Chương 3
-
Cha, Con Và Những Thước Phim
- David Gilmour
- 3362 chữ
- 2020-05-09 04:08:56
Số từ: 3354
NXB Thời Đại
Nguồn: Sưu tầm
Một chiều muộn – lúc đó khoảng gần sáu giờ - vẫn không thấy Jesse đâu. Tôi xuống dưới nhà và gõ cửa phòng nó.
Jesse,
tôi nói.
Bố vào được không?
Nó đang nằm dài dưới chăn, quay mặt vào tường. Tôi bật đèn ngủ và rón rén ngồi xuống góc giường.
Bố mang một ít đồ ăn cho con này,
tôi nói.
Nó quay người lại.
Con không ăn được đâu, thật đấy bố ạ.
Tôi lấy ra một chiếc bánh sừng bò.
Thế thì bố cứ làm một miếng vậy.
Nó nhìn túi bánh đầy thèm thuồng.
Thế
, tôi nói (măm măm),
có chuyện gì?
Không có gì ạ,
nó nói.
Là chuyện về Rebecca phải không?
Tôi nói.
Nó bật dậy, mái tóc rậm rạp của nó dựng đứng lên như thể bị sét đánh.
Cô ấy đã đạt được cực khoái rồi bố ạ
nó thì thầm. Tôi giật nảy người. Tôi không làm cách nào khác được. Đây không phải là chuyện tôi muốn nói với đứa con trai 16 tuổi của mình, không cụ thể đến mức ấy. (Chuyện đấy phải để bạn thân của nó.) Nhưng tôi cũng có thể thấy được sau khi nói ra những lời ấy, chỉ cần nói rõ ràng và thảng thắn được, là nó đã giải phóng được gần hết chất độc ra khỏi người.
Tôi giấu sự không thoải mái của mình bằng cách ăn gần hết một miếng bánh lớn.
Nhưng bố biết sau đấy cô ấy nói gì không?
nó nói.
Không, bố không biết.
Cô ấy nói:
Em thực sự thích anh,Jesse ạ, nhưng khi em ôm anh, cảm giác giống như ôm một người bạn vậy.
Con bé nói vậy à?
Chính xác vậy. Con thề đấy, bố ạ. Như thể con giống như một cô bạn gái hay một gã đồng tính hoặc gì đó đại loại vậy.
Một lúc sau, tôi nói:
Con biết bố nghĩ gì không?
Gì ạ?
Nó nhìn tôi như một bị cáo đang chờ nghe bản án.
Tôi nói:
Bố nghĩ nó là một đứa lẳng lơ, hay gây rắc rối, thích hành hạ con.
Thật hả bố?
Thật.
Nó nằm xuống như thể sự việc tồi tệ lại một lần nữa xảy ra với nó.
Nghe bố này
tôi nói.
Bố sắp phải đi ra ngoài rồi. Bố có một số việc phải làm và con nên bắt đầu nghĩ lại về tất cả những việc này một lần nữa...
Chắc là thế rồi ạ.
Cân nhắc từ ngữ của mình, tôi thận trọng nói:
Bố không muốn có một cuộc nói chuyện không phù hợp với con - chúng ta không phải bạn thân, mà là bố con - nhưng bố muốn nói điều này với con. Đám con gái không đạt cực khoái với những người họ không có vẻ ngoại hình cuốn hút.
Bố có chắc không?
Chắc,
tôi nói một cách cảm thông.
(Thật thế không? Tôi tự nghĩ. Cũng không sao. Không phải vấn đề của hôm nay.)
Tôi đưa Jesse đi xem phim Sexy Beast (2002) do Ben Kingsley thủ vai tại rạp Cumberland. Tôi có thể đoán rằng nó không xem phim mà chỉ ngồi trong bóng tối suy nghĩ về Rebecca Ng và cái vụ
ôm bạn bè
đó. Trên đường về nhà, tôi nói:
Con đã có cơ hội nói về chuyện con muốn nói hôm nay chưa?
Nó không nhìn tôi.
