Q.4 - Chương 215: Đại Lễ Đăng Cơ (Thượng Hạ)


Số từ: 3358
Nguồn: Vip Văn Đàn
Khánh Kỵ xưng vương, nhưng trình tự bốn bước Trai, Mộc, Đàn, Tế (ăn chay, gội đầu, lập đàn tế lễ) cũng không rườm rà như bình thường. Hôm nay Ngô quốc chưa ổn định, Khánh Kỵ đăng cơ xưng vương ở ngoại thành quá trình thực hiện nghi lễ đã rút gọn đáng kể, cho dù như vậy, cũng diễn ra hết sức phứt tạp.
Đăng đàn thụ phong, phải có di chiếu của Tiên vương, bước này được bỏ qua. Chư hầu đăng cơ phải có sắc phong của chu Thiên Tử, nhưng Ngô quốc từ thời thái tổ của Khánh Kỵ là Thọ Mộng đã vượt qua bổn phận này mà xưng Vương, quyền thế ngang bằng với Chu Thiên Tử, Chu Thiên Tử không thể phái sứ tiết tới Ngô quốc sắc phong, trình tự này cũng bỏ qua.
Vừa sáng sớm, Nhâm Nhược Tích, Quý Tôn Tiểu Man, Thúc Tôn Diêu Quang đã xuất hiện trước mặt Khánh Kỵ. Kỳ thực từ tối qua khi nghe tin Khánh Kỵ gặp thích khách, ba người đã kinh hồn khiếp vía chạy tới. Nhâm Nhược Tích mang đến một loại nhuyễn giáp (áp giáp mềm) mà Nhâm gia tinh chế, đây là loại giáp hai tầng, ở giữa giáp trụ bó sát mình phủ một lớp ngũ kim mềm mại, chi phí chế tạo đắt đỏ, không thể chế tạo với số lượng nhiều được, tuy nhiên sản xuất vài bộ đem tặng quý nhân sử dụng thì có thể được.
Khánh Kỵ hôm nay bị ba người ép buộc mặc bộ nhuyễn giáp này để phòng thân. Đứng trước Thúc Tôn Diêu Quang và Quý Tôn Tiểu Man, Khánh Kỵ và Nhâm Nhược Tích không tiện nói gì, nhưng có vẻ như tình nhân gặp lại, lời nói hành động, thần thái có chút kì quái. Khánh Kỵ có vẻ khá hơn một tí, nhưng Nhâm Nhược Tích toàn thân mang bộ dạng giống như hoa lê sau mưa, khả năng che đậy không hoàn mỹ tí nào.
Thúc Tôn Diêu Quang quan sát thần sắc hai người có vẻ khác thường, trong lòng cũng hiểu rõ, nhưng hiện tại Nhâm gia quân không chỉ giúp Khánh Kỵ rất nhiều, Khánh Kỵ sau khi thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Ngô quốc, cũng cần ổn định giang sơn cơ nghiệp, cần sự giúp đỡ rất nhiều từ những bậc thế gia quyền quý như Nhâm gia. Huống hồ gì Khánh Kỵ hôm nay đăng cơ xưng Vương, quân chủ một quốc gia phi tần làm sao lại thiếu? Nàng đã được gia tộc đính hôn với Khánh Kỵ, địa vị thân phận của bản thân đã được bảo hộ, mặc dù nói trong lòng có chút đăng đắng, nhưng ngược lại thái độ biểu hiện ra của nàng cũng rộng lượng, không biểu lộ rõ ra ngoài.
Còn với Quý Tôn Tiểu Man, mặc dù đã từng lén lút kéo tai Khánh Kỵ hờn dỗi, chất vấn giữa hắn và Nhâm Nhược Tích có ngoại tình gì. Nhưng nàng từ đầu đã không hiểu Thúc Tôn Diêu Quang lấy ở đâu ra thân phận phu nhân của Khánh Kỵ mà ép nàng suốt ngày, đến nay đã có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, sự uy hiếp đối với Thúc Tôn Diêu Quang so với nàng thì nhiều hơn nhiều, kỳ thật nàng lại muốn điều đó. Lại bị Khánh Kỵ phản công một trận, ôm nàng vào lòng, liều lĩnh có những hành động mơn trớn, thượng hạ kỳ thủ (vuốt ve từ trên xuống), lời nói sâu sắc. Nàng lập tức buông xuôi trước khí thế mạnh mẽ dấy binh thảo phạt, thở hổn hển, cuối cùng nàng cài lại trâm tóc, khuôn mặt mãn nguyện thẹn thùng vén màn chạy ra khỏi trướng.
