Quyển 4 - Chương 17: Hồng nhan lắm nỗi truân chuyên


Số từ: 4222
Nguồn: truyenfull
Tới mùa đông, công việc của tôi vẫn bận rộn như trước nhưng thân thể thì ngày một yếu đi, giữa đêm khuya thường ho sù sụ không ngớt, thời tiết khô hanh đầu đông khiến tôi không tài nào ngủ ngon được.
Sau dịp Trung thu, tôi không cho Huyền Thanh tới chùa Cam Lộ nữa, tự đáy lòng tôi thấp thoáng cảm thấy Ôn Thực Sơ tới thì không sao, còn nếu y tới, một khi bị người ta phát hiện, chỉ e sẽ phát sinh những chuyện thị phi không cần thiết. Mà tôi, quả thực không muốn y gặp rắc rối bởi những lời đồn.
Trời đã trở lạnh, tôi cũng lười không tới bên bờ sông nữa. Có lẽ không hẳn vì lười, mà vì mỗi lần nghĩ tới sự quan tâm của Thái hậu với chuyện hôn nhân của y, tôi lại sinh lòng do dự, dù sao tôi và y cũng không hợp nhau. Ni cô cửa Phật và con cháu hoàng gia, phế phi của thiên tử và thiếu niên tuấn tú, nhìn thế nào cũng không nên thành đôi.
Thế là, bây giờ chỉ có Cận Tịch tới gặp y.
Lần này quay về, Cận Tịch mang theo một bát chè lê hầm đường phèn, bên trên vẫn còn hơi ấm. Nàng ta nói:
Lần trước nô tỳ ngẫu nhiên kể với Vương gia việc nương tử hay bị ho, lần này Vương gia liền mang chè lê hầm đường phèn tới, nói là để giúp nương tử nhuận phổi.

Tôi đang cúi đầu chép kinh Phật, nghe vậy chỉ nói:
Để qua một bên đi, ta chép xong rồi ăn.

Cận Tịch đứng bên cạnh xem tôi chép được một lúc, lẩm bẩm nói:
Phương Nhược đã hai tháng không tới đây rồi thì phải.

Tôi khẽ gật đầu.
Hồ Đức nghi vừa sinh Hòa Mục Công chúa, lại được thăng từ Xương Tần thành Đức nghi, đang lúc đắc sủng. Mà Phương Nhược lại thường xuyên phải đưa Công chúa tới chỗ Thái hậu, tất nhiên là bận rộn hơn, không có thời gian tới đây lấy kinh Phật nữa.

Cận Tịch ghé tai tôi, khẽ nói:
Phương Nhược không tới cũng là chuyện tốt. Việc bà ta thường xuyên tới đây chứng tỏ một số phi tần trong hậu cung vẫn rất để ý đến nương tử, do đó bà ta mới phải tới để xem nương tử có bình yên hay không. Bây giờ bà ta không tới nữa, tức là lòng đề phòng của những người đó với nương tử đã giảm hẳn rồi.

Tôi nhúng đầu bút vào nghiên mực, hờ hững nói:
Ta rời cung đã được hai năm, bọn họ bây giờ đều biết rõ là ta không thể quay về, do đó tất nhiên chẳng thèm để ý đến ta nữa. Huống chi Hồ Đức nghi vừa sinh được Hòa Mục Công chúa, đang đắc sủng, tâm tư của mọi người hầu như đều dồn cả vào nàng ta rồi.


Có điều…
Cận Tịch hơi do dự nói:
Nghe nói Hồ Đức nghi bây giờ không thể sinh nở được nữa.


Ồ?
Tôi tạm ngừng bút, đưa mắt liếc nhìn nàng ta.
Làm sao ngươi biết được?

Cận Tịch trầm giọng đáp:
Hai hôm trước, Ôn thái y đưa một ít thuốc ho tới đây nhưng nương tử đã ra ngoài. Nô tỳ nói chuyện phiếm với y một lát, nghe y kể lại rằng Hồ Đức nghi vì sinh Hòa Mục Công chúa mà thân thể bị tổn thương, khó mà có thai thêm lần nữa.

