Chương 7


Số từ: 4085
Dù chưa bình phục hẳn, ngày hôm sau Hốpnich đã đi đến lâu đài. Khi đã phải nói rõ hết mọi sự thì tiến hành càng sớm càng tốt. Và rồi … và rồi bác sẽ hết sức cố gắng, sẽ viện đến danh dự của Hoàng thân cầu xin ngài từ bỏ Lilia.
Con người đáng thương ấy chỉ có một hy vọng rất mong manh trong sự toan tính này.
Càng đến gần lâu đài, chân bác càng chậm lại. Viễn cảnh của buổi nói chuyện sắp diễn ra này làm cho bác không vui chút nào. Ðây là một vũ khí mới bác đưa vào thay Hoàng thân, người mà, trời ơi, đã có quá nhiều vũ khí chống lại Lilia và lão già bảo vệ cô. Nhưng không thể tránh được việc này …. Phải, không thể được … Ôi, nếu người là một người khác, ông chủ này, sự giúp đỡ của ngài sẽ hữu ích biết bao cho Lilia! Với những thế lực sẵn có, ngài có thể làm cho vị trí của cô được thừa nhận nhanh chóng biết mấy! Nhưng cứ cho rằng ngài có ngẫu hứng mà che chở cho cô về việc này thì sự che chở ấy sẽ là mối nguy hiểm ghê gớm cho cô bé khốn khổ! Hốpnich rùng mình nghĩ:
- Chỉ còn cách thử trốn đi. Và mình sẽ bảo vệ tiểu thư cho đến hơi thở cuối cùng.
Khi có người hầu đến gặp lão để đưa đến chỗ Hoàng thân, hai chân lão lẩy bẩy vì xúc động quá. Chân bước nặng nề lên thang lầu, bác ước gì cầu thang cứ dài mãi.
Vlađimia ngồi bên bàn giấy ngẩng nhìn ông già đang đứng cách chàng mấy bước, chụm lại gót chân và đưa tay lên mũ.
- Thế nào, lão đã khỏe hẳn chưa?
- Khỏe hẳn thì chưa, thưa điện hạ, nhưng hôm nay tôi cảm thấy mình khá hơn.
- Làm thế nào mà lão lại lao vào dưới vó ngựa của ta? Lão không điếc cũng không mù kia mà?
- … Tôi cùng không rõ, có lẽ là vì lơ đãng trong chốc lát…
- Từ nay về sau lão nên thận trọng hơn, vì có thể lão sẽ không gặp may để thoát nạn ít thiệt hại như thế… Này, ta cho gọi lão đến để nói về vấn đề của cô gái mà lão gọi là Lilia Vêrin. Thực sự cô ấy là ai?
Ông già rút một phong bì ở trong túi ra đưa cho ông chủ:
- Xin điện hạ đọc cái này, gia sư người Pháp của cô Lilia Anđrêepna, bà Fabiêng, kể lại ở đây tất cả những gì đã xảy ra… Tôi chỉ đánh bạo xin điện hạ giữ bí mật cho…
Hoàng thân xẵng giọng ngắt lời lão:
- Lão coi ta là người như thế nào? Ta không có thói quen tiết lộ bí mật của những người đã nói với ta, nhất là khi ta đòi hỏi họ nói, hãy biết rõ điều đó.
Chàng mở phong bì, bên trong có mấy tờ giấy viết với nét chữ của phụ nữ.

Trong trường hợp tôi có thể chết trước khi hoàn thành nhiệm vụ của tôi đến nơi đến chốn, tôi bày tò ở đây sự thật về sự cố đã xảy ra trong lãnh thổ Trêvôrich vào tháng 7 năm 1871…

Khi bá tước phu nhân Ônga Xêminkhốp mất đi…

Vlađimia phác một cử chỉ ngạc nhiên, khẻ nói:
- Nữ bá tước Ônga Xêminkhốp ư? Gì thế này?
Rồi chàng đọc tiếp.

