Phần 3 - Chương 9


Loài người muốn gì?
Bạn muốn biết một câu thần chú làm ngưng những cuộc cãi lộn, làm tan bất bình, gây thiện cảm và xúi giục người khác chăm chú nghe bạn không?
Có?... Tốt lắm. Đây, câu đó đây. Trước hết, bạn hãy nói: "Tôi không trách ông một chút nào hết! Nếu tôi ở vào địa vị ông, chắc chắn tôi cũng hành động như ông".
Một câu trả lời như vậy thì đến hùm thiêng rắn độc cũng phải dịu đi. Xin bạn đừng ngại rằng nói như vậy mà không thành thật đâu, vì nếu ở vào địa vị người khác, tự nhiên bạn cũng sẽ hành động như họ.
Như tên tướng Al Capone chẳng hạn. Nếu bạn đã chịu cái di truyền về thể chất như y, nhận được một giáo dục như y và chịu những ảnh hưởng như y, thì bây giờ bạn cũng như y, cũng đương nằm nơi y đang nằm, nghĩa là trong khám. Vì chính cha mẹ y và những người chung quanh y đã làm cho y trở nên như vậy.
Bạn không phải là một con rắn hổ chẳng hạn, thì cái lẽ độc nhất là bởi các cụ nhà là người chứ không phải là rắn hổ. Nếu những tín ngưỡng của bạn không cho bạn thờ con bò hay con rắn, chỉ do bạn không sanh trưởng trong một gia đình ấn Độ, trên bờ con sông Brahmapoutra.
Vậy bạn được như bây giờ, có gì cho bạn đáng tự phụ? Người khác ra sao, đừng chê người ta. Đừng giễu sự lầm lẫn, sự ngu muội, sự giận dữ của họ. Trái lại, nên thương họ. Nên có thiện cảm với họ, giúp họ nếu có thể được. Bạn nên nói như John Wesley khi ông thấy một người say rượu lảo đảo ngoài đường: "Nếu trời không thương, thì ta cũng đã như người này".
Ba phần tư người mà bạn gặp đều thèm muốn cảm tình, khao khát được thiên hạ hiểu mình. Bạn làm cho họ vừa lòng thì họ sẽ sùng bái bạn.
Một lần, tôi diễn thuyết trước máy truyền thanh về cô Louisa May Alcott, tác giả cuốn "Các tiểu thư". Tôi biết rằng cô đã sống và viết những tác phẩm của cô ở Concord tại miền Messachusetts. Nhưng thiệt là vô tâm, tôi đã nói lộn rằng tôi đã viếng nhà cô ở Concord tại miền New Hampshire! Nếu tôi chỉ nói một lần thì cũng không sao! Than ôi! Tôi nói tới hai lần... Tức thì những bức thư và dây thép ùa vào phòng tôi để chửi tôi, bao vây tôi như bầy ong vẽ. Lời lẽ hoặc khinh bỉ, hoặc nghiêm khắc. Thứ nhất, có một bà quê quán ở Concord, miền Messachusetts, không tiếc lời chua ngoa, mạt sát tôi y như tôi đã buộc tội cô Alcott là mọi ăn thịt người ở Nouvelle Guinée vậy. Đọc thư bà ta, tôi tự nhủ: "Cảm tạ Trời Phật đã thương, không bắt tôi làm chồng con mụ này!". Tôi vội vàng muốn trả lời bà ta rằng: "Nếu tôi đã có một lỗi về địa lý thì bà còn có một lỗi nặng hơn nhiều, là lỗi không được nhã nhặn chút nào hết". Tôi muốn bắt đầu bức thư tôi bằng câu đó. Rồi thì sẽ cho bà ta một bài học đích đáng. Nhưng tôi dằn lòng xuống. Tôi biết rằng bất kỳ kẻ điên nào cũng kháng cự lại như vậy được và thiệt ra câu trả lời đó là câu trả lời đặc thù của hết thảy những đứa ngu. Tôi muốn vượt lên trên bọn đó. Tôi nhất định làm cho bà ấy đương thù ghét tôi, phải có thiện cảm với tôi. Tôi tự nhủ: "Nghĩ cho cùng, nếu mình ở vào địa vị bà ta, chắc mình cũng cảm giác như bà ta, phải ráng hiểu quan điểm của bà ta mới được". Khi tôi tới Philadelphie, tôi kêu điện thoại liền và nói với bà đại loại như sau này:
"Tôi kính chào bà... Mới rồi bà có viết một bức thư cho tôi; bữa nay tôi xin cám ơn bà".