Tâm tư tôi thoáng xoay chuyển.
Vậy bản thân Hồ Đức nghi có biết không?


E là còn chưa biết, mà dù có biết, việc thân thể bị tổn hại như thế cũng làm gì có dấu vết để lại, dù sao thì khi sinh con cũng phải có chút rủi ro. Tấn Khang Quận chúa biết việc này thì hết sức tức giận và thương tâm nhưng cũng chẳng điều tra được gì.

Tôi thầm cười lạnh, Hồ Đức nghi là con gái của Tấn Khang Quận chúa, đứa con của nàng ta quyết không thể bị sẩy được. Mà sinh ra công chúa thì cũng chẳng sao, trong mắt mọi người chốn hậu cung, tuy bây giờ Hồ Đức nghi đắc sủng nhưng về sau lại không thể sinh được con, chẳng có gì đáng ngại. Huống chi, dù sinh ra hoàng tử thì việc có nuôi lớn được hay không cũng là điều chưa ai biết rõ.
Chiêu này có thể nói là tiêu trừ hết hậu họa, tuyệt diệu vô cùng.
Tôi hờ hững hỏi:
Vậy Hoàng thượng có biết không?


Tất nhiên là không biết, nếu để ngài biết và truy cứu, dù gì cũng không phải chuyện hay.
Cận Tịch mỉm cười, nói:
Công lực của Hoàng hậu quả đã tiến bộ nhiều rồi, chỉ đáng thương cho Hồ Đức nghi thôi!


Hồ Đức nghi không phải là người đầu tiên, cũng sẽ không phải là người cuối cùng, chỉ cần Hoàng hậu vẫn còn sống.
Tôi khẽ thở dài một tiếng, mở nắp đậy chiếc bát ra, nhìn thấy mấy miếng lê nằm lặng yên trong chiếc bát trắng tinh như ngọc. Tôi xúc một thìa lên nếm thử, cảm giác ngọt lịm và mát dịu lập tức thấu vào tận tâm can, thoải mái vô cùng.
Cận Tịch thu dọn chỗ kinh Phật mà tôi vừa chép xong, ôn tồn nói:
Kỳ thực ‘nguyên vẹn trái tim gửi trong bình ngọc’ của Ôn đại nhân cũng không tệ, có điều bình ngọc thì chỉ nhìn được thôi, đâu có ngon lành, mát ruột như chén chè lê hầm đường phèn này.

Tôi khẽ ho mấy tiếng, khuôn mặt bất giác đỏ bừng. Tôi nắm chặt lấy tràng hạt nơi cổ tay mình, khẽ nói:
Cận Tịch, hôm nay ngươi nói hơi nhiều đấy!

Nhưng lòng tôi thì hiểu rõ, dù tôi không gặp Huyền Thanh, sự quan tâm của y vẫn từng giờ từng khắc ở bên tôi không rời.
Thời tiết lạnh dần, bệnh ho của tôi ngày một nặng hơn, vốn ban đầu chỉ thường ho và ra mồ hôi trộm giữa đêm khiến giấc ngủ không sâu nhưng dần dần, ngay lúc ban ngày tôi cũng ho sù sụ không ngớt, mặt mũi đỏ bừng, nằm gục trên bàn, toàn thân mỏi mệt, chẳng còn sức mà chép kinh văn nữa.
Hoán Bích và Cận Tịch đều lo lắng không thôi. Hoán Bích một mình tới phủ của Ôn Thực Sơ, sau khi quay về liền cúi đầu, ủ rũ nói:
Bọn họ nói Hồ Đức nghi vừa sinh nở xong, người không được khỏe, liền giữ Ôn đại nhân lại trong cung, Ôn đại nhân đã nhiều ngày nay không về phủ rồi.

Tôi vừa ho sù sụ vừa nóicách khó khăn:
Hồ Đức nghi vừa sinh Hòa Mục Công chúa, đang là lúc đắc sủng nhất, lại là con gái của Tấn Khang Quận chúa, tất nhiên tôn quý vô cùng.

