải thay mặt dự cuộc Đình thí phứt đi cho rồi, thì mới khỏi việc hậu hoạn.
Bèn truyền chĩ cho Binh bộ thượng thơ và Lễ bộ thượng thơ khiến phải đăng bãng kỳ ngày cho văn võ cử tử ứng thí.
Binh bộ và Lễ bộ vâng lịnh trở lại nha môn đăng bãng truyền rao cho các cử tử.
Các cử tử thấy lời rao ấy thì áp tới đầu quyển mà xin thi văn . Cuộc thi Hội xong rồi lại truyền cho các cử tử chọn ngày Đình thí.
Còn cuộc thí võ thì Tống Thành Ân, Lý Lưu Phương, Trần Kiễn Thăng và Bạch An Phước đều trúng đặng sáu mũi tên. Triệu Hỗ trúng đặng năm mũi, Tư Mã Thoại Long trúng đặng ba mũi, kỳ dư các cử tử khác kẻ thì trúng đặng hai mũi, người thì trúng đặng một mũi, đều chưa đúng lúc, cho nên nhiều người bị rớt.
Cách ba ngày, Lễ bộ thượng thơ treo bãng truyền rao, định ngày mười tám tháng tư, các cử tử phải vào đại điện mà ứng thí.
Lúc ấy Trần đại nhơn và Lưu đại nhơn thay mặt cho Thiên tử làm chủ khão cuộc Đình thí ấy.
Cuộc Đình thí xong, có người truyền hô rằng :
- Trạng ngươn bên văn là Nghiêm Ngã Tư, người tĩnh Giang Nam, Bảng Nhãn người Tích giang, Thám Hoa là người Sơn Tây, Trần Kiễn Thăng và Lý Lưu Phương đậu Hàn Lâm học sĩ, chỉ Tống Thành Ân, Bạch An Phước, Tư Mã thoại Long và Triệu Hỗ đều đậu Tấn sĩ bên võ và lại bổ cho Tống Thành Ân làm điểm Huê linh thị vệ, Triệu Hổ thì bổ về phủ mình, Bạch An Phước thì bổ làm Lam linh thị vệ, còn mấy người kia chờ có chỗ khuyết sẽ bỗ .
Nói về Bạch An Phước nguyên là người trong cửa hàng Cẩm Luân, vì ngày trước bị Hồ Huệ Càng là học trò ở Thiếu Lâm tự đến đánh Cơ phòng, giết người trong tiệm rất nhiều, Bạch An Phước cũng bị nhiều điều xỉ nhục, cho nên mới phải tìm thầy mà học võ nghệ, nay may đậu đặng Tấn sĩ lại đặng bổ làm Thị vệ thì chắc rằng báo thù đặng rồi.
Bèn mời Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương vào phòng mà thương nghị rằng :
- Nguyên tôi là người trong tiệm dệt hàng, ngày trước bị Hồ Huệ Càng hiếp đáp nhiều điều , việc ấy thế khi nhị vị cũng đã biết rồi, vì vậy cho nên tôi tìm thầy học võ, ý muốn báo thù. Nay may đậu đặng Tấn sĩ bỗ làm Thị vệ như vầy, thiệt cũng là có trời già mở mắt. Tuy vậy tôi có một mình thế cùng độc lực nan thi, cho nên phải nhờ nhị vị mà hỏi mưu kế, vậy xin nhị vị giúp tôi việc ấy.
Trần Kiển Thăng nói :
- Việc ấy tôi đã hiểu hết, song bấy lâu thấy nó hung dữ thái quá, liệu sức cự địch không lại, cho nên mới phải tọa thị điềm nhiên. Bây giờ trong ý nhơn huynh muốn lấy sức mạnh hay là muốn lấy công pháp mà báo thù?
Bạch An Phước nói :
- Ý tôi muốn lấy công pháp mà trừ nó, tôi tính vào chầu tâu cùng nhị vị Đại nhơn mà xin trở về quê quán, đặng có tế tảo phần mộ ông bà và xin phê vào tờ biểu cho tôi mở một cuộc chay , đặng cầu siêu cho mấy người hiệp lỏa. Như người có nói chuyện ấy là chuyện nhỏ mọn há phải xin chiếu triều đình làm gì. Chừng ấy tôi sẽ tâu rỏ các điều Hồ Huệ Càng cậy mạnh làm ngang cho người nghe , chắc là người cũng thương tình mà phê tờ chiếu ấy. Nếu có tờ chiếu như vậy, mà Hồ Huệ Càng còn tới làm ngang thì sẽ thưa cùng quan Tuần phủ sở tại xin binh bắt nó, ắt nó chẳng khỏi thọ hình.
Ai nấy đều khen hay.
Bạch An Phước làm tờ biểu chương .
Rạng ngay vào chầu và tâu y theo lời đã định trước đó.
Nhị vị Đại thần xem tờ biểu chương ấy rồi, thì hỏi Bạch An Phước rằng :
- Xin về tế tảo ấy là lệ thường, e việc làm chay là việc nhỏ sao lại dâng biểu làm gì ?
Bạch Phước tâu rõ các việc Hồ Huệ Càng ngang tàng ngày trước cho nhị vị Đại thần nghe.
Nhị vi Đại thần nói :
- Trong tỉnh có người hung dữ như vậy chắc là bá tánh thọ hại cũng nhiều .
Bèn phê vào tờ biểu chương cho Bạch An Phước về quê tế tảo và bày cuộc làm chay.
Lời có phê rằng :
Phê cho Bạch An Phước bày cuộc làm chay, như có người nào trong tỉnh đến đó làm dữ, thì Bach An Phước chỉ tên cho quan Tuần phủ bắt trị tội.
Bạch An Phước lảnh lấy tờ phê ấy tạ ơn lui ra.
Trần Kiển Thăng, Lý Lưu Phương, Tống Thành Ân ra tom góp hành lý vinh qui.
Nhị vị Đại thần cũng nhậm theo lời xin .
Ngày thứ Bạch An Phước, Tống Thành Ân, Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương tom góp hành lý trở về Quảng Đông.
Bạch An Phước về đến nhà, bọn hiệp lỏa mừng rở tiếp rước và hỏi căn do.
Bạch An Phước tỏ bày mưu kế của mình đã lập cho mấy người ấy nghe.
Mấy người ấy đều mừng mà rằng :
- Đã có chiếu mạng triều đình, dẫu có mười thằng Hồ Huệ Càng đi nữa cũng không thèm sợ.