Tất nhiên rồi ạ,
nó nói. Chuyện đến đây là hết; ai lo việc người nấy thôi. Chúng tôi đi nốt quãng đường đến ga tàu điện ngầm trong sự yên lặng, bất an một cách kì lạ. Từ trước đến giờ, chúng tôi chưa từng gặp vấn đề khi nói chuyện, nhưng giờ đây dường như chúng tôi không còn điều gì để nói với nhau. Có thể, kể cả ở độ tuổi trẻ như nó, nó tự nhận biết được rằng tôi không thể nói cho nó bất cứ thứ gì để có thể thay đổi sự việc được. Chỉ có Rebecca mới có thể làm được điều đấy. Nhưng có vẻ như nó đã quên mất, rằng chi cần nói ra là nó được thoải mái. Nó đã bị cô lập với tôi. Và tôi cảm thấy một sự miễn cưỡng kì lạ như khi lao vào những căn phòng mà tôi không được mời vào. Nó đang trưởng thành.
Thời tiết, luôn đúng thời điểm khi người ta chán nản, rất tồi tệ. Mưa suốt sáng, bầu trời xám xịt vào buổi trưa. Trong bữa ăn gia đình và vợ tôi, Tina, thằng Jesse chọc chọc miếng thịt nướng và khoai tây nghiền (món ưa thích của nó) nhiệt tình một cách lịch sự, có một chút máy móc. Trông nó mệt mỏi, như một đứa trẻ bị ốm, và uống quá nhiều rượu. Thực ra vấn đề không phải nó uống nhiều, mà chính là cái cách nó uống, quá nhanh, như đang xua đuổi cảm xúc. Một kiểu uống người ta thấy ở những kẻ nhậu nhẹt lớn tuổi hơn. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ phải quan tâm hơn đến vấn đề này.
Nhìn nó phía bên kia bàn ăn, tôi thấy mình đang tưởng tượng hết hình ảnh không vui vẻ này đến hình ảnh không vui vẻ khác, một cách thất thường. Tôi nghĩ đến cảnh khi nó lớn tuổi hơn, lái một chiếc taxi quanh phố trong một đêm mưa rả rích, một chiếc xe hôi mùi thuốc phiện, một tờ báo cuộn tròn trên ghế bên cạnh. Tôi đã nói với nó rằng, nó có thể làm chuyện quái quỉ gì cũng được, miễn là thấy thoải mái không cần quan tâm đến tiền thuê nhà, có thể ngủ cả ngày. Tôi quả là một ông bố tuyệt vời!
Nhưng giả dụ không có gì xảy ra? Nếu như tôi thả nó xuống một cái giếng không có cửa ra, không có lối thoát, chỉ có một chuỗi những công việc vớ vẩn và đám sếp không ra gì, không tiền bạc và quá nhiều rượu? Nếu như tôi sắp đặt mọi chuyện như vậy thì sao?
Tôi bắt gặp nó đứng một mình ở lan can tối muộn hôm đó.
Con biết không,
tôi nói khi thả mình xuống chiếc ghế mây bên cạnh nó,
việc con không đến trường là một con đường khó khăn đấy, con biết chứ?
Con biết,
nó nói.
Tôi tiếp tục.
Bố chỉ muốn chắc chắn rằng con biết mình đang làm gì, rằng có những hậu quả thực sự cho việc chỉ học hết lớp 10.
Con biết,
nó nói:
nhưng dù sao con cũng biết kiểu gì con cũng sẽ có một cuộc sống đàng hoàng.
Con biết à?
Vâng. Bố không thấy thế à?
Thấy gì?
Thấy là con sẽ có một cuộc sống thoải mái.
Tôi nhìn nó, khuôn mặt xét nét của nó để lộ cảm xúc, dễ tổn thương, và tôi nghĩ tôi thà tự sát còn hơn là khiến nó thêm buồn phiền.
Bố nghĩ con sẽ có một cuộc sống tuyệt vời,
tôi nói.
Thực ra, bố chắc chắn là như thế.
Khoảng năm giờ, một buổi chiều mùa xuân, Jesse lảo đảo bước lên cầu thang. Tôi định nói gì đó nhưng lại thôi. Đã thỏa thuận là như thế. Tôi có một cuộc hẹn đi uống rượu với một người để bàn về công việc cho một tạp chí (tôi vẫn đang mất rất nhiều tiền cho việc xin việc), nhưng tôi lại nghĩ mình nên cho nó bắt đầu xem một bộ phim trước khi đi. Tôi bật Giant (Người khổng lồ) (1956) do James Dean vào vai một chàng cao bồi trẻ. Trong lúc chờ bộ phim bắt đầu Jesse gặm một chiếc bánh sừng bò, vừa ăn vừa thở bằng mũi, nghe rất khó chịu.