Cận Tịch rầu rĩ nói:
Phải làm sao mới tốt đây, chè lê hầm đường phèn đã ăn nhiều như vậy, lá sơn trà cũng đã nấu không ít, dễ phải có tới nguyên một gốc rồi, tại sao vẫn chẳng đỡ hơn chút nào chứ?
Lúc này Cận Tịch đang bưng một bát canh tổ yến trong tay, dịu giọng nói:
Đây là canh tổ yến mà Vương gia lén cho người đưa tới, bổ dưỡng vô cùng, nương tử mau ăn đi!

Tôi xua tay nói:
Làm gì đến mức như vậy, ta chẳng qua chỉ ho vài tiếng mà thôi!

Hoán Bích lo đến nỗi sắc mặt trắng bệch.
Thế nào gọi là chỉ ho vài tiếng chứ, tiểu thư đã ho đến sắp hỏng cả người rồi. Nửa tháng nay, chưa đêm nào tiểu thư ngủ yên, vậy mà mỗi ngày Tịnh Bạch vẫn bắt tiểu thư phải giặt nhiều quần áo như thế, nô tỳ thấy nhất định là tiểu thư đã lao lực quá độ!

Cận Tịch khẽ kéo ống tay áo Hoán Bích, thấp giọng nói:
Cô nương bớt nói vài câu đi, vì việc nương tử ho dữ quá, bên ngoài đã có biết bao lời đồn khó nghe rồi, có kẻ còn nói nương tử mắc bệnh lao.

Hoán Bích cả giận quát lên:
Ai mà nói năng bừa bãi như thế? Ta thấy tiểu thư thành ra thế này hoàn toàn là do bị bọn họ giày vò.

Tôi thở dốc một hồi, khàn giọng nói:
Bớt nói mấy câu đi.

Đương lúc nói chuyện, cửa chợt
rầm
một tiếng bị đẩy mạnh ra, một đám ni cô xông vào, dẫn đầu chính là Tịnh Bạch. Bà ta mặt mày hậm hực, kêu gào ầm ĩ:
Chùa Cam Lộ không thể để một người bị ho lao ở lại được, nếu không, còn hương khách nào dám tới nữa. Thanh danh của ngôi chùa cổ trăm năm không thể để bị hủy hoại trong tay loại người không lành này.

Hoán Bích giận đến nỗi hai bờ môi tái nhợt.
Ai nói tiểu thư nhà ta bị ho lao? Có đại phu nào từng tới đây khám bệnh? Cứ nói năng bừa bãi như vậy, không sợ bị trời đánh thánh vật sao?

Tịnh Bạch đưa tay gạt Hoán Bích qua một bên, cau mày nói:
Dù không phải ho lao thì cũng chẳng khác ho lao là mấy. Cứ suốt ngày ho sù sụ như vậy, người khác sao chịu được, vừa nhìn đã thấy khó chịu rồi!

Tôi không thể không dằn lòng ép dạ, khàn giọng nói:
Xin lỗi, thân thể ta không khỏe, làm liên lụy tới mọi người.

Một tiểu ni cô gân cổ, cất giọng the thé chói tai:
Đã biết là làm liên lụy tới người khác, vậy còn không mau đi đi, cứ mặt dày ở lại đây, thực là đáng ghét!

Tròng mắt Tịnh Bạch đảo qua đảo lại, nhìn thấy bát canh tổ yến đặt trên bàn, lập tức chống nạnh, đắc ý kêu lên:
Các ngươi xem kìa! Ả ta là kẻ trộm, tang vật vẫn còn ở đây nhé!

Màng nhĩ tôi bị giọng nói chói tai của bà ta làm cho rung lên ong ong, lại nghe thấy những lời vu cáo ác độc như vậy, dù tôi có giỏi nhẫn nhịn đến mấy cũng không kìm được hơi biến sắc.
Nói thì phải có chứng cứ, ta từng ăn trộm cái gì của bà nào?

Tịnh Bạch vênh mặt lên, chỉ tay vào bát canh tổ yến trên mặt bàn, gằn giọng nói:
Trong chùa Cam Lộ chỉ có ta với trụ trì sư thái là được ăn tổ yến, bát canh tổ yến này của ngươi là từ đâu ra?

