Chương 421: Quan điểm chữa trị đúng đắn
-
Dược Sư Trùng Sinh Năm 1979
- Thủy Trường Đông
- 1314 chữ
- 2022-02-06 07:13:52
Tô Hòa thấy viện trưởng không hiểu bèn giải thích tiếp:
Để tôi giải thích lại một lần nữa nhé! Lý luận Tây y và Đông y 8khác nhau. Tất nhiên là trong cùng điều kiện, tôi sẽ thiên về Đông y để chữa trị tận gốc. Nhưng đôi khi gặp phải ca bện3h cấp tính không thể điều trị chậm trễ thì phải khống chế tình hình bằng phương pháp Tây y trước, sau đó lại dùng thuốc9 Đông y từ từ điều trị. Dù là Tây y hay là Đông y, mục đích cuối cùng đều là chữa khỏi bệnh hoàn toàn, có thể nói là kh6ác đường cùng đích.
Nhưng tôi phải nhấn mạnh một điều, đó là không thể đánh đồng Tây y và thuốc tây, cũng khô5ng thể đánh đồng Đông y và thuốc đông y. Tuy nhiên, nhìn chung thì Đông y nhỉnh hơn Tây y, dù sao cơ thể con người là một hệ thống thay đổi không ngừng, nội tạng gân cốt trong cơ thể phối hợp chặt chẽ với nhau, như vậy mới khỏe mạnh được. Còn Tây y chỉ chữa trị dựa theo tình trạng bệnh biểu hiện ra bên ngoài, dù thế nào tôi cũng không tán thành quan điểm này.
Đông y liên tưởng cơ thể con người với công trình thủy lợi, chẳng trách hầu như ai cũng cảm thấy Đông y như Triết học!
Tô Hòa nói tiếp:
Đúng là trong chữa bệnh phù nề, Đông y tốt hơn Tây y. Thế nhưng trong chữa trị sốt cao, thuốc tây hạ sốt tốt hơn. Về mặt chữa trị bệnh tim mạch, nếu thân nhiệt quá cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của nội tạng, thậm chí tạo thành tổn thương không thể cứu vãn đối với cơ thể. Nếu chữa trị bằng phương pháp Đông y thì chỉ có thể châm cứu hạ sốt, sau đó uống thuốc cho ra mồ hôi. So với hiệu quả nhanh chóng của thuốc tây hạ sốt thì thật sự là hiệu quả của thuốc Đông y quá chậm. Bệnh tim mạch là bệnh cấp tính, một khi bệnh nhân phát bệnh phải uống thuốc tây có tác dụng mạnh để khống chế bệnh tình một cách nhanh chóng, ngoài ra không còn cách nào khác. Nếu cứ đợi chữa trị bằng thuốc Đông y thì sợ là bệnh nhân không sống nổi tới khi há miệng uống thuốc.
Trong tương lai, nếu thành lập Trung tâm nghiên cứu dược phẩm thì đây sẽ là nơi nghiên cứu các loại thuốc vô hại hoặc là có hại nhưng không đáng kể đối với cơ thể con người. Dù sử dụng phương pháp tổng hợp hóa học hay phương pháp chiết xuất vật lý để trích xuất thành phần có tác dụng chữa bệnh trong thuốc đều được, chỉ cần đảm bảo điều kiện tiên quyết là không phá vỡ sự cân bằng của các thành phần hữu hiệu. Chỉ có làm như vậy mới thật sự mang lại lợi ích cho người dân.
Viện trưởng Bệnh viện Nhân dân số một nghe Tô Hòa vừa nói vậy, hai mắt lập tức sáng lên. Ông thuận nước đẩy thuyền:
Cô có cần Bệnh viện Nhân dân số một chúng tôi phối hợp không? Bệnh viện chúng tôi có Khoa Điều chế thuốc, mặc dù thường ngày các bác sĩ trong khoa chỉ làm vài việc đơn giản nhưng thiết bị vẫn đầy đủ, hơn nữa các bác sĩ trong khoa đều là sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy. Nếu cô cần người hỗ trợ thì tôi có thể cho cô mượn người, chỉ cần cô...
Tôi lấy một ví dụ đơn giản nhé! Đôi khi cơ thể bị phù nề, nếu chữa trị bằng phương pháp Tây y thì hết phù nề là xong. Nhưng tôi tin viện trưởng cũng biết Tây y khó mà chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Còn nếu điều trị bằng phương pháp Đông y thì chỉ cần uống hai ba thang thuốc là khỏi luôn. Tại sao lại như vậy?