Loài người muốn gì?
Bà ấy (nói rõ ràng từng tiếng, giọng quý phái):
"Tôi được hân hạnh hầu chuyện Ngài nào đây?"
Tôi: - "Bà không biết tôi đâu. Tôi là Dale Carnegie. Cách đây mấy tuần, bà đã nghe tôi diễn thuyết trong máy truyền thanh về cô Louisa May Alcott và trong cuộc diễn thuyết đó, tôi đã lầm lỡ không thể tha thứ được: tôi đã nói cô ấy sanh trưởng tại Concord, miền New Hampshire. Thiệt là bậy và ngu quá. Tôi xin lỗi bà và cám ơn bà đã mất công viết thư chỉ bảo cho tôi".
Bà ấy: "Ông Carnegie! Tôi hối hận đã viết cho ông một bức thư như vậy. Bữa đó, tôi đã mất hết điềm tĩnh, xin ông thứ lỗi cho".
Tôi: - "Thưa không ạ, chính tôi phải xin lỗi bà chứ. Một đứa con nít ban sơ học cũng không bao giờ lầm lẫn như vậy. Tôi đã nhận lỗi của tôi ở trên máy truyền thanh rồi, nhưng tôi muốn thưa riêng với bà rằng tôi ân hận về lỗi đó lắm".
Bà ấy: "Tôi quê quán ở Concord. Gia đình tôi có việc làm lâu trong chánh phủ ở miền Messachusetts cho nên tôi lấy làm vẻ vang về quê hương tôi lắm. Khi nghe ông nói cô May Alcott sanh trưởng ở miền New Hampshire, tôi buồn lắm... Nhưng tôi thú rằng nhớ lại bức thư đó tôi xấu hổ lắm".
Tôi: - "Thưa bà, xin bà tin rằng tôi ân hận hơn bà vô cùng. Lỗi của tôi không làm thiệt chút chi cho miền Messachusetts, mà làm cho tôi xấu hổ vô cùng. Thiệt hiếm thấy được một người trong giới của bà, có học thức như bà lại chịu khó viết thư chỉ bảo cho những diễn giả trước máy truyền thanh; tôi mong rằng bà sẽ có lòng tốt để ý tới những bài diễn thuyết sau này của tôi nữa...".
Như vậy, tôi xét theo quan điểm bà ta và xin lỗi bà thì bà ta cũng xét theo quan điểm của tôi và xin lỗi tôi liền. Tôi được cái vui là đã tự chủ được mình, đã dùng phép lịch sự để đáp lại một bức thư thô lỗ. Sau cùng, được lòng quý mến của bà ta chẳng vô cùng thú hơn là làm cho bà ta tức giận mà tự ái sao...?
Ông Sol Hurock có lẽ là người bầu hát nổi danh nhất ở Mỹ. Trong hai chục năm, ông điều khiển những đào kép nổi tiếng. Ông thấy rằng họ có chỗ này đặc biệt nhất là lúc nào cũng cần được người khác khen, khuyến khích và chú trọng tới họ, cả trong những tật lố lăng nhất của họ. Trong ba năm trời, ông giữ được trong gánh hát của ông Chaliapine, một danh ca đã làm cho các khán giả sang trọng ở rạp Metropoitan Opéra phải say mê về giọng trầm trầm tuyệt thú của va. Nhưng "con ngựa bất kham" đó đã làm cho ông bầu phải bao phen bứt đầu bứt óc. Y đầy tật xấu, như một đứa trẻ quá nuông chiều, và hết sức "khó chịu", hành hạ ông bầu đủ tình đủ tội.
Chẳng hạn tối nào va phải ca, thì trưa hôm đó va kêu điện thoại, nói với ông Hurock: "Không êm rồi, ông Sol ơi. Cuống họng tôi như cái bàn nạo dừa. Không thể nào ca tối nay được đâu!". Bạn tưởng ông Hurock tranh biện với va sao? Không, ông đã biết từ lâu rằng dùng lối đó với đào kép không được.