Ðã bốn năm nay tôi làm nhiệm vụ gia sư cho con gái nhỏ của phu nhân. Dịu dàng và tươi đẹp, vị phu nhân này được mọi người quý mến và chồng bà rất yêu dấu bà. Biết rõ sự tận tụy của tôi lúc hấp hối trên giường, bà giao cho tôi nhiệm vụ trông nôm bé Êlidabet của bà và yêu cầu bá tước Xêminkhốp hứa không bao giờ để tôi xa cô bé. Ðiên lên vì đau buồn, Ăngdrê Paplôvít ẩn mình suốt một năm trong cành goá bụa, ở lãnh địa Trêvôrich, nơi tôi dạy dỗ đứa bé. Rồi một người họ hàng khuyên được ông đi du ngoạn. Trong chuyến đi ấy ông quên một bà góa phụ ở Kerơ, Ixmen Nađôpunô, người Hy Lạp, theo bà ấy nói, đã mê hoặc được ông đến nỗi không bao lâu sau bà ta trở thành bà bá tươc Xêminkhốp.
Ngay khi trông thấy bà ta lần đầu tiên, tôi đã có nhận xét rõ rang về bà ấy. Con người xảo trá và nguy hiểm này lại càng đáng sợ vì bà ta có uy thế tuyệt đối với chồng. Ông bá tước tội nghiệp, tính khí khá nhu nhược và hoàn toàn mù quáng vì sắc đẹp và điệu bộ mơn trớn của người đàn bà ấy, ông chỉ là một thứ đồ chơi trong tay bà ta.
Thật đau buồn biết chừng nào khi thấy nữ bá tước Ônga hiền dịu của tôi bị người ấy thay thế! Nhưng đáng kể nhất là tôi linh cảm bà ta ghét cô bé Êlidabet, hình ảnh sống của mẹ cô. Tôi biết chắc điều ấy ngay hôm nhìn thấy mắt bà ấy nhìn cô bé, lúc bà ta tưởng không ai quan sát mình. Ôi, cái nhìn căm ghét và đe dọa, tôi nhớ mãi cái nhìn ấy.
Từ khi đó, tôi không lúc nào yên. Người đàn bà này, tôi vững tin như thế, không hề biết e ngại gì sẽ tìm mọi cách làm hại cô bé ngây thơ.
Không bao lâu sau tôi được biết bà ta đã cố gắng làm cho tôi phải thôi việc. Lần này bá tước chống lại và thắng thế, không còn lo bội ước với vợ. Nhưng bà ấy có thể tìm cách khác và đạt kết quả hơn, không ngày này thì ngày khác. Như vậy bé Êlidabet của tôi sẽ ra sao, nếu giao phó cho một người vụ lợi đó?… Và có thể là… tôi khó lòng nói rõ lên trong tâm tư mình mối nghi ngờ kinh khủng ám ảnh từ khi cho rằng mình đoán được những mưu toan thầm kín xâm phạm đến cuộc sống của đứa trẻ. Nhưng một hôm tôi biết chắc, nhưng cũng chỉ trong ý nghĩ, là người ta định đầu độc cô bé. Ôi, nhưng bằng chứng không có. Và dù có, nó cũng không đủ để làm cho bá tước mở mắt. Nhưng tôi thực sự kinh hoàng về phát hiện kia. Bà ta sẽ không dừng ở lại đấy, tất nhiên bà ta muốn đạt mục đích là trừ khử đứa trẻ, người thừa kế một phần gia sản của nhà Xêminkhốp. Thế là tôi nảy ra một ý nghĩ,nó đeo đuổi tôi từ lúc ấy như một sự ám ảnn. Phải trốn đi, đem theo cô bé đáng thương đi xa để được thoát chết. Ðúng thế rồi, nhưng bá tước rất yêu con gái, ông sẽ cho đi tìm ngay, và tôi sẽ bị bắt bị kết án. Còn đứa trẻ, nó sẽ bị phó mặc cho mẹ kế. Ở Trêvôrich có một người hầu phòng tên là Irina, rất tận tụy với nữ bá tước đã quá cô và không không chịu đựng được người kia. Trong một ngày quá lo lắng tôi đã tâm sự với chị ấy mọi lo sợ của mình. Chị ấy chia sẻ với tôi ngay và cũng có ý kiến như tôi là làm thế nào cho đứa trẻ thoát khỏi những ý đồ tội lỗi của người đàn bà kia.
