Chương 15: Trấn Biên quan (3).


……………………………………………..
Phủ Châu Mục vốn tọa lạc ngay trung tâm Thất Nguyên thành, hầu như mọi con đường đều có thể dẫn đến nơi này. Sau khi thoát ly khỏi đoàn người nhiều chuyện thì rất nhanh Trần Vũ đã tìm được đến phủ Châu mục, vừa mới chuẩn bị bước vào thì một người hộ vệ giữ cửa dáng người như hòn núi nhỏ, cao ít nhất cũng phải 9 thước, gương mặt có chút chất phát liền đưa tay ra cản lại.

-
Phủ Châu mục là nơi quan trọng, người không phận sự miễn vào.


Trần Vũ nhìn thấy liền lấy ra lệnh bài lão cha đưa cho hắn đưa cho người hộ vệ gác cổng xem.

-
Hóa ra là tiểu công tử của Châu mục đại nhân, kính mời công tử vào cửa.
Người hộ vệ sau khi xác nhận thân phận vẻ mặt không xiểm nịnh, không tự ti, nở một nụ cười chất phác mời Trần Vũ vào phủ.

-
Ngươi tên họ là gì, đến từ đâu?
Trần Vũ nhìn lên nhìn xuống người hộ vệ, âm thầm đánh giá.

Người hộ vệ chắp tay, vẻ mặt có chút ngô nghê liền nói:
Bẩm tiểu thiếu gia, tiểu nhân họ Triệu, tên Đại Ngưu, ngày trước sống gần ải Quỷ Môn, thấy Đại Tướng quân dán cáo lệnh mộ quân liền tới gia nhập, được bố trí đến gác cổng ở phủ châu mục.

-
Hệ thống, kiểm tra chỉ số người này cho ta.
Trần Vũ cảm giác người hộ vệ này có chút khác lạ, đa số hộ vệ hay người có địa vị thấp khi thấy người cấp cao hoặc có vị thế cao liền bày ra vẻ mặt xu nịnh, tự ti. Cho nên người hộ vệ này ứng xử như vậy liền khơi lên tính tò mò kêu gọi hệ thống.

-
Leng keng…Kiểm tra hoàn tất, đối tượng kiểm tra: Triệu Đại Ngưu: Vũ lực: 107, thống soái: 92, trí lực: 91, chính trị: 87, mị lực: 85. Thuộc tính: Đại trí giả ngu (trung tâm chất phác).


-
Con mẹ nó? 107 điểm vũ lực đi làm gác cửa!? Đại trí giả ngu, Trình Giảo Kim bản dị giới à?
Trần Vũ thầm chửi thề trong lòng một tiếng.
Hệ thống, năng lực của võ tướng bản thổ ai cũng mạnh đến vậy à?


-
Túc chủ yên tâm, theo tính toán của hệ thống thì năng lực của võ tướng bản thổ thời kỳ này sẽ không có quá nhiều người mạnh mẽ. Số người có chỉ số vũ lực vượt 1 00 sẽ không hơn 50 người. Và những người như Triệu Đại Ngưu được xếp vào mục
vô danh mãnh tướng
. Những người này thường ít nhiều tùy vào số phận sẽ có cơ hội thi triển tài năng của bản thân mà trở nên nổi bật, hoặc bất hạnh bỏ mình, bị lãng quên trong dòng sông lịch sử, người như hắn về sau túc chủ sẽ còn gặp được nhiều.
Giọng nói máy móc của hệ thống vang lên bên tai Trần Vũ.

-
Triệu Đại Ngưu, từ nay về sau ngươi không cần phải làm hộ vệ nữa, trở thành tùy tùng của ta, ta sẽ dắt ngươi đi kiến công lập nghiệp. Làm hộ vệ gác cửa quá phí tài năng của ngươi.
Trần Vũ nhón chân lên vỗ vỗ vai Triệu Đại Ngưu, giọng nói thành khẩn.

-
Đại Ngưu bái kiến thiếu chủ.
Triệu Đại Ngưu nghe Trần Vũ thành khẩn mời chào, liền cảm động, cung kính chắp tay thi lễ.

-
Leng keng. Xét thấy túc chủ lần đầu tiên thu phục bản thổ võ tướng, hệ thống ban thưởng cho túc chủ 1 00 điểm triệu hoán, 5 tuyển 2 cơ hội.
Âm thanh máy móc của hệ thống vang lên bên tai Trần Vũ.

-
Ngươi không cần phải hành lễ như vậy, chỗ nào ta không biết, chứ với ta thì đừng nhất thiết lúc nào cũng phải cung kính thi lễ như vậy.
Trần Vũ vội vã đem Triệu Đại Ngưu đỡ lên.
Theo ta vào phủ nào, sau này ngươi là thân vệ của ta, đây sẽ là đồng liêu mới của ngươi, các ngươi cứ từ từ làm quen với nhau.
Trần Vũ xoay người đưa tay giới thiệu Nguyễn Chế Nghĩa, Vũ Văn Dũng và Trần Bình Trọng đang đứng sau lưng hắn.