Từ ấy trong nhà an tâm lo sắm cuộc làm chay .
Nói về Hồ Huệ Càng ở tại Tây Thiền tự dạy học trò, thường hay thị cường ngang ngược, nhiểu hại nhơn dân, người người đều giận, nhưng không dám nói chi. Vì vậy cho nên Hồ Huệ Càng không kiêng nễ ai, tụ tập những quân chồn bầy cáo lủ khiến phá tán nhơn dân thường làm nhiều điều ngang ngược .
Ngày ấy bọn thủ hạ của Hồ Huệ Càng nghe đồn tại Cẩm Luân đường có cất giàn làm chay , thì thưa lại với Hồ Huệ Càng .
Hồ Huệ Càng nói :
- Không biết ý gì chúng nó, cả gan dám bày cuộc như vậy. Ta muốn đến đó phá tan giàn ấy làm nhục cho bõ ghét , các ngươi tưởng có nên làm hay chăng?
Bọn thủ hạ đều thưa rằng :
- Làm như vậy thì hay lắm, song phải chờ cho chúng nó cất giàn ấy hoàn thành , tốn nhiều tiền bạc rồi sẽ đến đó phá .
Hồ Huệ Càng nói:
- Vậy thì bây giờ chúng ta đến đó một phen, quở sơ mấy đứa chấp sự vài điều, khiến nó phải bảo hộ lân lý bình an, thì để cho nó làm, bằng có điều chi rủi ro, chúng ta sẽ đến trị tội.
Nói rối bèn kéo nhau thẳng tới giàn chay đứng tại trước cửa hỏi lớn rằng :
- Ai dám cả gan lập giàn chay nầy ?
Các thợ thưa rằng :
- Bạch lão gia thi đậu Tấn sĩ, nay mỡ cuộc chạy cầu siêu cho những ngươi hiệp lỏa đã qua đời rồi.
Hồ Huệ Càng nghe nói cười rằng :
- Chúng bây phãi phá giàn nầy cho mau bằng không thì ta đốt rụi tức thì .
Bọn thợ ấy thấy nói như vậy thì thương nghị với nhau rằng :
- Nếu chúng ta không vâng lời e Hồ Huệ Càng nói lửa đốt giàn thì chẳng những là uỗng công chúng ta mà thôi, lại còn làm họa cho người lân cận lối nầy nữa , chi bằng vâng theo lời ấy, đình lại ít ngày chờ Bạch An Phước tính toán cho êm, rồi sẽ gom nhau mà làm .
Bèn kéo nhau về hết , người coi việc thấy vậy chạy về báo với Bạch An Phước.
Bạch An Phước chạy ra hỏi rằng :
- Ai ngang tàng lắm vậy ? Chúng ta mở cuộc chay này tổn phí rất lớn không phải chuyện chơi, can gì đến ai lại đến đây cản trở ?
Hồ Huệ Càng cười rằng :
- Thế khi thằng nầy chưa biết danh ta đây chăng ? Này ta nói cho mi rỏ, mi muốn bày cuộc chay này thì phải bảo hộ lối xóm cho đặng bình an, khỏi điều rầy rà hỏa hoạn, bằng mi bảo hộ không đặng, có điều bất trắc chi chi, thì ta cứ mi mà hành. Mấy lời ta giao như vậy, nếu mi biết trước liệu mình bảo hộ không nỗi thì phải giở hết giàn chay nội ngày nay, bằng mi không giở, ngày mai ta tới phá hết .
Nói rồi liền rủ nhau trở về Tây Thiền tự.
Lúc ấy Bạch An Phước hơi giận tràn hông, nói không ra tiếng, đứng nhìn trân trân một hồi.
Ðến chừng Hồ Huệ Càng đi xa Bạch An Phước than rằng :
- Ta bị Hồ Huệ Càng khi dễ nhiều phen, khó nổi nhịn nhục. Nếu ta nóng nãy, lấy sức đấu với nó thì cũng không lại, chi bằng tới chốn công môn để cho luật nước xữ trị thì hay hơn.
Bèn sai người đi mời Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương đặng có thương nghị việc ấy.
Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương lật đật đến nhà Bạch An Phước.
Bạch An Phước tỏ thuật các điều ngang ngược của Hồ Huệ Càng cho hai người ấy nghe .
Hai người ấy nói :
- Thế nầy chúng ta phải đến Tuần phủ mà thưa , đặng người điều binh khiến tướng bắt nó làm tội .
Bạch An Phước nói :
- Xin mời nhị vị ngày mai chịu phiền đi với tôi một phen, đến dinh Tuần phủ khống cáo .
Hai người ấy vâng chịu , từ giả trở về .
Rạng ngày, Bạch An Phước thức dậy , gở chải vừa xong thì có gia đinh chạy vào báo rằng :
- Hồ Huệ Càng dắt đến một bọn du thũ, phá hết giàn chay và các thần vị .
Bách An phước nghe báo thì nỗi giận, liền sai ngươi đi mời Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Hương đến đó mà tỏ thnật các việc Hồ Huệ Càng phá tan giàn chay cho hai người ấy nghe .
Hai người ấy nghe nói cũng đem dạ bất bình bèn nhứt định tính đi với Bạch An Phước đến dinh Tuần phủ khống cáo .
Nói về Hồ Huệ Càng phá giàn chay của Bạch An Phước xong rồi thì cũng dắt bọn côn đồ trở về Tây Thiền tự .
Tam Đức hay hoà thượng hay đặng chuyện ấy thì đến khuyên Hồ Huệ Càng rằng :
- Lời xưa có nói : Hưu thế mạc y tận, hữu phước mạc hưỡng tận, ngươi đã giết thác anh em Ngưu Hoá Giao, thù ấy chưa dứt, bây giờ ngươi lại muốn buộc oan gia, gây thù với bọn Bạch An Phước như vậy nữa , e khi thù lại thêm thù, chẳng biết đời nào cho dứt. Vã chăng Bạch An Phước bày cuộc chạy nầy ý muốn siêu độ cho những ngươi đã bị ngươi giết ngày trước , nếu ngươi đeo đuổi phá hoài, e khi Bạch An Phước tức mình tìm người cao cường như Phùng Đạo Đức ngày xưa, chừng ấy e khi chẳng có Ngũ Mai đến cứu ngươi nữa .
Hồ Huệ Càng làm thinh không nói chi hết.
