Chương 10


Số từ: 5581
Rõ ràng là người giàu ở Hoa Kỳ có ý thức về vai trò xã hội của mình hơn bất kỳ người giàu ở các nước khác trên thế giới. Quả đúng như vậy, đặc biệt những người cực kỳ giàu có, nghĩa là những người nắm trong tay cả đống các công ty, dùng sức mạnh về kinh tế của họ để gây ảnh hưởng trong chính trị và tuyên truyền trên mọi lĩnh vực văn hóa. Điều này được đặc biệt thấy rõ ở các hội viên thuộc Câu lạc bộ Sorates tại miền Nam California, được thành lập khoảng bảy chục năm trước khi thực sự trở thành những trùm tư bản về bất động sản, thông tin đại chúng, điện ảnh và nông nghiệp với tư cách là tổ chức chính tị theo phái tự do chủ nghĩa trong trò giải trí. Đây là tổ chức đặc biệt dành riêng cho những người cực giàu có. Gia nhập tổ chức có thể là người da đen haợc người da trắng, người Do Thái hoặc người theo đạo Thiên chúa, đnà ông hoặc phụ nữ, nghệ sĩ hoặc trùm tư bản. Trên thực tế có rất ít hội viên là người da đen và không một ai là phụ nữ.
Câu lạc bộ Socrates, như ai cũng đều biết, cuối cùng phát triển thành một câu lạc bộ dành cho những người rất nổi tiếng, những người giàu sụ có chức có quyền. Để đảm bảo an toàn, người ta đã mời cựu phó giám đốc CIA phụ trách hệ thống bảo vệ và xây lắp một hàng rào điện tử cao nhất Hoa Kỳ. Một năm bốn kỳ, năm chục tới một trăm nhân vật thực tế nắm gần toàn bộ mọi thứ ở Hoa Kỳ về đây nghri ngơi. Họ về nghri một tuần lễ, trong tuần đó, công việc dịch vụ giảm tới mức tối thiểu. Họ tự lo liệu giường ngủ, đồ uống của mình và thậm chí họ còn tự nấu nướng lấy trong các buổi tối liên hoan ngoài trời. Tất nhiên họ cần có một số bồi bàn, đầu bếp và mấy cô phục vụ và những người giúp việc cho những nhân vật quan trọng là vậy. Nói chung, thế giới kinh doanh và chính trị của Hoa Kỳ không thể chen lọt vào khoảng thời gian họ xả hơi về tinh thần.
Suốt cả tuần nghỉ, họ có thể tụ tập thành từng nhóm nhỏ tiêu khiển bằng cách lao vào các cuộc tranh luận riêng tư. Họ có thể tham dự các buổi xêmine do mấy giáo sư tài giỏi của các trường đại học nổi tiếng thuyết trình và hướng dẫn thảo luận về những vấn đề thẩm mỹ, triết học, trách nhiệm của các bậc tinh hoa may mắn và những kẻ bất hạnh trong xã hội. Họ có thể dự các buổi thuyết trình của những nhà khoa học nổi tiếng trình bày về các mối nguy cơ của vũ khí hạt nhân, về công trình nghiên cứu não, cuộc thám hiểm không gian vũ trụ, về kinh tế.
Họ đồng thời cũng chơi ten nít, tắm ở bể bơi, chơi cờ tào cáo và bài brít và ngồi thảo luận tới khuya về đức hạnh và thói đê tiên, về phụ nữ và tính yêu, về cưới xin và ngoại tình. Họ là những nhân vật có uy tín, những nhân vật có uy tín nhất của xã hội Hoa Kỳ. Nhưng họ cố thực hiện hai điều: họ cố gắng quay về với con người tốt đẹp trong thời niên thiếu của mình và họ cố gắng biết cách bên nhau cùng nỗ lực đưa xã hội trở thành một xã hội tốt đẹp mà họ hằng mong ước.
Sau một tuần lễ sống bên nhau, họ quay về với đời thường, lòng khoan khoái với bao hy vọng mới, họ những muốn làm một điều gì đó tốt đẹp cho loài người và nhận thức một cách rõ ràng hơn là phải tập trung mọi hoạt động của mình nhằm bảo tồn cơ caúa xã hội của họ và rất có thể, do hiểu biết rõ hơn về nhau, nên họ có khả năng bổ trợ nhau trong thương trường.
