Chương 266: Thảo Nhi nguy cấp


Số từ: 1830
Dịch: lanhdiendiemla
Nguồn: Vip Văn Đàn
Share: Bàn Long
Nghĩ tới đó Tả Thiếu Dương liền có chủ ý, gọi Lý Đại Tráng làm việc ở bệnh cạnh tới, hỏi ra biết ba huynh đệ khác của hắn bây giờ làm gì không, có thể lên núi giúp đào dược liệu hay không, một cân Tam thất đổi một cái bánh bao.
Lý đại tráng vô cùng cao hứng, ba đệ đệ của hắn sắp đói chết rồi, có việc làm kiếm cái nuôi thuân đương nhiên mừng vô cùng, vội chạy đi gọi cả ba huynh đệ tới.
Tả Thiếu Dương trước tiên cho mỗi người một cái bánh bao trước, để phục hồi thể lực, sau đó lấy Tam thất cho bọn họ xem, nói cho họ biết tập tính sinh trưởng và cách phân biệt tam thất.
Trong ba người chỉ có Lý Tam Tráng là miễn cưỡng nhận việc này, hắn có ý với Miêu Bội Lan từ lâu, nhưng bây giờ hiển nhiên cái bụng đói không cho hắn lựa chọn.
Tả Thiếu Dương giải quyết xong được phần Tam thất, nhưng Mạn Đà La không biết phải làm sao.
Cho tới bây giờ toàn bộ Hợp Châu cũng chỉ có Bạch Chỉ Hàn trồng một ít cho đẹp ở hậu hoa viên nhà ngoại công nàng, toàn bộ đã được nàng đưa tới cho Tả Thiếu Dương làm thuốc, bây giờ dùng gần hết. Mặc dù bản thân Tam thất đã có tác dụng giảm đau, nhưng không có Mạn Đà La, hiệu quả sẽ giảm nhiều.
Hiện không tìm được thì cũng đành chịu vậy, dù sao công năng chủ yếu của băng cứu thương là cầm máu, có Tam thất là đủ, mình không nói ra thì người ta cũng chẳng biết.
Tả Thiếu Dương đích thân làm băng mẫu cho cha xem, Tả Quý chẳng mấy chốc mà học được.
Vui vẻ mở lại cửa hiệu, Tả Quý ngâm nga tiểu khúc ngồi sau bàn dài đợi người bệnh.
Không ngờ người đầu tiên tới lại là Miêu mẫu:
- Tả phu nhân có nhà không?
Nếu là trước kia Nghê mẫu sẽ ngồi kiệu, dẫn nha hoàn đi cùng, lần trước vì cứu Nghê Nhị, kiện cáo làm khuynh gia bại sản rồi, nô bộc cho nghỉ hết, kiệu, lừa cũng bán, nên chỉ đành đi chống gậy đi mà thôi.
Tả Quý vội vàng chạy ra cửa đón:
- Lão thái thái hôm nay sao lại rảnh rỗi tới chơi thế này.
- À, ra ngoài đi quanh cho thoải mái, cứ ở nhà mãi cũng ngột ngạt, bọn chúng đứa nào việc nấy, chẳng ai rảnh bồi tiếp lão thái bà này, vừa vặn đi qua nhà các vị nên vào chơi, phải rồi, Tả phu nhân có nhà không?
- Lão thái thái, thật không may, bà ấy đi dâng hương rồi, cũng sắp về đấy thôi, hay là lão thái thái ngồi đợi một chút.
Lại có người tới khám bệnh, Tả Quý đành cáo lỗi, bảo nhi tử ra tiếp:
Nghê mẫu chống quải trượng đi vào đại đường ngồi xuống, mỉm cười nói:
- Nghe bảo Tả công tử lên tiền tuyến cứu thương binh bị trọng thương, không biết thương thế ra sao?
- Lão nhân gia cũng biết ạ, chỉ là vết thương nhỏ thôi.
- Còn nói là vết thương nhỏ, suýt chết ở ngoài thành còn gì, khi khiêng về tính mạng đã chỉ mành treo chuông, may nhờ Quý Chi Đường có tiên đan, uống vào mới khỏe còn gì, không nên cậy mạnh, tuổi trẻ không giữ gìn, về già sẽ khổ đấy.