Ngày ấy Bạch An Phước cậy Trần Kiển Thăng làm tờ cáo trạng đặng dâng quan Tuần phủ mà thưa .
Các thợ trong tiệm hay đặng chuyện ấy, ai nấy đều có lòng mừng, chắc rằng phen nầy trừ dặng Hồ Huệ Càng.
Vì vậy cho nên trong lúc bọn thợ ấy về nhà thì bàn luận với nhau dọc đàng, chẳng dè đồ đệ của Hồ Huệ Càng mỗi buổi chiều thường hay dạo chơi ngoài đường, nghe mấy lời ấy thì trở về thuật cho Hồ Huệ Càng nghe.
Hồ Huệ Càng nỗi giận, đêm ấy nằm ngủ không yên, chờ cho trời sáng đặng gây dữ với Bạch An Phước.
Ngày thứ Bạch An Phước thức dậy ngồi chờ Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương đến , chừng Lý Lưu Phương và Trần Kiển Thăng đến đó, anh em ăn đồ điểm tâm , kế thấy gia đinh báo rằng :
- Hồ Huệ Càng dắt bọn thủ hạ quyết đến làm dữ .
Ba người nghe báo mới vừa ngồi dậy, ý muốn ra xem, xảy đâu Hồ Huệ Càng xốc vào điểm mặt Bạch An Phước mà mắng rằng :
- Quân khốn này mi ỷ rằng mới đậu Tấn sĩ, mong lấy thế ấy mà cự với ta sao ?
Nói rồi liền nhảy tới thộp ngực Bạch An Phước kéo thẳng ra đường .
Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương thấy vậy kinh hải, lật đật chạy cửa sau kiếm đường trốn tránh.
Bọn thợ thấy vậy lòng sợ Bạch An Phước bị Hồ Huệ Càng đánh chết cho nên mọi người đều áp lại năn nỉ với Hồ Huệ Càng rằng :
- Hồ đại gia, xin buông Bạch Tấn sĩ ra, đặng chúng tôi nói chuyện cho mà nghe, chừng nào chúng tôi nói lời chi không phải, Thái gia sẽ đánh cũng chẳng muộn chi .
Hồ Huệ Càng nghe nói thì nghĩ thầm rằng :
- Thuở nay bọn thợ nầy chưa hề chống trã điều chi với ta, nay nó đã nói như vậy nỡ nào lại không thuận lời.
Nghĩ như vậy bèn vật Bạch An Phước té đụi nơi đất rồi nói với bọn thợ ấy rằng :
- Hôm trước ta đã đến đây nói trước với nó, khiến nó phải bảo hộ gia cư lối nầy cho khỏi rầy rà và hoả hoạn thì bằng lòng cho nó làm chay, còn nếu nó không dám lãnh diều ấy thì phải giở đi cho mau, bằng không thì ta sẽ đến phá. Té ra khi ta đi rồi nó cũng, không giở làm cho ta phải ra công đến phá giàn ấy, bây giờ nó lại muốn lấy thế quan mà dọa ta, ý nó tưởng ta là người hay sợ phép quan, cho nên nó tính như vậy. Nầy, các ngươi hãy nói lại cho nó rõ, ta là Hồ Huệ Càng , chẳng biết sợ phép quan chút nào .
Nói rồi vừa muốn xốc tới đánh Bạch An Phước .
Bọn thợ can lại mà năn nỉ rằng :
- Ai học với Thái gia nói Bạch Tấn sĩ ý muốn lấy thế mong hại Thái gia như vậy, xin Thái gia cho chúng tôi biết.
Hồ Huệ Càng nói :
- Bọn đồ đệ của ta nó chơi ngoài đường nghe người đi đường bàn luận như vậy, cho nên về thuật với ta .
Bọn thợ thưa rằng :
- Tưởng là người trong nầy nói thì mới đủ tin, còn như những người đi đường , kẽ thì luận Đông, người thì luận Tây, Thái gia hơi đâu mà tin chuyện ấy.
Hồ Huệ Càng nghe nói như vậy, nghĩ đi nghĩ lại thì cũng bớt giận . vài phân.
Bọn thợ thấy nhơn dịp nên nói dối rằng :
- Trong khi lão gia tôi xét biết nước lỗi, khiến gia đình đến tại tửu lầu đặt một tiệc rượu bĩ bàng, đặng có mời Thái gia đến đây mà tạ tội. Chẳng dè chưa kịp đi mời mà Thái gia lại đến nói thêm một điều lỗi lớn cho lão gia tôi nữa , như vậy thiệt là oan ức cho lão gia tôi thái qua .
Hồ Huệ Càng nói :
- Dừng có nói láo, Bạch An Phước là đứa vô tình , đời nào lại biết điều lỗi của nó.
Bọn thợ ấy nói :
- Bọn tửu bão đã khiêng cỗ bàn đến đây, vì thấy Thái gia rầy rà nên không dám vô, còn để trước cửa kia kìa, xin Thái gia ngó lại coi.
Hồ Huệ Càng ngó lại thấy quả như vậy lòng lại bớt giận thêm vài phân.
Nguyên cổ bàn ấy là của Bạch An Phước khiến người đặt trước cho Lý Lưu Phương, Trần Kiển Thăng đến Tuần phủ khống cáo xong rồi thì trở về đó vầy tiệc cùng nhau .
Bọn thợ thấy bọn tửu bão đem tiệc đến cửa mà không dám vô, cho nên mượn cớ nói dối Hồ Huệ Càng như vậy.
Hồ Huệ Càng cũng tưởng lời ấy là thiệt, cho nên bớt giận năm phần. Bèn nói vói bọn ấy rằng:
- Việc nầy không lẻ người ngoài nói láo cho nó làm chi, chắc là nó cũng có tính như vậy , nhưng các ngươi kiếm điều che chở cho nó . Thôi, bây giờ ta đã đến đây, chẳng lẻ về không, ta phải đánh sơ vài cái rồi cũng rộng lòng dung thứ cho nó.
Nói rồi liền xoè tay đánh vô mặt Bạch An Phước một vả bên tả, một vả bên hữu , đánh rồi liền thấy Bạch An Phước nhổ ra một búng máu .
Bọn thợ thấy vậy lòng sợ Hồ Huệ càng đánh nữa, bèn áp lại năn nỉ xin dung.
Hồ Huệ Càng khiến Bạch An Phước phải lạy bốn lạy mà chịu lùi với mình.
