II – Mua sắm: Chương: 5


Số từ: 3083
Dịch giả: An Lý
NXB Văn Học
Nguồn: Sưu tầm
Mang theo phiên bản, tôi đi trên phố. Dù đã ra ngoài khu ở của các Chủ soái, ở đây cũng có nhà lớn. Trước cửa một ngôi nhà, có một Vệ binh đang đẩy máy xén cỏ. Bãi cỏ gọn gàng, mặt tiền choáng lộn, được tu bổ thường xuyên; trông như những bức tranh lộng lẫy in trong các tạp chí nhà- vườn-nội thất ngày xưa. Cũng cùng sự thiếu vắng con người, cùng vẻ thiu thiu ngủ. Đường phố gần như bảo tàng, hay như trong một mô hình thành phố dựng lên để trưng bày xưa người ta sống ra sao. Cũng như những bức tranh kia, những bảo tàng kia, những thành phố kia, trẻ con không có mặt.
Đây là trái tim Gilead, nội chiến tranh không thể xâm nhập tới, trừ qua ti vi. Đường biên ở đâu không rõ, cái đó thường xê dịch, tùy theo các đợt tấn công và phản công; nhưng trung tâm thì ở đây, không bao giờ di dịch. Nước cộng hòa Gilead, dì Lydia bảo, không có biên giới. Gilead nằm trong chúng ta.
Các bác sĩ từng sống ở đây, cả luật sư, giảng viên đại học. Giờ thì không còn luật sư, trường đại học cũng đóng cửa rồi.
Luke và tôi thường sóng bước bên nhau, đôi lần, trên những phố này. Chúng tôi thường nói chuyện mua một ngôi nhà như ở đây, một nhà cổ thật to, sang sửa lại. Sẽ có cả vườn, trồng đu cho các con. Chúng tôi sẽ có con. Dù biết xác suất thực hiện những xa xỉ đó là khá thấp, chúng tôi vẫn ưa nói về nó, một trò giải khuây Chủ nhật. Thứ tự do ấy giờ cảm giác như phi thực.
Tới góc đường chúng tôi rẽ vào đường lớn, xe cộ dày hơn. Xe hơi bon qua, phần lớn màu đen, một sốxám và nâu. Thêm nhiều đàn bà mang giỏ, một số đồ đỏ, một số lục xỉn màu Martha, một số mặc áo sọc, đỏ và lam và lục và rẻ tiền và gọn vải, lối đàn bà của dân nghèo. Vợ cần kiệm, đấy là tên gọi họ. Những đàn bà này không được phân thành phận sự khác nhau. Họ phải làm tất, nếu được. Đôi lúc có người ăn vận toàn đen, một góa phụ. Ngày xưa nhiều hơn, nhưng hình như họ đang vắng dần đi. Không nhìn thấy Phu nhân Chủ soái nào trên hè phố. Họ luôn ngồi trong xe.
Vỉa hè ở đây bằng xi măng. Như trẻ nhỏ, tôi tránh giẫm vào kẽ nứt. Tôi đang nhớ lại bàn chân mình trên cùng hè phố ấy, thời xa xưa, nhớ những giày dép mình từng xỏ. Đôi khi là giày chạy, đế có đệm và lỗ thông khí, gắn sao bằng sợi phản quang, ban tối phát ra ánh sáng. Dù tôi đến tôi không bao giờ chạy; mà cả ban ngày, cũng chỉ trên những đường đã quen.
Thời đó đàn bà không được bảo vệ.
Tôi còn nhớ quy tắc, bắt thành văn nhưng đàn bà ai cũng biết: Không được mở cửa cho người lạ, kể cả khi hắn tự xưng là cảnh sát. Phải bắt hắn luồn căn cước vào dưới khe cửa. Không được dừng lại giữa đường giúp một tay lái mô tô vờ bị nạn. Hãy giữ nguyên nhịp mà đi tiếp. Nếu có kẻ huýt sáo gọi, đừng quay lại nhìn. Đừng đi tới hiệu giặt tự động một mình ban đêm.
Tôi lại nghĩ đến các hiệu giặt. Những thứ tôi mặc đi đến đó: quần soóc, quần bò, quần thể dục. Những thứ tôi bỏ vào đó: quần áo của tôi, xà phòng của tôi, tiền của tôi, tiền tôi kiếm được bằng sức mình. Tôi nghĩ về quyền làm chủ từng có được.
Nay chúng tôi đi trên cùng con phố ấy, từng cặp đỏ, và không có đàn ông hét những câu tục tĩu sau lưng chúng tôi, nói với chúng tôi, chạm vào chúng tôi. Không ai huýt sáo.
