Phần XI - Chương 21 22
-
Chiến Tranh và Hòa Bình
- Lev Nikolayevich Tolstoy
- 3111 chữ
- 2020-05-09 02:34:17
Số từ: 3180
Chiến Tranh và Hòa Bình
Tác giả:Lev Nikolayevich Tolstoy
Thể loại:Tiểu Thuyết Kinh Điển
Nguồn: Sưu Tầm
Trong khi đó thì ở trung tâm thành phố lại vắng ngắt như tờ.
Trên các đường phố hầu như không có lấy một bóng người. Tất cả các cổng vào các cửa hàng đêu đóng kín mít; đó đây các quán rượu nghe có tiếng kêu lẻ loi hay tiếng hát của người say rượu.
Không có lấy một chiếc xe nào đi lại trên phố, và thỉnh thoảng lắm mới nghe tiếng bước chân của người bộ hành. Phố Povarxkaya im phăng phắc và vắng tanh. Trong khoảng sân rộng thênh thang của gia đình Roxtov ngổn ngang những mớ rạ và những đống phân ngựa kéo xe để lại. Không có lấy một bóng người.
Trong toà nhà của gia đình Roxtov bị bỏ lại với toàn bộ của cải, có hai người ngồi phòng khách lớn. Đó là bác gác cổng Igrat và chú bé Miska, cháu nội bác Vaxilits cùng ở lại Moskva với bác ta. Miska mở đàn dương cầm ra đánh bằng một ngón tay.
Bác gác cổng hai tay chống cạnh sườn đang đứng trước một tấm gương lớn mỉm cười hởn hở.
Bỗng chú bé bắt đầu dùng cả hai tay đập lên phím đàn nói:
- Có tài không, hở bác Igrat?
- Chà cái thằng này? Igrat đáp (bấy giờ bác ta đang mải ngắm cái mặt cười teo toét của mình ở trong gương)
Rõ không biết dơ! Thật là đồ không biết dơ! - Phía sau lưng hai người bỗng có tiếng của Mavra Kuzminisna bấy giờ vừa lặng lẽ bước vào phòng.
- Kìa xem cái lão mặt mẹt kia nhe răng ra kìa. À ra các người giỏi nhỉ, dọn dẹp đã xong xuôi gì đâu? Bác Vaxilits đang nai lưng ra làm, mệt nhoài ra ngoài kia kìa. Để rồi xem?
Igrat xốc lại thắt lưng, miệng thôi mỉm cười và mắt nhìn xuống đất, ngoan ngoãn ra khỏi phòng.
- Thím ạ, cháu đánh khẽ thôi thím nhé, - Chú bé nói.
- Rồi tao cho mày đánh khẽ, đồ ôn, con Mavra Kuzminisna vừa tát vừa vung tay lên doạ. - Đi mà đặt ống lò cho ông nội mày.
Mavra Kuzminisna phủi bụi trên phím đàn, đậy nắp đàn lại, rồi thở dài đánh phào một cái, ra khỏi phòng khách và khoá cửa lại.
Ra sân, bà nghĩ lại ngẫm nghĩ không biết bây giờ nên đi đâu: đến phòng bác Vixilits ở bên dọc uống nước chè, hay vào nhà kho dọn nốt những đồ đạc còn để ngổn ngang.
Chợt ngoài đường có tiếng chân bước rất nhanh. Những bước chân dừng lại bên cổng; cái then cài bắt đầu kêu lách cách vì có một bàn tay đang cố mở cánh cổng ra.
Mavra Kuzminisna đi ra cổng.
- Ngài hỏi ai ạ?
Tôi muốn hỏi bá tước, bá tước Ilya Andreyevich Roxtov.
- Thế ngài là ai?
- Tôi là một sĩ quan. Tôi cần gặp bá tước, - Người lạ mặt đáp, giọng rất dễ chịu, chắc phải là một người quý tộc Nga.
Mavra Kuzminisna mở cánh cổng ra. Một người sĩ quan mặt tròn trĩnh, tuổi trặc mười tám, bước ra sân. Khuôn mặt người sĩ quan hao hao giống kiểu mặt của dòng họ Roxtov.
- Thưa cậu bá, tước đi rồi ạ. Đi từ chiều hôm qua rồi ạ.