Ai thế bố?
nó nói.
James Dean.
Im lặng.
Ông ta trông khá được đấy.
Chúng tôi đang xem đến cảnh Rock Hudson cố thuyết phục gã Dean láu cá để bàn về việc bán một mảnh đất nhỏ mà anh ta được thừa kế. Còn có ba đến bốn người nữa trong phòng, đều là doanh nhân, diện áo sơ mi trắng và cà vạt, tất cả đều muốn thằng nhãi này bán miếng đất. (Họ nghi có dầu xung quanh đây.) Hudson ra giá rất cao. Chàng cao bồi không đồng ý, cảm thấy tiếc nhưng anh muốn sở hữu một mảnh đất của riêng mình. Không lớn lắm, nhưng là của mình.
Và khi bước ra ngoài, anh dừng ở trước cửa, mân mê một đoạn dây thừng dài, như đang tập dượt một trò quăng dây.
Bây giờ xem nhé,
tôi nói.
Nhìn cách ông ấy bước khỏi phòng, những cử chỉ của tay ông ấy, như đang gạt đống tuyết ra khỏi mặt bàn. Như ông đang nói những lời thóa mạ với đám thương gia kia.
Đó là một trong những khoảnh khắc thật lạ lùng, thật ngẫu nhiên trong phim, lần đầu tiên xem cảnh ấy, bạn không thể tin nổi vào mắt mình.
Thật tuyệt vời,
Jesse nói và ngồi thẳng dậy.
Xem lại đoạn đó được không bố?
(Kinh ngạc có thể là một biểu lộ cảm xúc phù hợp với Anton Chekhov, nhưng
Thật tuyệt vời!
mới xứng đáng để dành cho James Dean.)
Ít phút sau, tôi phải đi. Trong lúc ra đến cửa, tôi nói:
Con nên xem nốt bộ phim này đi - đảm bảo con sẽ thích.
Tôi tưởng tượng, giống như tự khen mình, rằng nó sẽ thích. Nhưng tối muộn hôm đó, khi tôi quay về (mất 11 đô-la tiền taxi, việc vẫn không kiếm được), tôi thấy nó ngồi ở bàn ăn trong bếp ăn mỳ ống. Ăn nhồm nhoàm, miệng há hoác ra. Tôi đã bảo nó cả chục lần rằng không được làm như thế. Tôi rất khó chịu việc mẹ nó mặc kệ chuyện nàỵ. Để cho một đứa trẻ mới lớn quen với thói quen ăn uống không hay ho là bạn đang hại nó. Tôi nói:
Jesse, con đừng nhai nhồm nhoàm như vậy.
Con xin lỗi.
Mình đã nói chuyện này rồi cơ mà.
Con chỉ như vậy ở nhà thôi,
nó nói. Tôi định bỏ qua chuyện này nhưng tôi đã không thể.
Nếu con làm thế ở nhà thì ra ngoài con sẽ quên không làm thế.
Vâng, được rồi ạ,
nó nói.
Tôi nói:
Thế con thấy bộ phim thế nào?
Gì cơ ạ?
Phim Giant.
À, con cất đi rồi.
Một lúc sau, tôi nói:
Con biết không, Jesse, dạo này con chẳng làm gì nhiều lắm đâu. Con nên xem hết một bộ phim như Giant đi. Đó là nguồn giáo dục duy nhất con nhận được đấy.
Không ai nói gì trong khi tôi cố tìm cách thoát khỏi cái hộp của chân lý đúng đắn mà tôi tự vẽ ra cho mình.
Con có biết Dennis Hopper là ai không?
tôi nói.
Cái ông đóng phim Apocalypse Now (Ngày tận thế là đây) bố ạ.
Bố từng phỏng vấn ông ta một lần đấy. Bố đã hỏi diễn viên ưa thích của ông ấy là ai. Bố nghĩ ông ta sẽ trả lời đó là Marlon Brando. Ai cũng nói là Marlon Brando. Nhưng ông ấy thì không. Ông ta bảo đó là James Dean. Con biết ông ấy còn nói gì không? Ông nói pha diễn tâm đắc nhất ông từng được xem chính là cảnh có James Dean và sợi dây thừng.
Bố đùa con à.
Bố nói nghiêm túc đấy.
Chờ thêm một lúc. Tôi nói:
Con biết chuyện James Dean không? Đóng được ba bộ phim rồi qua đời trong một vụ tai nạn ô tô.