Quý Tôn Tiểu Man quay đầu suy nghĩ cẩn thận một lát, chưa từng làm khó dễ Khánh Kỵ, nhưng lại bị hắn chiếm đoạt không ít tiện nghi của bản thân, bất giác vô cùng nản lòng. Nản lòng thì nản lòng, tiểu ni tử lại cảm giác bị hắn bắt chơi trò chơi người lớn vuốt ve ôm ấp nàng vào lòng cũng rất ngọt ngào, vì vậy có lúc nàng trừng mắt tỏ vẻ tức giận, lại có lúc xoa cằm cười bẽn lẽn, nàng cũng chẳng để ý gì đến điệu bộ quái lạ của Thúc Tôn Diêu Quang và Nhâm Nhược Tích.
Hôm nay Khánh Kỵ đăng cơ, là một ngày trọng đại không gì sánh được, ba người bọn họ mặc dù đều mang những suy tính khác nhau, nhưng trong thời khắc trọng đại này thì không ai có biểu hiện gì cả. Bọn họ tự phát sắm vai là tì nữ theo cạnh Khánh Kỵ, giúp hắn thay y phục, trang điểm. Những phục trang phức tạp của đấng quân vương, khi mặc vào thì càng ngày càng lộn xộn. Ở đây không có cung nữ có nhiệm vụ thay y phục cho đấng quân vương như trong cung, đám tì nữ tầm thường này không hiểu y phục của bậc Đế vuơng, nên ba người bọn họ đành phải đương nhiệm.
Ngô vương và Chu thiên tử ngang nhau, đại lễ xưng Vương, lễ phục đều rất phức tạp với áo giữa mỏng, áo lông lớn, y phục đen, xiêm y, vương miện. Vài bộ y phục trong ngoài, có chiếc màu vàng, màu đỏ, lại có chiếc màu xanh, đen thâm thúy, tượng trưng cho sắc thái của trời và đất. Trên áo đính hoa văn tinh tế sáu loại tinh hoa của trời đất với mặt trời mặt trăng, sao, núi, rồng, bọ. Dưới xiêm y cũng được thêu sáu sản phẩm đất trời với tảo, lửa, bột gạo, rượu cúng, áo lễ, áo tế, tổng cộng mười hai hoa văn.
Đương thời đại lễ long trọng nhất, Công khanh đại vương đều phải diện xiêm y, đeo quan mão, đó cũng là chiếc mũ có mành che mà trên các bộ phim lịch sử sau này thường thấy. Lúc đó tuyệt không có quan mão chuyên biệt dành cho Đế vương, quan mão long trọng nhất dành cho các bậc công khanh đại phu cũng là những chiếc mũ như vậy, chỉ khác nhau ở chỗ trên mũ được đính nhiều hay ít ngọc châu và châu tử thôi.
Khánh Kỵ xưng vương, cúng trời tạ đất, là lễ tiết quan trọng nhất, do đó vương miện dùng mười hai tràng trọc lưu (chuỗi ngọc dành cho vua chúa thời xưa), mỗi tràng đính mười hai viên ngọc châu. Yểm Dư, Chúc Dung là công vương, dùng chín tràng ngọc và chín viên ngọc châu, Tôn Vũ, Lương Hồ Tử, Kinh Lâm là công khanh, chia quan vị cao thấp với sáu tràng ngọc, bốn tràng ngọc, hai tràng ngọc theo thứ tự chức vị, công khanh từ tam công trở xuống chỉ dùng dải tua. Trên y phục cũng tùy theo quan vị mà giảm dần hoa văn đính kém, Yểm Dư, Chúc Dung trên áo không đính mặt trăng mặt trời, còn lại đều giống với Khánh Kỵ, lần lượt các quan vị phía dưới y phục đều không đính hoa văn mặt trời mặt trăng, các vì sao và núi. Mặc dù đại lễ được cử hành tại doanh trại quân đội, nhưng những lễ chế tứ tiết này đều không dám làm qua loa, đại khái.