Người sĩ quan trẻ tuổi đứng tần ngần bên cổng như phân vân không biết có nên vào không. Chàng tặc lưỡi.
- Chà tiếc quá! - chàng nói. - Đến từ hôm qua có phải là… Chà tiếc thật!….
Trong khi đó Mavra Kuzminisna chăm chú và ái ngại nhìn kỹ những nét quen thuộc của dòng họ Roxtov trên khuôn mặt người thanh niên, nhìn chiếc áo khoác rách và đôi ủng mòn của chàng.
- Cậu muốn muốn gặp bá tước có chuyện gì à? - bà ta hỏi.
- Thôi. Chả còn biết làm thế nào được - Người sĩ quan buồn bực nói, đoạn đưa tay lên cánh cổng có ý muốn bỏ đi, rồi chàng lại đứng lại, dáng tần ngần.
- Bà ạ, - chàng bỗng nói. - Tôi là người có họ với bá tước, bá tước đối với tôi xưa nay rất tốt. Cho nên, bà thấy không (chàng mỉm một nụ cười hiền lành và vui vẻ nhìn xuống chiếc áo khoác và đôi ủng của mình), áo quần tôi rách cả, mà tiền thì chẳng còn đồng nào: cho nên tôi muốn hỏi xin bá tước….
Mavra Kuzminisna không để cho chàng nói hết.
- Cậu ạ đợi cho một tý, một tí thôi nhé, - Bà nói. Và người sĩ quan vừa rời tay khỏi cánh cửa thì bà ta quay gót đi nhanh vào sân sau, về phía phòng mình bên dãy nhà dọc. Trong khi Mavra Kuzminisna về phòng, người sĩ quan đi đi lại lại ngoài sân, mỉm cười nhìn xuống đôi ủng mòn rách của mình. "Không gặp được chú ấy thật tiếc quá. Bà già kia khôn thật? Không biết chạy đi đâu? Muốn bắt kịp binh đoàn mình đã sắp đến Rogxokaya rồi còn gì!" - chàng nghĩ thầm. Mavra Kuzminisna gương mặt có vẻ sợ hãi nhưng đồng thời lại quả quyết hai tay cầm một chiếc khăn kẻ ô vuông gập lại, từ góc sân bước ra. Khi còn cách người sĩ quan vài bước, bà mở chiếc khăn lấy ra một tờ giấy bạc hai mươi rúp màu trắng và hối hả đưa cho chàng.
- Giá có cụ lớn ở nhà, thế nào chỗ thân thích cụ cũng… nhưng bây giờ… có lẽ…
Bà Mavra đâm luống cuống. Nhưng người sĩ quan không từ chối mà cũng không vội vàng, đã cầm lấy tờ giấy bạc và cảm ơn Mavra Kuzminisna. Bà ta nói tiếp, như để xin lỗi:
- Giá có bá tước ở nhà thì… Cầu Chúa phù hộ cho cậu tai qua nạn khỏi, - bà ta vừa nói vừa cúi chào và tiễn chân người sĩ quan ra ngoài cổng. Người sĩ quan mỉm cười lắc đầu như để chế giễu mình, rồi chạy nhanh qua các phố xá vắng vẻ, về phía cầu Yauxki để đuổi theo đơn vị.
Bà Mavra Kuzminisna còn đứng hồi lâu trước hai cánh cổng đóng kín, rơm rớm nước mắt, lắc đầu dáng tư lự, và bỗng thấy lòng tràn ngập một tình trìu mến và xót thương mẫu tử đối với người sĩ quan trẻ tuổi không hề quen biết.
22.
