VIII - Ngày sinh: Chương: 23
-
Chuyện Người Tùy Nữ
- Margaret Atwood
- 2759 chữ
- 2020-05-09 03:49:20
Số từ: 2748
Dịch giả: An Lý
NXB Văn Học
Nguồn: Sưu tầm
Đây là tái dựng. Tất cả là tái dựng. Là tái dựng lúc này, trong đầu tôi, đang nằm bẹp trên giường cá nhân duyệt đi duyệt lại những điều lẽ ra cần nói hoặc không nên nói, lẽ ra cần làm hoặc không nên làm, lẽ ra nên xử sự như thế thế. Nếu có bao giờ tôi ra khỏi đây...
Thôi ngay. Tôi sẽ ra khỏi đây. Không thể mãi mãi thế này. Có những người đã từng nghĩ vậy, trong những hồi tăm tối trước thời này, và họ lúc nào cũng đúng, họ đã thoát khỏi bằng cách nào đó, và mọi sự không phải mãi mãi thế ấy. Dù với họ có thể chúng đã thế ấy hết khoảng mãi mãi dành cho họ.
Khi đã ra khỏi đây, nếu có bao giờ tôi ghi lại ngày nay, trong một hình thức nào, kể cả là lời lẽ truyền qua giọng nói, đó cũng sẽ lại là tái dựng, cách xa thêm một tầng. Chẳng bao giờ nói được một điều chính xác như đã có, bởi điều nói ra không thể nào chính xác, người ta luôn phải bỏ qua gì đó, có quá nhiều phần, nhiều mặt, nhiều phản đề, nhiều sắc thái; quá nhiều cử chỉ, có thể giải nghĩa tùy cách hiểu, quá nhiều hình thù không bao giờ mô tả đủ, quá nhiều mùi, trong không trung, hay vị trên đầu lưỡi, nhiều sắc điệu, quá nhiều.
Nhưng nếu tình cờ người lại là đàn ông, ở thời điểm tương lai nào đó, và người đã theo tới tận đây, xin hãy nhớ: người sẽ không bao giờ phải chịu sự cám dỗ, hay cảm giác, rằng cần tha thứ, cho đàn ông, như một người đàn bà. Khó cưỡng lại lắm, cứ tin tôi. Nhưng hãy nhớ thêm rằng tha thứ, tự nó cũng là quyền uy. Năn nỉ có nó là quyền uy, và khước từ hay ban phát nó cũng là quyền uy, có lẽ là lớn nhất.
Có thể vấn đề không liên quan gì đến quyền làm chủ. Có thể không hẳn là ai chiếm hữu ai, ai có thể làm gì ai mà vẫn bình yên vô sự, cho đến tận khi chết. Có thể không phải là ai được ngồi và ai phải quỳ hay đứng hay nằm ngửa, chân dạng ra. Có lẽ là ai có thể làm gì ai mà vẫn được tha thứ. Đừng có bảo tôi thế cũng như nhau.
Tôi muốn cô hôn tôi, Chủ soái đã nói.
À, tất nhiên trước đó còn nữa. Những yêu cầu kiểu đó không rơi xuống từ trên trời.
Cuối cùng thì tôi cũng ngủ, mơ thấy mình đeo khuyên tai, một chiếc bị gãy; không có ý nghĩa đặc biệt, chỉ là bộ não đang lần lại những lưu trữ cũ, và tôi tỉnh dậy khi Cora mang khay ăn tôi vào, và cảm giác thời gian trở lại.
Đứa bé giỏi chứ?
Cora hỏi khi đặt khay xuống. Chắc chị biết rồi, họ có một thứ điện tín truyền miệng, từ hộ này qua hộ khác, đưa tin khắp nơi; nhưng chị vẫn thích thú được nghe lại, như thể lời tôi sẽ khiến thật hơn.
Khá lắm,
tôi nói.
Một của báu. Con gái.
Cora cười với tôi, nụ cười nhiều hàm nghĩa. Hắn đây là một trong những giây phút khiến chị quý hóa việc mình làm.
Tuyệt đấy,
chị nói. Giọng chị gần như luyến tiếc, và tôi nghĩ: đương nhiên. Chắc hẳn chị cũng rất muốn tới đó. Như một bữa tiệc chị không được dự.
Có lẽ nhà ta sẽ có, sắp thôi,
chị ngượng ngùng nói. Nhà ta tức là tôi. Tôi có nhiệm vụ đền đáp cả tập đoàn, xứng đáng với chăm sóc và ăn ở, như kiến chúa ôm trứng. Rita có thể không bằng lòng tôi, nhưng Cora thì khác. Ngýợc lại chị bám lấy tôi. Chị có hy vọng, tôi là phýõng tiện cho hy vọng ðó.