Tuần nghỉ này bắt đầu từ ngày Thứ Hai sau Chủ Nhật Phục Sinh. Do trong nước đang xảy ra mấy vụ khủng hoảng liên quan tới vụ ám sát Giáo hoàng, vụ bắt cóc chiếc máy bay chở con gái Tổng thống và vụ giết hại cô gái, nên số người về nghỉ không quá hai chục.
George Greenwell là người cao tuổi nhất. Ở tuổi tám mươi, ông ta vẫn có thể chơi ten nít đánh đôi, nhưng ông thận trọng không đánhv ới cánh trẻ vì sợ phải dồn sức quá lớn mới theo kịp nhịp chơi của họ. Ngoài ra ông còn là một mãnh hổ trong các ván đánh cờ tào cáo kéo dài.
Công ty của Greenwell kiểm soát và nắm giữ đại bộ phận lượng lúa mì ở Hoa Kỳ. Greenwell thích Câu lạc bộ Socrates vì nó sang trọng, vì nó kín đáo trước các phương tiện thông tin đại chúng: hội viên của nó nắm trong tay đại bộ phận các trạm phát vô tuyến, các tờ báo, và tạp chí và cũng vì nó gây cho ông có được cảm giác trẻ trung, tạo cho ông cơ hội sống với những người trẻ hơn ông mà sức khỏe ông chẳng thua kém gì so với họ.
Câu lạc bộ Socrates được trang bị một hệ thống thông tin hoàn hảo. Buổi sáng hôm Tổng thống Kennedy thông báo trong cuộc họp của tham mưu, bản tối hậu thư gửi Quốc vương ở Sherhaben, chưa đầy một giờ sau, cả hai chục hội viên trong Câu lạc bộ Socrates đã biết rõ tin này. Một mình Greenwell biết rõ Oliver Oliphant, tức Oracle đã cung cấp tin đó cho Câu lạc bộ.
Vào ngày Thứ Ba, George Greenwell mời ba nhân viên quan trọng khác tới dùng bữa trưa tại một căn lều sang trọng dựng ngay bên ngoài sân ten nít.
Nhân vật thứ nhất là Lawrence Salentine, nắm trong tay đại bộ phận các kênh vô tuyến và mấy công ty điện tín, nhiều tờ báo ở ba thành phố lớn, năm tạp chí và một xưởng phim lớn nhất. Ông ta qua những người giúp việc, là chủ một nhà xuất bản lớn, ngoài ra ông ta còn năm mươi hai trạm vô tuyến địa phương đặt tại các thành phố lơn. Đấy là chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Ông ta đồng thời là người địa diện có uy tín trong giới thông tin đại chúng ở nước ngoài. Salentine mới bốn mươi tư tuổi, có dáng người gày và lịch sự, vầng trán cao, mái tóc màu bạch kiem, quăn theo kiểu các vị Hoàng đế La Mã lúc này rất hợp thời trang trong giới tí thức, nghệ sĩ và ở Hollywood. Về hình thức, trông ông thật hấp dẫn và rất trí thức. Ông là một người có uy tín nhất trên trường chính trị ở Hoa Kỳ. Không một nghị sĩ nào của Quốc hội, hoặc thượng nghị sĩ hoặc một nhân vật nào trong chính phủ khước từ lời gọi điện yêu cầu của ông. Tuy nhiên ông không thể thân thiết với Tổng thống Kennedy, vì Tổng thống cho rằng việc các phương tiện thông tin đại chúng có thái độ chống đối chương trình xã hội mới do chính phủ Kennedy đưa ra là chống đối đích thân Tổng thống.
Nhân vật thứ hai là Louis Inch, người chủ của những bất động sản lớn nhất tại những thành phố lớn của Hoa Kỳ. Chưa từng thấy một cá nhân hoặc công ty nào có nhiều nhà chọc trời như ông ta. Tuy mới bốn chục tuổi, ông ta đã thấy rõ tầm quan trọng của những ngôi nàh chọc trời. Ông ta đã đưa giá thuê nhà ở New York, Chicago và Los Angeles lên cao đến mức không thể chấp nhận được đối với các gia đình bình thường, do đó chỉ những gia đình có hoặc giàu sụ mới được sống thoải mái tại các thành phố đó.
