Chương 23: Nhà Vua Và Dân Lành


Dịch: Trịnh Thanh Hà
Nguồn: NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
Hai người bọn họ, một người nghiêm túc, người còn lại răm rắp nghe lời, cảnh tượng đó trông cứ như lính Nhật tra khảo dân lành Trung Quốc vậy.
.
Nỗi vui mừng khi thi đỗ vào trường Trung học số 7 của Cát Niên bị nhạt nhòa đi rất nhiều khi cô phải xa Vu Vũ, nhưng dù sao đi nữa đây cũng là chuyện vui. Trường Trung học số 7 là trường trung học nội trú nổi tiếng. Cát Niên tưởng rằng như vậy ít nhất cô sẽ có được chút tự do.
Ai ngờ rằng mọi chuyện chẳng được như ý người. Sau khai giảng, mẹ cô nói hoàn cảnh nhà cô không được khá lắm, lại đang lúc cần tiền để lo cho em trai cô, tiền học phí ở trường trung học phổ thông cũng không phải là một khoản tiền nhỏ, khoản nào có thể tiết kiệm được thì cần cố gắng tiết kiệm, ở nội trú thì phải nộp tiền cho nhà trường nên bà bảo Cát Niên viết đơn xin nhà trường cho ở ngoại trú tại nhà, như vậy cô cũng có thể nhân tiện trông nom em trai.
Cát Niên rất thất vọng nhưng cũng chẳng còn cách nào khác. Nếu như ta không thể thay đổi được sa mạc thì chỉ còn cách biến mình trở thành cây xương rồng mà thôi. Hằng ngày đi đi về về có nghĩa là cô phải mất tiền xe buýt, nếu như so với việc phải trả tiền vé xe buýt hằng ngày thì Cát Niên tin rằng bố cô sẽ thích cho cô tự đạp xe tới trường hơn. Cát Niên thích đi xe đạp bởi lẽ khi đạp xe, gió táp vào hai má, phong cảnh bốn bề cứ lùi dần, lùi dần về phía sau lưng, đi xe đạp nhanh hơn đi bộ nhưng lại thong thả khoan khoái hơn đi xe buýt, thật tiện lợi và ý nghĩa. Cát Niên vui vẻ đi đăng ký học, cô mang về một bộ đồng phục nữ sinh, trông cũng khá vừa mắt.
Đồng phục của trường Trung học số 7 màu xanh thẫm rất nhã nhặn, lại có cổ áo màu trắng nên trông rất bắt mắt và nổi bật, nghe nói đấy là màu sắc truyền thống của ngôi trường này. Hàng nghìn bóng dáng màu xanh thẫm đứng trên sân vận động, trông như một đám mây đen che lấy bầu trời. Mặc dù đã nhận nhiều lời chỉ trích nhưng phía nhà trường vẫn không thay đổi. Vì cái mác của trường, ngoại trừ chuyện không mấy hài lòng khi mặc nó, dần dần cũng có người cảm thấy tự hào vì là học sinh trường Trung học số 7.
Lễ khai giảng đúng vào một ngày trước khi lập thu, trong sách đã nói, trong hai mươi tư tiết khí có tứ lập: lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông đều là những ngày tốt hiếm có trong năm, nhưng ngày trước ngày
tứ lập
lại là ngày
tứ tuyệt
.
Ngày
tứ tuyệt
trăm sự không thành.
Cát Niên tự nhủ rằng, cô chuyển từ nhà bác về nhà bố mẹ, chuyển từ một trường cấp Hai ngoại thành lên trường Trung học số 7, mọi thứ đều mới mẻ, vì thế tư tưởng cũng cần phải thay đổi mới đúng, mấy cái thứ mê tín thời phong kiến đó phải bỏ đi hết. Thế nhưng sau này cô phát hiện ra rằng, trí tuệ của ông bà cũng có cái lý của họ, hay nói cách khác đối với số ít những con người đáng thương đã từng tin vào nó thì nó đúng là có lý thật.
Ngày hôm đó, Cát Niên dậy rất sớm. Mỗi lần ngày hôm sau có việc gì đặc biệt là y như rằng đêm hôm trước Cát Niên không thể nào ngủ ngon được. Cát Niên rất thất vọng với bản thân mình về điều này. Mặc bộ đồng phục đã được chính tay mình là đến hai lần, mẹ cô bỗng nhiên khen cô mặc thế trông rất đẹp. Tuy điều này khiến Cát Niên phải nghi ngờ dáng vẻ nữ sinh vốn có của mình, nhưng cô vẫn tin rằng lần này con mắt thẩm mỹ của mẹ cô là chính xác.
Tiểu Vọng Niên rất hiếu kỳ về người chị từ trên trời rơi xuống này, nó cứ thích bò lên đầu gối của chị rồi bi bô nói một mình. Cát Niên một tay bế em, một tay cầm thìa ăn cháo, ăn đến thìa cuối cùng, đột nhiên không hiểu tại sao cô thấy đùi mình âm ấm. Cát Niên chầm chậm cúi đầu xuống – mới sáng ra mẹ bế Vọng Niên ra
xi
rất lâu nó chẳng tè, thế mà chỉ hai phút trước khi cô ra ngoài, tên nhóc này đã tràn trề nhiệt tình tè một bãi nước tiểu to đùng lên quần của Cát Niên.
Cát Niên vội vàng đứng dậy, đặt thằng bé xuống chiếc ghế bên cạnh, nhìn ống quần ướt nhèm nhẹp của mình, rồi nhìn đôi mắt ngây thơ của em mà khóc dở mếu dở. Mẹ cô nghe thấy tiếng động liền chạy từ nhà bếp ra, nhìn thấy bộ dạng của Cát Niên liền phá lên cười.