Bọn thợ thưa rằng :
- Bạch lão gia khi không mà bị điều oan uỗng. Thái gia đã vật đánh mẹp dưới đất, lại đánh đến nổi thổ huyết cả búng, bây giờ trong mình bải hoải lạy lục gì đặng, xin Thái gia rộng lòng để cho chúng tôi lạy thế .
Nói rồi bèn lạy lục Hồ Huệ Càng và dắt Bạch An Phước thẳng vào nhà sau .
Hồ Huệ Càng thấy vậy dắt bọn thủ hạ trở về Tây Thiền tự .
Bạch An Phước vào đến hậu đường, giây lâu mới nói với Trần Kiển Thăng rằng :
- Càng ngày càng thấy chuyện ngang của nó, nếu tính không kịp mạng tôi chẳng khỏi thác oan.
Trần Kiển Thăng nói :
- Chúng ta phải đi bây giờ đây , nhưng cũng phải sai người coi chừng nếu gia đinh bọn nó còn ở lối nầy thì khoan đi đã.
Bạch An Phước nghe theo, bèn sai gia đinh bước ra coi chừng.
Gia đinh đi rồi, trở lại báo rẳng :
- Bọn nó đi đi xa rồi.
Bạch An Phước, Trần Kiển Thăng, Lý Lưu Phương lật đật lên kiệu thẳng đến Viên môn quan Tổng đốc là Tăng Tất Trung .
Tất Trung rước vào trung đường, mời ngồi thết đải trà xong rồi thì hỏi ba người ấy rằng:
- Chẳng hay liệt vị tới đây có việc chi chăng ?
Bạch An Phước tỏ thuật đầu đuôi các việc cho Tăng Tất Trung nghe, rồi lại trao tờ cáo trạng là lời phê của nhị vị Đại thần cho Tăng Tất Trung xem.
Tăng Tất Trung xem rồi thì nói với ba người ấy rằng:
- Hồ Huệ Càng ngang tàng như vậy, bá tánh bị hại càng nhiều, vậy mà bấy lâu các Phủ các Huyện không cho tôi hay, đặng tôi cứ phép mà trừng trị , nay có liệt vị đến cáo như vầy, để tôi sai người bắt cho đặng nó đến đây, sẽ mời liệt vị đối chứng. Bây giờ liệt vị hãy về nghĩ.
Bạch An phước, Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương lạy tạ ra về.
Khi ba người ấy về rồi, Tăng Tất Trung cho đòi Tri phủ Quảng châu là Lục Thọ Vân, rồi Tri huyện Nam Hãi là Vương hữu Lượng đến đó tỏ thuật các việc cho hai người ấy nghe.
Hai người ấy rỏ biết Hồ Huệ Càng võ nghệ cao cường, khó nổi nã tróc, bèn xin truyền rao khắp nơi, như ai bắt đặng Hồ Huệ Càng thì thưởng năm trăm lượng bạc.
Lúc ấy có một người Bộ khoái tên là Phương Khôi, sức mạnh vô cùng nội công môn không người đối địch.
Bọn Bộ Khoái thương nghị với Phương Khôi rằng :
- Quan truyền rao như vậy, chúng ta không lẽ làm ngơ, ấy tiên sanh có kế chi bắt đặng Hồ Huệ Càng hay không, xin hãy nói cho chúng tôi rõ .
Phương khôi nói :
- Việc ấy phải tính cho chắc rồi sau sẽ làm, chớ Hồ Huệ Càng là bọn Thiếu Lâm, chẳng phải như người tầm thuờng, để tôi dến nói với Bạch An Phước, hỏi va chịu thưởng bao nhiêu , như va không tiếc tiền bạc, thì tôi cũng ra sức một phen.
Ai nấy đều khen phải.
Phương Khôi thẳng đến Cẩm Luân đường, ra mắt Bạch An phước tỏ ý ấy, nhằm lúc có Trần Kiển Thăng đến viếng Bạch An Phước. nghe nói như vấy thì nói với Phương Khôi rằng :
- Việc này cũng là việc công, tiên sanh là người trong công môn , hễ gặp việc công thì làm cớ sao lại đòi tiền bạc ?
Phương Khôi cười rằng :
- Tuy là người sai dịch trong công môn mặc lòng nhưng Hồ Huệ Càng là người thủ đoạn cao cường, thuỡ nay không ai dám bắt, nếu lấy phép công sai tôi, tôi cũng cứ nói không dám, thì tiên sanh biết liệu làm sao ?
Bạch An Phước muốn báo thù cho mau, lật đật nói với Phương khôi rằng :
- Túc hạ muốn chừng bao nhiêu, xin cho tôi biết.
Phương khôi nói :
- Nếu muốn bắt cho đặng Hồ Huệ Càng thì phải chịu tốn sáu ngàn lượng bạc, bây giờ đưa trước ba ngàn, còn lại ba ngàn chờ khi bắt đặng sẽ đưa.
Bạch An Phước lấy bạc giao cho Phương Khôi.
Phương Khôi lãnh lấy bạc ấy mà rằng :
- Lữ Anh Bố có một người bạn thiết tên là Mã Hùng, học trò của Bach Mi đạo nhơn, Lữ Anh Bố bị thác tại tay Hồ Huệ Càng thì Mã Hùng hãy còn chưa hay, nay tôi lảnh lấy bạc nầy đến cậy Ngưu Cường là con của Ngưu Hóa Giao cầu viện cho đặng Mã Hùng tới đây thì bắt Hồ Huệ Càng mới nổi .
Bạch An Phước nói :
- Có nói đi thì đi cho mau kẻo Hồ Huệ Càng đến đây làm dữ.
Phương Khôi từ giã thẳng qua Tứ Xuyên.
Nhị vị đại thần thấy Triệu Hổ đánh thắng gấu ấy thì rất mừng bèn phán rằng :
- Từ rày đường dượt ngựa đã thuộc về Quảng Đông, không ai đặng phép léo tới đường ấy , nếu ai không tuân sẽ bị tội nặng.
Các cử tử Quảng Đông đều tạ ơn lui về hội quán .
Còn bọn Đơn Như Hoè đã tranh không đặng đường ấy, Diêu Văn Thăng lại bị gấu ấy giết thì mảng diện tâm tu, rủ nhau trở về hội quán.