Nhân vật thứ ba là Martin Mutford, tuổi chừng sáu chục. Có lẽ ông ta là người mạnh nhất trong số bốn người vì ông ta kiểm soát được đồng tiền lưu thông trên lĩnh vực khác nhau. Là một người còn trẻ, ông ta được Oracle đỡ đầu và tiếp thụ nhuần nhuyễn các bài học của thầy. Ông ta đã kể bao câu chuyện về Oracle, giọng đầy ngưỡng mộ, trước đám thính giả say mê ở Câu lạc bộ Socrates.
Sự nghiệp của Mutford phát triển trên con đường đầu tư vào nhà băng và đã có những kết quả chói ngời ngay từ những bước đi đầu tiên, có thể nhờ ảnh hưởng của Oracle hoặc như ông ta tuyên bố, nhờ đã loại trừ được vận rủi. Còn trẻ, nên ông ta rất háo tình, như ông ta vẫn thường nói vậy. Điều làm ông ta ngạc nhiên nhất là mấy đức ông chồng của dăm bà vợ trẻ bị ông ta quyến rũ đã đến tìm ông ta không phải để đánh ghen đòi trả thù mà là để đòi vay nợ nhà băng. Họ e lệ mỉm cười và trông rất khôi hài. Theo bản năng, ông ta đã dùng những khoản tiền dùng để cho vay của chính bản thân mình đưa họ mà ông ta biết rằng họ sẽ chẳng bao giờ hoàn lại. Hồi đó, ông ta không biết rằng các doanh nghiệp nhỏ muốn vay tiền chính thức của nhà băng thì phải có quà và tiền lót tay. Nhiều người đổ xô tới vay tiền nhà băng, do đó, muốn được vay thì phải lót tay cho nhân viên nhà băng. Tất nhiên là Mutford đã phải trả lời biết bao cuộc phỏng vấn, bồi hoàn trả nhà băng vài trăm ngàn đô la trước khi chuyển sang ngạch khác và thành phố khác. Dạo ấy ông ta nghĩ rằng số mình không gặp may, nhưng sau này ông ta mới biết rằng do chẳng qua là đã bị sếp khiển trách.
Nhờ những bài học sai lầm hồi trẻ, Mutford đã trưởng thành. Ba chục năm sau Mutford gia nhập Câu lạc bộ Socrates và là nhà tài chính có uy tín lớn nhất ở Hoa Kỳ. Ông ta là chủ tịch một nhà băng lớn và nắm trong tay nhiều kênh vô tuyến. Ông ta và bè bạn đã kiểm soát nền công nghiệp sản xuất ô tô rộng lớn và ngành du lịch bằng đường hàng không. Ông ta sử dụng đồng tiền như nhện bủa lưới. Như ba nhân vật kia, ông đã
nắm
một số nghị sĩ Quốc hội và Thượng nghị viện.
Bốn người ngồi quanh chiếc bàn tròn trong căn lều sang trọng dựng ngay bên ngoài sân ten nít, Greenwell lên tiếng nói:
- Các bạn nghĩ sao về quyết định của Tổng thống?
Mutford đáp:
- Bọn chúng đã có hành động như vậy với con gái ông ta thật quá tệ. Nhưng phá hủy năm chục tỷ đô la của cải vật chất thì không thể chấp nhận được.
Một người phục vụ mang tới các đồ uống họ gọi.
Salentine trầm ngâm nói:
- Nếu ông ta bỏ qua được chuyện này, người dân Hoa Kỳ sẽ coi ông ta đúng là một vị anh hùng. Ông ta sẽ được bầu lại với số phiếu lớn.
Greenwell lên tiếng:
- Các anh đừng quên rằng văn phòng Tổng thống Hoa Kỳ có thể là một mối nguy lớn đối với quá trình dân chủ hóa.
Salentine nói:
- Chuyện vô lý! Các văn phòng khác của chính phủ sẽ ngăn ông ta có quyết định cá nhân như vậy. Quân đội do bị vây hàm trong vòng tăm tối, sẽ không cho phép làm vậy, trừ phi có lý, bác cũng biết rõ điều đó, bác George.