Thay chiếc quần khác đi.


Mẹ, con chỉ có mỗi một chiếc quần đồng phục này thôi.


Nếu không lấy cái khăn mà lau đi vậy, trời nóng thế này, đến khi con đạp xe tới trường thì quần cũng khô từ lâu rồi.

Cát Niên kết thúc cuộc đối thoại với mẹ, cô quay vào phòng thay một chiếc váy xếp ly khác. Đây là ngày đầu tiên đi học cấp Ba của Cát Niên, cô không muốn để các bạn tưởng rằng mình đi đại tiểu tiện không tự chủ. Sau đó Cát Niên vội vàng đạp xe đến trường, trên đường đi cô không ngoái đầu lại, cảm giác như có một đôi bàn tay ở phía sau lưng cứ đẩy cô tiến lên phía trước, tiến mãi về phía trước vậy.
Vào trong cổng trường, cất xong xe đạp, vẫn còn năm phút nữa mới đến giờ tập trung theo yêu cầu của nhà trường, mọi việc không đến nỗi tồi tệ như Cát Niên tưởng tượng. Bài tập hợp
Hành khúc vận động viên
truyền lại từ phía sân vận động, Cát Niên nhìn về phía xa thấy cả một
bầy kiến
màu xanh thẫm ùa về cùng một hướng, cảnh tượng trông thật hoành tráng, nhưng khi chỉ còn cách cổng vào sân vận động khoảng mười mét, cô bỗng bị gọi giật lại:

Bạn kia, chờ chút.

Cát Niên thầm nghĩ, xung quanh đâu đâu cũng là
bạn
cả, chắc gì người ta đã gọi mình, thế nên cô vẫn cứ tiến về phía trước, mắt cũng chẳng thèm liếc về phía tiếng gọi.
Ai ngờ người cất tiếng gọi ban nãy không buông tha, chẳng bao lâu sau đã đứng chắn ngay trước mặt cô. Cát Niên thấy một người khoác bộ quần áo đồng phục màu xanh đậm giống hệt mình, lại còn thêm chiếc cổ áo và đôi giày thể thao trắng tinh, khuôn mặt đó sao mà thân quen đến thế.
Hàn Thuật, đúng là trái đất tròn.

Cậu gọi tớ à? Tớ có thể giúp gì cậu?
Cát Niên thận trọng hỏi. Hàn Thuật lộ vẻ khó hiểu, như thể cô vừa nói một câu hết sức nực cười vậy, rồi cậu ta chỉ vào tấm phù hiệu trên cánh tay mình, trên đó ghi hai chữ: Sao đỏ.

Tớ không đến muộn.
Cát Niên luôn nể sợ tất cả những người
có chức trách
, vì vậy cô vội vã thật thà thanh minh cho những tội lỗi mình có thể mắc phải.

Tại sao cậu lại đi từ ngoài cổng trường vào? Tối qua không ở trong ký túc xá hả?


Tớ xin ở ngoài ký túc xá, đây là giấy chứng nhận ở ngoài ký túc xá của tớ.

Hàn Thuật liếc nhìn mảnh giấy chứng nhận mà Cát Niên ngoan ngoãn chìa ra, rồi lại hỏi:
Hình như cậu không đeo phù hiệu trường!


Trong này trong này, tở để trong túi quần rồi, đang định đeo lên đây.

Hai người bọn họ, một người nghiêm túc, người còn lại răm rắp nghe lời, cảnh tượng đó trông cứ như lính Nhật tra khảo dân lành Trung Quốc vậy.
Hàn Thuật xem ra không chấp nhận sự
ngoan ngoãn nghe lời
của Cát Niên, cậu liếc mắt quan sát cô thêm một lần nữa, khi ánh mắt cậu dừng lại ở đôi chân nhỏ trắng trẻo của cô, cậu ta đột ngột kêu lên như thể vừa khám phá ra một lục địa mới.