Trong quán rượu ở phía dưới toà nhà xây dở ở phố Varvaka có những tiếng reo hò và ca hát của những người say rượu. Trong gian phòng chật hẹp bẩn thỉu, chừng mười người thợ đang ngồi trên những chiếc ghế dài đặt cạnh mấy cái bàn. Họ đều say mèm, mồ hôi nhễ nhại, mắt lờ đờ, đang há hốc mồm ra cố hát cho thật to. Họ hát mỗi người một phách, có vẻ khó nhọc và ngượng gạo: có thể thấy rõ rằng họ hát như vậy không phải vì muốn hát, mà chỉ muốn tỏ ra mình đang say rưựu và đang vui chơi thích thú đây. Trong đám có một chàng trai trẻ cao lớn, tóc vàng mặc áo khoác xanh sạch sẽ, đang đứng trước mặt mấy người kia. Với sống mũi dọc dừa thanh tú của hắn, đẹp nếu không có đôi môi mím chặt luôn luôn động đậy và đôi mắt lờ cau có, đờ đẫn. Hắn đứng trước mặt mấy người đang hát, và hình như đang tưởng tượng điều gì, hắn hoa cánh tay cáu bẩn ra một cách thiếu tự tin. Ống tay áo của hắn cứ chốc chốc lại tụt xuống, và hắn lại cẩn thận lấy tay trái sắn lên, làm như thể cánh tay trắng nổi gân xanh đang vung vẩy nhất định phải để trần mới được, và đó là một điều hết sức quan trọng. Họ đang hát dở chừng ngoải thềm nghe có tiếng hò hét và tiếng đấm đá. Chàng thanh niên cao lớn khoát tay một cái.
- Thôi! - hắn dõng dạc hô to - Anh em ơi! Có đám đánh nhau. - Nói đoạn hắn bước ra thềm, tay vẫy không ngừng xắn ống áo.
Đám thợ thuyền ra theo. Sáng hôm ấy đã mang từ nhà máy lại mấy tấm da trao cbo lão chủ quán đổi lấy rượu ngồi. uống với nhau dưới sự chỉ huy của chàng thanh niên cao lớn kia. Mấy người thợ rèn ở các lò rèn bên cạnh bấy giờ nghe tiếng hát hò trong quán rượu tưởng là họ đang cướp phá ngôi quán, bèn cố sức ập vào. Ở ngoài thềm bắt đầu diễn ra một trận ẩu đả.
Lão chủ quán đang đứng ở ngưỡng cửa đánh nhau với một người thợ rèn, và khi mấy người thợ ở trong quán bước ra, thì người thợ rèn bị bất hạnh và ngoài ra ngã mặt xuống mặt đường lát đá.
Một người thợ rèn khác lao vào cửa, đưa cả thân hình xô vào lão chủ quán. Chàng thanh niên tay áo xắn bấy giờ đang bước ra thoi một quả đấm vào mặt người thợ rèn đang lao vào và quát tướng lên:
- Anh em ơi! Chúng nó đánh cánh ta đây này!
Trong khi đó người thợ rèn lúc này ngã xuống đất lồm cồm bò, quệt máu trên mặt và mếu máo kêu lên:
- Ai cứu tôi với! Chúng nó giết người đây này! Anh em ơi!
Một mụ đàn bà từ một cánh cổng bên cạnh bước ra cũng tru tréo lên:
- Trời ơi là trời, chúng nó đánh chết người, chúng nó giết người kia kìa!
Đám đông xúm xít quanh người thợ rèn máu me bê bết. Trong đám đông có người nói với lão chủ quán.
- Mày cướp giật của người ta, mày lột áo của người ta chưa đủ hay sao, mà lại còn muốn giết người? Đồ kẻ cướp?
Chàng thanh niên cao lớn đứng trên thềm đưa đôi mắt đục lờ hết nhìn lão chủ quán lại nhìn bọn thợ rèn, như đang nghĩ ngợi không biết nên đánh nhau với ai bây giờ. Rồi bỗng chỗ mồm về phía lão chủ quán, hắn quát to:
- Đồ sát nhân! Anh em ơi, trói hắn lại!
- Ơ kìa? Trói tôi ấy à, sao lại đi trói một người như tôi - lão chủ quán quát to, giơ tay gạt những người đang chồm vào người lão, rồi giật cái mũ chụp lên đầu vứt xuống đất. Cử chỉ này dường như có một ý nghĩ gì rất bí mật và nghê gớm, những người thợ đang xô vào trói lão chủ quán bỗng dừng lại có vẻ phân vân.
- Tôi biết rõ luật lệ lắm anh ạ. Tôi sẽ đi trình quận cho mà xem. Anh tưởng tôi không đi hẳn? Thời bây giờ cấm không ai được trộm cướp và hành hung - lão chủ quan vừa nhặt mũ vừa nói to.
