Chương 373: Lời hồi đáp của ủy ban nobel


Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ thông tin thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ nước Z - Viện sĩ Nhạc Thủ Hoa bị tạm đình chỉ 8công tác để điều tra. Nguyên Phó Viện trưởng, Giáo sư Trần Đại Quang tạm thời thay thế chức vụ Viện trưởng. Tất cả nhân viên nghiên cứu khoa 3học của phòng Nghiên cứu Hệ điều hành bị xử phạt ở một mức độ nhất định vì tội giấu giếm không khai báo sự việc, nhưng may là không bị đuổi v9iệc. Tuy nhiên kinh phí nghiên cứu của bọn họ đã hết sạch, trong khi bọn họ nhất định phải nộp kết quả nghiên cứu cho nhà nước, vì vậy ai nấy6 trong phòng nghiên cứu đều lộ rõ vẻ mặt lo lắng ảm đạm.

Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật con chip thì ngược lại, bởi vì ngân sách nghiên cứ5u khoa học về tay một cách thuận lợi, các loại thí nghiệm đều được đưa vào nhật trình, hơn nữa Tô Hòa còn đích thân chỉ đạo giải quyết các vấn đề khó khăn liên quan nên hầu như ngày nào cũng có thành quả nghiên cứu mới, thỉnh thoảng trong phòng nghiên cứu lại vang lên từng đợt reo hò phấn khích.

...
Chỉ có người của Ủy ban Nobel hiểu rõ, nếu lần này hủy bỏ Giải Hòa bình của Tô Hòa vì nghi vấn của bên ngoài, uy tín của Giải Nobel chắc chắn sẽ tuột dốc không phanh, nói không chừng sau này sẽ có nhiều người khoa tay múa chân với việc bình chọn Giải Nobel hơn nữa, đến lúc đó nguyên tắc
công bằng, công chính
của Giải Nobel sẽ biến thành trò cười.
Hơn nữa, thành tựu của Tô Hòa rõ như ban ngày, cho dù một số chính khách của các nước đang âm thầm xúi bẩy cũng không thể che giấu công lao và thành tích của cô đối với toàn xã hội loài người. Vì thế cho nên, dù người dân trên toàn thế giới đều đang phản đối, người của Ủy ban Nobel cũng trao Giải Hòa bình cho Tô Hòa. Biết đâu nhờ sự kiên trì trong năm nay, sự kiện này sẽ trở thành câu chuyện được người người ca tụng trên toàn thế giới.
Có phóng viên không nhịn được bèn đứng dậy đặt câu hỏi:
Theo tôi biết thì Giải Nobel Hòa bình là giải thưởng thúc đẩy tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, trao tặng cho người cố gắng nhất hoặc có cống hiến to lớn nhất trong công cuộc tuyên truyền cho các tổ chức hiệp hội vì hòa bình. Không ai có thể phủ định công lao của Bách Dịch Tiêu do bà Tô Hòa người nước Z nghiên cứu ra, nhưng người của Ủy ban Nobel có từng suy xét tới vấn đề giải thưởng thích hợp nhất với bà Tô Hòa không phải Giải Hòa bình mà là giải Y học hay không?

Ở một nơi khác, phong trào phản đối Giải Nobel Hòa bình trên toàn thế giới càng lúc càng lên cao trào, người của Ủy ban Nobel bắt buộc phải trực tiếp đứng ra trả lời vấn đề này.
Trong cuộc gặp gỡ phóng viên truyền thông, người phụ trách Ủy ban Nobel đã phát biểu như sau:

Năm 1980 là một năm đáng để nhân dân toàn thế giới khắc ghi trong lòng. Trong một năm này, dịch bệnh Parshall điên cuồng tàn phá loài người, con dân của Thượng Đế phải gánh chịu sự giày vò và đe dọa của dịch bệnh một cách nghiêm trọng, bệnh tình nguy kịch và tử vong đã chẳng còn xa lạ. Vào lúc cả thế giới bó tay bất lực trước dịch bệnh Parshall, Trưởng khoa Y Thanh Đại là bà Tô Hòa đã dẫn dắt đoàn đội của mình tiên phong nghiên cứu ra thuốc có thể phòng chống dịch bệnh Parshall, có cống hiến to lớn cho xã hội loài người.


Tính mạng con người vô cùng cao quý và vô giá. Mọi người đều biết trước khi có Bách Dịch Tiêu, khả năng chữa khỏi cho người bị nhiễm dịch bệnh Parshall gần như bằng không, hơn nữa dịch bệnh Parshall lây lan cực kỳ kinh khủng, chúng ta hoàn toàn không thể tưởng tượng nổi. Nếu bà Tô Hòa không nghiên cứu ra Bách Dịch Tiêu, vậy thì trên thế giới sẽ có vô số người chết vì nhiễm dịch bệnh Parshall. Ít nhất là theo tình hình hiện tại, trên thế giới có rất nhiều người đang nghiên cứu dịch bệnh Parshall nhưng không có mấy ai nghiên cứu ra thành quả thực tiễn. Giáo sư Tô Hòa hoàn toàn xứng đáng nhận giải Hòa bình.