-
Đại Ngưu chào ba vị đại ca.
Triệu Đại Ngưu cười ngây ngô chào ba người Nguyễn Chế Nghĩa.

-
Đại Ngưu huynh đệ đã cùng chúng ta cùng hiệu lực dưới trướng thiếu gia thì không cần phải khách khí như vậy.
Nhóm ba người Nguyễn Chế Nghĩa liền nở nụ cười tiến lên làm quen với Triệu Đại Ngưu, cả ba người bọn họ đều xuất thân là nô bộc nên rất có hảo cảm với Triệu Đại Ngưu.
………………

-
Hệ thống, sử dụng 1 00 điểm triệu hoán, loại hình thống soái.
Trần Vũ hưng phấn xoa xoa tay, Triệu Đại Ngưu thật là phúc tinh của hắn, vừa mạnh mẽ lại còn mang cho hắn 1 00 điểm triệu hoán.

-
Xoẹt… leng keng, túc chủ sử dụng 1 00 điểm triệu hoán, trọng điểm vũ lực, rút ra nhân vật bắt đầu. . . ..


Rút ra hoàn tất.



Danh tướng nhà Trần: Phạm Ngũ Lão (đỉnh phong): Vũ lực: 104, thống soái: 100, trí lực: 96, chính trị: 97, mị lực: 97.

Danh tướng nhà tiền Lý: Phạm Tu: Vũ lực: 97, thống soái: 97, trí lực: 94, chính trị: 89, mị lực: 88.

Danh tướng nhà Tây Sơn: Trần Quang Diệu: Vũ lực: 92, thống soái: 98, trí lực: 95, chính trị: 97, mị lực: 94.

Danh tướng nhà Tây Sơn: Võ Đình Tú: Vũ lực: 98, thống soái: 95, trí lực: 89, chính trị: 88, mị lực: 88.

Danh tướng nhà Tây Sơn: Nguyễn Quang Huy: Vũ lực: 97, thống soái: 94, trí lực: 87, chính trị: 83, mị lực: 84.


-
Hmm…Phạm Tu, khai quốc công thần triều Tiền Lý, đứng đầu Ban Võ nhà nước Vạn Xuân, năm 66 tuổi theo Lý Nam Đế đánh đông dẹp bắc lật đổ ách cai trị của nhà Lương, năm 70 tuổi thì tử trận, là người Việt Nam đầu tiên cầm quân giữ yên bờ cõi phía Nam, và cũng là người tham mưu cho Lý Nam Đế lập kinh đô ở vùng đất Hà Nội thời tiền Thăng Long.

Phạm Ngũ Lão cũng không cần phải bàn, một trong những nhân vật văn võ toàn tài nhất lịch sử Việt Nam, trong cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên, ông nổi lên là một danh tướng bách chiến bách thắng, sức khỏe vô địch và mưu lược hơn người, ngoài Nguyễn Khoái thì nhà Trần chỉ có ông mới đánh ngang tay với mãnh tướng kiêu dũng thiện chiến nhất lúc bấy giờ của nhà Nguyên là Toa Đô. Mỗi cái lúc thanh niên hơi trẻ trâu, nếu năm xưa ông không giương cung bắn đứt giải cờ của triều đình cách đó 100 thước trong lúc gió to thì đã không bị đuổi về quê đan sọt.

Trần Quang Diệu thì là công thần từ buổi đầu của nhà Tây Sơn…


-
Triệu hoán 5 chọn 2 bắt đầu.
Trần Vũ đang mải mê suy nghĩ thì âm thanh máy móc của hệ thống vang lên.

-
Leng keng… mừng túc chủ triệu hoán thành công Điện súy Tướng Quân Phạm Ngũ Lão, Đô Đốc Trần Quang Diệu (mang theo thầy là Vô Danh Sơn Nhân Diệp Đình Tòng, vợ là Bùi Thị Xuân và thân tướng là Võ Đình Tú xuất thế). Triệu hoán kết thúc.

Phạm Ngũ Lão được hệ thống trồng vào thân phận là huynh đệ kết nghĩa của Nguyễn Chế Nghĩa, theo thư giới thiệu đến đây đầu nhập dưới trướng túc chủ.