Lúc đó ông ấy bao nhiêu tuổi ạ?
Mới đầu 20.
Ông ấy say rượu khi lái xe ạ?
Không, chỉ vì ông ấy phóng xe quá nhanh. Giant là bộ phim cuối cùng ông ấy đóng. Thậm chí ông ấy còn chưa được xem phim mình đóng.
Nó nghĩ ngợi về điều đó một hồi.
Thế bố nghĩ ai là diễn viên tuyệt nhất?
Brando,
tôi nói.
Cảnh phim trong On the Waterfront. Lúc Brando cởi găng tay của cô gái và đeo vào tay mình, đó hoàn toàn là cảnh ngẫu hứng. Cảnh đó không thể tốt hơn được. Chúng ta nên xem lại một lần nữa.
Tôi nói tiếp, thực ra là nhắc lại, điều tôi đã từng được nghe khi còn học trong trường đại học: đó là lần thứ hai người ta thấy một điều gì đó thực ra lại là lần đầu tiên. Bạn cần phải biết nó kết thúc như thế nào trước khi có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nó từ đầu đến cuối.
Nó không biết phải nói gì - nó vẫn còn ăn năn về chuyện không xem hết phim Giant - nên nó nói:
Vâng.
Tôi chọn phim một cách ngẫu hứng, không theo một trật tự nào cả; thường phải hay, cổ điển thì càng tốt, nhưng hấp dẫn, và phải làm cho Jesse tập trung được với một cốt truyện sinh động. Không có lý do gì, ít nhất không phải vào thời điểm này, để tôi cho nó xem những thứ như phim 81/2 của Fellini (1963). Dần dần tôi sẽ cho nó xem những bộ phim như thế. (Hoặc sẽ không cho nó xem.) Cái tôi không chuẩn bị được chính là không hiểu được niềm vui thích của nó, khẩu vị giải trí của nó. Bạn phải bắt đầu từ đâu đó; nếu bạn muốn kích thích niềm đam mê văn học của ai đó, bạn không nên bắt đầu ngay bằng cách đưa cho người ta xem Ulỵsses[5] mặc dù thật thà mà nói thì cuộc sống không có Ulysses cũng không đến nỗi tệ lắm.
Ngày hôm sau, tôi chọn phim Notorious (Khét tiếng) (1946) của Alfred Hitchcock, theo ý tôi thì đó là bộ phim hay nhất của Hitchcock. Ingrid Bergman, chưa bao giờ xinh đẹp hơn thế, chưa từng yếu ớt, mỏng manh hơn thế, vào vai cô con gái của một gián điệp người Đức được
biệt phái
sang một nhóm phát xít đóng ở Nam Mỹ. Cary Grant vào vai người điều hành của cô, người đã yêu cô ngay cả khi phải chỉ đạo cho cô kết hôn với kẻ cầm đầu tổ chức đó. Hy vọng mong manh của cô rằng anh sẽ hủy kế hoạch và cưới cô, đem đến cho câu truyện một phân đoạn cao trào lãng mạn tuyệt vời. Nhưng phần lớn thì nó là một tình tiết hồi hộp cổ điển. Liệu bọn phát xít có khám phá ra nhiệm vụ thực sự của Bergman không? Liệu Grant có kịp đến cứu cô không? Năm phút cuối của bộ phim khiến người xem lần đầu tiên phải nín thở.
Tôi bắt đầu bằng cách giới thiệu qua một chút về Hitchcock, Jesse vẫn ngồi bên trái ghế đi-văng, cốc cà-phê cầm trên tay. Tôi nói rằng Hitchcock là một đạo diễn người Anh, có vẻ là một tên khốn, có sở thích không bình thường với những diễn viên tóc vàng trong những bộ phim của mình. (Tôi muốn thu hút sự chú ý của nó.) Tôi nói tiếp rằng ông ta đã cho ra đời gần chục tuyệt tác, tôi còn bổ sung một cách không cần thiết, rằng ai không đồng tình thì chắc chắn không yêu điện ảnh. Tôi nhắc nó để ý đến một số chi tiết trong phim. Cầu thang bên trong căn nhà của tên tội phạm ở Rio de Janeiro, nó dài bao nhiêu? Mất bao lâu để xuống hết cầu thang? Tôi không nói cho nó nguyên nhân vì sao cần để ý đến những chi tiết đó.