Ngoài ra, tôi xin đính chính một việc. Nguyên tắc bình chọn giải Nobel là: Ủy ban Nobel chỉ công bố người đoạt giải cuối cùng chứ không công khai danh sách đề cử, hơn nữa còn đặt thời hạn bảo mật năm mươi năm. Nói cách khác, danh hiệu
người được đề cử duy nhất
được công bố trên Stockholm News chỉ là một lỗi sai đẹp đẽ, danh hiệu chính xác phải là
Người đoạt giải Nobel Hòa bình
mới đúng.


Từ trước tới nay, việc bình chọn giải thưởng Nobel đều theo nguyên tắc
công bằng, công chính, không công khai
. Ngoài những người có cống hiến không thể nghi ngờ đối với toàn nhân loại ra, tất cả những hạn ngạch đoạt giải khác đều được quyết định sau khi những người đề cử của từng hạng mục Giải Nobel cùng bỏ phiếu bình chọn. Mỗi năm có khoảng một nghìn đến hai nghìn người đề cử, những người này được đề cử bởi rất nhiều người giới thiệu, trong đó có người từng đoạt Giải Nobel, có người là thành viên ủy ban bình chọn Giải Nobel, cũng có người là giáo sư đại học có uy tín trong giới, giáo sư được ủy ban bình chọn Giải Nobel đặc biệt mời đến, cùng với chủ tịch hội liên hiệp nhà văn các nước, các tổ chức và hội đồng quốc tế... Chúng tôi đã cố gắng hết sức để đảm bảo uy tín và sự công bằng của Giải Nobel.


Gần đây có tin đồn quá trình bình chọn Giải Nobel Hòa bình có mờ ám. Tại đây, tôi xin trịnh trọng bác bỏ tin đồn này. Từ trước tới nay, chính phủ Thụy Điển và chính phủ Na Uy chưa từng làm bất cứ chuyện gì can thiệp vào việc bình chọn Giải Nobel, và họ cũng không có quyền can thiệp vào việc bình chọn Giải Nobel.

Các phóng viên được mời đến tham gia cuộc họp báo đưa mắt nhìn nhau, có đánh chết bọn họ cũng không ngờ người của Ủy ban Nobel lại kiên quyết như vậy, dù phải đối mặt với toàn thế giới cũng khăng khăng muốn Tô Hòa nhận giải.
Có không ít người thầm nghĩ có phải người của Ủy ban Nobel điên rồi không.

40% công dân Thụy Điển và Na Uy nhiễm dịch bệnh Parshall; trong số 6,5 tỷ dân số thế giới có tới 2,7 tỷ người nhiễm dịch bệnh Parshall. Trước khi thuốc Bách Dịch Tiêu của bà Tô Hòa ra đời, tỉ lệ tử vong vì dịch bệnh Parshall lên tới 99, 993%. Sau khi Bách Dịch Tiêu xuất hiện, tỉ lệ tử vong đã giảm xuống còn 17,659%. Do có rất nhiều cơ quan chính phủ không hành động, nếu không thì tỉ lệ tử vong chắc chắn còn thấp hơn.


Năm dịch bệnh Parshall bùng nổ này là một năm ác mộng đối với toàn nhân loại. Vào thời điểm khó khăn nguy hiểm ấy, bằng trí tuệ và học thức của mình, Giáo sư Tô đã đứng ra cứu vớt toàn nhân loại. Vì lẽ đó, bà hoàn toàn xứng đáng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình này.


Tôi biết có rất nhiều người còn ôm mối nghi ngờ với giá cả của Bách Dịch Tiêu, nhưng Ủy ban Nobel chúng tôi rất tin tưởng bà Tô Hòa người nước Z. Tất cả các loại thuốc đều có chi phí sản xuất, không thể bịa đặt vô căn cứ. Huống hồ bà Tô Hòa đã nói rõ, trong Bách Dịch Tiêu cần dùng một loại dược liệu quý hiếm. Loại thuốc có thể cứu mạng biết bao người, chi phí cao không phải chuyện gì khó hiểu.

Các phóng viên khác cũng gật đầu phụ họa. Tuy đều là Giải Nobel, nhưng so với Giải Hòa bình nhiều năm không trao tặng vì không có ứng cử viên xứng đáng thì Giải Nobel Y học có địa vị và tầm ảnh hưởng quốc tế thấp hơn nhiều. Dù sao Giải Nobel Y học chỉ nằm trong lĩnh vực y học, còn Giải Nobel Hòa bình thì không có giới hạn.

Người phụ trách Ủy ban Nobel nở nụ cười thần bí:
Câu hỏi của quý ngài rất hay. Có lẽ đây cũng là thắc mắc trong lòng rất nhiều người. Vậy thì bây giờ tôi sẽ trả lời ngay.


Ông ta lấy một tấm thẻ nhỏ từ trong túi áo ra rồi đọc rất trịnh trọng:
Bà Tô Hòa đến từ nước Z không chỉ đoạt Giải Nobel Hòa bình năm nay mà còn đoạt Giải Nobel Y học năm nay. Tuy nhiên, Giải Nobel Y học không phải trao cho bà Tô Hòa với danh nghĩa cá nhân mà sẽ trao tặng cho nhóm nghiên cứu Thanh Đại nước Z của bà Tô Hòa, mong bà Tô Hòa mau chóng nộp danh sách nhóm nghiên cứu.


Tất cả các phóng viên đang ngồi đây đều đơ tập thể!
Nhấn Open Chap để đọc truyện. Nếu không thấy nội dung tải lại trang và nhấn lại.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Dược Sư Trùng Sinh Năm 1979.