Phạm Ngũ Lão (1255-1320) người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương. Là danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người góp công rất lớn trong cả hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1288. Đương thời, danh tiếng của ông chỉ xếp sau Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - người được xem như vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự phong kiến Việt Nam. Một hôm nọ, Hưng Đạo Vương có việc quân qua vùng đất Phù Ủng. Phạm Ngũ Lão đang ngồi đan sọt ngoài đường mải nghĩ về cuốn sách Binh thư nên không biết quan quân trảy đến. Một người lính dẹp đường quát mãi, chàng trai đan sọt vẫn cứ ngồi yên. Người lính bèn dùng giáo xuyên vào đùi kẻ cản đường, vậy mà người đan sọt cứ như không. Qua đối đáp trôi chảy của chàng trai nông dân, Tướng công thầm hiểu đây sẽ là một vị lương tướng của triều đình. Ông sai lính lấy thuốc trị vết thương rồi cho vời về triều.

Sau khi về kinh đô, Hưng Đạo Vương tiến cử Phạm Ngũ Lão lên Triều đình với chức cai quản quân Cấm vệ. Vệ sĩ biết ông là nông dân thì không phục bèn xin tâu được cùng ông thử sức. Phạm Ngũ Lão bằng lòng, nhưng trước khi vào đấu sức, ông xin về quê 3 tháng. Về quê, ngày nào Phạm Ngũ Lão cũng ra cái gò lớn ngoài đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên, nhảy mãi cho đến khi cái gò bị sạt mất một nửa. Hết hạn, ông trở về cấm thành, cùng các vệ sĩ so tài. Thấy ông tiến thoái như bay, tay đấm, chân đá thoăn thoắt, xem ra sức có thể địch nổi cả vài chục người. Từ đó, quân vệ sĩ bái phục ông.

Trong hai cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (1285-1288) Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền khổng lồ của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy lên biên giới phía bắc và diệt được hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba(12/1287), Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, trong trận này quân nhà Trần bắt sống các tướng nhà Nguyên là Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi. Phạm Ngũ Lão tiếp tục truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.

Năm 1290, vua Trần Nhân Tông giao cho ông cai quản quân Thánh Dực, phong chức Hữu Kim ngô Đại tướng quân. Năm Giáp Ngọ (1294) nhờ lập công khi đi đánh ở Ai Lao, ông được ban Kim Phù (tức binh phù làm bằng vàng). Năm Đinh Dậu (1297) cũng nhờ lập công khi đi đánh trận ở Ai Lao, ông được ban Vân Phù (tức binh phù có khắc chạm hình mây). Năm Tân Sửu (1301), ông được phong làm Thân Vệ Đại tướng Quân và được ban Quy Phù (tức binh phù có chạm hình con rùa). Đến đời vua Trần Anh Tông, ông được thăng tới chức Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu. Một người con gái của Phạm Ngũ Lão hiệu là Tĩnh Huệ là thứ phi của vua Anh Tông.

Phạm Ngũ Lão đã ba lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao vào các năm 1294, 1297 và 1301; hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành vào năm 1312, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng và 1318 vua Chế Năng phải bỏ chạy sang Java.

Không chỉ có tài về quân sự, mà ông còn để lại nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước. Tiếc là hiện nay tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài là Thuật hoài (Tỏ lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).

Ông được Trần Hưng Đạo gả con gái (giả làm con gái nuôi của Trần Hưng Đạo vì nhà Trần có quy định chỉ gả con gái trong dòng tộc) là quận chúa Anh Nguyên.

Ngày 1 tháng 11 năm 1320, Phạm Ngũ Lão mất, hưởng thọ 66 tuổi. Vua Trần Minh Tông nghỉ chầu 5 ngày, đây là một đặc ân của nhà vua đối với ông.

Trần Quang Diệu được hệ thống trồng vào thân phận là đại ca của Trần Bình Trọng, theo thư giới thiệu đem toàn gia tới đầu nhập dưới trướng túc chủ.


Trần Quang Diệu (1746 – 1802) là một trong Tây Sơn thất hổ của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân đã cố sức chiến đấu để bảo vệ vương triều này, nhưng không thành công, và cả hai đều bị vua Gia Long xử tội chết.

Tương truyền, Trần Quang Diệu học văn học võ nhiều thầy. Một lần ông đi săn trên núi Kim Sơn ở Hoài Ân, tình cờ gặp được một ông lão tên là Diệp Đình Tòng, vì can tội giết chết một viên tri huyện tham ô, mà ông và vợ con phải trốn vào đây. Trong hơn 20 năm dài ấy, không chịu nổi sơn lam chướng khí, vợ con ông đều đã lần lượt qua đời. Ông Tòng là người thông thạo cả năm món binh khí, đó là: đao, kiếm, kích, thương và cung. Tuy nhiên, Trần Quang Diệu chỉ học môn đại đao.

