Chương 7: Triệu hoán (1).
-
Chiến Thiên Hạ Tại Dị Thế
- luce
- 1726 chữ
- 2019-08-31 08:42:10
-
Cho ta sử dụng thẻ Hoàng Kim triệu hoán trọng điểm trí lực và 1 00 điểm triệu hoán vũ lực.
Trần Vũ liền chà sát hai bàn tay, ánh mắt lóe sáng như nhìn thấy mỹ nhân đang khỏa thân trước mặt.
-
Xoẹt… leng keng, túc chủ sử dụng Hoàng Kim Thẻ Triệu Hoán, trọng điểm mưu trí, rút ra nhân vật bắt đầu. . . ..
Rút ra hoàn tất.
Việt quốc công, Thái Úy bình chương Quân quốc trọng sự Lý Thường Kiệt: Vũ lực: 95, thống soái: 105, trí lực: 99, chính trị: 100, mị lực: 100.
Nhìn thấy mới mở triệu hoán đã xuất hiện ngay Lý Thường Kiệt khiến Trần Vũ vô cùng giật mình, mắt giật giật:
Chẹp chẹp, mãnh nhân, chân chính mãnh nhân. Chỉ số quá hung bạo, không hổ là văn võ song toàn làm quan qua 3 triều vua.
-
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: Vũ lực: 97, thống soái: 108, trí lực: 102, chính trị: 100, mị lực: 105.
-
Binh Thánh của Đại Việt cũng ra luôn!
Trần Vũ nhìn người thứ hai xuất hiện liền há hốc mồm. Trần Quốc Tuấn chính là người đã biên soạn ra Binh Thư Yếu Lược, quyển binh pháp này coi như mấy trăm năm sau đều được các nhà quân coi là bảo điển, chỉ cần nhiêu đó thôi, chưa cần bàn đến các chiến công khác cũng có thể thấy trình độ thống soái của ông cao cỡ nào.
-
Tây Sơn Thái Tổ - Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ: Vũ lực: 96, thống soái: 105, trí lực: 98, chính trị: 101, mị lực: 99.
-
….! Nguyễn Huệ mà xuất thế rồi trồng vào chư hầu hay tướng lãnh nào đó là xác định con đường tranh bá sẽ khó khăn hơn nhiều đây.
Trần Vũ vuốt mồ hôi trên trán, tròng mắt thiếu chút đều muốn rơi ra ngoài. Mặc dù hắn có hệ thống, nhưng nếu trong tình trạng mới bắt đầu con đường
khởi nghiệp
mà đã gặp ngay vị Hoàng Đế truyền kỳ này thì mọi việc sẽ trở nên vô cùng khó khăn.
-
Đại Bác Học gia Lê Quý Đôn: Vũ lực: 30, thống soái: 58, trí lực: 100, chính trị: 99, mị lực: 98.
-
Cuối cùng cũng tòi ra một người có trí lực cao.
Trần Vũ thở phào nhẹ nhõm, tâm lý có chút hưng phấn.
-
Quỷ tài Nguyễn Hiền: Vũ lực: 84(+), thống soái: 90(+), trí lực: 101(+), chính trị: 98(+), mị lực: 99.
-
Đinh, ký chủ xin chú ý , một nhân vật khi được triệu hoán nếu có dấu ‘+’ chứng tỏ nhân vật này so với năng lực của chính bản thân mình trong lịch sử còn chưa đạt tới đỉnh phát triển.
-
Loại Nguyễn Huệ và Lê Quý Đôn.
Trần Nguyên cười nhạt, hắn chưa hỏi thì hệ thống đã giải đáp lí do Nguyễn Hiền có dấu + đằng sau chỉ số.
-
Triệu hoán 3 chọn 1 bắt đầu….leng keng. Chúc mừng túc chủ triệu hoán thành công Quỷ Tài Nguyễn Hiền.
-
Quỷ tài cũng tốt, lần sau sẽ gọi hai vị lão đại kia ra vậy.