Greenwell đáp:
- Quả đúng thế. Trong thời bình thường thôi. Nhưng cứ nhìn Lincoln mà ngẫm, trong cuộc nội chiến, ông ta đã thực sự đình lệnh định quyền giam giữ và quyền tự do công dân: cứ nhìn Franklin Roosevelt mà ngẫm, ông ta đã xô chúng ta vào cuộc Thế chiến thứ hai. Cứ nhìn những quyền lực của cá nhân Tổng thống mà ngẫm. Ông ta có quyền được tuyệt đối miễn thứ bất kỳ mọi tội. Đấy là quyền lực của một ông vua. Các anh có biết quyền bính trong tay như vậy thì có thể làm gì không? Có thể tạo dụng quanh mình một lòng trung thành tới mức nào không? Ông ta có những quyền hạn vô biên nếu không có một Quốc hội đủ mạnh để kiềm chế ông ta. Cũng may mà chúng ta có một Quốc hội như vậy. Chúng ta cần phải nhìn thẳng về phái trước, chúng ta cần phải nhắc nhở bên hành pháp để họ trở thành những người đại diện thích đáng do nhân dan đã bầu lên.
Salentin bảo:
- với phương tiện vô tuyến và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Kennedy không thể tồn tại quá một gnày một khi ông ta định độc tài giải quyết bất kỳ vấn đề gì. Ông ta không thể có cách lựa chọn đó. Tín ngưỡng mạnh nhất ở Hoa Kỳ ngày nay là tín điều về quyền tự do cá nhân. – Salentine ngừng lời một lát rồi nói tiếp. – Như bác đã biết quá rõ đấy, bác đã chịu bao khốn khổ về cái vụ cấm vận bỉ ổi đối với bọn Nga.
Greenwell dặn luôn:
- Anh không nắm được vấn đề rồi. Một Tổng thống liều lĩnh có thể vượt qua những trở ngại đó. Và Kennedy rất liều lĩnh trong cuộc khủng hoảng này.
Louis khó chịu nói:
- Bác định thuyết phục chúng tôi tập hợp lại trong trận tuyến chống lại tối hậu thư của Kennedy gửi Sherhaben? Riêng cá nhân tôi nghĩ rằng đây là vấn đề đại sự nên ông ta phải tỏ ra cứng rắn. Phải dùng sức mạnh, sức ép, đối với chính phủ cũng như với nhân dân.
Ngay thuở ban đầu mới bước chân trên con đường làm ăn của mình, Louis đã sử dụng chiến thuật gây sức ép với người thuê nhà khi muốn giải tỏa các cao ốc để xây dựng lại. Gã đã cắt hơi đốt, cắt nước. Gã đã dùng trăm phương ngàn kế dồn hàng ngàn người vào cảnh sống thiếu thốn khốn khổ. Gã đã
khoanh
một số vùng phụ cận, thuê người da đen tống người da trắng ra khỏi nhà của họ, đút lót mấy quan chức trong chính phủ và ở thành phố. Gã rất hiểu điều mình đang nói. Thắng lợi được xây đắp trên cơ sở biết cách gây sức ép.
Greenwell bảo:
- Anh cũng không nắm được vấn đề nốt. Một tiếng nữa ta sẽ có cuộc trao đổi bằng điện thoại màn hình với Bert Audick. Mong các anh bỏ qua cho tôi đã không trao đổi trước về chuyện này, chẳng là tôi thấy quá gấp không thể đợi được, các sự kiện cứ nối tiếp diễn ra thật khẩn cấp. Nhưng Bert Audick là người phải chịu tổn thất năm chục tỷ đô la, nên ông ta vô cùng quan tâm đến vụ này. Nhìn người mà ngẫm đến thân thì vẫn tốt hơn. Nếu Tổng thống làm được chuyện đó với Audick. Ông ta có thể áp dụng được với ta.
- Tâm trí Kennedy bị rối loạn rồi. – Mutford trầm ngâm nói.
Salentine bảo:
- Chúng ta nên thỏa luận nhất trí với nhau trước khi trao đổi với Audick. – Audick cũng thực sự bị rối loạn tâm trí nên mới lao vào ôm giữ dầu mỏ. – Louis nói. Louis luôn cảm thấy, về mặt nào đó, quyền lợi của dầu mỏ xung đột với quyền lợi về bất động sản.
- Ta nhờ Audick trình với ông ta những suy nghĩ đúng mực nhất của chúng ta. – Greenwell bảo.
Bốn người tụ tập tại trung tâm liên lạc của Câu lạc bộ Socrates đúng lúc hình ảnh Bert Audick hiện trên màn hình. Ông ta mỉm cười chào họ nhưng mặt ông ta đỏ ửng, có thể màu chưa được chỉnh, cũng có thể ông ta đang trong cơn thịnh nộ. Audick lên tiếng nói giọng bình tĩnh:
- Tôi chuẩn bị đi Sherhaben. Có thể đây là chuyến đi sang ngó lại lần cuối cùng khoản tiền năm chục tỷ đô la của tôi.
