Chương 8: Oán quỷ đẩy cối



Bà nội, bà làm sao vậy ạ?


Tôi định nhỏm người dậy để nhìn mặt bà nhưng bà lại quay đi. Tôi không cách nào nhìn thấy được.


Sơ Cửu, bà nội không sao, chỉ là cổ bị đau thôi, cháu mau xoa bóp cho bà nội!


Lúc này bà nội đã khóc thành tiếng, tiếng khóc khe khẽ, nức nở, nghe rất đau lòng, như thể cổ của bà đau thật, khiến tôi cũng cảm thấy khó chịu trong lòng.


Dạ!


Ma xui quỷ khiến thế nào mà tôi lại gật đầu. Bà nội cũng buông tay tôi ra. Tôi cẩn thận đặt tay lên cổ bà nội, bắt đầu chầm chậm xoa bóp cho bà.

Nhưng nào ngờ tôi còn chưa dùng sức để xoa bóp thì đã nghe thấy tiếng xương gãy rắc một cái. Tôi chưa kịp phản ứng thì đầu của bà nội đã lìa khỏi cổ, rơi xuống đất.

Cái đầu lăn lông lốc trên mặt đất, vừa hay mặt quay về phía tôi. Khuôn mặt u ám của bà nội nhìn thẳng vào tôi:
Sơ Cửu, mau nhặt đầu của bà nội lên!



Mẹ ơi!


Tôi sợ tới mức khóc toáng lên, gọi cha kêu mẹ. Tôi đứng dậy chạy thẳng, còn bà nội ở phía sau vẫn không ngừng kêu lên:
Sơ Cửu, bà nội không nỡ bỏ cháu, hãy đi cùng bà nội!


Tôi sợ đến mất hồn mất vía, chỉ lo cắm đầu chạy về phía trước, không hề chú ý tới xung quanh. Đợi đến khi tôi phản ứng lại thì cảm thấy dựng cả tóc gáy.

Bởi vì tôi chưa hề rời xa cây đa, mà chỉ luôn chạy xung quanh cái cây.


Sơ Cửu, mau nhặt đầu bà nội lên. Bà nội không nỡ bỏ cháu lại.


Khi tôi đang hoảng sợ tới cực điểm thì giọng nói của bà nội lại vang lên ngay phía sau lưng tôi.

Tôi không nhịn được bèn quay đầu lại, vừa hay nhìn thấy bà nội đứng ngay sau lưng. Thân thể bà không có đầu, hai tay khua khoắng lung tung trong không trung, như thể muốn kéo lấy tôi.


Bà nội, bà đừng hại cháu, cháu là Sơ Cửu mà!


Tôi không còn cách nào khác, chỉ biết tiếp tục chạy về phía trước, vừa chạy vừa gào khóc.

Nhưng tôi không thể chạy thoát khỏi cây đa này, cứ luôn chạy vòng quanh gốc cây. Thần kinh toàn thân tôi kéo căng, tiếng gọi đòi mạng của bà nội thì không ngừng vang lên bên tai.

Có mấy lần, tôi đã cảm nhận được đôi tay lạnh giá của bà nội túm được áo mình. Nếu cứ chạy như thế này mãi, dù tôi không bị bắt thì cũng sẽ chết vì mệt.


Oán quỷ đẩy cối! Thật to gan, dám hại cháu tao, xem tao có diệt mày không!


Ngay khi tôi sắp không chạy nổi nữa thì ông nội đột nhiên xuất hiện.

Tôi còn chưa kịp kêu cứu mạng thì ông nội đã chộp lấy tay tôi, kéo tôi ra. Đợi khi tôi quay đầu lại nhìn, dưới cây đa làm gì có bóng bà nội nào? Đến ngay cả cái đầu rơi trên mặt đất cũng không thấy đâu!


Ông nội, vừa rồi là bà nội, đầu của bà... đầu của bà rớt xuống!


Tôi không tài nào nói được rõ ràng nữa, hai hàng nước mắt ông nội tuôn rơi. Ông nghiến răng, gật đầu nói:
Sơ Cửu à, ông nội biết rồi, bà nội cháu đã đi rồi! May mà cháu chưa nhặt đầu của bà lên, nếu không bà sẽ dẫn cháu đi thật mất. Bà luôn càu nhàu muốn ôm cháu nội, đáng tiếc lại đi sớm một bước. Bà ấy không nỡ bỏ lại cháu đây mà...