Sau khi đắn đo, chị gợi ý cho tôi:
- Nếu cô bé bị coi như đã chết thì sẽ an toàn nhất.
Lúc đầu tôi kêu lên và tuyên bố rằng đấy là điều tức cười và không thể được. Rồi dần dần tâm trạng bối rối, hoang mang của tôi được thuyết phục rằng đấy là cách duy nhất may ra đạt được kết quả.
Ðêm hôm ấy, Êlidabet bị ốm nặng. Hôm sau thầy thuốc được mời đến và chẩn đoán là bị rối loạn tiêu hóa. Còn tôi, tôi nghĩ là
thuốc độc
và lần này thì tôi quyết định.
Mới đây tôi đã chăm sóc một vết thươn nặng cho một trong những người làm vườn ở Trêvôrich là Ivan Ðôrich, bị thương lúc đang làm việc. Vì thế anh ta phần nào biết ơn tôi nhưng bộc lộ bằng sự săn sóc nhỏ hơn là lời nói, vì anh này là người khắc khổ và buồn rầu thường hay trầm mặc. Sắc mặt anh sáng lên một chút khi thấy bá tước tiểu thư Êlidabet – vì cô bé anh nhớ đến ba đứa con gái của anh. Chúng đã lần lượt chết vì bệnh viêm màng não, đau buồn đã giết chết vợ anh và anh ấy vĩnh viễn bị tổn thương. Cần có một người giúp đỡ để thực hiện kế hoạch mạo hiểm của tôi. Tôi tin cậy anh ấy và nhờ giúp đỡ. Anh ấy hứa và chúng tôi thỏa thuận với nhau tuần sau sẽ thực hiện kế hoạch nhân dịp sự vắng nhà không lâu của bá tước, vợ ông và con gái bà ấy là Myra Nađôpulô, một con bé chỉ bằng con chuột nhưng đã lảng vảng khắp chỗ, đã biết rình mò chuyện người khác.
Ðến ngày đã định, tôi rời lâu đài vào ban đêm cùng với đứa bé, ra bằng cổng nhỏ ở vườn. Ivan đợi tôi ở đấy với chiếc xe nhỏ đóng một con ngựa thật tốt. Anh ta đưa tôi đến một tỉnh gần nhất, ở đấy tôi đi xe lửa với Êlidabet. Rồi anh ấy về Trevôrich và cùng với Irina lo việc dựng lên một cảnh làm cho mọi người tưởng đã xảy ra tai nạn.
Buổi sáng hôm ấy người hầu phòng làm như chúng tôi vẫn ở nhà, bưng khay điểm tâm cho chúng tôi rồi quay xuống nhà dưới nói một cách thật tự nhiên:
- Hôm nay bà Fabiêng và bá tước tiểu thư đi chơi sẽ gặp buổi đẹp trời đây.
Ðến trưa, chị ấy sẽ giả vờ ngạc nhiên không thấy chúng tôi về. Thế là chị ấy bồn chồn đi qua đi lại rồi bảo một người hầu ra vườn cây tìm, nói rằng tôi có nói sẽ đi chơi ở phía song Vônga chạy dọc theo phía dưới lãnh địa.
Người này trở về không lâu nói rằng không thấy ai cả. Ðến chiều chúng tôi vẫn chưa thấy về, mọi người đổ đi tìm, họ sẽ tìm thấy một lối nhỏ trên ven bờ khá cao nhô ra sông. Gần đấy, họ tìm thấy một thứ đồ chơi của trẻ nhỏ và túi khâu của tôi. Như thế rõ ràng là chỗ sông Vônga rất sâu ấy đã chôn vùi chúng tôi dưới dòng nước của nó.