Người trong phòng có thể trò chuyện với Audick giống như ông ta đang ở trước mặt họ, đồng thời Audick cũng nhìnt hấy rõ họ. Họ cố giữ vẻ mặt cũng như giọng nói thật đĩnh đạc.
- Anh đi thật à? – Louis hỏi.
- Đúng. – Audick đáp. – Quốc vương với tôi là chỗ bè bạn thân thiết và đây là một tình huống thật đau lòng. Nếu đích thân tôi sang đấy, tôi có thể giải quyết được nhiều vấn đề thuận lợi cho đất nước ta.
- Theo nguồn tin các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp cho tôi thì Quốc hội và Thượng nghị viện đang cố phủ quyết quyết định của Tổng thống. Liệu có ổn không? – Salentine hỏi.
Hình ảnh Audick mỉm cười với họ:
- Không những ổn mà còn có thể nói gần như chắc chắn là như vậy. Tôi đã trao đổi với các thành viên trong chính phủ. Họ hứa rằng sẽ tàm thời để Tổng thống nghỉ việc một thời gian vì lý do thù hận cá nhân có thể gây sự bất ổn định về tinh thần. Căn cứ vào điều bổ sung trong Hiến pháp, điều đó là hợp lệ. Chỉ đợi có chữ ký của chính phủ và Phó Tổng thống ào bản kiến nghị thì Quốc hội sẽ thông qua. Thậm chí chỉ cần trì hoãn vụ này được ba mươi ngày thì chúng ta có thể đình ngay việc phá hủy Dak. Còn tôi, tôi xin đảm bảo rằng các cont in sẽ được thả ngay sau khi tôi tới Sherhaben. Nhưng theo tôi, các anh nên ủng hộ Quốc hội trong việc điều Tổng thống. Các anh có nền dân chủ của Hoa Kỳ hỗ trợ, còn tôi có kho dự trữ dầu mỏ của tôi. Tất cả chúng ta đều biết rõ rằng một ai khác chứ không phải con gái ông ta bị giết thì chẳng bao giờ ông ta lựa cách hành động đó.
Greenwell lên tiếng:
- Anh Bert, này, cả bốn người chúng tôi vừa cùng nhau trao đổi về vấn đề này và nhất trí đồng lòng hỗ trợ anh và Quốc hội, đấy là nghĩa vụ của chúng tôi.
Chúng tôi sẽ gọi điện tới những nơi cần thiết và cùng nhau hợp lực. Nhưng Lawrence Salentine có một số ý kiến hơi ngược chút xíu, anh ta muốn nói cho rõ.
Khuôn mặt Audick trên màn ảnh cau lại vì tức giận và phẫn nộ.
- Anh Lawrence này, bây giờ không phải là lúc các phương tiện thông tin đại chúng nằm trong tay anh đứng trung lập nữa, anh tin tôi đi. Nếu Kennedy bắt tôi phải trả giá năm chục tỷ đô la, rất có thể một ngày nào đó các trạm phát sóng vô tuyến của anh sẽ không được phép phát sóng, lúc đó tự anh đi mà gỡ lấy. Tôi không nhắc tay động chân giúp anh đâu.
Greenwell co rúm người khi nghe Audick trả lời thôi bạo và đốp chát như vậy. Louis Mutford mỉm cười. Salentine không để lộ cảm xúc gì. Ông ta bình tĩnh đáp, giọng thành thật:
- Anh Bert này, tôi sẽ đi cùng anh tới cùng trời cuối đất, chuyện đó khỏi phải nghi ngờ rồi. Tôi cho rằng một người độc đoán quyết định thiêu hủy năm chục tỷ đô la để làm tăng thêm sức mạnh cho lời răn đe của mình quả là một người bị rối loạn tâm trí và không phù hợp với một vị đứng đầu Nhà nước Hoa Kỳ. Tôi cam đoan với anh rằng tôi đi theo anh. Các thông tin đại chúng qua sóng vô tuyến sẽ cắt giảm chương trình thường đã quy định để đưa tin thông báo rằng Tổng thống Kennedy bị bệnh tâm thần, cơn choáng sau khi nghe tin con gái bị giết chết đã tạm thời gây rối loạn lý trí của ông ta. tin đó chuẩn bị sẵn cho Quốc hội. Nhưng điều này đụng tới lĩnh vực chuyên môn tôi hơi thông thạo hơn chút đỉnh. Quyết định của Tổng thống sẽ được người dân Hoa Kỳ ủng hộ, một phản ứng tự nhiên của dân chúng trước mọi việc làm của một cường quốc. Nếu Tổng thống thành công trong vụ này và đưa được con tin về, ông ta sẽ điều hành được mọi công việc bầu cử và bỏ phiếu. Kennedy là một người thông minh và có nghị lực, nếu ông ta đặt được một chân vào cửa, ông ta có thể xô bạt Quốc hội – Salentine ngừng lời một lát, cố gắng rất thận trọng lời ăn tiếng nói – Nhưng nếu những lời đe dọa của ông ta thatá bại; con tin bị giết, vấn đề không được giải quyết, thì hết đời Kennedy về quyền lực chính trị.