Hy vọng của chị thuộc loại sõ giản nhất. Chị muốn có một Ngày Sinh, ở ðây, có khách khứa, ðồ ãn và quà cáp, chị muốn có một ðứa trẻ ðể mang vào bếp nuông ðến hý, ðể ủi quần áo cho, ðể tuồn bánh quy khi không ai thấy. Tôi có trách nhiệm cung cấp những niềm vui ấy cho chị. Tôi thà chịu cảnh không bằng lòng còn hơn, như thế tôi thấy xứng mình hơn.
Bữa tối có thịt bò hầm. Tôi ăn hơi vất vả, bởi được một nửa tôi nhớ ra điều đã biến khỏi đầu óc tôi trong ngày. Họ nói đúng, sẽ rơi vào trạng thái mê man, dù sinh con hay tham dự, khiến người ta mất cảm giác về cuộc đời bên ngoài, chỉ tập trung vào duy nhất phút này. Nhưng giờ nó đã trở lại, và tôi biết mình chưa sẵn sàng.
Đồng hồ dưới sảnh điểm chín giờ. Tôi bóp hai tay vào cạnh đùi, hít sâu, ra tới hành lang và nhẹ bước xuống lầu. Serena Joy chắc vẫn ở ngôi nhà vừa có lễ Sinh; chẳng qua gặp may, ông ta không thể tính trước cái đó. Những dịp này các Phu nhân tụ tập hàng giờ, giúp mở quà, ngồi lê đôi mách, uống khướt khát. Phải có việc để hóa giải con ganh tị chứ. Tôi theo sảnh dưới nhà ngược về sau, qua cửa bếp, tới cửa tiếp theo, phòng ông. Tôi đứng ngoài, cảm giác như đứa học trò bị gọi đến phòng hiệu trưởng. Tôi đã làm gì sai?
Tôi tới đây là bất hợp pháp. Chúng tôi bị cấm ở một mình với các Chủ soái. Chúng tôi chỉ phục vụ mục đích sinh đẻ: chúng tôi không phải nàng hầu, kỹ nữ hay nhân ngãi. Ngược lại, người ta đã dùng đến mọi biện pháp để ngăn ngừa cảm tưởng đó. Cần loại trừ mọi đường khiến chúng tôi đem lại vui thú, không có chỗ cho dục vọng bí mật lên ngôi, không thể nũng nịu lấy ân huệ nào, từ phía họ hay chúng tôi, không điểm bấu víu cho tình ái. Chúng tôi là những cỗ tử cung có chân, hết: là bình chứa thiêng, chén thánh biết đi lại.
Vậy thì sao ông ta lại muốn gặp tôi, đêm tối, một mình?
Nếu tôi bị bắt gặp, sẽ được trao cho lòng từ ái của Serena Joy chứ ai. Ông không có quyền nhúng tay vào kỷ luật nội bộ, đấy là việc đàn bà. Sau đó sẽ là tái xếp loại. Tôi có thể trở thành Phế nữ.
Nhưng từ chổi gặp ông có thể tệ hơn. Quyền thực sự ở ai, cái đó không phải hỏi.
Nhưng phải có thứ gì ông ta muốn, ở tôi. Muốn là một điểm yếu. Chính điểm yếu này, là gì cũng được, đã hút tôi vào. Như một vết rạn nhỏ trên bức tường trước giờ vẫn không xuyên thấu được. Nếu áp mắt vào đó, vào điểm yếu này, tôi có thể thấy rõ được đường đi.
Tôi muốn biết ông muốn gì.
Tôi giơ tay lên, gõ, vào cánh cửa cấm phòng tôi chưa bao giờ đến, đàn bà không đến bao giờ. Ngay cả Serena Joy cũng không đến đây, quét tước dọn dẹp đều do tay Vệ binh. Có bí mật gì, có vật tổ đực gì giấu giếm trong đó?
Tôi được cho vào. Tôi mở cửa, bước vào trong.
Bên kia cửa là cuộc sống bình thường. Tôi sửa lại: bên kia cửa trông như cuộc sống bình thường. Có bàn giấy, tất nhiên, đặt máy Thoại vi tính, bên ghế bành bọc da. Có chậu cây cảnh trên bàn, bộ cắm bút, giấy má. Trên sàn trải tấm thảm Đông phương, một lò sưởi không nhóm lửa. Có ghế xô pha nhỏ, bọc nhung lông màu nâu, rồi ti vi, bàn con, vài cái ghế.
Nhưng khắp bốn bề là tủ sách. Tủ nào cũng chất đầy. Sách rồi sách rồi sách, trưng trưng trước mắt, không khóa, không hộp bọc. Hèn nào chúng tôi chẳng được đến đây. Đây là ốc đảo toàn cấm vật. Tôi cố không nhìn.