Tôi chưa bao giờ thấy ông nội đau buồn, thương tâm đến vậy. Trước đây tôi không để ý, thì ra tóc của ông nội đã gần như bạc trắng hết cả.

Bắt đầu từ lúc mẹ tôi treo cổ, tôi có thể nhận ra rằng, ông nội đã rất mệt mỏi.

Tôi không biết phải làm sao để an ủi ông. Tôi định nắm tay ông về nhà nhưng khi tôi vừa chìa tay ra thì điện thoại của ông nội lại đổ chuông.

Tiếng chuông rất vang khiến tôi giật mình. Ông nội lấy điện thoại ra, vừa nhìn tên người gọi, ông liền chau mày. Ông lập tức bấm nghe. Tôi nghe thấy giọng sợ hãi của bác Cả:
Ông Ba, ông mau về đi, trong nhà xảy ra chuyện rồi!


Ông nội quên cả tắt máy, mắt nhìn thẳng về hướng nhà mình, sau đó lập tức kéo tay tôi chạy ngay về.

Cổng nhà đóng kín. Ông nội quá nóng vội, bèn đạp mở cửa. Khoảnh khắc cánh cửa mở ra, tôi nhìn thấy trong sân nhà có bốn chiếc quan tài được đặt ngay ngắn.

Bốn chiếc quan tài giống y hệt chiếc đã dùng chôn mẹ tôi, cũng được sơn màu đỏ tươi như là tạt máu người lên vậy.

Nhưng bốn chiếc quan tài này có kích cỡ khác nhau. Có hai chiếc rất nhỏ, có lẽ để dùng cho người vị thành niên hoặc là con gái. Hai chiếc quan tài đỏ còn lại, nhìn là biết dùng cho nam giới trưởng thành.

Khi nhìn thấy bốn chiếc quan tài đỏ này, tôi đã không khỏi nín thở. Đợi đến khi tôi quay đầu lại nhìn ông nội thì mới thấy ông đã đi tới trước hai chiếc quan tài nhỏ, mắt nhìn trân trân.

Nhưng tôi nhanh chóng phát hiện ra, cơ thể ông nội bắt đầu run rẩy, giống như nhìn thấy thứ gì đó rất khủng khiếp.

Tôi chỉ thoáng sửng sốt rồi cũng nhanh chóng đi tới. Và tôi cũng đã bị cảnh tượng trước mặt khiến cho giật nảy mình, sợ tới nỗi hai chân run lên như cầy sấy, không đứng vững nổi.

Bởi vì trên nắp bốn chiếc quan tài màu đỏ kia viết bốn cái tên vô cùng bắt mắt, còn được viết bằng chữ mạ vàng. Mấy tên này được viết bằng thể chữ cuồng thảo đầy ngang ngược, viết liền một mạch, gần như viết kín cả nắp quan tài.

Bắt đầu từ chiếc quan tài nhỏ nhất, lần lượt là Lý Sơ Cửu, Hà Tiểu Mai, Lý Chí Cường, Nhị sư huynh!

Mà bà nội tôi chính là Hứa Tiểu Mai, tên của ba tôi chính là Lý Chí Cường. Chiếc quan tài viết Nhị sư huynh có lẽ là dành cho ông nội tôi.

Cộng thêm tên của tôi, vừa hay là bốn chiếc quan tài dành cho một nhà bốn mạng người chúng tôi. Thêm chiếc mà trước đó Vương Tiểu Long đưa tới cho mẹ tôi, tổng cộng là năm chiếc quan tài màu đỏ.

Tôi nhìn mà trong lòng hoảng sợ, một nỗi sợ vô hình. Còn ông nội tôi, đứng đó nhìn trân trân chiếc quan tài viết tên của ông.

Tôi nhìn theo, lúc này mới để ý thấy trên quan tài còn có hai hàng chữ nhỏ:


Mượn mạng trả mạng, thiện ác có báo, ông mượn mạng của tôi, đến lúc trả lại tôi rồi!