Tôi hơi biến sắc, tỏ ý bảo Cận Tịch và Hoán Bích đừng nói gì, lai lịch của bát canh tổ yến này sao có thể nói ra được.
Tịnh Bạch vạch ngón tay ra, nói:
Gã thái y đó đã một thời gian không tới thăm ngươi rồi, ngươi chớ có nói bát canh tổ yến này là do hắn mang tới. Vị cô cô trong cung kia cũng đã hai, ba tháng không tới đây, còn ai có thể mang canh tổ yến tới cho ngươi được? Tổ yến của trụ trì sư thái và ta để chung một chỗ, mỗi ngày đều do đồ đệ Mạc Giới của ta nấu xong rồi bưng tới cho bọn ta. Nếu không phải ngươi ăn trộm từ phòng ta, chẳng lẽ tổ yến mọc chân rồi tự chạy vào trong bát của ngươi chắc?

Mấy tiểu ni cô bên Tịnh Bạch cũng lớn tiếng phụ họa:
Chính thế, chính thế, hằng ngày cô ta đi cắt cỏ về đều phải đến phòng sư phụ nói một tiếng, nhất định là cô ta thầm hận sư phụ đối xử hà khắc nên mới lấy trộm tổ yến về ăn để báo thù.

Tôi lạnh lùng nói:
Người xuất gia không nói dối, tổ yến được để ở trong phòng của Tịnh Bạch sư phụ, Tịnh Bạch sư phụ lại ăn nó hàng ngày, nếu thấy thiếu thì sớm đã phát hiện ra rồi, tại sao mãi tới lúc nhìn thấy tổ yến ở chỗ ta mới nói là có trộm?

Tịnh Bạch thoáng sững người rồi lập tức xua tay, nói:
Ta không nói nhiều với ngươi. Nếu ngươi có bản lĩnh, chỉ cần nói ra bát canh tổ yến này là từ đâu mà có, nếu không nói được thì tức là ngươi ăn trộm.

Hoán Bích nôn nóng nói:
Sao chỉ cho phép bà có tổ yến, người khác chẳng lẽ không thể có sao?

Tịnh Bạch cười gằn một tiếng.
Người khác thì có lẽ còn được người nhà đưa tới cho ít đồ, nhưng Mạc Sầu là ai chứ, cô ta là một người xui xẻo, bị đuổi ra khỏi cung, không có bạn bè, người thân nào hết, sao có thể có thứ đắt tiền như tổ yến được! Trộm chính là trộm, có chối cãi cũng vô ích!
Sau đó, bà ta quay sang nói với một tiểu ni cô:
Đi mời trụ trì tới đây!

Đám ni cô bên cạnh không ngừng rì rầm bàn tán với nhau, bộ dạng như đang chờ xem kịch hay.
Tôi nào đã từng bị vu cáo như vậy, không khỏi tức giận đến sững người, lồng ngực sục sôi, nhộn nhạo, vô cùng khó thở.
Chẳng mấy chốc trụ trì đã tới.
Bà nhìn tôi bằng ánh mắt xót thương, hỏi:
Sao lại ốm đến mức này?

Lồng ngực tôi đang tắc nghẹn, đến hít thở cũng có chút khó khăn. Tịnh Bạch nói:
Trụ trì, người và tang vật đều ở đây cả, Mạc Sầu chính là kẻ ăn trộm tổ yến. Thanh danh trăm năm của chùa Cam Lộ chúng ta sao có thể để một kẻ trộm phá hoại được!

Tôi nắm chặt hai tay, cố nén nước mắt, chậm rãi nói:
Trụ trì, ta không ăn trộm.

Trụ trì khẽ thở dài một tiếng.
Vừa rồi có người nhắc tới bệnh lao, chuyện này là như thế nào vậy?

Tôi khẽ lắc đầu.
Ta không mắc bệnh lao, cũng chưa có đại phu nào tới đây thăm khám nói ta bị bệnh lao cả, ta chỉ ho nhiều thôi.


Đã uống thuốc chưa?

Hoán Bích đỡ lấy tôi, khẽ đáp:
Thuốc đã bốc uống theo thang rồi, có điều vẫn chưa thấy đỡ.