Ông chạy ngay lại khách sạn của Chaliapine và gặp mặt, ông than thở, giọng thành thật, não nùng: "Đáng tiếc cho em quá! Thiệt đáng tiếc! Tất nhiên là em ca không được rồi. Đành hủy tờ giao kèo, chớ biết sao bây giờ! Em sẽ thiệt 2.000 mỹ kim, nhưng so sánh với tiếng vang lừng của em, sự thiệt thòi đó có là bao!".
Chaliapine thở dài nói: "Ông ráng đợi chút nữa trở lại coi... Phải, độ năm giờ, ông trở lại, may ra tôi có khá hơn không".
Năm giờ, ông Hurock trở lại, vẫn có vẻ âu sầu lắm. Ông lại cố nài xóa bỏ giao kèo và Chaliapine lại thở dài nói: "Này, thôi chút nữa ông trở lại xem sao. Có lẽ nó sẽ khá hơn".
Bảy giờ rưỡi; và chịu ca với... điều kiện là ông bầu phải báo trước cho công chúng hay rằng va vì bị cảm mạo, nên không được tốt giọng như thường ngày. Ông Hurock hứa làm như va muốn, và sau cùng dắt con "ngựa con bất kham" đó ra sân khấu để được hoan hô như vũ bão như mọi tối.
Một nhà tâm lý trứ danh nói: "Hết thảy chúng ta đều cần thiện cảm, như được người khác khen, hoặc khuyến khích, hoặc an ủi. Em bé đứt tay hay u đầu, vội vàng chạy lại chìa ra cho người lớn thấy, có khi lại tự va đầu vào cái gì cho u lên để được người lớn thương hại vuốt ve. Người lớn thì kể lể dài dòng những tai nạn, bệnh tật của mình và nhất là những chi tiết trong lúc bị mổ xẻ. Những tai họa đó có thiệt hay tưởng tượng cũng vậy, loài người bao giờ cũng thích được người khác thương tới mình:
Vậy muốn cho người khác theo ý mình, ta nên:
"Tỏ rằng ta có nhiều thiện cảm với những ý tưởng cùng ước vọng của họ".
Đó là quy tắc thứ chín. Bạn muốn biết một câu thần chú làm ngưng những cuộc cãi lộn, làm tan bất bình, gây thiện cảm và xúi giục người khác chăm chú nghe bạn không? Có?... Tốt lắm. Đây, câu đó đây. Trước hết, bạn hãy nói: "Tôi không trách ông một chút nào hết! Nếu tôi ở vào địa vị ông, chắc chắn tôi cũng hành động như ông". Một câu trả lời như vậy thì đến hùm thiêng rắn độc cũng phải dịu đi. Xin bạn đừng ngại rằng nói như vậy mà không thành thật đâu, vì nếu ở vào địa vị người khác, tự nhiên bạn cũng sẽ hành động như họ. Như tên tướng Al Capone chẳng hạn. Nếu bạn đã chịu cái di truyền về thể chất như y, nhận được một giáo dục như y và chịu những ảnh hưởng như y, thì bây giờ bạn cũng như y, cũng đương nằm nơi y đang nằm, nghĩa là trong khám. Vì chính cha mẹ y và những người chung quanh y đã làm cho y trở nên như vậy. Bạn không phải là một con rắn hổ chẳng hạn, thì cái lẽ độc nhất là bởi các cụ nhà là người chứ không phải là rắn hổ. Nếu những tín ngưỡng của bạn không cho bạn thờ con bò hay con rắn, chỉ do bạn không sanh trưởng trong một gia đình ấn Độ, trên bờ con sông Brahmapoutra. Vậy bạn được như bây giờ, có gì cho bạn đáng tự phụ? Người khác ra sao, đừng chê người ta. Đừng giễu sự lầm lẫn, sự ngu muội, sự giận dữ của họ. Trái lại, nên thương họ. Nên có thiện cảm với họ, giúp họ nếu có thể được. Bạn nên nói như John Wesley khi ông thấy một người say rượu lảo đảo ngoài đường: "Nếu trời không thương, thì ta cũng đã như người này". Ba phần tư người mà bạn gặp đều thèm muốn cảm tình, khao