Đợi đến khi tôi đọc xong dòng chữ nhỏ đó, ông nội đột nhiên run rẩy, sau đó mới tỉnh táo lại.

Ông đi thẳng tới trước chiếc quan tài viết tên bà nội, cổ tay đẩy mạnh một cái. Sức mạnh đó, tôi nhìn còn thấy kinh ngạc.

Ông nội... không hề đơn giản!

Đợi đến khi nắp quan tài được đẩy ra một nửa, tôi lập tức nhìn thấy bà nội đang nằm bên trong, đầu đã bị chặt đứt.

Chẳng trách tôi lại gặp phải bà nội ở cây đa đầu thôn. Hóa ra bà nội đã chết từ lâu rồi. Bà nội tới tìm tôi là do không nỡ bỏ tôi lại, muốn đưa tôi đi cùng.

Khi tôi còn đang lo sợ thì ông nội đã lau nước mắt, đóng nắp quan tài lại. Ông nhìn bác Cả còn đang đứng như trời trồng ở giữa nhà, nghiến răng nhíu mày như thể đã quyết định điều gì đó, ông nội bước thẳng tới chỗ bác Cả.

Tôi cũng đi theo. Ông nội nghiêm túc dặn dò bác Cả:


Đại Ngưu, ông Ba không thể làm liên lụy tới anh thêm nữa! Đây là sổ tiết kiệm của ông, trong đó có hai mươi nghìn tệ! Ông định để lại cho Sơ Cửu làm vốn lấy vợ. Giờ xem ra, không có cơ hội đó nữa rồi. Nhưng anh phải giúp ông Ba một việc cuối cùng, cầm thứ này đi thẳng về hướng tây nam, tới núi Miêu Vương tìm một đạo quan. Ở đó có một đạo sĩ, anh cứ đưa thứ này cho ông ta. Ông ta sẽ tự biết. Lần này phải đi khoảng bốn, năm trăm cây, anh dắt theo vợ mình đi ngay lập tức, đi đường sau núi, không được chậm trễ. Sơ Cửu có thể sống được hay không phải nhờ cả vào anh rồi! Anh đi rồi thì đừng quay về nữa.


Ông nội dặn dò rất gấp gáp. Đồng thời, ông lấy ra một cuốn sổ tiết kiệm mới tinh, còn có một thứ được quấn bằng vải đen, dài tầm năm mươi cm.

Bác Cả đi theo ông nội mấy ngày nay, đương nhiên cũng nhận ra chuyện lần này không hề đơn giản. Do dự một lúc, bác ấy nhận lấy món đồ trong tay ông nội, nói:


Ông Ba, chúng ta cùng đi đi! Chúng ta tìm một nơi để trốn, chắc chắn hắn sẽ không tìm ra đâu.


Ông nội cười khổ, lắc đầu nói:


Đại Ngưu, tôi không đi nổi nữa. Đây là báo ứng của tôi, chẳng sớm thì muộn cũng sẽ tới thôi! Tôi đã chịu đủ sự dày vò này rồi, đã đến lúc cần phải kết thúc! Nếu không, tôi có làm ma cũng sẽ không nhắm mắt được!



Hầy!
Bác Cả cũng thở dài, không khuyên ông nội nữa mà quay sang nhìn tôi, rồi lại nhìn ông nội. Lúc này bác ấy mới nói:
Ông Ba, nếu đã như vậy, hay là để cháu lẳng lặng đưa Sơ Cửu theo, cháu sẽ nuôi dưỡng nó thành người, không... không thể nào để nhà ông đứt đường hương khói được.



Nhà họ Lý đã sớm đứt đường hương khói rồi! Đây là kết cục của việc qua lại với người chết, ăn cơm người chết!


Ông nội lắc đầu bất lực, mắt ngấn lệ.


Tôi cũng muốn đưa Sơ Cửu đi, nhưng tôi không thể. Nhà anh mà dắt theo Sơ Cửu thì chỉ có con đường chết. Đi, mau quay về nhà thu dọn đồ đạc đi. Nhớ kỹ, đừng bao giờ quay trở về đây nữa.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Hành Tẩu Âm Dương.