Một tiểu ni cô nói:
Mạc Sầu ho suốt ngày đêm như vậy cũng đã hơn nửa tháng rồi, kỳ thực từ hai tháng trước, cô ta đã ho, chỉ là không ho nhiều như bây giờ thôi. Nếu không phải bệnh lao, tại sao uống nhiều thuốc như vậy rồi mà vẫn không thấy đỡ?

Mọi người lại phụ họa theo:
Ngươi trông bộ dạng gầy guộc của cô ta kìa, vừa ho là mặt mũi đã đỏ bừng lên, quá nửa là mắc phải bệnh lao không thể chữa khỏi, nhất định không thể ở cùng cô ta được.

Trụ trì ngó quanh một lượt, khuôn mặt lộ vẻ xót xa nhưng hết cách, cuối cùng đành nhìn tôi, nói:
Bây giờ… thân thể ngươi không được khỏe, mọi người lại không chịu ở chung với ngươi nữa, chi bằng ngươi hãy tạm dọn ra ngoài đi.

Tôi nghe vậy thì không khỏi cảm thấy vừa hụt hẫng vừa ấm ức.
Trụ trì hẳn cũng biết, ta bây giờ không còn người thân, bè bạn gì nữa, trong thời gian ngắn biết dọn đi đâu đây?

Hoán Bích căm phẫn thốt lên:
Tại sao trụ trì lại không chủ trì không đạo mà chỉ đi nghe đám người kia nói năng lung tung, thế này thực là thiếu chủ kiến quá!

Hoán Bích chưa nói xong đã bị Tịnh Bạch bước tới, tát cho một cú thật mạnh, bà ta quát lên:
Đến trụ trì mà ngươi cũng dám chỉ trích sao?

Hoán Bích vừa xấu hổ vừa tức giận, đưa tay bụm miệng, cố kìm nén không khóc, bàn tay còn lại thì nắm chặt lấy tay tôi. Bàn tay Hoán Bích hơi run rẩy, hai chúng tôi đều chưa từng phải chịu nỗi nhục nhã thế này.
Cận Tịch bước lên, nói:
Trụ trì xin nghe nô tỳ nói mấy lời, bệnh của nương tử có phải ho lao hay không còn chưa biết rõ, có điều bây giờ nương tử quả thực đang bị bệnh.
Nàng ta thoáng nhìn sắc trời, lại tiếp:
Bên ngoài hình như sắp đổ tuyết, nhất thời biết phải dọn tới đâu đây? Không biết trụ trì có thể châm chước cho chúng tôi mấy ngày không?

Cận Tịch vừa nói xong, đám ni cô lấy Tịnh Bạch làm đầu đã lớn tiếng kêu gào ầm ĩ:
Cô ta bệnh tật thế này, sao có thể ở cùng một chỗ với bọn ta được!


Ho suốt ngày đêm, bọn ta sao mà ngủ được!


Cô ta là kẻ trộm, hôm nay ăn trộm tổ yến, ai biết ngày mai còn ăn trộm cái gì nữa chứ!

Cuối cùng tất cả âm thanh đều hòa làm một:
Nếu Mạc Sầu còn ở chùa Cam Lộ, chúng ta đều không thể ở lại được.

Tôi thấy trụ trì đầu to như cái đấu, bộ dạng hết sức khó xử, nhất thời căm phẫn, liền đứng dậy hành lễ với trụ trì, nói:
Nếu chùa Cam Lộ đã không dung được ta, vậy ta cũng không làm trụ trì khó xử nữa. Nhưng có một điều cần nói rõ, ta không phải kẻ trộm, bát canh tổ yến này cũng không phải do ăn trộm mà có.
Rồi tôi ngoảnh đầu nói với Hoán Bích và Cận Tịch:
Chùa Cam Lộ đã không chứa nổi chúng ta, vậy chúng ta rời đi là được, hai người mau thu dọn đồ đạc đi.