Bert Audick hơi nao núng khi nghe những lời vừa nói. Ông ta nói, giọng cực kỳ nghiêm chỉnh:
- Chúng ta không khăng khăng gữ ý của mình. Nếu sự việc xoay chuyển quá đà như vậy, các con tin phải được cứu thoát, đất nước chúng ta phải chiến thắng. Hơn nữa, năm chục tỷ đô la sẽ sẵn sàng tiêu tan. Không một người Hoa Kỳ chân chính nào muốn chiến dịch của Kennedy bị thất bại. Họ có thể không thích một chiến dịch với hành động quyết liệt tới mức đó, nhưng một khi nó mở đầu, chúng ta cần phải đưa nó đến thắng lợi.
- Tôi tán thành Selentin nói, tuy thâm tâm không nghĩ vậy. – Tôi hòan toàn tán thành. Tôi còn motọ vấn đề nữa. Một khi Tổng thống nhận rõ mối nguy từ phía Quốc hội, việc trước hết ông ta sẽ làm là lên vô tuyến phát biểu trước toàn thể nhân dân trong nước. Thiếu sót của Kennedy dù thế nào did nữa, ông ta như người có ma lực. Một khi Tổng thống trình bày cảnh ngộ của ông ta trên màn ảnh vô tuyến. Quốc hội sẽ gặp bao sóng gió nổi lên trên đất nước này. Nếu Quốc hội hạ bệ Kennedy trong ba chục ngày thì sẽ xảy ra chuyện gì? Như vậy rất có thể Tổng thống đã dự đóan đúng rằng mục đích của bọn bắt cóc máy bay là muốn gạt ông ta ra ngoài lệ, gạt ông ta ra khỏi mọi cuộc đấu, - Salentine lại gnưng flời, cố thận trọng hơn, rồi nói tiếp: - Sau đó, Kennedy trở thành người hùng tầm cỡ lớn hơn nữa trước con mắt mọi người. Kịch bản hay nhất của chúng ta là để mặc ông ta đơn thương độc mã, thắng hay bại cũng kệ. Áp dụng phương sách đó sẽ loại bỏ được mối nguy lâu dài đe dọa cơ cấu chính trị của đất nước này. Đấy có thể là cách tốt nhất.
- Nếu vậy tôi mất đứt năm chục tỷ đô la, đúng không? – Bert Audick hỏi. Khuông mặt ông ta trên màn ảnh đỏ ửng vì tức giận. Lần này thì không thể nhầm với màu sắc chưa chỉnh chính xác.
Mutford liền can ông ta:
- Đấy là một khoản tiền cự lớn, nhưng đấy chưa phải ngày tận thế của thế giới.
Bộ mặt của Bert Audick trên màn ảnh đỏ bừng lên. Salentine thầm nghĩ chắc là do màu chỉnh chưa chuẩn vì người đang sống không thể có nước da màu đỏ đến mức đó. Giọng Audick nổi lên, vang khắp phòng.
- Đồ khốn kiếp, Mutford, người là đồ khốn kiếp! Còn vượt quá năm chục tỷ đô la đấy! Khi ta xây dựng lại Dak thfi hỏi thiệt hại về lợi tức sẽ là bao nhiêu? Liệu các nhà băng của anh có cho tôi vay tiền không lấy lãi không? Anh sẽ vớ bẫm số tiền mặt còn lớn hơn cả Bộ Tài chính Hoa Kỳ, nhưng liệu anh có cho tôi một khoản tiền năm chục tỷ đô la không? Cái thứ đồ chết tiệt nhà anh!