- Ghê gớm nhỉ! Đi thì đi! Nào đi thì đi ghê gớm nhỉ - lão chủ quán và chàng thanh niên cao lớn thi nhau nói đi nói lại như vậy, rồi cả hai cùng bước ra đường. Người thợ rèn máu me cũng đi bên cạnh họ. Mấy người thợ và đám người đứng xem cũngvừa đi theo vừa reo hò, bán tán huyên náo cả lên.
Ở góc phố Moskva, trước mặt một ngôi nhà lớn cửa đóng kín mít, trên cửa có đóng một biển hiệu đánh giày, có một tốp chừng hai mươi anh thợ giàý, vẻ mặt buồn rười rượi, gầy gò, mệt mỏi, mặc những chiếc áo dài và áo khoác rách rưới. Một người thợ giày gầy gò có một bộ râu thưa thót đalìg cau mày nói:
- Hắn phải trả tiền cho người sòng phẳng chứ! Đằng này hắn hút máu của bọn ta - rồi chuồn mất. Hắn cứ xỏ mũi lừa gạt bọn ta suốt cả tuần. Mãi đến bây giờ, tới lúc cùng kiệt rồi thì hắn lại lủi đi đâu mất.
Trông thấy đám đông đi với một người máu me bê bết, người đang nói im bặt, và cả tốp thợ giày tò mò vội nhập vào đám đông đang kéo đi.
- Họ đi đâu thế?
- Còn đi đâu nữa, đi trình quan!
- Thế nào, cánh ta thua thật à?
- Chứ còn gì nữa! Thử lắng nghe người ta nói thì biết.
Kẻ hỏi người đáp nhao nhao lên, lão chủ quán thừa lúc dám người đông thêm, đi tụt lại phía sau và bỏ về quán rượu.
Chàng trai cao lớn, không nhận thấy kẻ thù của mình là lão chủ quán đã biến mất, vẫn hoa cánh tay để trần, nói không ngớt miệng, khiến mọi người chú ý. Đám đông phần lớn đều quây quần xung quanh hắn ta, mong hiểu rõ những điều gì đang làm cho họ thắc mắc. Chàng thanh niên kẽ nhếch mép mỉm cười, nói:
- Hắn thử nói luật lệ ra nghe nào, đã có phép quan chứ! Tôi nói có đúng không nào, bà con?… Hắn tưởng bây giờ không có phép quan nữa chắc? Không có phép quan làm sao được? Kẻ cướp mọc lên như nấm ấy mà!
Trong đám đông có tiếng nói:
- Nói gì vớ vẩn thế? Chả nhẽ họ ở Moskva như thế này à!
- Người ta nói đùa mà anh cũng tưởng là thật. Quân ta đông khối ra đấy kia! Lẽ nào để cho nó vào như vậy. Đã có quan trên lo liệu chứ! Kia, thử nghe người ta nói kia kìa, - họ chỉ vào chàng thanh niên cao lớn, bảo nhau.
Bên bức thành Kitai-gorod một toán người khác không đông lắm vây quanh một người mặc áo khoác bằng dạ xù, tay cầm một tờ giấy. Trong đám đông có tiếng xì xào:
- Mệnh lệnh, họ đọc mệnh lệnh đấy! Họ đọc mệnh lệnh đấy!
Và mọi người đổ dồn về phía người đang đọc tờ giấy.
Người mặc áo khoác dạ xù đang đọc tờ yết thị ngày ba mươi mốt tháng tám. Khi thấy đám đông vây quanh, hắn có vẻ luống cuống, nhưng chàng thanh niên cao lớn lúc bấy giờ đã len vào tận nơi, đòi hắn phải đọc tờ yết thị lên. Giọng hơi run, người mặc áo khoác bắt đầu đọc bản yết thị từ đầu:
"Sáng sớm mai ta sẽ đến gặp Điện hạ. Tối quang minh - (chàng thanh niên cao lớn cau mày, nhoẻn miệng cười và lấy giọng trang trọng nhắc lại: Tối quang minh!) - để thương lượng với ngài về cách phối hợp với quân đội tiêu diệt quân thù; chính chúng ta cũng sẽ ra tay trị chúng" - Người đọc dừng lại một lát. Chàng cũng sẽ ra tay trị chúng. Người đọc dừng lại một lát. Chàng thanh niên cao lớn đắc chí reo lên: "Thấy chưa? Họ sẽ trị cho chúng!" "… làm cho chúng hồn lìa khỏi xác và cho chúng về chầu quỷ sứ: bản chức sẽ trở về ăn bữa trưa và sau đó chúng ta sẽ bắt tay vào việc; chúng ta sẽ hành động đến nơi đến chốn và tiêu diệt quân giặc".