Hoán Bích rơm rớm lệ, khẽ
vâng
một tiếng, đang định đi thu dọn quần áo thì chợt Tịnh Bạch bước lên phía trước, cất giọng giễu cợt:
Đã là tr٭, vậy tất cả đồ đạc đều phải nhất nhất kiểm tra, lỡ như các người lén mang thứ gì đó ra ngoài…

Trụ trì nói:
Tịnh Bạch, chớ có nói nữa!

Tịnh Bạch còn có chút không cam tâm, trợn mắt một cái nhưng rốt cuộc cũng không động thủ.
Tôi vừa nôn nóng vừa tức giận, lồng ngực nhộn nhạo từng cơn, trước mắt bỗng nhiên tối sầm, hai chân trở nên mềm nhũn, đành ngồi xuống ghế nhìn Hoán Bích và Cận Tịch thu dọn đồ đạc.
Đúng lúc này, từ ngoài cửa chợt có người chạy vào, chính là Mạc Ngôn.
Bà ta khoanh tay trước ngực, hỏi:
Cô phải đi sao?

Tôi khẽ gật đầu.
Phải!

Bà ta lạnh lùng đưa mắt nhìn khắp mọi người, nói:
Một nơi như thế này không ở lại cũng được, để ta đưa cô ra ngoài!
Nói xong liền xắn tay áo, bước tới giúp Hoán Bích và Cận Tịch thu dọn đồ đạc.
Trụ trì khẽ thở dài một hơi, nói với tôi:
Trên đỉnh Lăng Vân còn có mấy gian thiền phòng của chùa Cam Lộ, ngươi tạm thời hãy dọn đến đó mà dưỡng bệnh đi. Mọi việc đợi sau khi lành bệnh rồi nói tiếp, ít nhất thì bây giờ cũng có được một chốn dừng chân.

Tôi cố nén cảm giác khó chịu, khẽ gật đầu.
Đồ đạc thu dọn xong xuôi, Mạc Ngôn nhìn tôi, nói:
Sắc mặt cô kém quá, làm sao mà leo lên đỉnh Lăng Vân được, bên ngoài lại đang có tuyết, để ta cõng cô vậy.
Nói rồi, bà ta liền cõng tôi lên, rảo bước ra ngoài.
Phía sau lưng có một tiểu ni cô lầm bầm nói:
Quả nhiên chỉ biết làm bộ làm tịch, chỉ có từ đỉnh Cam Lộ tới đỉnh Lăng Vân thôi mà cũng cần người ác cõng.

Mạc Ngôn lạnh lùng quay lại, gằn giọng nói:
Ai còn muốn lắm điều nữa, cứ việc tới tìm ta.
Xung quanh lập tức lặng ngắt như tờ, Mạc Ngôn
hừ
lạnh một tiếng, cõng tôi nhanh chóng rời đi.
Lúc này, ngoài trời đang vô cùng âm u, những làn gió sắc lẹm như dao không ngừng gào rít. May mà đỉnh Lăng Vân nằm rất gần đỉnh Cam Lộ, chúng tôi chỉ đi chừng nửa canh giờ đã tới nơi.
Hoán Bích
úi chao
một tiếng, lầm bầm nói:
Thế này thì sao mà ở được đây?

Nơi đây có ba gian thiền phòng nhỏ, trong đó hai gian là phòng ngủ cùng một tiểu sảnh làm nơi ăn cơm, phía trước còn có một cái sân nhỏ. Chỉ là dường như nơi đây đã rất lâu rồi không có người ở, rất bẩn thỉu và tồi tàn.
Cận Tịch quan sát một chút rồi nói:
Dọn dẹp một chút thì vẫn có thể ở được, trong sân còn có cây cối, vào mùa hè sẽ không nóng lắm, phương hướng coi như tạm được. Có điều chúng ta cần vất vả dọn dẹp một phen rồi!

Thế rồi chúng tôi cùng bắt tay vào dọn dẹp, phải mất hai ngày mới tạm coi như xong xuôi. Mạc Ngôn giúp chúng tôi dán lại cửa sổ, lợp lại mái nhà, rốt cuộc đã làm xong kịp trước khi tuyết rơi. Mạc Ngôn nói:
Khi tuyết rơi khó mà lên núi, ta cũng không thể thường xuyên rời chùa Cam Lộ tới thăm cô, cô hãy tự bảo trọng.