Không phải chỉ có một thứ tự do, dì Lydia bảo. Có tự do được hành động và có tự do nhờ giải thoát. Thời vô chính phủ, có tự do hành động. Giờ các cô được nhận tự do giải thoát. Đừng coi thường.
Ngay trước mặt, bên phải đường, là cửa hàng chúng tôi đặt áo. Có người gọi chúng là lệ bộ, thật chuẩn biết mấy. Cái gì thành lệ thì khó bỏ. Ngoài cửa treo tấm biển gỗ rất to, hình đóa huệ vàng; Hoa huệ trên đồng, tên cửa hàng là thế. Có thể nhìn thấy khoảng trống, ngay dưới bông huệ, xưa có chứ giờ đã bị bôi son xóa đi, theo ý kiến rằng ngay tên các cửa hàng cũng có sức cám dỗ quá lớn với chúng tôi. Giờ hàng quán chỉ còn phân biệt bằng biển hiệu.
Hoa huệ từng là một rạp phim, ngày trước. Sinh viên đến đó đông lắm; xuân nào cũng có liên hoan tưởng niệm Humphrey Bogart, có cả Lauren Bacall hay Katharine Hepburn, những phụ nữ tự chủ, tự quyết định cho mình. Họ mặc áo cánh gài hàng khuy trước ngực, gợi ý chữ cởi ra. Những phụ nữ đó có thể được cởi ra, hoặc không. Có vẻ họ có quyền lựa chọn. Chúng tôi cũng có vẻ được lựa chọn, hồi đó. Chúng ta đã sống trong một xã hội đang chết ngạt, dì Lvdia bảo, dưới quá nhiều lựa chọn.
Tôi không biết khi nào thì họ thôi không tổ chức liên hoan nữa. Chắc lúc đó tôi đã trưởng thành. Nên không còn đổ ý.
Chúng tôi không vào Hoa huệ, mà sang đường rồi rẽ vào một đường phụ. Đích đến đầu tiên là một cửa hàng cũng trưng biển gỗ: ba quả trứng, một con ong, một con bò. Sữa và mật. Trước cửa xếp một hàng dài, và chúng tôi đợi lượt mình, từng cặp một. Tôi thấy hôm nay có cam. Kể từ khi Trung Mỹ mất về tay phái Tự do thần, cam trở thành khó kiếm, lúc có lúc không. Chiến sự đã cản trở đường cam đến từ California, và ngay cả Florida cũng không còn trông cậy được, khi có phong tỏa hay đường ray bị đánh bom. Tôi nhìn mấy quả cam, ước ao một quả. Nhưng tôi không mang theo phiếu cam nào. Về sẽ kể cho Rita chuyện cam, tôi nghĩ bụng. Chị ấy sẽ vui lòng. Sẽ là một điều đáng kể, một thành tích nhỏ, nếu làm cho cam xuất hiện.
Những người đã vào được đến nơi trao phiếu qua quầy cho hai người đàn ông mặc cảnh phục Vệ binh đứng bên kia. Không ai nói chuyện nhiều, dù vẫn có tiếng rì rầm, và đám đàn bà kín đáo quay đầu nhìn bên này rồi bên kia: ở đây, khi mua sắm, có thể gặp được ai quen mặt, ai đó đã biết từ ngày xưa, hoặc quen ở Trung tâm Đỏ. Chỉ cần nhìn thấy một gương mặt quen biết đã là khích lệ lớn lao. Giá tôi thấy được Moira, chỉ cần thấy thôi, biết cô còn tồn tại. Thật khó tưởng tượng chuyện đó lúc này - có một người bạn ư?
Nhưng Ofglen, bên cạnh tôi, không nhìn ngó gì. Có lẽ cô không còn quen ai nữa. Có lẽ họ biến mất hết rồi, mọi đàn bà cô quen lúc trước. Hoặc có lẽ cô không muốn bị ai nhìn thấy. Cô đứng im lặng, đầu cúi xuống.
Trong lúc đứng đợi hàng đôi như thế, cửa mở ra cho hai người nữa vào, cả hai đều áo đỏ cánh trắng trang phục Tùy nữ. Một trong hai người đã chửa vượt mặt; bụng cô, dưới lớp áo thùng thình, căng phồng hãnh diện. Cả phòng khẽ xáo động, có tiếng rì rầm, tiếng thở hắt; dù không muốn chúng tôi vẫn ngoảnh cả lại, lộ liễu, để nhìn rõ hơn; những ngón tay ngứa ngáy chỉ chực vươn ra chạm tới. Cô thật là một điều huyền diệu, đôi tượng ganh tị và khao khát, chúng tôi thèm thuồng nhìn cô. Cô là ngọn cờ cắm đỉnh đồi, chỉ cho tất cả vẫn con đường ra: cả chúng tôi cũng có thể được cứu rỗi.
Tất cả đàn bà trong phòng đang thì thầm, gần như lớn tiếng, họ kích động biết mấy.