Chủ soái đang đứng trước lò sưởi không lửa, xây lưng về nó, khuỷu tì trên bệ gỗ chạm tỉ mỉ, tay kia đút túi. Cái dáng đã dàn dựng kỹ, lối quý tộc nông thôn, lối mời gọi cũ kỹ từ cuốn tạp chí đàn ông giấy bóng nào đó. Chắc là ông đã quyết định trước thế đứng cho tôi thấy khi bước vào. Khi tôi gõ cửa hẳn ông đã lao tới lò sưởi mà chỉnh trang chân tay.
Ông vẫn còn thiếu miếng vải đen, băng một mắt, cái cà vạt in hình móng ngựa.
Tôi vẫn có thể thoải mái mà cho rằng những điều này, vụt qua rời rạc, chỉ là một xung điện não. Là cười cợt trong đầu. Nhưng đó lại là kinh sợ. Thực tế là tôi khiếp hồn.
Tôi không nói gì hết.
Nhớ đóng cửa khi vào,
ông ta nói, khá êm dịu. Tôi đóng cửa, rồi quay lại.
Chào cô, ông nói.
Đó là kiểu chào hỏi ngày xưa. Tôi không nghe thấy từ lâu lắm, hàng năm rồi. Trong hoàn cảnh này nghe nó lạc lõng, thậm chí kỳ khôi, một cú trượt lùi thời gian, cú nhảy lớn đâu. Tôi nghĩ không ra nên đáp gì cho phải.
Tôi nghĩ mình sắp khóc.
Chắc ông ta cũng nhận ra, nên mới nhìn tôi bối rối, hơi nhíu mày mà tôi muốn coi là quan tâm, dù có thể chỉ là bực bội.
Đây,
ông nói.
Cô ngồi xuống đi.
Ông ta kéo ghế cho tôi, đặt trước bàn. Rồi đi vòng ra sau bàn ngồi xuống, động tác thật chậm và, tôi cảm giác, được tính toán kỹ. Hành động này cốt cho tôi hiểu ông ta không đưa tôi tới đây để động chạm gì hết, nếu trái ý tôi. Ông mỉm cười. Không phải theo lối ác ý hay rình mồi. Chỉ là nụ cười thường, nụ cười xã giao, thân thiện nhưng hơi xa cách, như với con mèo sau ngăn kính. Ông ta đang nhìn, nhưng không định mua.
Tôi ngồi thẳng người trên ghế, tay đặt trong lòng. Cảm giác đôi chân xỏ giày bệt đỏ như không chạm đất. Nhưng tất nhiên là có.
Chắc cô thấy lạ,
ông ta nói.
Tôi chỉ nhìn ông. Câu nói giảm nhất trong năm, mẹ tôi ưa nói thế. Hồi xưa.
Tôi ngỡ mình là kẹo bông đường pha không khí. Cứ nắn lấy, tôi sẽ biến thành một búi ướt nhẹp hồng hồng đo đỏ, đang nhè.
Tôi chắc chuyện này hơi lạ,
ông nói, như tôi đã trả lời.
Tôi nghĩ mình phải có cái mũ, thắt thành nơ dưới cằm.
Tôi muốn...
ông ta nói.
Tôi cố không chồm lên. Sao? Sao sao? Rốt cuộc là gì? Ông ta muốn gì? Nhưng tôi sẽ không để lộ, nỗi háo hức đang cảm thấy. Đây là một cuộc mặc cả, hàng sắp đưa ra tráo đổi. Cô nào không ngần ngừ là chết. Còn lâu tôi mới cho không biếu không: bán thì có.
Tôi mong...
ông ta nói.
Nghe sẽ tức cười lắm.
Và quả là trông ông ngượng nghịu, phải dùng đến chữ cừu, như đàn ông ngày xưa từng biết tỏ ra. Ông thuộc vào thế hệ còn nhớ nổi vẻ mặt đó, cũng như nhớ nổi đàn bà ngày xưa xiêu lòng vì nó thế nào. Mấy mánh lới này đám trẻ hơn không biết. Họ chưa bao giờ phải dùng đến chúng.
Tôi mong cô chơi một ván Scrabble với tôi,
ông nói.
Tôi vận lực giữ cho cứng người. Tôi trấn áp cơ mặt mình không nhích. Ra cái phòng cấm giấu điều to lớn đó! Scrabble! Tôi muốn cười, hí lên mà cười, cười lăn ra đất. Đây ngày xưa là trò chơi cho mấy bà già, mấy ông già, vào mùa hè hay trong các biệt thự hưu trí, khi ti vi không có gì đặc sắc.