- Tiên đan gì ạ?
Tả Thiếu Dương hứng thủ hỏi, y cũng biết ở thời này thích nhất là truyền miệng nhau, qua miệng nhiều người thế nào cũng thành câu chuyện đến người trong cuộc cũng phải bất ngờ:
- Bên ngoài đều nói vậy mà, hôm đó cậu được khiêng về rất nhiều người nhìn thấy, có người còn bảo cậu chết rồi, sau nghe nói cậu uống tiên đan của lão thần tiên để lại cho nên sống dậy. Hôm nọ còn cùng quan binh đi diễu phố, được Đại tướng quân phong là .. Là ...
Nghê mẫu là một lúc mà không nói được là gì:
- Là ủng quân giai mô!
- Đúng đúng, là cái đó, già rồi, trí nhớ thật là kém, bây giờ ngoài kia ai cũng gọi cậu là Tả Mẫu Mực.
- Tả ... Tả Mẫu Mực?
Tả Thiếu Dương thề, y mà tóm được tên khốn nào đặt cho mình cái biệt danh ngu như vậy, y sẽ ném hắn cho đám thương binh, rồi vu cho hắn tội ăn trộm lương thực của Tả gia, để hắn hối hận vì được sinh ra trên cõi đời này:
- Bên ngoài còn kể cậu hai lần lên tiền tuyến, tổng cộng cứu được mấy trăm quan binh bị thương, liền một hơi giết ba chục tên phản quân, cắt về năm chín cái tai, vốn là có sáu mươi cái cơ, nhưng khi cậu quyết đấu với một tên, ôm hắn từ phía sau, cắn một cái tai rồi ăn luôn, có chuyện này không?
Tả Thiếu Dương dở khóc dở cười, y cứu một bảo y cứu một trăm có thể hiểu, y giết một bảo y giết một người cũng chấp nhận được đi, chứ bảo y ăn tai người, nó từ đâu ra vậy:
- Lão nhân gia, thế mà người ta cũng nghĩ ra được sao, ăn tai người, họ không sợ đau bụng à?
- Ha ha ha, lão thân nghe cũng không tin, có đói tới mấy thì cũng không ăn tai người được ...
Nghê mẫu cười vui vẻ:
- Nguồn cơn là thế này, người ta kháo nhau Quý Chi Đường nhịn đói hiến gạo cho quan binh, bản thân cậu khi lên chiến trường cũng đói mờ mắt rồi, cho nên mới ăn tai phản quân ha ha ha, lão thân biết không có chuyện đó.
Thật là lẫn lộn đầu đuôi, thế mà cũng có người nghĩ ra được, y lên chiến trường trước, "quyên gạo" sau cơ mà, Tả Thiếu Dương không muốn nghe chuyện về mình nữa:
- Lão nhân gia, Trí Nhi sao rồi?
- Nhờ phúc của cậu, bây giờ khỏe lại như xưa, hôm qua còn kéo lão thân đi đắp người tuyết, ha ha ha.
- Cũng là nhờ Trí Nhi phúc lớn mạng lớn.
Tả Thiếu Dương giờ học được cách ăn nói khéo léo đưa đẩy:
Nói chuyện một hồi nhắc tới chủ đề nóng nhất trong thành hiện nay, nụ cười Nghê mẫu héo hắt đi nhiều, thở dài:
- Giờ trong nhà chỉ còn chút lương thực, phần lớn đã bán rẻ cho quan quân rồi, tiếc, nhưng còn may đấy. Nghe nói hôm qua trên phố quan binh xử tử rất nhiều nhà dấu diếm lương thực, còn cho cả vào trong hố xí mà cũng bị quan binh phát hiện, chém đầu cả nhà. Lão thân không dám ra xem, nghe nhi tử kể lại thôi.Rồi Dư chưởng quầy mở hiệu ngọc bên cạnh nha môn ấy, bị soát ra nhiều lương thực lắm, mười mấy xe cơ, quan binh lấy đi hết, chỉ để lại mấy đấu khẩu lương, cả nhà khóc chết đi sống lại.