Greenwell vội can:
- Bert, anh Bert, chúng ta cùng chèo chống với anh mà. Chẳng qua anh Salentine muốn nêu để anh rõ một số cách giải quyết mà do các sự kiện diễn ra quá dồn dập có thể anh chưa nghĩ tới thôi. Dù có cố gắng thế nào đi nữa chúng ta cũng chẳng thể ngăn giữ Quốc hội được. Quốc hội không để bên hành pháp lấn át. Thôi, bây giờ chúng ta còn có việc phải giải quyết, ta coi như trao đổi thế tạm đủ rồi nhé!
Salentine mỉm cười và bảo:
- Anh Bert này, sau đây ba tiếng đồng hồ nữa, vô tuyến sẽ thông báo tình trạng tâm thần của Tổng thống. Các hệ thống khác sẽ đưa lại thông báo của ta. Anh gọi điện cho tôi và cho biết ý anh nghĩ thế nào, biết đâu anh có thể có những kế hoạch hành động nào đó. Còn một điều này nữa, nếu Quốc hội bỏ phiếu cách chức Tổng thống trước khi ông ta kịp phát biểu trên vô tuyến, các hệ thống phát sóng sẽ không dành thời gian cho ông ta với lý do bị tâm thần và không còn là Tổng thống nữa.
- Cứ vậy mà tiến hành – Audick nói, lúc này da mặt ông ta đã lấy lại màu sắc tự nhiên. Và cuộc trao đổi qua điện thoại hiện hình đã được kết thúc trong những lời chào tạm biệt lịch sử.
Salentin lên tiếng bảo:
- Thưa các quý vị, theo tôi, tất cả chúng ta sẽ dùng máy bay của tôi bay về Washington. Tôi thấy ta nên đến thăm ông bạn già Oliver Oliphant của chúng ta.
Mutford mỉm cười:
- Oracle, vị cố vấn dầy kinh nghiệm của tôi. Ông ta sẽ giải đáp giúp chúng ta một số vấn đề.
Chưa đầy một tiếng đồng hồ sau, họ đã lên đường về Washington.
Sharif Waleed, đại sứ Sherhaben được mời tới gặp Tổng thống Kennedy. CIA đã cho ông ta coi cuốn băng video quay Yabril đang cùng ăn tối với Quốc vương của Sherhaben tại cung của Quốc vương. Viên đại sứ thực sự bị choáng váng. Tại sao Quốc vương của ông ta lại có thể dính líu vào motọ vụ nguy hiểm như vụ này? Sherhaben là một nước nhỏ, một nước nhã nhăn, yêu chuộng hòa bình, nhận thức rất rõ mình là một nước không mạnh về quân sự.
Cuộc gặp mặt diễn ra tại Oval Office cùng với sự hiện diện của Bert Audick. Cùng dự với Tổng thống có Arthur Wix, cố vấn An ninh quốc gia, và Eugene Dazzy, trưởng Ban tham mưu.
Sau thủ tục giới thiệu, đại sứ Sherhaben trình với Kennedy:
- thưa ông Tổng thống kính mến, mong ông hãy tin rằng tôi không biết chuyện này. Nhưng tôi cần phải thưa với ông một điều mà tôi thực sự tin tưởng. Quốc vương không bao giờ tán thành việc làm tổn hại tiểu thư con gái ông.
Francis Kennedy nói, giọng trang nghiêm:
- Tôi hy vọng rằng những điều ông vừa nói là sự thật, vì nếu vậy ông ấy sẽ tán thành sự đề xuất của tôi.
Viên đại sứ lắng nghe mà trong lòng thấy lo sợ cho bản thân hơn là cho chính trị. Ông ta được đào tạo tại một trường đại học Hoa Kỳ và là người khâm phục lối sống Hoa Kỳ. Ông ta thích các món ăn Hoa Kỳ, thích uống rượu Hoa Kỳ, phụ nữ Hoa Kỳ và sự nổi loạn của họ trước ách ràng buộc của đàn ông. Ông ta thích âm nhạc và phim ảnh Mỹ. Ông ta quyên cúng tiền bạc cho mọi con buôn chính trị và thăng quan tiến chức nhờ vào sự giàu có của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông ta là một nhà chuyên môn có tài về giàu mỏ và bạn của Bert Audick.
Lúc này ông đại sứ tuyệt vọng về nỗi bất hạnh của bản thana chứ chẳng mảy may lo cho Sherhaben và Quốc vương của ông ta, ông ta lo cho túi tiền của mình. CIA mà mở các dịch lật đổ Quốc vương thì ông ta sẽ bị thiệt hại lớn. Do đó ông ta choáng váng trước những lời tuyên bố rành rọt của Kennedy.