Trần Nguyên cười ha hả, tâm tình hắn lúc này vô cùng tốt.
Nguyễn Hiền (1234 - 1256): ông đỗ trạng nguyên khi 13 tuổi. Ông là người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường Ông thi đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) thời vua Trần Thái Tông.
Khi ông đỗ Trạng nguyên, vì còn thiếu niên nên vua Trần Thái Tông cho ông về quê 3 năm tu dưỡng thêm rồi mới gọi ra làm quan. Sau 3 năm, vua tuyển ông vào học tiếp Tam giáo chủ khoa, tức đạo Lão, đạo Phật, đạo Khổng. Về sau bổ nhiệm làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Ông có đi sứ nhà Nguyên vài lần.
Những năm làm quan trong triều, Nguyễn Hiền có nhiều kế sách hay để phò vua giúp nước. Năm Ất Mão (1255), Đại Việt bị Chiêm Thành xâm lược, vua Trần Thái Tông rất lo bèn giao cho Trạng nguyên Nguyễn Hiền đánh giặc giữ nước. Chỉ ít lâu sau, quân giặc thất bại, trạng Hiền thu quân về Vũ Minh Sơn mở tiệc khao quân và tâu lên vua. Nhà vua vô cùng vui mừng và phong cho ông Trạng chức "Đệ nhất hiển quý quan".
Về nông nghiệp, ông cho đắp đê quai vạc sông Hồng, phát triển sản xuất mùa màng thắng lợi. Về quân sự, ông cho mở mang võ đường để rèn quân luyện quân sĩ.
Ngày 14 tháng 8 năm Bính Thìn (1256), Trạng nguyên Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng rồi qua đời, thọ 21 tuổi.
-
Xoẹt… leng keng, túc chủ sử dụng 1 00 điểm triệu hoán, trọng điểm vũ lực, rút ra nhân vật bắt đầu. . . ..
Rút ra hoàn tất.
Danh tướng nhà Trần: Nguyễn Chế Nghĩa: Vũ lực: 100, thống soái: 99, trí lực: 96, chính trị: 97, mị lực: 99.
Danh tướng nhà Trần: Phạm Ngũ Lão: Vũ lực: 94, thống soái: 100, trí lực: 99, chính trị: 98, mị lực: 95.
Danh tướng nhà Trần : Trần Bình Trọng: Vũ lực: 99, thống soái 93, trí lực: 86, chính trị: 84, mị lực: 92.
Thất Hổ Tây Sơn: Vũ Văn Dũng: Vũ lực: 100, thống soái: 96, trí lực: 87, chính trị: 88, mị lực: 91.
Danh tướng nhà Lý: Tô Hiến Thành: Vũ lực: 95, thống soái: 97, trí lực: 93, chính trị: 92, mị lực: 95.
-
Fuck! Anh hùng sử Việt toàn tập đại triệu hoán a!! Mãnh nhân, lần đầu triệu hoán ra toàn mãnh nhân, vận khí đại bạo phát!!!
Liên tiếp xuất ra 5 mãnh tướng sử Việt, Trần Vũ trợn mắt chửi to một tiếng.
Ai ta cũng muốn hết, tướng tài đất Việt nào có kém cạnh Trung Hoa là bao. Ây dà, khó đây khó đây.
Trần Vũ khóc không ra nước mắt, hai mãnh nhân cứ thế sẽ phải bỏ qua, hắn thực không cam lòng chút nào, nhưng so với việc chỉ chọn được 1 trong 5 người còn lại, thì hệ thống ngẫu nhiên loại hai để lấy cả ba vẫn coi như chấp nhận được.
-
Triệu hoán 5 chọn 3 bắt đầu….leng keng. Chúc mừng túc chủ triệu hoán thành công Thất Hổ Tây Sơn Võ Văn Dũng, danh tướng nhà Trần Trần Bình Trọng và Nguyễn Chế Nghĩa. Triệu hoán kết thúc.
Âm thanh máy móc vang lên.