Tả Thiếu Dương nhớ ra:
- Có phải là Dư chưởng quầy lần trước phát cháo bố thí nạn dân?
- Chính ông ta đấy, vì vậy mà bị quan binh đặc biệt chú ý, lần này ông ta chủ động lấy ra hơn hai trăm đấu lương thực bán cho quan binh, nói là bán hết rồi, chỉ giữ đủ ăn. Quan quân không tin, đào xới tung nhà lên, kết quả lấy ra được cơ man nào là lương thực. Đáng lẽ phải chém đầu thị chúng, nhưng Đại tướng quân niệm tình ông ta trước kia bố thí cháo cứu dân, tha cho tội chết, song tội sống khó miễn, đánh gãy cả hai chân. Mẹ già của ông ta vì xót con xót của thế nên bệnh nặng, đến nửa đêm thì nhắm mắt xuôi tay, hôm nay đã bắc rạp phát tang.
Tả Thiếu Dương nghe cũng bùi ngùi không thôi:
- Người tốt như vậy lại không có được kết cục tốt, đúng là ông trời mù mắt rồi.
Hai bên nang nói chuyện thì ở có tiếng Lương thị hốt hoảng ngoài cửa:
- Lão gia, Trung Nhi, mau mau, có đứa bé sắp chết rồi!
Cha con Tả Quý thất kinh, vội vàng chạy cả ra, Tả Thiếu Dương bỏ cả quải trượng, nhảy lò cò cho nhanh, chỉ thấy Miêu Bội Lan cõng một cô bé mười hai mười ba tuổi gục trên lưng, theo sau là Lương thị, Miêu mẫu và đám Đại tử.
Nghê mẫu cũng vội đứng dậy:
- Tả phu nhân, là trẻ nhà ai, sao thế?
Lương thị bấy giờ mới phát hiện Nghê mẫu cũng ở đây, hơi bất ngờ, song chẳng kịp chào hỏi, bảo Miêu Bội Lan đặt cô bé xuống giường khám bệnh.
Tả Thiếu Dương vén mái tóc bẩn thỉu lòa xòa phủ trên mặt cô bé, thất kinh:
- Thảo Nhi !??
- Con biết cô bé sao?
- Vâng, con có gặp cô bé trên đường.
Tả Thiếu Dương đáp qua loa, vừa hỏi vừa xem mạch cho Thảo Nhi:
- Người nhà của cô bé đâu, mẹ làm sao lại gặp được?
- Chắc là chết rồi, mẹ và nhà Bội Lan trên đường từ chùa Long Tuyền về, khiếp lắm, ôi ở trong phố này chả biết gì cả, ra ngoài kia mới thấy toàn thành thành như địa ngục ấy, trên đường nhiều người chỉ còn thoi thóp, một số đã chết, đang đợi dân tráng chở xác đi. Tình cờ gặp được Phạm bộ đầu, liền chào hỏi, thấy họ đang nói gì đó, cũng thuận miệng hỏi.
- Phạm bộ đầu nói bọn họ vận chuyển thi thể mang tới ngoài thành chôn, trên đường phát hiện cô bé này tay chân nhúc nhích, kiểm tra ra thấy còn hơi thở, đang không biết phải làm sao. Mẹ nhìn qua ... Khiếp lắm .. Miêu gia tẩu tử, nói hộ đi.
Miêu mẫu lớn gan hơn Lương thị nhiều, không những nhìn kỹ còn hỏi rõ ràng nữa:
- Trên xe ngoài tiểu cô nương này còn có đôi nam nữ trưởng thành, một lão phụ và một đứa bé trai, trừ cô bé này ra thì đều chết hết. Tuy nhiên cô bé này tuy còn thở nhưng khả năng chẳng được bao lâu, không biết nên giờ chở đi ngay hay đợi chết, Bội Lan nó tính hay thương người, thế là cõng cô bé lên, nói mang về xem còn cứu được không.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Đại Đường Tiểu Lang Trung.