Khi bá tước Xêminkhốp biết sự rủi ro ấy, người tỏ ra vô cùng đau khổ. Vợ ông giả vờ rất xúc động, rồi lợi dụng dịp ấy khuyên ông rời Trêvôrich, nơi bà ta không thích. Thế là tất cả gia sản sẽ thuộc về con trai bà ta, hay ít ra là những gì còn lại, vì bà bá tước đẹp đẽ này thuộc loại ăn tàn phá hại.
Trong thời gian này tôi và Êlidabet trốn ở xa, ở tại nhà của người anh họ của Irina là Nicôla Hốpnich, gác rừng trong một lãnh thổ của Hoàng thân Ðờ Vitengrat. Một năm sau, Irina đến với tôi, chị ấy bị bà bá tước kia đuổi, vì nghi ngờ chị ấy gắn bó với người đã chết nên chưa bao giờ ưa chị ấy. Ở đây, tôi hết sức cố gắng dạy dỗ đứa bé mà tôi nhận là mẹ. Tôi lấy tên là Ana Vêrin và không một ai ở nơi hẻo lánh này tìm biết hơn về gốc tích của tôi. Còn Êlidabet, tôi đã đặt cho cái tên của một người chị đã chết từ khi còn ở trong nôi. Cô bé yêu quý lớn lên trong hoàn cảnh ấy ở nơi vắng vẻ này. Hiện nay, cô đã mười sáu tuổi và đẹp tuyệt trần, giống một cách lạ lùng bà ngoại cô, người mà tôi trông thấy ảnh ở Trêvôrich, đó là bà hoàng Liuxka, người Ba Lan, đẹp nổi tiếng ở đất nước của bà. Nhưng điều tốt đẹp hơn là tôi thấy ở cô nẩy nở những đức tính cao quý, một trí tuệ hiếm có.
Tuy nhiên, năm tháng càng trôi qua, tôi lo buồn nghĩ rằng đã sắp đến lúc phải đưa cô bé về vị trí của cô. Nhưng tôi làm thế nào đây? Ai sẽ tin tôi? Ông bá tước bị vợ chi phối liệu có từ chối không thừa nhận sự thực hiển nhiên này không, nghĩa là sự giống nhau lạ lùng kia và những bằng chứng mà tôi giữ gìn từ hồi ấy đến bây giờ: những bộ quần áo trẻ con và nhất là cái bội hoàn nhỏ in gia huy của gia đình Xêminkhốp? Bà bá tước khôn khéo, thông minh, và đầy mưu mẹo kia có thể làm cho tôi bị coi là một kẻ lừa đảo hay không? Nhưng không, bá tước biết tôi rất rõ và người sẻ thưà nhận con gái người. Vả lại, tôi có một nhân chứng Irina, đúng là sự làm chứng của một người hầu đã bị bà bá tước đuổi có thể đáng nghi ngờ. Còn Ivan, đau đớn phát điên lên vì cái chết của con trai anh ta, đứa con duy nhất còn lại, đã đột ngột rời rỏ Trêvôrich, thế là đã bao năm qua, không ai biết anh ta ra sao.
Mặt khác, tôi không có chứng cớ gì về âm mưu giết người mà tôi buộc cho người mẹ ghẻ của Êlidabet. Người ta sẽ có thể bảo là tôi bị điên hoặc nghi tôi muốn tống tiền. Lại còn thế này nữa, cứ cho rằng sự thực hiển nhiên, Êlidabet được cha nhận, đâu phải không còn lo sợ mọi sự do lòng căm ghét, thù hằn của người đàn bà kia.
Biết bao điều lo âu! Biết bao mối nghi ngờ ghê gớm! Sức khỏe tôi vốn đã kém vì thế mà hao mòn dần. Tuy nhiên, lạy Chúa, xin Chúa hãy giữ gìn cho con được sống với đứa bé thân yêu của con! Cô ấy cần con biết chừng nào! Và con thấy tương lại hiện ra ảm đạm biết bao cho cô ấy.