Vũ Văn Dũng (1750-1841) là mãnh tướng mạnh nhất dưới trướng vua Quang Trung, Võ Văn Dũng (một số sách chép là Vũ Văn Dũng), người thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, Bình Định.
Năm 20 tuổi, Vũ Văn Dũng theo một người buôn ngựa vào Phú Yên, gặp được võ sư họ Lương, vốn dòng dõi Lương Văn Chánh ở Tuy Hòa, xin làm đệ tử. Vì lý do gia đình, sau một năm học tập, Võ Văn Dũng phải từ giã thầy, về lại Phú Phong, tự luyện võ. Nguyễn Nhạc từng ca ngợi ông: "Phá giặc ở trong núi thì dễ / Thắng được cây đao của Vũ Văn Dũng mới khó".
Ông cùng Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu lo nhiệm vụ tổ chức về quân sự. Từ việc lập chiến khu đến huấn luyện binh sĩ, ông làm rất chu toàn. Khi Tây Sơn khởi nghĩa, Vũ Văn Dũng giữ trách nhiệm phòng thủ vùng Tây Sơn thượng. Sau khi vua Quang Trung lên ngôi, Vũ Văn Dũng được phong làm Tư khấu, rồi tới Đô đốc và đỉnh cao là được phong tước Chiêu Viễn Đại đô đốc Đại tướng quân Dực vận Công thần Vũ Quốc công. Sau khi Quang Trung mất, ông cùng những danh tướng khác như Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú… hết lòng phò tá vua trẻ Cảnh Thịnh. Chính ông là người có công loại trừ phe cánh của thái sư Bùi Đắc Tuyên lũng đoạn triều chính, gây lục đục nội bộ.
Nhà Tây Sơn sụp đổ, Vũ Văn Dũng về quê, lẩn tránh ở các làng người dân tộc vùng cao.
Trần Bình Trọng (1259 - 1285) nguyên họ Lê, dòng dõi vua Lê Đại Hành, nguyên quán làng Bảo Thái, huyện Thanh Liêm. Tuy sử sách không ghi chép cha mẹ ông là ai, nhưng có tài liệu nói phụ thân ông là danh tướng Lê Phụ Trần dưới triều vua Trần Thái Tông. Hai cha con ông đều làm quan và lập nhiều công lớn cho nhà Trần nên được vua ban quốc tính họ Trần.
Tháng 1 năm 1285,
Trấn Nam vương
Thoát Hoan - con trai của vua Nguyên Hốt Tất Liệt - xua 50 vạn quân chia làm ba cánh tấn công xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, bảo đảm cho vua, triều đình, tôn thất và đại quân rút lui an toàn theo đường sông Hồng về hướng phủ Thiên Trường. Nghe tin, Thoát Hoan cho hai cánh quân trên bộ dưới thủy, tập trung những tướng giỏi như Khoan Triệt, Lý Hằng, Ô Mã Nhi..., chỉ huy quân khinh kỵ và thuyền nhẹ truy đuổi bằng được hai vua Trần. Để cản giặc, quân Đại Việt cũng liên tiếp bố trí một số trận đánh trên sông Hồng.
Vâng lệnh trên, Trần Bình Trọng chỉ huy cuộc đánh chặn quân giặc ngay tại bãi Đà Mạc, nhưng do sự chênh lệch quá lớn về quân số, ông bị bắt. Sa vào tay giặc, ông không chịu ăn uống; giặc hỏi việc quân, việc nước, ông không nói nửa lời. Chúng hết dọa nạt lại mua chuộc, dụ dỗ nhưng ông vẫn kiên quyết không khuất phục. Khi nghe hỏi ông có muốn được nhận tước vương của chúng hay không, ông khẳng khái mắng chúng rằng:
Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc
.
Thoát Hoan biết không thể nào chiêu dụ ông nên ra lệnh giết đi để trừ hậu họa. Đó là ngày 26 tháng 2 năm 1285, khi đó ông mới 26 tuổi.