Ngày thứ nhị vị Đại thần lâm trào, thì có Binh bộ thượng thơ và Lễ bộ thượng thơ tâu rằng :
- Ngày trước hai đứa tôi vâng lời đăng bảng cầu hiền , các cử tử đến chờ đã lâu mà thánh thuợng cũng chưa về trào, nếu để như vậy e cử tử tranh cạnh với nhau, ban đầu thì nhỏ, sau sanh việc lớn, chắc là chẳng khỏi chém giết lẫn nhau mà gây họa hoạn, cúi xin nhị vị liệu định lẻ nào ?
Nhị vị đại thần nghe tâu như vậy thì gật đầu nói rằng :
- Lời ấy rất phải . Vã chăng cử tử trong mười tám tĩnh gom lại nơi đây, trong ấy cũng có người lành kẻ dữ, nếu để thiên diêu ngày tháng, e khi chẳng khỏi sanh việc thị phi. Bây giờ thiên tử chưa về, ta phải thay mặt dự cuộc Đình thí phứt đi cho rồi, thì mới khỏi việc hậu hoạn.
Bèn truyền chĩ cho Binh bộ thượng thơ và Lễ bộ thượng thơ khiến phải đăng bãng kỳ ngày cho văn võ cử tử ứng thí.
Binh bộ và Lễ bộ vâng lịnh trở lại nha môn đăng bãng truyền rao cho các cử tử.
Các cử tử thấy lời rao ấy thì áp tới đầu quyển mà xin thi văn . Cuộc thi Hội xong rồi lại truyền cho các cử tử chọn ngày Đình thí.
Còn cuộc thí võ thì Tống Thành Ân, Lý Lưu Phương, Trần Kiễn Thăng và Bạch An Phước đều trúng đặng sáu mũi tên. Triệu Hỗ trúng đặng năm mũi, Tư Mã Thoại Long trúng đặng ba mũi, kỳ dư các cử tử khác kẻ thì trúng đặng hai mũi, người thì trúng đặng một mũi, đều chưa đúng lúc, cho nên nhiều người bị rớt.
Cách ba ngày, Lễ bộ thượng thơ treo bãng truyền rao, định ngày mười tám tháng tư, các cử tử phải vào đại điện mà ứng thí.
Lúc ấy Trần đại nhơn và Lưu đại nhơn thay mặt cho Thiên tử làm chủ khão cuộc Đình thí ấy.
Cuộc Đình thí xong, có người truyền hô rằng :
- Trạng ngươn bên văn là Nghiêm Ngã Tư, người tĩnh Giang Nam, Bảng Nhãn người Tích giang, Thám Hoa là người Sơn Tây, Trần Kiễn Thăng và Lý Lưu Phương đậu Hàn Lâm học sĩ, chỉ Tống Thành Ân, Bạch An Phước, Tư Mã thoại Long và Triệu Hỗ đều đậu Tấn sĩ bên võ và lại bổ cho Tống Thành Ân làm điểm Huê linh thị vệ, Triệu Hổ thì bổ về phủ mình, Bạch An Phước thì bổ làm Lam linh thị vệ, còn mấy người kia chờ có chỗ khuyết sẽ bỗ .
Nói về Bạch An Phước nguyên là người trong cửa hàng Cẩm Luân, vì ngày trước bị Hồ Huệ Càng là học trò ở Thiếu Lâm tự đến đánh Cơ phòng, giết người trong tiệm rất nhiều, Bạch An Phước cũng bị nhiều điều xỉ nhục, cho nên mới phải tìm thầy mà học võ nghệ, nay may đậu đặng Tấn sĩ lại đặng bổ làm Thị vệ thì chắc rằng báo thù đặng rồi.
Bèn mời Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương vào phòng mà thương nghị rằng :
- Nguyên tôi là người trong tiệm dệt hàng, ngày trước bị Hồ Huệ Càng hiếp đáp nhiều điều , việc ấy thế khi nhị vị cũng đã biết rồi, vì vậy cho nên tôi tìm thầy học võ, ý muốn báo thù. Nay may đậu đặng Tấn sĩ bỗ làm Thị vệ như vầy, thiệt cũng là có trời già mở mắt. Tuy vậy tôi có một mình thế cùng độc lực nan thi, cho nên phải nhờ nhị vị mà hỏi mưu kế, vậy xin nhị vị giúp tôi việc ấy.
Trần Kiển Thăng nói :
- Việc ấy tôi đã hiểu hết, song bấy lâu thấy nó hung dữ thái quá, liệu sức cự địch không lại, cho nên mới phải tọa thị điềm nhiên. Bây giờ trong ý nhơn huynh muốn lấy sức mạnh hay là muốn lấy công pháp mà báo thù?
Bạch An Phước nói :
- Ý tôi muốn lấy công pháp mà trừ nó, tôi tính vào chầu tâu cùng nhị vị Đại nhơn mà xin trở về quê quán, đặng có tế tảo phần mộ ông bà và xin phê vào tờ biểu cho tôi mở một cuộc chay , đặng cầu siêu cho mấy người hiệp lỏa. Như người có nói chuyện ấy là chuyện nhỏ mọn há phải xin chiếu triều đình làm gì. Chừng ấy tôi sẽ tâu rỏ các điều Hồ Huệ Càng cậy mạnh làm ngang cho người nghe , chắc là người cũng thương tình mà phê tờ chiếu ấy. Nếu có tờ chiếu như vậy, mà Hồ Huệ Càng còn tới làm ngang thì sẽ thưa cùng quan Tuần phủ sở tại xin binh bắt nó, ắt nó chẳng khỏi thọ hình.
Ai nấy đều khen hay.
Bạch An Phước làm tờ biểu chương .
Rạng ngay vào chầu và tâu y theo lời đã định trước đó.
Nhị vị Đại thần xem tờ biểu chương ấy rồi, thì hỏi Bạch An Phước rằng :
- Xin về tế tảo ấy là lệ thường, e việc làm chay là việc nhỏ sao lại dâng biểu làm gì ?
Bạch Phước tâu rõ các việc Hồ Huệ Càng ngang tàng ngày trước cho nhị vị Đại thần nghe.
Nhị vi Đại thần nói :
- Trong tỉnh có người hung dữ như vậy chắc là bá tánh thọ hại cũng nhiều .
Bèn phê vào tờ biểu chương cho Bạch An Phước về quê tế tảo và bày cuộc làm chay.
Lời có phê rằng :
Phê cho Bạch An Phước bày cuộc làm chay, như có người nào trong tỉnh đến đó làm dữ, thì Bach An Phước chỉ tên cho quan Tuần phủ bắt trị tội.