Lạy Chúa, xin Người hãy thương xót chúng con!

Têredơ Fabiêng."
Tôi xin thề trên tất cả những gì thiêng liêng nhất của tôi rằng cô gái được gọi là Lilia Vêrin chính thực là bá tước tiểu thư Xêminkhốp, con gái duy nhất của bá tước Xêminkhốp và nữ hoàng thân Ônga Linxka, vợ thứ nhất của ông

Vlađimia ngồi im lặng giây lát, mắt đăm đăm nhìn những dòng chữ cuối cùng này. Rồi chàng vừa gấp mấy tờ giấy lại vừa nói:
- Thực tế, đương đầu với sự thù nghịch của một người đàn bà như bà bá tước Xêminkhốp là không khôn ngoan.
Chàng để xấp giấy xuống bàn giấy và tựa khuyy tay vào bàn.
- Lilia Anđrêepna tất nhiên biết rõ tất cả sự việc này, phải không?
- Vâng, thưa điện hạ, bà Fabiêng đã bộc lộ hết trước khi chết.
- Và bao giờ?
- Khoảng chừng một năm nay, thưa điện hạ. Ðấy là nỗi đau khổ lớn nhất của cô bé tội nghiệp… một bất hạnh lớn, dù thế nào đi nữa, cũng cần phải có người làm chứng.
- Cần phải có à, không đâu, vì lời khai này tồn tại. Nhưng ta nhắc lại, động đến bà bá tước Xêminkhốp là việc khó khăn, nguy hiểm. Người đàn bà ấy có vẻ rất thông minh – nói đúng hơn là rất khôn khéo và xảo quyệt – và vẫn chi phối chồng như trước, theo như ta nghe nói. Cần phải khéo léo, rất kiên nhẫn và cũng phải xảo trá ngang với bà ta để đi đến chổ giải thoát cho ông bá tước khỏi ảnh hưởng ấy. Ðây là ý kiến riêng của ta.
Người gác thở dài:
- Phải xảo trá? Tội nghiệp bá tước tiểu thư, tiểu thư không thể! Không có cả sự từng trải nữa. Bà Fabiêng, khi cân nhắc những khó khăn lừng lững ở trước mặt, đôi khi đã tự hỏi không biết bà ấy có đúng không khi giả tạo tai nạn ấy.
- Ðúng là khá liều lĩnh. Nhưng về mặt khác, nếu bà ấy có những lo lắng hệ trọng trong sinh mạng của đứa trẻ thì… trường hợp này rắc rối thật. Lão có thể lui ra… cầm lấy cái kia đi…
Chàng chỉ mấy tờ giấy cho lão. Ông già tuân theo. Nhưng lão còn những lời khó mà thốt ra được. Phải, lúc này càng khó hơn vì lão đang đứng trước mặt ông chủ.
Tuy vậy, vẫn phải… vẫn cứ phải nói ra. Vì hơn bao giờ hết, sáng hôm nay, trong khung cảnh nghiêm nghị của gian phòng khách kiểu cổ lát gỗ trang trí bằng thảm đama cổ xưa màu đỏ, Hoàng thân với vẻ đẹp thật đàn ông, đã hiện lên trước mắt lão như một ác thần. Ðưa Lilia di xa bằng bất cứ giá nào, lão chỉ còn làm được như thế nếu lời kêu gọi khẩn cầu là tình thương và danh dự với Hoàng thân là vô ích.
Bằng giọng run run, lão hỏi:
- Xin điện hạ cho phép tôi thỉnh cầu một điều.
Thấy Hoàng thân ra hiệu đồng ý, lão nói tiếp:
- Tôi mạo muội xin điện hạ đừng… đừng tìm gặp Lilia nữa. Cô rất mẫn cảm và yếu đuối, cô sẽ quá đau khổi nếu… nếu điện hạ cho cô biết một tình cảm mà từ trước đến nay chưa hề biết.
Một tiếng cười nhạo thật nhẹ đã ngắt lời lão:
- Lão không thiếu cả gan đất, thật thế! Hay lão tưởng rằng ra để cho người khác lên lớp mình? Ði đi, và hãy coi chừng nếu làm ta hết kiên nhẫn.
Hốpnich cúi đầu dưới cái nhìn kiêu kỳ và hà khắc. Lão chào rồi đi giật lùi ra cửa. Lúc này giọng nói hách dịch tiếp thêm:
- Ngày mai, khoảng năm giờ, lão đưa cô Lilia đến đây, ta muốn nói chuyện với cô ấy.
Ông già giật mình và nhìn chủ như van xin một cách thất vọng. Vlađimia nhìn đi chỗ khác và cúi xuống lấy một điếu thuốc trên bàn nhỏ bên cạnh. Và Hốpnich đi ra, hai chân loạng choạng, thầm nghĩ:
thế là chỉ còn cách đi trốn! nhưng lếu lại rơi vào tay ngài… ôi, lạy Chúa!