Ai đấy?
tôi nghe tiếng đằng sau mình.

Ofwayne. Mà không phải. Ofwarren.


Đồ khoe mẽ,
một tiếng rít lên, mà quả là vậy. Một người mang thai đến tháng này không phải ra ngoài, không phải đi mua sắm nữa. Cũng không còn bắt buộc cuộc đi hàng ngày, vốn để duy trì cơ bụng hoạt động bình thường. Cô ta chỉ cần các bài thể dục tự do, các bài luyện hít thở. Cô ta có thể ở nhà. Chưa nói đi ra ngoài rất nguv hiểm, chắc chắn phải có Vệ binh đứng chờ cô ta ngoài kia. Nay đã mang trong mình sinh mệnh, cô càng gần kề cái chết hơn, và cần chế độ an ninh đặc biệt. Cô có thể là nạn nhân của lòng ghen, chuyện này từng xảy ra rồi. Mọi trẻ con giờ đều do ước muốn, nhưng không phải ước muốn của mọi người.
Nhưng cuộc đi hôm nay có thể là ý thích bất thường, và người ta dễ khoan thứ nhũng ỷ thích đó, khi đã giữ được đen mức này mà vẫn chưa bị sảy. Hoặc có thể cô ta thuộc cái tuýp ấy. Chất nữa đi, tôi chịu nổi mà, một kẻ tuẫn đạo. Tôi thoáng thấy khuôn mặt cô ta, khi cô ngước lên nhìn quanh. Người đứng sau tôi nói đúng. Cô ta đến đây để tự phô trương. Cô ta rạng rỡ, hồng hào, cô ta nếm náp từng chi tiết nhỏ.