Năm năm sau, thầy mất. Trần Quang Diệu băng núi đến Vĩnh Thạnh, rồi nghe tin Nguyễn Nhạc là người có chí lớn (lúc này Nguyễn Nhạc đang làm chủ sòng bạc ở Kiên Mỹ), nên tìm đến làm quen. Chính vì mối giao tình này, nên khi Nguyễn Nhạc cùng hai em là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa, Trần Quang Diệu liền tham gia phong trào Tây Sơn ngay từ buổi đầu.

Năm 1771, trên đường từ Hoài Ân vào Kiên Mỹ để gặp thủ lĩnh phong trào Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, thì bị cọp dữ tấn công. Chống trả được một hồi, ông Diệu vừa bị thương vừa đuối sức, Bùi Thị Xuân tình cờ đi qua đấy liền xông vào cứu được mạng ông. Ít lâu sau, nhờ Nguyễn Nhạc đứng ra làm chủ hôn, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân trở thành vợ chồng, rồi cùng trải bao gian lao dưới ngọn cờ khởi nghĩa Tây Sơn.

Năm 1785, Trần Quang Diệu cùng vợ ở trận Rạch Gầm-Xoài Mút đánh tan 20 vạn quân Xiêm La, cũng đã lập đại công. Vợ chồng ông điều khiển bộ binh, tướng Võ Văn Dũng cùng Nguyễn Huệ chỉ huy thủy quân.

Trong chiến thắng Kỷ Dậu 1789, Trần Quang Diệu được biên chế trong đạo trung quân do Nguyễn Huệ chỉ huy. Sau trận đại thắng này, ông được cử làm đốc trấn Nghệ An, vừa lãnh nhiệm vụ trấn thủ, vừa lo việc xây dựng thành Phượng Hoàng trung đô ở đây.

Năm 1791, Ai Lao (Lào) thiếu cống, vua Quang Trung bèn phong cho đô đốc Trần Quang Diệu làm đại tổng quản, Lê Trung (có sách chép Lê Văn Trung) làm đại tư lệ cùng xuất quân tiến sang. Vua Ai Lao chống cự không nổi, đem quân chạy trốn. Quân Tây Sơn tràn vào thành, thu hết vàng bạc, châu báu, voi ngựa...đem về nước.

Tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung đột ngột qua đời. Tuân theo di chiếu, Trần Quang Diệu, Bùi Đắc Tuyên và Vũ Văn Dũng cùng tôn phò Nguyễn Quang Toản (10 tuổi) lên ngôi, tức vua Cảnh Thịnh.

Năm 1793, quân chúa Nguyễn kéo ra bao vây thành Quy Nhơn do Nguyễn Nhạc cai quản. Nhận lời cầu cứu, vua Cảnh Thịnh cử Trần Quang Diệu dẫn quân vào đánh giải vây được.

Nguyễn Nhạc mở cửa thành đón tiếp quan quân, phát tiền bạc, quần áo, lương thực. Tướng sĩ của Quang Diệu cậy công lấn bức, vô lễ. Không bao lâu, Nguyễn Nhạc ôm hận uống thuốc độc chết. Quang Diệu nhân đó tịch thu vàng bạc trong kho và voi ngự dâng nộp. Quang Toản sai tướng chia quân chiếm cứ thành Quy Nhơn.

Tháng 3 âm lịch năm 1802, nghe tin vua Cảnh Thịnh và Bùi Thị Xuân đã thua trận ở Trấn Ninh (tháng Giêng năm 1802), Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng bỏ thành, đem binh tượng đi đường thượng đạo qua Lào ra Nghệ An để hội quân với vua Cảnh Thịnh. Nhưng khi tới châu Quỳ Hợp, vào được đất Hương Sơn thì nghe thành Nghệ An đã thất thủ, Trần Quang Diệu và vợ con bèn về huyện Thanh Chương. Lúc này, tướng sĩ đi theo dần rời bỏ, trốn được mấy hôm thì cả nhà ông đều bị quân đối phương bắt sống.

Nguyễn Phúc Ánh, khi này đã lên ngôi và lấy hiệu Gia Long (1802), chiêu hàng Trần Quang Diệu. Biết không thể khuất phục được Trần Quang Diệu, vua nhà Nguyễn xử ông tội chết.

-
What the fuck!? Đem theo nhân vật xuất thế là thế nào?
Trần Vũ nhìn bảng hiển thị mà trong đầu đầy dấu chấm hỏi.

-
Mỗi khi chủ ký sinh triệu hoán võ tướng – văn thần sẽ có xác suất đem theo nhân vật thân cận xuất thế.
Âm thanh máy móc vang lên trong đầu Trần Vũ.

-
Ờ, chắc sẽ lại giống Nguyễn Hiền, triệu hoán xong mất tích tới giờ.
Trần Vũ ngoáy ngoáy lỗ tai.
-

Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Chiến Thiên Hạ Tại Dị Thế.