khát được thiên hạ hiểu mình. Bạn làm cho họ vừa lòng thì họ sẽ sùng bái bạn. Một lần, tôi diễn thuyết trước máy truyền thanh về cô Louisa May Alcott, tác giả cuốn "Các tiểu thư". Tôi biết rằng cô đã sống và viết những tác phẩm của cô ở Concord tại miền Messachusetts. Nhưng thiệt là vô tâm, tôi đã nói lộn rằng tôi đã viếng nhà cô ở Concord tại miền New Hampshire! Nếu tôi chỉ nói một lần thì cũng không sao! Than ôi! Tôi nói tới hai lần... Tức thì những bức thư và dây thép ùa vào phòng tôi để chửi tôi, bao vây tôi như bầy ong vẽ. Lời lẽ hoặc khinh bỉ, hoặc nghiêm khắc. Thứ nhất, có một bà quê quán ở Concord, miền Messachusetts, không tiếc lời chua ngoa, mạt sát tôi y như tôi đã buộc tội cô Alcott là mọi ăn thịt người ở Nouvelle Guinée vậy. Đọc thư bà ta, tôi tự nhủ: "Cảm tạ Trời Phật đã thương, không bắt tôi làm chồng con mụ này!". Tôi vội vàng muốn trả lời bà ta rằng: "Nếu tôi đã có một lỗi về địa lý thì bà còn có một lỗi nặng hơn nhiều, là lỗi không được nhã nhặn chút nào hết". Tôi muốn bắt đầu bức thư tôi bằng câu đó. Rồi thì sẽ cho bà ta một bài học đích đáng. Nhưng tôi dằn lòng xuống. Tôi biết rằng bất kỳ kẻ điên nào cũng kháng cự lại như vậy được và thiệt ra câu trả lời đó là câu trả lời đặc thù của hết thảy những đứa ngu. Tôi muốn vượt lên trên bọn đó. Tôi nhất định làm cho bà ấy đương thù ghét tôi, phải có thiện cảm với tôi. Tôi tự nhủ: "Nghĩ cho cùng, nếu mình ở vào địa vị bà ta, chắc mình cũng cảm giác như bà ta, phải ráng hiểu quan điểm của bà ta mới được". Khi tôi tới Philadelphie, tôi kêu điện thoại liền và nói với bà đại loại như sau này: "Tôi kính chào bà... Mới rồi bà có viết một bức thư cho tôi; bữa nay tôi xin cám ơn bà". Loài người muốn gì? Bà ấy (nói rõ ràng từng tiếng, giọng quý phái): "Tôi được hân hạnh hầu chuyện Ngài nào đây?" Tôi: - "Bà không biết tôi đâu. Tôi là Dale Carnegie. Cách đây mấy tuần, bà đã nghe tôi diễn thuyết trong máy truyền thanh về cô Louisa May Alcott và trong cuộc diễn thuyết đó, tôi đã lầm lỡ không thể tha thứ được: tôi đã nói cô ấy sanh trưởng tại Concord, miền New Hampshire. Thiệt là bậy và ngu quá. Tôi xin lỗi bà và cám ơn bà đã mất công viết thư chỉ bảo cho tôi". Bà ấy: "Ông Carnegie! Tôi hối hận đã viết cho ông một bức thư như vậy. Bữa đó, tôi đã mất hết điềm tĩnh, xin ông thứ lỗi cho". Tôi: - "Thưa không ạ, chính tôi phải xin lỗi bà chứ. Một đứa con nít ban sơ học cũng không bao giờ lầm lẫn như vậy. Tôi đã nhận lỗi của tôi ở trên máy truyền thanh rồi, nhưng tôi muốn thưa riêng với bà rằng tôi ân hận về lỗi đó lắm". Bà ấy: "Tôi quê quán ở Concord. Gia đình tôi có việc làm lâu trong chánh phủ ở miền Messachusetts cho nên tôi lấy làm vẻ vang về quê hương tôi lắm. Khi nghe ông nói cô May Alcott sanh trưởng ở miền New Hampshire, tôi buồn lắm... Nhưng tôi thú rằng nhớ lại bức thư đó tôi xấu hổ lắm". Tôi: - "Thưa bà, xin bà tin rằng tôi ân hận hơn bà vô cùng. Lỗi của tôi không làm thiệt chút chi cho miền Messachusetts, mà làm cho tôi xấu hổ vô cùng. Thiệt hiếm thấy được một người trong giới của bà, có học thức như