Hoặc cho đám choai choai, hồi xưa, xưa xưa lắm. Mẹ tôi cũng có một bộ, cất ở đáy tủ phòng khách, cạnh hộp các tông đựng bộ đèn mắc cây Noel. Có lần mẹ tính dụ tôi chơi, hồi tôi ở tuổi mười ba thảm hại vô phương hướng.
Tất nhiên giờ thì đã khác. Giờ đó là cấm vật, với chúng tôi. Giờ đó là hiểm họa. Giờ đó là đồi bại. Giờ đó là điều ông không được làm ngay với Phu nhân mình. Giờ đó là đối tượng thèm khát. Giờ ông đang đặt mình vào thế nguy. Không khác gì ông mời tôi ma túy.
Cũng được,
tôi nói, làm như ơ thờ. Thực ra tôi gần như không lên tiếng nổi.
Ông không giải thích vì sao muốn chơi với tôi. Tôi không hỏi. Ông chỉ lấy cái hộp trong ngăn kéo bàn và mở ra. Và kia những quân bằng gỗ làm dẻo tôi còn nhớ, bàn cờ chia thành ô vuông, các tấm chắn nhỏ để xếp chữ. Ông đổ quân lên bàn và bắt đầu lật úp từng viên. Được một lát tôi cũng giúp một tay.
Cô biết chơi chứ?
ông hỏi.
Tôi gật.
Chúng tôi chơi hai ván. Larynx, tôi đánh. Valance. Quince. Zygote. Tôi cầm từng quân bóng bẩy, cạnh trơn nhẵn, mân mê từng chữ cái. Chạm vào mà bủn rủn người. Đây là tự do, dù trong chớp mắt. Limp, tôi đánh. Gorge1. Xa hoa quá. Các quân như kẹo, vị bạc hà cay, mát y như thế. Kẹo bìm bịp, tên chúng ngày xưa. Tôi những muốn cho chúng lên lưỡi mình. Ắt sẽ có cả vị chanh. Chữ C. Mát lạnh, hơi chua gắt trên lưỡi, ngon tuyệt.
Tôi thắng ván đầu, nhường ông ván sau: tôi vẫn chưa đoán nổi điều kiện là gì, tôi có thể đòi hỏi gì, khi trao đổi.
Cuối cùng ông bảo tôi đã đến giờ về nhà. Ông dùng đúng chữ đó: về nhà. Ý ông là về phòng tôi. Ông hỏi liệu tôi đi được không, cứ như cầu thang là đường phố ban đêm. Tôi nói được. Chúng tôi mở cửa phòng ông, chỉ két một tiếng, lắng tai lường tiếng động trong sảnh.
Cứ như đang hẹn hò. Cứ như lẻn vào ký túc sau giờ đóng cửa.
Cứ như âm mưu.
Cảm ơn cô,
ông nói,
đã chơi với tôi.
Sau đó là câu:
Tôi muốn cô hôn tôi.
Tôi ngẫm nghĩ chuyện dỡ nắp két nước bồn cầu, trong buồng tắm phòng tôi, một đêm vào ngày tắm, thật nhanh và lặng lẽ, để Cora ngồi ngoài ghế không nghe thấy. Tôi có thể tháo lấy cái cần gạt nhọn giấu trong tay áo, mang lén vào pḥng Chủ soái, lần sau, v́ một yêu cầu thế này luôn dẫn tới lần sau, dù tôi gật hay lắc. Tôi ngẫm nghĩ chuyện tới gần chủ soái, để hôn ông ta, ở đây một mình, cởi bỏ áo ngoài của ông, như để cho phép hay mời mọc xa hơn nữa, gần như tình yêu thực sự, và vòng tay qua người ông mà tuồn thanh sắt ra khỏi áo và thình lình lụi đầu nhọn vào người ông, chính giữa xương sườn. Tôi ngẫm nghĩ chuyện máu trào khỏi ông, nóng hổi như súp, đầy nhục dục, ướt đẫm tay tôi.
Nhưng thực sự tôi không nghĩ gì từa tựa thế. Đấy là sau này thêm vào. Có thế tôi cũng nên nghĩ mấy chuyện đó, lúc ấy, nhưng thực tế là không. Đã nói rồi, đây chỉ là tái dựng.
Cũng được,
tôi nói. Tôi đến bên và áp môi mình, mím lại, lên môi ông. Tôi ngửi thấy mùi nước hoa cạo râu, loại thường dùng, thoảng mùi băng phiến, tôi đã quen thuộc. Nhưng ông cũng giống như một người chỉ mới quen.
Ông lùi ra, nhìn xuống tôi. Lại nụ cười đó, như một con cừu. Ngay thẳng làm sao.
Không phải vậy,
ông nói.
Như là cô muốn vậy cơ.
Trông ông thật buồn.
Cả đây, cũng là tái dựng.