Cậu mặc váy đấy à? Cô giáo đã nói tất cả học sinh nữ đều phải mặc quần trong buổi lễ hôm nay rồi cơ mà, cậu không nghe thấy à? Không ngờ cậu lại thích chơi trội khác người đấy.

Cát Niên hiểu ý Hàn Thuật, cậu ta nói như thể cô cố tình không tuân theo quy định để thể hiện bản thân mình vậy, cô thấy có chút bối rối, trong giây lát mặt cô đỏ bừng lên.

Ký tên vào đây đi.

Một quyển vở nhỏ chìa ra trước mặt Cát Niên.
Cát Niên liếc nhìn, phía trên đã có mấy cái tên rồi, không phải quên đeo phù hiệu trường thì cũng là đồng phục không đúng yêu cầu. Từ trước đến giờ cô luôn là người tuân thủ quy định, không mong mình biểu hiện thật xuất sắc, nhưng cũng không thể nào bị ghi tên vào sổ đen trong ngày đầu tiên đi học vì tội có biểu hiện không tốt được. Dù không biết hậu quả sẽ nghiêm trọng đến mức nào, nhưng cô nhất định không thể ký tên được.
Cô cố gắng van xin:
Lần sau tớ sẽ không thế nữa, thật đấy.

Hàn Thuật chẳng nói một lời đưa cho cô cây bút.

Hàn Thuật, chúng mình… lúc nhỏ chúng mình cùng học một trường mẫu giáo mà.
Cát Nên nói nhỏ. Cầu xin không được, cô liền đổi chiến thuật
tình cảm
, dù thế nào thì họ cũng sống trong cùng một khu tập thể, tuy bây giờ bố cô đã bị đuổi việc, cả nhà cũng đã chuyển ra khỏi khu nhà thuộc Viện Kiểm sát Thành Phố, nhưng trước đây bố cô đã lái xe cho Viện phó Hàn bao nhiêu năm trời, lại ở tầng trên tầng dưới với nhau.

Ồ, cậu còn biết tìm quan hệ nữa cơ à?
Hàn Thuật ngạc nhiên cười,
Bây giờ thì cậu nhớ ra là chúng mình đã từng học chung mẫu giáo rồi à, mấy lần trước trí nhớ đâu có được tốt như thế này đâu. Đừng lằng nhằng nữa, mau ký tên của cậu vào quyển vở này đi. Nói cho cậu biết, tớ ghét nhất những người lợi dụng quan hệ xin xỏ chạy chọt đấy.

Mặt Cát Niên càng đỏ bừng lên, trong lòng thấy khổ sở vô cùng. Hôm nay đúng là ngày trăm sự không thành, ra khỏi cửa đã không may mắn rồi, sao cô lại gặp phải rắc rối này chứ, không những khó thoát thân mà sau một hồi nói chuyện, cô lại thành ra người có tâm địa đen tối, còn đối phương thì liêm chính đến vô cùng.
Cát Niên hạ giọng rụt rè nói:
Tớ biết cậu không phải là người làm việc vì tình riêng, nhưng không ghi tên không được ư? Lần sau tớ nhất định sẽ sửa.


Ai, ai có tình riêng với cậu?
Hàn Thuật như bị giật mình, cậu vội vàng phản bác.

Tớ không phải có ý đó, trời…
Nói đến đây, Cát Niên đã biết việc xin xỏ của mình vô vọng rồi. Cô không muốn đến muộn, không muốn trở thành điển hình, bị ép đến nỗi thực sự không còn cách nào, cô chỉ còn cách làm bừa. Đang định thử tiến về phía trước, Hàn Thuật đã dang tay chặn lại.

Cậu lại còn chối à. Mặc váy là vi phạm quy định.


Tớ không vi phạm, tớ mặc quần đấy chứ.

Nói thì lâu, làm thì nhanh, Cát Niên vừa dứt lời, liền nhanh như cắt vén váy lên cho Hàn Thuật xem.
Hàn Thuật kinh ngạc kêu lên, trong giây lát người cậu như hóa đá.
Cát Niên không nói dối, cô không quen mắc váy lắm, vì vậy trước khi ra khỏi nhà cô đã cố tình mặc một chiếc quần thể thao ngắn bên trong váy đồng phục. Nhân lúc Hàn Thuật vẫn chưa hết choáng váng, Cát Niên nhanh như gió chạy lẫn vào trong đội hình màu xanh sẫm, để lại một kẻ đang há hốc miệng đứng chết trân ở đó.
Sau khi nghi lễ kết thúc, cũng vì chiếc váy mà cô giáo chủ nhiệm hỏi Cát Niên sao không mặc giống mọi người, Cát Niên liền giải thích rõ ràng nguyên nhân, cô chủ nhiệm nghe xong rộng lượng khoan hồng, chẳng trách cô câu nào.
Từ đó chiếc quần ngắn thể thao được Cát Niên phong cho danh hiệu
chiếc quần may mắn.

Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Cho Anh Nhìn Về Em.