Khánh Kỵ đăng đàn thụ phong, hai bên trưng bày quốc bảo, hôm nay bảo vật của nước Ngô đều đặt ở Cô Tô, lại không thể lấy lễ vật chúc mừng của chư hầu ra làm quốc bảo của Ngô quốc được, ban đầu chỉ cần giản dị một chút, nhưng Nữ Vương Đông Di đem tặng bộ xương khủng long cực lớn cũng đã bổ khuyết sự thiếu sót này. Bộ xương khủng long lớn hóa thạch đó do không có nhà sinh vật học nào đến chỉ đạo bọn họ ghép xương vào một cái giá khủng long như thế nào, cho nên đám lính trong doanh trại đều mặc nhiên theo đuổi trí tưởng tượng của mình. Phía trước đàn được đào một cái hố sâu dùng để thở cúng, sau đó dựa vào hình dạng Kim long ngũ trảo trên Vương kì ghép ra bộ xương rồng cực lớn, sứ giả chư quốc tới dự lễ đứng ở trên vương đàn nhìn thấy đồ vật khổng lồ như vậy, hết thẩy đều tỏ vẻ ngạc nhiên kinh sợ.
Khánh Kỵ đăng cơ, được nhận các khí vật tượng trưng cho các lĩnh vực như Ngọc tỉ, Vương kỳ, Hoàng sách, Địa đồ..., tại ngày lành tháng tốt mà khấn thiên cáo địa, hiến tam sinh cúng trời đất (tam sinh - ba loại gia súc để cúng tế bò, dê, lợn), Khánh Kỵ đưa tay đốt đuốc châm lửa vào chiếc đỉnh bằng đồng tinh, ngọn lửa bùng lên, khói bay cao tới thiên đỉnh, các bậc nho sĩ đăng đàn cầu khấn, tuân theo phép tắt thờ cúng mà khấn bái nhật, nguyệt, phong, lôi, bốn mùa, y theo phép "Vọng" tuế mà khấn cầu giang sơn đất nước tứ phương.
Nghi lễ tiếp theo là tôn bái Thần Long, thắp hương mai táng thần long cốt; tôn bái tổ tiên, phụ vương, hiến tế đầu của đương kim Ngô quốc Đại tư mã Chuyên Nghị. Mỗi hồi cúng tế, lễ từ đều khác nhau, tất cả văn tế đều do Thúc Tôn Diêu Quang viết ra, để trích dẫn kinh điển, viết ra những bài văn tế này, nàng có thể mất vài ngày không ngủ soạn thảo chúng. Nhưng nhìn thấy Khánh Kỵ đăng cơ Hoàng đế, thân mang Vương phục cáo cáo thiên hạ, trong lòng nàng ngọt ngào tựa như mật ong, do đó so với những vất vả kia, cũng không cảm thấy gì cả.
Thời khắc mà Khánh Kỵ đăng đàn lúc đó, ánh mắt Quý Tôn Tiểu man từng hồi từng hồi hướng về Khánh Kỵ, mấy ngày qua lo việc quân cơ, khiến chotreen khuôn mặt Khánh Kỵ có vẻ chính chắn hơn nhiều, ánh mắt nàng quan sát kỹ hơn một tí, nhìn Vương bào Khánh Kỵ đang mặc, lại thấy hắn thấp thoáng hiện lên vài phần khí chất Vương giả, nhìn vậy Quý Tôn Tiểu Man bất giác thần sắc mơ hồ, miên man, ánh mắt nhìn Khánh Kỵ. Vị nam tử này cuối cùng cũng có ngày hôm nay khôi phục lại giang sơn, hiện tại mặc dù Cô Tô thành chưa công hạ, quân xâm lược của Việt quốc và Phù Khái vẫn chưa dẹp bỏ được, nhưng nàng tin rằng, với con người như Khánh kỵ, thì đó không phải là việc quá khó khăn.
Nhớ lại tình cảm của hai người trong hơn một năm qua, có vẻ như giữa họ có tình mà không có ý. Số mệnh có vẻ đã sớm được định đoạt.. Nghĩa lại những lời lẽ hùng hồn mà Khánh Kỵ từng nói với nàng: Ta Khánh Kỵ nếu có thể khôi phục lại giang sơn, sẽ tôn nàng là phi. Đến nay thế sự đã thay đổi, bất luận là tâm trạng của mình, hay là vận mệnh gia tộc của bản thân, đều đẩy nàng đến bên cạnh vị công tử này, nhưng bên cạnh chàng, đã có hai vô nương đẹp như hoa, đã từng ăn nằm với Khánh Kỵ. Khánh Kỵ và nàng chưa bao giờ tâm tình với nhau, nhìn thái độ lúc gần lúc xa đó, có phải là chàng oán giận Nhâm gia ta đợi đến mọi chuyện rõ ràng minh bạch rồi mới đưa ra quyết định hay không? Nghĩ tới đây, Nhâm Nhược Tích ngán ngẩm thở dài một tiếng.