Tôi gượng cười, nói:
Mạc Ngôn, cảm ơn bà, ta đã làm phiền bà quá nhiều rồi!

Bà ta phủi tay mấy cái, nói:
Có gì đâu, thực ra cô ở lại đây cũng tốt, đỡ bị đám người Tịnh Bạch đó hành hạ giày vò, hãy cố gắng tĩnh dưỡng đi!
Suy nghĩ một chút rồi lại tiếp:
Cô đừng trách trụ trì, bà ấy có nỗi khổ riêng.

Tôi khẽ gật đầu.
Ta biết chứ, nên không hề trách trụ trì.

Mạc Ngôn nói:
Đám người Tịnh Bạch vốn đã không vừa mắt cô rồi, bây giờ người trong cung lại mấy tháng liền không tới thăm cô, bọn họ tất nhiên sinh lòng muốn giày vò cô.

Lồng ngực như tắc nghẹn, tôi khẽ cất tiếng thở dài.
Thực không ngờ ngay đến nơi cửa Phật như chùa Cam Lộ mà cũng chẳng hề thanh tịnh.

Mạc Ngôn cười lạnh, nói:
Chùa chiền vốn đều xây dựng ở nơi thế tục, sao tránh khỏi chuyện thị phi? Thôi, cô hãy nghỉ ngơi đi, khí sắc cô bây giờ kém quá!

Lúc chiều tối, tuyết rốt cuộc đã rơi, những bông tuyết đều rất lớn, va vào cửa sổ làm vang lên những tiếng
lộp bộp
. Trước lúc tuyết rơi, Hoán Bích và Cận Tịch đã tranh thủ đi nhặt một ít củi về, lúc này liền đốt lên sưởi ấm.
Căn phòng lúc này tuy đã được dọn dẹp sạch sẽ nhưng vẫn còn rất lạnh, một chậu lửa nhỏ không thể nào sưởi ấm hết toàn thân. Hoán Bích và Cận Tịch đều ngồi sát bên chậu lửa, những thứ chăn áo có thể dùng được đều đã đắp hết lên người tôi. Thân thể tôi vẫn run lẩy bẩy, rõ ràng là cảm thấy lạnh như đang giữa hầm băng, nhưng thân thể tôi lại nóng rực, khó chịu vô cùng. Tôi mơ màng hé mắt ra, đằng sau lớp giấy dán cửa sổ mong manh là những bông tuyết to như lông ngỗng phủ khắp đất trời, nhấn chìm mọi vật vào một mảnh mênh mang. Hoán Bích và Cận Tịch lần lượt áp bàn tay lạnh băng lên chiếc trán nóng bỏng của tôi, tôi dần ngủ thiếp đi. Trong cơn mơ màng, tôi loáng thoáng nghe thấy tiếng khóc của Hoán Bích nhưng đầu óc lại vô cùng hỗn loạn, tựa như có muôn vàn con ngựa đang ầm ầm chạy qua.
Tôi thấy rất nóng, tựa như phải phơi mình dưới ánh mặt trời giữa mùa hè nóng nực, lại như đang ngồi bên bếp lửa, trong cơ thể có vô số quả cầu lửa nhỏ lăn qua lăn lại, khiến tôi cảm thấy nóng nực và khát khô cổ họng, chỉ biết ra sức lấy hết chỗ chăn và quần áo đắp trên người ra.
Trong cơn mơ màng, dường như tôi đã ôm lấy một tảng băng rất lớn, từng tia mát lạnh truyền tới làm dịu đi cơn nóng nực và nỗi đau đớn trong cơ thể tôi. Dần dần, tảng băng đó bị cái nóng làm tan chảy, một lát sau thì biến thành nước mát và bao bọc lấy tôi. Cảm giác của tôi lúc này thật giống như giữa mùa hè nóng nực được uống một bát canh mơ ướp lạnh, toàn bộ lục phủ ngũ tạng và từng lỗ chân lông đều vô cùng thoải mái.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Hậu Cung Chân Hoàn Truyện.