Viện trưởng mỉm cười đáp:
Tất nhiên là bởi vì Tây y trị phần ngọn, Đông y trị tận gốc.
Thấy viện trưởng trả lời lập lờ nước đôi như thế, Tô Hòa bật cười, lên tiếng giải thích:
Cơ thể người là một hệ thống hoàn chỉnh, giống như trời đất vậy! Làn da bị phù nề như đất đai gặp lũ, chúng ta muốn chống lũ thì cách tốt nhất là khơi thông sông ngòi, dẫn nước đến nơi thích hợp. Ngoài ra, nhất định phải tìm ra nguyên nhân gây lũ. Nếu do đập nước có lỗ hổng thì phải đắp lại đập, còn nếu vì cung cấp nước quá mức thì phải giảm bớt lượng nước cung cấp lại. Áp dụng lý luận này cho cơ thể con người cũng vậy, khơi thông sông ngòi chính là thoát nước lợi tiểu, còn hai biện pháp sau cùng là phải giải quyết vấn đề của thận và giảm lượng nước uống, rất là đơn giản, dễ hiểu!
Viện trưởng Bệnh viện Nhân dân số một ngu người luôn! Sao ông không thấy đơn giản dễ hiểu tí nào nhỉ?
Thuốc đông y và thuốc tây đều là thuốc, không nên phân loại thuốc theo thuốc đông y và thuốc tây mà nên căn cứ vào thuốc tốt hay thuốc rởm.
Dù là thuốc đông y hay thuốc tây, chỉ cần có thể chữa bệnh và không gây tổn hại lớn tới sức khỏe thì đều là thuốc tốt, có thể dùng khi chữa trị cho bệnh nhân. Ngược lại, những loại thuốc gây tổn hại nghiêm trọng hoặc tạo gánh nặng lớn tới cơ thể bệnh nhân đều là thuốc rởm, không thể dùng để chữa trị cho bệnh nhân. Ví dụ như thuốc kháng sinh trong Tây y, trừ tình huống khẩn cấp, nếu không chúng ta không nên dùng, bởi vì dùng lần nào sẽ có hại với bệnh nhân lần ấy.
Tô Hòa bất giác nhớ tới chuyện ngày trước nước L, nước C ngầm nâng giá một số loại thuốc, trong lòng bỗng thấy bùi ngùi:
Đa số thuốc tây đều có thành phần đã qua tinh chế và trích xuất, còn thuốc đông y chỉ cần xử lý đơn giản là có thể cho bệnh nhân dùng, vì vậy dược hiệu của thuốc đông y ôn hòa hơn nhiều. Nhưng nói chung, bất kể thuốc đông y hay là thuốc tây, nếu có thể chữa bệnh thì ắt có những thành phần hữu hiệu, mà các thành phần hữu hiệu lại có nguồn gốc từ thiên nhiên, cần gì phải phân biệt cao thấp tốt kém?
Trước đây tôi từng có một ý tưởng muốn thành lập Trung tâm nghiên cứu dược phẩm, áp dụng một số phương pháp sản xuất thuốc của các nước phương Tây để sản xuất thuốc đông y. Đúng là Bách Dịch Tiêu cực kỳ quan trọng, nhưng nó cũng được sản xuất theo công nghệ dây chuyền sản xuất thuốc tây. Đây là lần thử nghiệm của chúng ta nhưng thực tế đã chứng minh, lần thử nghiệm này hoàn toàn thành công.
Viện trưởng Bệnh viện Nhân dân số một cảm thấy hình như mình đã hiểu điểm cân bằng giữa Đông y và Tây y. Ông hỏi:
Vậy rốt cuộc chúng ta nên dùng thuốc tây hay thuốc đông y khi chữa trị cho bệnh nhân?
Tô Hòa vừa nghe câu hỏi này là biết ngay viện trưởng vẫn chưa hiểu nên đành phải giảng giải rõ ràng.
Trong đầu Tô Hòa vang lên tiếng còi báo động, cô nhìn viện trưởng với vẻ mặt đầy cảnh giác, đồng thời hỏi:
Chỉ cần cái gì?
Nhấn Open Chap để đọc truyện. Nếu không thấy nội dung tải lại trang và nhấn lại.