Bạch An Phước lảnh lấy tờ phê ấy tạ ơn lui ra.
Trần Kiển Thăng, Lý Lưu Phương, Tống Thành Ân ra tom góp hành lý vinh qui.
Nhị vị Đại thần cũng nhậm theo lời xin .
Ngày thứ Bạch An Phước, Tống Thành Ân, Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương tom góp hành lý trở về Quảng Đông.
Bạch An Phước về đến nhà, bọn hiệp lỏa mừng rở tiếp rước và hỏi căn do.
Bạch An Phước tỏ bày mưu kế của mình đã lập cho mấy người ấy nghe.
Mấy người ấy đều mừng mà rằng :
- Đã có chiếu mạng triều đình, dẫu có mười thằng Hồ Huệ Càng đi nữa cũng không thèm sợ.
Từ ấy trong nhà an tâm lo sắm cuộc làm chay .
Nói về Hồ Huệ Càng ở tại Tây Thiền tự dạy học trò, thường hay thị cường ngang ngược, nhiểu hại nhơn dân, người người đều giận, nhưng không dám nói chi. Vì vậy cho nên Hồ Huệ Càng không kiêng nễ ai, tụ tập những quân chồn bầy cáo lủ khiến phá tán nhơn dân thường làm nhiều điều ngang ngược .
Ngày ấy bọn thủ hạ của Hồ Huệ Càng nghe đồn tại Cẩm Luân đường có cất giàn làm chay , thì thưa lại với Hồ Huệ Càng .
Hồ Huệ Càng nói :
- Không biết ý gì chúng nó, cả gan dám bày cuộc như vậy. Ta muốn đến đó phá tan giàn ấy làm nhục cho bõ ghét , các ngươi tưởng có nên làm hay chăng?
Bọn thủ hạ đều thưa rằng :
- Làm như vậy thì hay lắm, song phải chờ cho chúng nó cất giàn ấy hoàn thành , tốn nhiều tiền bạc rồi sẽ đến đó phá .
Hồ Huệ Càng nói:
- Vậy thì bây giờ chúng ta đến đó một phen, quở sơ mấy đứa chấp sự vài điều, khiến nó phải bảo hộ lân lý bình an, thì để cho nó làm, bằng có điều chi rủi ro, chúng ta sẽ đến trị tội.
Nói rối bèn kéo nhau thẳng tới giàn chay đứng tại trước cửa hỏi lớn rằng :
- Ai dám cả gan lập giàn chay nầy ?
Các thợ thưa rằng :
- Bạch lão gia thi đậu Tấn sĩ, nay mỡ cuộc chạy cầu siêu cho những ngươi hiệp lỏa đã qua đời rồi.
Hồ Huệ Càng nghe nói cười rằng :
- Chúng bây phãi phá giàn nầy cho mau bằng không thì ta đốt rụi tức thì .
Bọn thợ ấy thấy nói như vậy thì thương nghị với nhau rằng :
- Nếu chúng ta không vâng lời e Hồ Huệ Càng nói lửa đốt giàn thì chẳng những là uỗng công chúng ta mà thôi, lại còn làm họa cho người lân cận lối nầy nữa , chi bằng vâng theo lời ấy, đình lại ít ngày chờ Bạch An Phước tính toán cho êm, rồi sẽ gom nhau mà làm .
Bèn kéo nhau về hết , người coi việc thấy vậy chạy về báo với Bạch An Phước.
Bạch An Phước chạy ra hỏi rằng :
- Ai ngang tàng lắm vậy ? Chúng ta mở cuộc chay này tổn phí rất lớn không phải chuyện chơi, can gì đến ai lại đến đây cản trở ?
Hồ Huệ Càng cười rằng :
- Thế khi thằng nầy chưa biết danh ta đây chăng ? Này ta nói cho mi rỏ, mi muốn bày cuộc chay này thì phải bảo hộ lối xóm cho đặng bình an, khỏi điều rầy rà hỏa hoạn, bằng mi bảo hộ không đặng, có điều bất trắc chi chi, thì ta cứ mi mà hành. Mấy lời ta giao như vậy, nếu mi biết trước liệu mình bảo hộ không nỗi thì phải giở hết giàn chay nội ngày nay, bằng mi không giở, ngày mai ta tới phá hết .
Nói rồi liền rủ nhau trở về Tây Thiền tự.
Lúc ấy Bạch An Phước hơi giận tràn hông, nói không ra tiếng, đứng nhìn trân trân một hồi.
Ðến chừng Hồ Huệ Càng đi xa Bạch An Phước than rằng :
- Ta bị Hồ Huệ Càng khi dễ nhiều phen, khó nổi nhịn nhục. Nếu ta nóng nãy, lấy sức đấu với nó thì cũng không lại, chi bằng tới chốn công môn để cho luật nước xữ trị thì hay hơn.
Bèn sai người đi mời Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương đặng có thương nghị việc ấy.
Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương lật đật đến nhà Bạch An Phước.
Bạch An Phước tỏ thuật các điều ngang ngược của Hồ Huệ Càng cho hai người ấy nghe .
Hai người ấy nói :
- Thế nầy chúng ta phải đến Tuần phủ mà thưa , đặng người điều binh khiến tướng bắt nó làm tội .
Bạch An Phước nói :
- Xin mời nhị vị ngày mai chịu phiền đi với tôi một phen, đến dinh Tuần phủ khống cáo .
Hai người ấy vâng chịu , từ giả trở về .
Rạng ngày, Bạch An Phước thức dậy , gở chải vừa xong thì có gia đinh chạy vào báo rằng :
- Hồ Huệ Càng dắt đến một bọn du thũ, phá hết giàn chay và các thần vị .
Bách An phước nghe báo thì nỗi giận, liền sai ngươi đi mời Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Hương đến đó mà tỏ thnật các việc Hồ Huệ Càng phá tan giàn chay cho hai người ấy nghe .
Hai người ấy nghe nói cũng đem dạ bất bình bèn nhứt định tính đi với Bạch An Phước đến dinh Tuần phủ khống cáo .
Nói về Hồ Huệ Càng phá giàn chay của Bạch An Phước xong rồi thì cũng dắt bọn côn đồ trở về Tây Thiền tự .