Trật tự,
một Vệ binh sau quầy nói, và chúng tôi suỵt nhau như đám học trò.
Ofglen và tôi đã đến bên quầy. Chúng tôi trao phiếu, và một Vệ binh nhập số vào máy Dụng vi tính trong lúc người kia giao hàng: sữa, trứng. Chúng tôi cho hết vào giỏ và lại đi ra, qua người đàn bà chửa và cô bạn cặp đôi, đứng đó khẳng khiu và teo tóp, như tất cả mọi người còn lại. Cái bụng bầu trông như một thứ quả khổng lồ. To đại cồ bự, chữ cửa miệng tôi thời nhỏ. Tay cô đặt trên bụng như bảo vệ, lại như tiếp nhận từ đó, hơi ấm và sức mạnh.
Khi tôi đi qua cô ta nhìn thẳng vào tôi, vào đúng mắt tôi, và tôi nhận ra cô. Cô cũng ở Trung tâm Đỏ với tôi, thuộc số cục cưng của dì Lydia. Tôi chưa bao giờ ưa cô này. Tên cô, ngày đó, Janine.
Janine nhìn tôi, thế đấy, và quanh khóe miệng nhíu bóng một cái cười khẩy. Cô ta trượt mắt xuống bụng tôi lép xẹp dưới tấm váy đỏ, rồi đôi cánh che khuất mặt cô. Tôi chỉ còn thấy chỏm trán, và cái đàu mũi hồng hồng.
Tiếp đó chúng tôi vào Xương thịt, báo hiệu nhờ một tảng thịt sườn lớn bằng gỗ dòng xuống từ hai sợi xích. Hàng ở đây không quá dài: thịt lúc nào cũng đắt, và ngay cả chủ soái cũng không ăn hàng ngày được. Nhưng Ofglen vẫn lấy thịt nướng, mà đây là lần thứ hai tuần này rồi. Tôi sẽ kể cho các chị Martha: họ vẫn ưa nghe mấy chuyện đó. Họ rất hào hứng tìm xem các hộ khác sống ra sao; những chuyện mách lẻo nhỏ nhặt kiểu đó mang lại cho họ một dịp hãnh diện hay phật ý.
Tôi nhận con gà, quấn trong giấy phèn buộc dây. Đồ bằng chất dẻo không thấy mấy, không thấy nữa. Tôi nhớ đến thứ túi ni lông trắng to không thấy đáy, đựng đồ siêu thị mua về; tôi chẳng bao giờ muốn vứt chúng đi, toàn dúi vào dưới bồn rửa, tới một hôm nào đó khi tôi mở cửa tủ chúng đổ tràn ra, vung vãi trên sàn. Luke lúc nào cũng than phiền chuyện đó. Cứ đều đặn anh lại vơ tất cả đống túi quăng đi.
Nó có thể tròng một cái vào đầu, anh sẽ bảo vậy. Em biết trẻ con thích chơi thế nào rồi đấy. Không có đâu, tôi bảo vậy. Nó lớn lắm rồi. (Hoặc khôn lắm, hoặc may mắn lắm.) Nhưng tôi sẽ lạnh sống lưng, và tự oán mình bất cẩn. Quả thế, tôi quá tin vào những điều hằng hữu; tôi còn tin số phận, cái hồi xưa ấy. Rồi tôi nói, em sẽ cất lên tủ trên. Rồi anh nói, đừng có cất trừ tí nào nữa. Mình có bao giờ dùng đến đâu. Rồi tôi nói, túi rác đây chứ. Rồi anh nói...
Giờ không được, đây không được. Không được giữa nơi thiên hạ đang nhìn. Tôi quay mình, gặp bóng mình trên tấm kính cửa sổ. Chúng tôi đã ra đến ngoài, thế đấy, chúng tôi đã ra đến phố.
Một nhóm người đang tiến về phía chúng tôi. Một đoàn khách nước ngoài, nhìn có vẻ từ Nhật, một phái đoàn thương mại, có lẽ thế, đang đi tua các địa danh lịch sử hay ra đường hít thở mùi vị địa phương. Họ nhỏ nhắn và chải chuốt, mỗi người cầm máy ảnh riêng trong tay, mang nụ cười riêng trên mặt. Họ nhìn xung quanh, mắt ngời sáng, đầu nghiêng nghiêng sang bên như bầy chim cổ đỏ; nội cái hớn hả ấy đã đầy tính khiêu khích, và tôi không thể không chằm chằm nhìn. Lâu lắm rồi mới thấy đàn bà mặc váy ngắn cỡ đó. Váy chỉ xuống quá gối một tẹo, đôi chân thò ra bên dưới, tất mỏng gần như để trần, trơ trẽn, xỏ giày gót cao quai dính lấy chân như những dụng cụ tra tấn tinh vi. Đám đàn bà cập kênh trên đôi bàn chân nhọn hoắt như trên cà kheo, nhưng không thăng bằng; lưng cong vòng ở đoạn eo, khiến mông vểnh ra sau. Đầu họ không trùm và tóc cũng phơi ra, đen nhánh đầy nhục cảm. Họ tô son, đỏ thắm, viền lấy cái khoang miệng ẩm ướt, như nét viết bậy loằng ngoằng trên vách nhà vệ sinh công cộng, ngày xưa.
Tôi dừng bước. Bên tôi Ofglen cũng ngừng lại và tôi biết cô ta cũng không thể rời mắt khỏi đám đàn bà kia. Chúng tôi mê hồn, nhưng cũng kinh tởm. Họ cứ như lõa thể. Chỉ sau chút ít thời gian đầu óc chúng tôi đã đổi cả, về những chuyện thế này.
Rồi tôi nghĩ: Mình cũng từng ăn mặc thế. Đấy gọi là tự do.
Là Tây hóa đấy, họ từng gọi thế.
Đám du khách Nhật đi về phía chúng tôi, chuyện trò ríu rít, và chúng tôi quay đi nhưng quá muộn: mặt chúng tôi bị thấy rồi.
Có một người phiên dịch trong số họ, bộ com lê quy định màu lam với cà vạt nền đỏ, trâm cài hình con mắt có cánh. Chính anh ta bước tới, rời khỏi nhóm, đến trước chúng tôi, chắn ngang đường. Đám du khách xúm xít đằng sau, một người giương máy ảnh lên.