- Ông cần nghe cho rõ vấn đề này. Ba tiếng đồng hồ nữa ông sẽ bay về Sherhaben mang thông điệp của tôi trao tận tay Quốc vương ông. Ông Bert Audick, người ông biết rất rõ và ông Arthur Wix, cố vấn An ninh quốc gia của tôi sẽ cùng đi với ông. Đây là bức thông điệp. Sau đây hai mươi tư tiếng đồng hồ, khu công nghiệp dầu mỏ Dak sẽ bị phá hủy.
Viên đại sứ hoảng sợ líu cả lưỡi không nói được nên lời.
Kennedy phán tiếp:
- Phải thả ngay các con tin và trao tên khủng bố Yabril cho chúng tôi. Còn sống. Nếu Quốc vương không thực hiện yêu cầu này, Sherhaben coi như sẽ không còn tồn tại.
Ánh mắt viên đại sứ đờ ra. Kennedy cho rằng ông ta có điều gì đó chưa rõ. Tổng thống ngừng lời một lát, rồi nói tiếp:
- Tất cả những điều tôi vừa nói đến nêu rõ trong thông điệp ông sẽ trình với Quốc vương ông.
- Thưa ông Tổng thống, xin lỗi, vừa nói ông có nói đến chuyện phá hủy Dak thì phải? – Viên đại sứ Waleeb bàng hoàng hỏi.
Kennedy trả lời luôn:
- Đúng vậy. Quốc vương ông sẽ tin những lời răn đe của tôi, chừng nào ông ta tận mắt thấy trung tâm công nghiệp dầu mỏ Dak trở thành những đống tro tàn. Để tôi nhắc lại ông nghe cho rõ: Phải thả ngay các con tin, Yabril phải đầu hàng và phải đảm bảo để hắn không tự sát.
Không thương lượng gì hết cả.
Viên đại sứ lên tiếng, giọng hoài nghi.
- Ông không thể dọa phá hủy một đất nước tự do, dù bé nhỏ tới đâu cũng vậy. Và nếu ông phá hủy Dak, ông tự phá hủy năm chục tỷ đô la tiền bạc đầu tư của Hoa Kỳ.
- Đúng vậy. – Kennedy đáp. – Hãy đợi đấy! Ông nên trao đổi với Quốc vương ông hiểu rõ rằng ý kiến của tôi là bất di bất dịch, đấy là chức năng của ông. Ông, ông Audick và ông Wix sẽ dùng một máy bay riêng của tôi. Hai chiếc khác sẽ bay cùng các ông. Một chiếc sẽ chở các con tin và thi hài con gái tôi về đây. Chiếc kia giải Yabril.
Viên đại sứ không nói được nên lời, đầu óc không còn tỉnh táo. Đây đúng là một cơn ác mộng. Ông Tổng thống đã điên rồi.
Khi còn lại một mình với Bert Audick, Audick bảo ông ta, giọng quyết liệt:
- Gã con hoang này nói sao làm vậy đấy, nhưng ta có con bài chơi lại gã. Lên máy bay ta sẽ lật ngửa bài anh thấy.
Eugene Dazzy đang ngồi ghi chép tại phòng Oval Office.
Franics Kennedy hỏi:
- Anh đã chuẩn bị xong các văn kiện để trao cho văn phòng đại sứ và gửi theo máy bay chưa?
Dazzy đáp:
- Chúng tôi đã sửa lại chút ít. Xóa sạch Dak kể cũng đã căng rồi, nhưng trên giấy trắng mực đen ta không thể tuyên bố là sẽ tiêu diệt toàn bộ đất nước Sherhaben. Nhưng tại sao anh cử Wix sang đấy?
Kennedy mỉm cười và bảo:
- Khi thấy tôi cử viên cố vấn An ninh quốc gia của tôi sang Quốc vương sẽ thấy rõ rằng tôi rất nghiêm chỉnh. Và Wix sẽ truyền đạt thành lời thông điệp của tôi.
- The anh thế có ổn không? Dazzy hỏi.
- Anh ta sẽ nằm mai phục ở Dak cho tới khi nó bị đánh sập. – Kennedy nói. – Tất nhiên là ổn thôi, trừ phi anh ta bị điên.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Đời Tổng Thống K. Thứ Tư.