Khánh Kỵ theo tuần tự khấn bái thần linh, tổ tiên, sau khi hoàn tất, bước đến Vương tọa, tiếp nhận triều bái của quần thần, chư quốc sứ tiết chúc mừng, sau đó là màn nhảy múa theo nghi thức, trước văn sau võ, biểu thị lấy võ lực giành thiên hạ, lấy văn trị giành thái bình. Múa văn, múa võ, tượng trưng hai loại thể chế thống trị văn trị, võ công. Trong âm thanh của tiếng nhạc, lấy chìa khóa, lông gà, con cò làm hình tượng cho múa văn, tượng trưng cho văn đức.
Sau màn múa văn, đến lượt võ sĩ tay cầm thuẫn, thương, búa, giương cung tên lên đàn bắt đầu múa, tượng trưng cho võ công. Mỗi tư thế đều biểu diễn võ thuật đại diện cho một chữ, bài hát khi xướng lên một từ, nhạc cụ ngân lên một âm, thì màn biểu diễn thay đổi một động tác, mỗi hiến lễ là ba mươi hai thế múa, ba hiến lễ tổng thể chín mươi sáu thế, mỗi thế biểu diễn hiện lên, đều giống như một bức tranh điêu khắc độc đáo và tinh tế.
Màn biểu diễn này trong mắt Đông Di sứ tiết, những người đã mất nước từ lâu, đúng là đại khai nhãn giới. Vị Huyền Điểu cô nương kia say sưa thích thú đứng nhìn, Khánh Kỵ tranh thủ ngắm nhìn nàng một lúc, chỉ nhìn thấy vị cô nương này đôi khi chắp tay trước ngựa đứng nhìn sau đó lại mấp máy môi, đôi môi hồng kia lại được thể dao động, giống như đang ăn thứ gì vậy. Vì để lưu truyền lại cho hậu thế những hồi ức về Khánh Kỵ, nên hắn đối với đại lễ này tuyệt nhiên thập phần kính nể, nên cũng cố gắng đến ướt đẫm mồ hôi.
Đợi cho tất cả các lễ nghĩa đã hoàn tất, quần thần văn võ đến ngồi hai bên dưới trướng hoàng đế, yến tiệc của tân vương đăng cơ bắt đầu, tứ phương nghi trướng võ sĩ đứng cạnh nhau chỉnh tề bất động, mỗi đội hình vuông vức san sát, chiếc nồi lớn bên dưới lửa cháy hừng hực, bên trong chứa đầy thịt trâu, dê, heo. Dưới nhà bếp, những đầu bếp khuôn mặt thấm đẫm mồ hôi đang cật lực làm việc, chuẩn bị các món ăn để thiết yến.
Có Quý Tôn Tiểu Man từ nhỏ đến lớn đã sống tại Lỗ Quái Cư chỉ huy, nên lúc này tình hình dưới nhà bếp trong doanh trại đều trật tự không rối loạn, hơn nữa lại đăng cơ tại doanh trại, nên mọi chuyện rất đơn giản, thực phẩm trong doanh trại đều có giới hạn, nhưng hôm nay Quý Tôn Tiểu Man chỉ đạo, chế biến rất nhiều món ăn mới, ngoài những món chiên xào truyền thống, còn chế biến những món ăn mới rất đặc sắc, nên cũng bù đắp cho sự thiếu sót trong yến tiệc của đại lễ đăng cơ, chí ít đối với sứ giả các nước chư hầu mà nói, không ngờ sự giản dị này, lại có thể đem đến một hương vị mới mẻ như vậy.
Đến lúc thức ăn được mang lên, thì có Nhâm Nhược Tích giúp đỡ. Đối với yến tiệc trọng đại trang trọng thế này, thức ăn cũng phải được bố trí với các quy cách khác nhau. những món ăn có xương phải được đặt ở bên phải của chủ vị, những món thuần thịt được đặt bên trái, những món nướng được bố trí xa một tí, những món ngọt và nước tương đặt gần hơn, rượu các loại và các loại nước uống khác được đặt cạnh với các loại canh. Bố trí tinh tế và tỉ mỉ như vậy, nếu có thêm các loại thịt khô thì có thể tùy vị trí mà đặt ở bên phải, hoặc đặt theo hàng tuần tự ở bên trái. Thử nghĩ trong doanh trại của Khánh Kỵ đều là võ phu, cho dù đã tập luyện mười ngày, nhưng ai có thể nhớ hết những quy cách này chứ, nếu nhỡ đến lúc món ăn được mang lên, bọn họ lại bố trí lung tung, hỗn loạn, thì có thể gây trò cười cho thiên hạ, khiến cho đại lễ đăng cơ trang nghiêm như thế này bỗng chốc biến thành một mớ hỗn loạn thì khốn.