Xin phép,
anh ta nói với cả hai chúng tôi, khá lễ phép.
Họ muốn hỏi chụp ảnh hai cô có được không.

Tôi cắm mắt xuống vệ đường, lắc đầu tỏ ý từ chối. Họ chỉ được nhìn thấy đôi cánh trắng, một vệt mặt tôi, cái cằm và một góc miệng là đủ. Tránh mắt ra. Tôi biết khôn hồn thì đừng có nhìn thắng mặt tay phiên dịch. Phần lớn phiên dịch viên là Con mắt, hay ít ra nghe đồn thế.
Tôi cũng biết khôn hồn đừng nói vâng. Khiêm cung là phải vô hình, dì Lydia bảo thế. Đừng bao giờ quên. Bị nhìn thấy - bị nhìn thấy - cũng tức là - giọng dì run rẩy - bị xuyên thủng. Bổn phận của các cô là không để bị xuyên thấu, các cô bé ạ. Dì gọi chúng tôi là các cô bé.
Bên tôi, Ofglen cũng lặng yên. Cô đã thu hai bàn tay găng đỏ vào tay áo, để che đi.
Tay phiên dịch trở lại nhóm khách, liên thoắng nói chuyện với họ, ngắt rời từng âm. Tôi biết anh ta sẽ nói gì, tôi thuộc lòng lời thoại. Anh ta sẽ bảo họ rằng phụ nữ ở đây có phong tục khác, rằng bị nhìn qua ống kính máy ảnh, với họ, là một kiểu xâm hại.
Tôi vẫn đang nhìn xuống, ngắm vệ đường, mê mẩn nhìn chân đám đàn bà. Có một người đi xăng đan hở ngón, mười móng chân đánh hồng. Tôi vẫn nhớ mùi son móng tay, nhớ nó sẽ nhăn lại nếu tô lớp sau lên quá vội, nhớ quần tất mỏng dính cọ vào da lóe sáng, nhớ cảm giác trên ngón chân, khi xỏ vào đầu dép hở dưới sức nặng toàn cơ thể. Người đàn bà đánh móng chân đối trọng tâm. Tôi cảm thấy được dép cô ta, ngay dưới chân mình. Mùi son móng làm tôi đói.

Xin phép,
người phiên dịch lại nói, để chúng tôi chú ý. Tôi gật, tỏ ý có nghe.

Ông ấy hỏi các cô có vui không,
người phiên dịch nói. Tôi có thể tưởng tượng ra, cái sự tò mò của họ: May cô này có vui không? Làm thế nào họ vẫn vui được nhỉ? Tôi cảm thấy được ánh mắt đen sáng của họ sục sạo mình, thấy họ hơi cúi về trước đón lấy lời đáp, các bà háo hức nhất, nhưng cả các ông nữa: chúng tôi bí ẩn, bị cấm đoán, chúng tôi khêu gợi.
Ofglen không nói gì. Im lặng hồi lâu. Nhưng có lúc không nói gì cũng nguy hiểm không kém.

Có, chúng tôi rất vui,
tôi nói khẽ. Tôi phải nói gì đó. Tôi còn nói được gì đây?
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Chuyện Người Tùy Nữ.