Tam Đức hay hoà thượng hay đặng chuyện ấy thì đến khuyên Hồ Huệ Càng rằng :
- Lời xưa có nói : Hưu thế mạc y tận, hữu phước mạc hưỡng tận, ngươi đã giết thác anh em Ngưu Hoá Giao, thù ấy chưa dứt, bây giờ ngươi lại muốn buộc oan gia, gây thù với bọn Bạch An Phước như vậy nữa , e khi thù lại thêm thù, chẳng biết đời nào cho dứt. Vã chăng Bạch An Phước bày cuộc chạy nầy ý muốn siêu độ cho những ngươi đã bị ngươi giết ngày trước , nếu ngươi đeo đuổi phá hoài, e khi Bạch An Phước tức mình tìm người cao cường như Phùng Đạo Đức ngày xưa, chừng ấy e khi chẳng có Ngũ Mai đến cứu ngươi nữa .
Hồ Huệ Càng làm thinh không nói chi hết.
Ngày ấy Bạch An Phước cậy Trần Kiển Thăng làm tờ cáo trạng đặng dâng quan Tuần phủ mà thưa .
Các thợ trong tiệm hay đặng chuyện ấy, ai nấy đều có lòng mừng, chắc rằng phen nầy trừ dặng Hồ Huệ Càng.
Vì vậy cho nên trong lúc bọn thợ ấy về nhà thì bàn luận với nhau dọc đàng, chẳng dè đồ đệ của Hồ Huệ Càng mỗi buổi chiều thường hay dạo chơi ngoài đường, nghe mấy lời ấy thì trở về thuật cho Hồ Huệ Càng nghe.
Hồ Huệ Càng nỗi giận, đêm ấy nằm ngủ không yên, chờ cho trời sáng đặng gây dữ với Bạch An Phước.
Ngày thứ Bạch An Phước thức dậy ngồi chờ Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương đến , chừng Lý Lưu Phương và Trần Kiển Thăng đến đó, anh em ăn đồ điểm tâm , kế thấy gia đinh báo rằng :
- Hồ Huệ Càng dắt bọn thủ hạ quyết đến làm dữ .
Ba người nghe báo mới vừa ngồi dậy, ý muốn ra xem, xảy đâu Hồ Huệ Càng xốc vào điểm mặt Bạch An Phước mà mắng rằng :
- Quân khốn này mi ỷ rằng mới đậu Tấn sĩ, mong lấy thế ấy mà cự với ta sao ?
Nói rồi liền nhảy tới thộp ngực Bạch An Phước kéo thẳng ra đường .
Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương thấy vậy kinh hải, lật đật chạy cửa sau kiếm đường trốn tránh.
Bọn thợ thấy vậy lòng sợ Bạch An Phước bị Hồ Huệ Càng đánh chết cho nên mọi người đều áp lại năn nỉ với Hồ Huệ Càng rằng :
- Hồ đại gia, xin buông Bạch Tấn sĩ ra, đặng chúng tôi nói chuyện cho mà nghe, chừng nào chúng tôi nói lời chi không phải, Thái gia sẽ đánh cũng chẳng muộn chi .
Hồ Huệ Càng nghe nói thì nghĩ thầm rằng :
- Thuở nay bọn thợ nầy chưa hề chống trã điều chi với ta, nay nó đã nói như vậy nỡ nào lại không thuận lời.
Nghĩ như vậy bèn vật Bạch An Phước té đụi nơi đất rồi nói với bọn thợ ấy rằng :
- Hôm trước ta đã đến đây nói trước với nó, khiến nó phải bảo hộ gia cư lối nầy cho khỏi rầy rà và hoả hoạn thì bằng lòng cho nó làm chay, còn nếu nó không dám lãnh diều ấy thì phải giở đi cho mau, bằng không thì ta sẽ đến phá. Té ra khi ta đi rồi nó cũng, không giở làm cho ta phải ra công đến phá giàn ấy, bây giờ nó lại muốn lấy thế quan mà dọa ta, ý nó tưởng ta là người hay sợ phép quan, cho nên nó tính như vậy. Nầy, các ngươi hãy nói lại cho nó rõ, ta là Hồ Huệ Càng , chẳng biết sợ phép quan chút nào .
Nói rồi vừa muốn xốc tới đánh Bạch An Phước .
Bọn thợ can lại mà năn nỉ rằng :
- Ai học với Thái gia nói Bạch Tấn sĩ ý muốn lấy thế mong hại Thái gia như vậy, xin Thái gia cho chúng tôi biết.
Hồ Huệ Càng nói :
- Bọn đồ đệ của ta nó chơi ngoài đường nghe người đi đường bàn luận như vậy, cho nên về thuật với ta .
Bọn thợ thưa rằng :
- Tưởng là người trong nầy nói thì mới đủ tin, còn như những người đi đường , kẽ thì luận Đông, người thì luận Tây, Thái gia hơi đâu mà tin chuyện ấy.
Hồ Huệ Càng nghe nói như vậy, nghĩ đi nghĩ lại thì cũng bớt giận . vài phân.
Bọn thợ thấy nhơn dịp nên nói dối rằng :
- Trong khi lão gia tôi xét biết nước lỗi, khiến gia đình đến tại tửu lầu đặt một tiệc rượu bĩ bàng, đặng có mời Thái gia đến đây mà tạ tội. Chẳng dè chưa kịp đi mời mà Thái gia lại đến nói thêm một điều lỗi lớn cho lão gia tôi nữa , như vậy thiệt là oan ức cho lão gia tôi thái qua .
Hồ Huệ Càng nói :
- Dừng có nói láo, Bạch An Phước là đứa vô tình , đời nào lại biết điều lỗi của nó.
Bọn thợ ấy nói :
- Bọn tửu bão đã khiêng cỗ bàn đến đây, vì thấy Thái gia rầy rà nên không dám vô, còn để trước cửa kia kìa, xin Thái gia ngó lại coi.
Hồ Huệ Càng ngó lại thấy quả như vậy lòng lại bớt giận thêm vài phân.
Nguyên cổ bàn ấy là của Bạch An Phước khiến người đặt trước cho Lý Lưu Phương, Trần Kiển Thăng đến Tuần phủ khống cáo xong rồi thì trở về đó vầy tiệc cùng nhau .
Bọn thợ thấy bọn tửu bão đem tiệc đến cửa mà không dám vô, cho nên mượn cớ nói dối Hồ Huệ Càng như vậy.