Nhân gia đại nghệp cực lớn, giàu sang không thể tả nổi, trong nhà luôn có kẻ hầu người hạ, hôm nay Nhâm thị tạo phản, đám gia nô này cũng tập trung vào trong doanh trại. Bọn họ đều biết rõ những quy cách rườm rà này, do đó có bọn họ sắp xếp món ăn, nên mọi việc hôm nay đều ngay ngắn rõ ràng, mọi việc đều đâu vào đấy, khiến cho sứ tiết các nước đều tấm tắc khen ngợi và ngạc nhiên không kém, không hiểu tại một đại lễ đăng cơ được tổ chức vội vàng ở bên ngoài thành, mà Khánh Kỵ lại kiếm đâu ra những gia nô tì nữ được huấn luyện kĩ càng thế này, nên đối với Khánh Kỵ vừa thống nhất được nước Ngô, bọn họ lạ càng tăng vài phần tin tưởng.
Khánh Kỵ tay nâng ly rựou, nói:
- Chư vị sứ tiết từ xa tới dự lễ, thịnh tình thành khẩn, Quả nhân mời chư vị một ly, thay lời cảm ơn của ta. Nguyện vọng của Ngô quốc ta, cùng với chư hầu quý quốc, hãy cùng nhau tương trợ, mãi mãi là hảo bằng hữu của nhau.
Chủ nhân cung tiến, là vì hiến lễ, chư quốc sứ tiết lần lượt nâng ly đáp lễ, Khánh Kỵ bước đến chỗ ngồi của Đông Di sứ tiết, vị cô nương Huyền Điều kia vội vàng đứng dậy, dường như muốn nâng ly cùng Khánh Kỵ, khiến cho Khánh Kỵ bất ngờ, vội vàng quay ngắt một trăm tám mươi độ.
Huyền Điểu ở phía sau Khánh Kỵ tấm tắc nói:
- Những hạt ngọc trên mũ ngài rất đẹp, độ tinh khiết rất cao. Nhưng tấm màn che mặt của ngài, không sợ bị té ngã hay sao?
Đơn Ô ở bên cạnh không chịu được cất tiếng gọi:
- Huyền Điểu...
Khánh Kỵ làm như không nghe thấy gì, vội vàng bước tám bước hướng về phía đối diện mà đi.
Khánh Kỵ mời rượu xong, quay về chỗ ngồi của mình, chư quốc binh khách mời rượu lại, Khánh Kỵ cười uống, gọi là tạc tửu (khách mời rượu chủ nhà). Sau đó, Khánh Kỵ rót rượu vào ly, tự uống một ly, rồi hướng về chư vị binh khách mời rượu, đó là thù tửu (chúc rượu giữa chủ và khách - cho nên mới có câu chén tạc chén thù). Từ hiến lễ, lại đến thù tạc, sau đó đến chúc rượu, gộp chung lại được gọi là "Nhất hiến chi lễ". Trước nhị hiến, mọi người có thể tự do nói chuyện, tùy ý uống rượu, Khánh Kỵ nhận lời chúc rượu của hai vị Vương thúc Yểm Dư, Chúc Dung, sau đó lại đến Tôn Vũ, Kinh Lâm, Lương Hổ Tử, Xích Trung, tiếp theo đến lượt A Cừu, Tái Cừu mời rượu...
Tửu ý chưa thấm tháp vào đầu, Khánh Kỵ nâng ly, từ từ bước tới phía trước vài bước, chư quốc sứ tiết đều không dám uống nhiều rượu tại buổi tiệc có tính lễ tiết này, do vậy thần thái đều rất tỉnh táo. Khánh Kỵ chỉ một cử động, bọn họ đều nhận biết được, đều chờ đến lúc Khánh Kỵ cử hành "Nhị hiến chi lễ", bèn vội vàng đi cầm ly của riêng mình, có vị mỹ tửu trong ly đã cạn, vội vàng đi châm rượu thêm, vị Huyền Điểu cô nương kia uống nhiều đến nỗi khuôn mặt ửng hồng như hoa đào, lúc này chỉ dựa vào một nữ tử Đông Di bên cạnh mà thì thầm to nhỏ, tuyệt không chú ý đến hành vi của Khánh Kỵ.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Đại Tranh Chi Thế.