Những lời cuối cùng này được đọc lên trong cảnh. im lặng hoàn toàn.
Chàng thanh niên cao lớn cúi đầu ra dáng buồn bã. Có thể thấy rõ ràng chẳng ai hiểu nổi câu sau cùng. Đặc biệt là mấy chữ: "Bản chức sẽ trở về ăn bữa trưa" thì hình như cả người đọc lẫn người nghe đều lấy làm buồn. Bấy giờ dân chúng đang chờ nghe những lời trang trọng, nhưng câu ấy lại quá đơn giản và tầm thường một cách không cần thiết; nói như vậy thì lệnh thì trong dân chúng ai cũng nói được, cho nên trong một bản mệnh lệnh do nhà nước chức trách ban ra không thể nói như vậy được.
Mọi người đứng im lặng, rầu rĩ. Chàng thanh niên cao lớn mấp máy môl và lảo đảo như đứng không vững.
Bỗng ở các cửa hàng người đứng sau có tiếng xôn xao.
- Phải hỏi ông ấy kia!… Chính ông ta đấy à?… Còn gì nữa, phải hỏi đi! Chứ còn gì nữa… Ông ấy sẽ nói rõ cho mà nghe… - và mọi người đều chú ý đến chiếc xe độc mã của viên cảnh sát trưởng vừa đi qua, có hai người lính long kỵ đi hộ vệ.
Sáng hôm ấy viên cảnh sát trưởng theo lệnh của bá tước đã đi đốt những chiếc phà chở sang ngang và nhân chuyến công cán này đã kiếm được một món tiền lớn lúc bấy giờ đang nằm trong túi ông ta. Trông thấy đám đông kéo tới viên cảnh sát trưởng bảo người đánh xe dừng lại.
- Làm gì mà đông thế hả? - ông quát đám người hỗn độn đang rụt rè tiến đến gần xe. - Có việc gì thế? Ta hỏi các người? - Viên cảnh sát trưởng không nghe đáp lại câu hỏi.
Người thư mặc áo khoác dạ xù nói:
- Bẩm quan lớn, họ… bẩm quan lớn, theo lời hiển thị của bá tước đại nhân, họ muốn liều chết ra đánh giặc, chứ không phải muốn làm loạn gì đâu ạ: như bá tước đại nhân có dạy…
- Bá tước đại nhân chưa đi đâu, ngài hiện đang ở đây, ngài sẽ có lệnh truyền cho các người. - viên cảnh sát trưởng nói, rồi ra lệnh cho người đánh xe - Đi thôi!
Đám đông xúm quanh những người đã nghe được lời nhà chức trách và đứng trông theo chiếc xe ngựa đang đi xa dần.
Trong khi đó, viên cảnh sát trưởng sợ hãi ngoái lại nhìn, nói gì với người lái xe không biết, chỉ càng thấy ngựa phi nhanh hơn.
- Họ lừa chúng ta đấy anh em ơi! Phải đến gặp đích thân bá tước! - chàng thanh niên cao lớn hét lên. - Đừng để cho hắn đi anh em ơi!
Hắn phải trình bày cho chúng ta rõ! Giữ hắn lại!
Trong đám đông có nhiều tiếng quát tháo, và đám đông hè nhau chạy và theo sau chiếc xe ngựa, đuổi theo sau chiếc xe ngựa, đuổi theo viên cảnh sát trưởng chạy vào phố Lubianka.
- Thế là cái gì Bọn thân hào với bọn lái buôn đều chuồn cả, thế còn chúng ta có tội tình gì mà ở lại chết uổng? Dễ thường chúng ta là chó hay sao. - Trong đám đông tiếng la ó mỗi lúc một dữ dội.