Tôi còn nhắc nó chú ý những đoạn hội thoại mang nhiều hàm ý, để nhớ rằng bộ phim này được quay vào năm 1946. Tôi bảo nó để ý đến một góc quay rất nổi tiếng bắt đầu từ phía trên phòng khiêu vũ và dần dần hạ xuống một nhóm những người dự tiệc cho đến khi dần cận cảnh đến sát bàn tay đang nắm chặt của Ingrid Bergman. Cô ấy đang giữ cái gì trong tay vậy? (Một chiếc chìa khóa hầm rượu, nơi những bằng chứng tội ác của bọn phát xít được che đậy bằng những chai rượu.)
Tôi tiếp tục nói: Nhiều nhà phê bình cho rằng Cary Grant có thể là nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong phim Từ trước tới nay, bởi vì anh ấy có thể
cùng một lúc thể hiện được cả vai thiện và vai ác.
Con có hiểu ‘cùng một lúc’ là gì không?
, tôi nói.
Con biết, con biết.
Tôi chỉ cho nó xem một bài viết của Pauline Kael về Grant trên tờ The New Yorker.
Anh ấy có thể không làm được nhiều,
Kael viết,
nhưng điều anh làm được thì không ai có thể đạt được tới mức ấy, và vì nét lịch lãm không hiếu thắng của anh và sự thừa nhận hóm hỉnh của anh về sự dại dột của chính mình, chúng ta có thể thấy bản thân mình được lý tưởng hóa trong anh.
Rồi tôi làm một việc mà tôi ước tất cả những giáo viên cấp ba của mình cần thường xuyên làm việc này hơn. Tôi bật phim lên.
Trong lúc đội thợ đang xây lại nhà thờ bên đường (họ đang biến nó thành một căn hộ sang trọng), đây là những gì chúng tôi nghe được:
INGRID BERGMAN (đang hôn Grant): Đây là một tình yêu thật lạ lùng.
GRANT: Tại sao vậy?
BERGMAN: Có thể vì sự thực là anh không yêu em.
GRANT: Khi nào anh không yêu em thì anh sẽ nói cho em biết.
Jesse quay sang nhìn tôi vài lần, mỉm cười, gật gật, hiểu được ý của bộ phim. Tôi hỏi với giọng thoải mái:
Thế con nghĩ sao về bộ phim?
Cũng hay.
Tiếng hút thuốc bập, bập. Búa đập, đập ở phía bên kia đường.
Con có để ý cầu thang trong nhà không?
Có ạ.
Con có để ý đến cuối phim không? Khi Cary Grant và Bergman đang cố rời khỏi ngôi nhà và chúng ta không biết họ có thoát được hay không?
Nó chợt bất giác nhận ra.
Không, con không để ý.
Cầu thang dài hơn,
tôi nói.
Hitchcock cho xây riêng một cầu thang thứ hai cho cảnh cuối đó. Con biết tại sao ông ấy lại làm thế không?
Tại sao ạ?
Bởi vì như vậy họ sẽ mất nhiều thời gian hơn để đi xuống cầu thang. Con biết tại sao ông ta lại muốn như vậy không?
Để làm cho cảnh đó hồi hộp hơn ạ?
Bây giờ thì con có thể đoán được Hitchcock nổi tiếng vì cái gì chưa?
Các cảnh quay hồi hộp phải không ạ?
Tôi đủ biết mình phải dừng ở đây. Tôi nghĩ là hôm nay mình đã dạy được nó một chút gì đấy. Tôi nói:
Hôm nay chỉ thế thôi; tan học.
Có phải tôi vừa bắt gặp thái độ biết ơn hiện lên trên khuôn mặt trẻ trung của nó không? Tôi đứng lên khỏi ghế và bước vào trong nhà.
Còn một điều nữa, bố ạ,
nó nói.
Cảnh quay rất nổi tiếng ấy, cái cảnh ở bữa tiệc lúc Ingrid Bergman nắm chiếc chìa khóa trong tay ấy?
Tôi nói:
Ai học trong trường điện ảnh cũng đều học đoạn đó.
Nó nói:
Cảnh đó cũng tạm được, nhưng nói thật con không thấy nó có gì đặc biệt lắm.
Thật à?
, tôi nói.
Thế còn bố?
Tôi suy nghĩ trong chốc lát.
Bố cũng không thấy thế,
tôi nói và đi vào trong nhà.