Hồ Huệ Càng cũng tưởng lời ấy là thiệt, cho nên bớt giận năm phần. Bèn nói vói bọn ấy rằng:
- Việc nầy không lẻ người ngoài nói láo cho nó làm chi, chắc là nó cũng có tính như vậy , nhưng các ngươi kiếm điều che chở cho nó . Thôi, bây giờ ta đã đến đây, chẳng lẻ về không, ta phải đánh sơ vài cái rồi cũng rộng lòng dung thứ cho nó.
Nói rồi liền xoè tay đánh vô mặt Bạch An Phước một vả bên tả, một vả bên hữu , đánh rồi liền thấy Bạch An Phước nhổ ra một búng máu .
Bọn thợ thấy vậy lòng sợ Hồ Huệ càng đánh nữa, bèn áp lại năn nỉ xin dung.
Hồ Huệ Càng khiến Bạch An Phước phải lạy bốn lạy mà chịu lùi với mình.
Bọn thợ thưa rằng :
- Bạch lão gia khi không mà bị điều oan uỗng. Thái gia đã vật đánh mẹp dưới đất, lại đánh đến nổi thổ huyết cả búng, bây giờ trong mình bải hoải lạy lục gì đặng, xin Thái gia rộng lòng để cho chúng tôi lạy thế .
Nói rồi bèn lạy lục Hồ Huệ Càng và dắt Bạch An Phước thẳng vào nhà sau .
Hồ Huệ Càng thấy vậy dắt bọn thủ hạ trở về Tây Thiền tự .
Bạch An Phước vào đến hậu đường, giây lâu mới nói với Trần Kiển Thăng rằng :
- Càng ngày càng thấy chuyện ngang của nó, nếu tính không kịp mạng tôi chẳng khỏi thác oan.
Trần Kiển Thăng nói :
- Chúng ta phải đi bây giờ đây , nhưng cũng phải sai người coi chừng nếu gia đinh bọn nó còn ở lối nầy thì khoan đi đã.
Bạch An Phước nghe theo, bèn sai gia đinh bước ra coi chừng.
Gia đinh đi rồi, trở lại báo rẳng :
- Bọn nó đi đi xa rồi.
Bạch An Phước, Trần Kiển Thăng, Lý Lưu Phương lật đật lên kiệu thẳng đến Viên môn quan Tổng đốc là Tăng Tất Trung .
Tất Trung rước vào trung đường, mời ngồi thết đải trà xong rồi thì hỏi ba người ấy rằng:
- Chẳng hay liệt vị tới đây có việc chi chăng ?
Bạch An Phước tỏ thuật đầu đuôi các việc cho Tăng Tất Trung nghe, rồi lại trao tờ cáo trạng là lời phê của nhị vị Đại thần cho Tăng Tất Trung xem.
Tăng Tất Trung xem rồi thì nói với ba người ấy rằng:
- Hồ Huệ Càng ngang tàng như vậy, bá tánh bị hại càng nhiều, vậy mà bấy lâu các Phủ các Huyện không cho tôi hay, đặng tôi cứ phép mà trừng trị , nay có liệt vị đến cáo như vầy, để tôi sai người bắt cho đặng nó đến đây, sẽ mời liệt vị đối chứng. Bây giờ liệt vị hãy về nghĩ.
Bạch An phước, Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương lạy tạ ra về.
Khi ba người ấy về rồi, Tăng Tất Trung cho đòi Tri phủ Quảng châu là Lục Thọ Vân, rồi Tri huyện Nam Hãi là Vương hữu Lượng đến đó tỏ thuật các việc cho hai người ấy nghe.
Hai người ấy rỏ biết Hồ Huệ Càng võ nghệ cao cường, khó nổi nã tróc, bèn xin truyền rao khắp nơi, như ai bắt đặng Hồ Huệ Càng thì thưởng năm trăm lượng bạc.
Lúc ấy có một người Bộ khoái tên là Phương Khôi, sức mạnh vô cùng nội công môn không người đối địch.
Bọn Bộ Khoái thương nghị với Phương Khôi rằng :
- Quan truyền rao như vậy, chúng ta không lẽ làm ngơ, ấy tiên sanh có kế chi bắt đặng Hồ Huệ Càng hay không, xin hãy nói cho chúng tôi rõ .
Phương khôi nói :
- Việc ấy phải tính cho chắc rồi sau sẽ làm, chớ Hồ Huệ Càng là bọn Thiếu Lâm, chẳng phải như người tầm thuờng, để tôi dến nói với Bạch An Phước, hỏi va chịu thưởng bao nhiêu , như va không tiếc tiền bạc, thì tôi cũng ra sức một phen.
Ai nấy đều khen phải.
Phương Khôi thẳng đến Cẩm Luân đường, ra mắt Bạch An phước tỏ ý ấy, nhằm lúc có Trần Kiển Thăng đến viếng Bạch An Phước. nghe nói như vấy thì nói với Phương Khôi rằng :
- Việc này cũng là việc công, tiên sanh là người trong công môn , hễ gặp việc công thì làm cớ sao lại đòi tiền bạc ?
Phương Khôi cười rằng :
- Tuy là người sai dịch trong công môn mặc lòng nhưng Hồ Huệ Càng là người thủ đoạn cao cường, thuỡ nay không ai dám bắt, nếu lấy phép công sai tôi, tôi cũng cứ nói không dám, thì tiên sanh biết liệu làm sao ?
Bạch An Phước muốn báo thù cho mau, lật đật nói với Phương khôi rằng :
- Túc hạ muốn chừng bao nhiêu, xin cho tôi biết.
Phương khôi nói :
- Nếu muốn bắt cho đặng Hồ Huệ Càng thì phải chịu tốn sáu ngàn lượng bạc, bây giờ đưa trước ba ngàn, còn lại ba ngàn chờ khi bắt đặng sẽ đưa.
Bạch An Phước lấy bạc giao cho Phương Khôi.
Phương Khôi lãnh lấy bạc ấy mà rằng :
- Lữ Anh Bố có một người bạn thiết tên là Mã Hùng, học trò của Bach Mi đạo nhơn, Lữ Anh Bố bị thác tại tay Hồ Huệ Càng thì Mã Hùng hãy còn chưa hay, nay tôi lảnh lấy bạc nầy đến cậy Ngưu Cường là con của Ngưu Hóa Giao cầu viện cho đặng Mã Hùng tới đây thì bắt Hồ Huệ Càng mới nổi .
Bạch An Phước nói :
- Có nói đi thì đi cho mau kẻo Hồ Huệ Càng đến đây làm dữ.
Phương Khôi từ giã thẳng qua Tứ Xuyên.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Càn Long Du Giang Nam.