Khi Vlađimia châm xong điếu thuốc, chàng đứng lên bước ra đứng tự bao lơn bằng đá ở cửa sổ. Ðôi mắt không còn ánh hà khắc và trở nên tư lự. Chàng nghĩ đến điều vừa được tiết lộ với chàng. Thế ra Lilia là con gái Bá tước Xêminkhốp. Chàng không nghi ngờ sự thực của câu chuyện vừa đọc. Là người quan sát tinh tế, chàng nhanh chóng nhận ra được con người của bà Ixmen đẹp đẽ kia: một kẻ mánh khóe, không e ngại điều gì, một trong những phụ nữ nguy hiểm reo rắc sự tàn phá dưới bước chân họ, không băn khoăn trước tội ác để thỏa mãn tham vọng và lòng khao khát lạc thú. Có gì là lạ nếu trước kia bà ta định thủ tiêu một sinh mệnh bé nhỏ một ngày nào đó có thể đòi phần của nó trong tài sản của gia đình Xêminkhốp?
Vả lại, tính chất quí tộc rất tinh tế ở sắc đẹp của Lilia càng làm vững vàng hơn những điều khẳng định của bà gia sư đã chết.
Gia đình Xêminkhốp và gia đình Liuxki nổi tiếng thanh lịch một cách tế nhị. Vlađimia nhớ lại đã nghe bà mình nói đến bà hoàng An Liuxka cực đẹp mà Lilia rất giống, theo như bà Fabiêng nói.
Cháu gái có vẻ không thua bà chút nào. Nhưng hoàn cảnh nàng thật lạ lùng! Với hai người già cả không từng trải, không quen thuộc, không phương sách, làm thế nào nàng có thể thoát khỏi cảnh ấy!
Vađimia hơi nhún vai nghĩ: -
cần gì, bây giờ nàng sẽ không phải bận tâm đến điều gì cả, ta sẽ tạo cho nàng một số phận tuyệt diệu vì ta yêu nàng.
Ngón tay chàng thong thả gõ xuống đá bao lơn. Môi chàng phác một nét mỉm cười chế nhạo, vi chàng nghĩ đến Hốonich cầu xin chàng từ bỏ Lilia. Lão này không biết rằng ông hoàng Ðờ Vitengrat không băn khoăn điều gì ngoài sự vui thích của mình hay sao?
Lilia, cô bé tươi đẹp kia đã gợi cho chàng một tình cảm mới lạ…
Trong ý nghĩ, chàng lại nhìn thấy khuôn mặt đỏ bừng, đôi mắt sáng lên một ánh sáng ấm áp, tràn trề. Ở con người trẻ tuổi này tất cả đều tươi đẹp, ngây thơ, trong sáng, không biết cái xấu và cuộc sống bon chen. Vẻ ngây thơ trong trắng ấy khiến chàng đã yêu nàng từ lúc ban đầu, và chàng đã tôn trọng nàng … chàng cũng chẳng biết vì sao nữa.
Phác một cử chỉ nóng nảy, chàng quay vào và đi qua đi lại. Ðôi lông mày thẫm nhíu lại làm nổi bật vẻ sôi nổi và độc đoán trên nét mặt. Chàng lấy chân đẩy Yamin ra khi cái thân hình phủ đầy lông của nó đang uyển chuyển bò lại gần chàng. Chàng chưa bao giờ dừng lại trước một chướng ngại vật chất hay tinh thần nào trái với ý muốn của mình. Ngay cả ở đây, chàng cũng sẽ như thế.
Phải, dù Lilia có cưỡng lại. Có lẽ sự cưỡng lại cũng không mạnh lắm. Chàng biết mình đã được cô gái cô đơn xinh đẹp ấy yêu, với cô, chàng đã xuất hiện như một hoàng tử trong truyền thuyết.
Nhưng trong khi tự nói với chính mình như thế, Vlađimia gợi lên một cảnh khác: Lilia lùi lại, phẫn nộ, đôi mắt kiêu hãnh và đầy khủng khiếp, từ chối không nghe người có quyền định đoạt số phận của mình. Chàng cảm thấy nàng không như những người khác, cô gái còn rất trẻ tuổi này, nàng có một sức mạnh bí ẩn mà chàng đã bị ảnh hưởng và sức mạnh ấy sẽ bảo vệ nàng, có thể như thế.
Chàng khẽ nói:
- Ta cho là mình thắng.
Bất giác chàng lại bước ra cửa sổ và đặt tay lên bao lơn. Trán chàng vẫn cau lại, hai mắt tư lự. Chàng nghĩ đến bá tước Xêminkhốp, không tránh khỏi khinh bỉ cái kiểu người buồn bã của người đàn ông nhu nhược. Chàng lại nhìn thấy bộ mặt đáng lo ngại của bà bá tước, đến đôi mắt bí ẩn mờ ám, và bên cạnh bà ta là Myra, con báo duyên dáng, uyển chuyển và đồi bại. Ở Uxagiơ chàng đã đùa cợt với tính lẳng lơ, uốn éo của ả, với những lời nịnh hót khéo léo và lòng say mê chàng gây cho ả. Nhưng chàng nhận xét ả đúng thực chất: một kẻ nhỏ mọn, giá trị cũng tồi tệ như mẹ ả và giả dối đáng sợ. Hơn nữa, hai người đàn bà phải là những kẻ có mánh khóe rất bền bỉ, Lilia tìm cách khôi phục lại vị trí của mình sẽ gặp ở họ những kẻ thù ghê gớm.
Nữ bá tước Êlidabét Xêminkhốp… một dòng họ quý tộc lâu đời ở Matxcơva, dòng họ có những quan hệ hôn nhân cực tốt đẹp…
Vlađimia đứng lặng lẽ một lúc lâu, mắt đăm chiêu. Rồi mỉm cười, một tia chớp ánh lên trong mắt chàng thì thầm:

Tại sao lại không nhỉ?

Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Con Nai Trong Rừng.