bà lại chịu khó viết thư chỉ bảo cho những diễn giả trước máy truyền thanh; tôi mong rằng bà sẽ có lòng tốt để ý tới những bài diễn thuyết sau này của tôi nữa...". Như vậy, tôi xét theo quan điểm bà ta và xin lỗi bà thì bà ta cũng xét theo quan điểm của tôi và xin lỗi tôi liền. Tôi được cái vui là đã tự chủ được mình, đã dùng phép lịch sự để đáp lại một bức thư thô lỗ. Sau cùng, được lòng quý mến của bà ta chẳng vô cùng thú hơn là làm cho bà ta tức giận mà tự ái sao...? Ông Sol Hurock có lẽ là người bầu hát nổi danh nhất ở Mỹ. Trong hai chục năm, ông điều khiển những đào kép nổi tiếng. Ông thấy rằng họ có chỗ này đặc biệt nhất là lúc nào cũng cần được người khác khen, khuyến khích và chú trọng tới họ, cả trong những tật lố lăng nhất của họ. Trong ba năm trời, ông giữ được trong gánh hát của ông Chaliapine, một danh ca đã làm cho các khán giả sang trọng ở rạp Metropoitan Opéra phải say mê về giọng trầm trầm tuyệt thú của va. Nhưng "con ngựa bất kham" đó đã làm cho ông bầu phải bao phen bứt đầu bứt óc. Y đầy tật xấu, như một đứa trẻ quá nuông chiều, và hết sức "khó chịu", hành hạ ông bầu đủ tình đủ tội. Chẳng hạn tối nào va phải ca, thì trưa hôm đó va kêu điện thoại, nói với ông Hurock: "Không êm rồi, ông Sol ơi. Cuống họng tôi như cái bàn nạo dừa. Không thể nào ca tối nay được đâu!". Bạn tưởng ông Hurock tranh biện với va sao? Không, ông đã biết từ lâu rằng dùng lối đó với đào kép không được. Ông chạy ngay lại khách sạn của Chaliapine và gặp mặt, ông than thở, giọng thành thật, não nùng: "Đáng tiếc cho em quá! Thiệt đáng tiếc! Tất nhiên là em ca không được rồi. Đành hủy tờ giao kèo, chớ biết sao bây giờ! Em sẽ thiệt 2.000 mỹ kim, nhưng so sánh với tiếng vang lừng của em, sự thiệt thòi đó có là bao!". Chaliapine thở dài nói: "Ông ráng đợi chút nữa trở lại coi... Phải, độ năm giờ, ông trở lại, may ra tôi có khá hơn không". Năm giờ, ông Hurock trở lại, vẫn có vẻ âu sầu lắm. Ông lại cố nài xóa bỏ giao kèo và Chaliapine lại thở dài nói: "Này, thôi chút nữa ông trở lại xem sao. Có lẽ nó sẽ khá hơn". Bảy giờ rưỡi; và chịu ca với... điều kiện là ông bầu phải báo trước cho công chúng hay rằng va vì bị cảm mạo, nên không được tốt giọng như thường ngày. Ông Hurock hứa làm như va muốn, và sau cùng dắt con "ngựa con bất kham" đó ra sân khấu để được hoan hô như vũ bão như mọi tối. Một nhà tâm lý trứ danh nói: "Hết thảy chúng ta đều cần thiện cảm, như được người khác khen, hoặc khuyến khích, hoặc an ủi. Em bé đứt tay hay u đầu, vội vàng chạy lại chìa ra cho người lớn thấy, có khi lại tự va đầu vào cái gì cho u lên để được người lớn thương hại vuốt ve. Người lớn thì kể lể dài dòng những tai nạn, bệnh tật của mình và nhất là những chi tiết trong lúc bị mổ xẻ. Những tai họa đó có thiệt hay tưởng tượng cũng vậy, loài người bao giờ cũng thích được người khác thương tới mình: Vậy muốn cho người khác theo ý mình, ta nên: "Tỏ rằng ta có nhiều thiện cảm với những ý tưởng cùng ước vọng của họ". Đó là quy tắc thứ chín.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Đắc Nhân Tâm.