Hồi 41: Đường Tương Châu, Lưu Tuấn Nghĩa tiến quân, Quận Tì Lăng, Tống Công Minh đại thắng
-
Hậu Thủy Hử
- Thi Nại Am - La Quán Trung
- 5797 chữ
- 2020-05-09 04:31:04
Số từ: 5797
Dịch giả: Tử Vi Lang
Nguồn: Nhà xuất bản Văn Học
Đang nói chuyện ngụy nguyên súy Hình Chính bên quân nam ngồi trên lưng ngựa giao chiến với Đại đao Quan Thắng, chưa đầy mười bốn mười lăm hiệp thì bị Quan Thắng vung đao chém lăn nhào xuống ngựa. HÔ Diên Chước thấy Quan Thắng giết Hình Chính, bèn thúc quân mã xông lên giao chiến.
Sáu tên thống chế của Hình Chính cắm đầu thúc ngựa chạy trốn về phía nam. Lữ khu mật thấy Hình Chính quân bại, thân tan vội bỏ huyện Đan Đồ dẫn tàn quân người ngựa chạy về phủ Thường Châu. Các tướng của Tống Giang tiến vào chiếm huyện lỵ, sai người phi báo tin thắng trận với Tống tiên phong. Tống Giang bèn đưa đại quân người ngựa đến đóng trại ở huyện Đan Đồ, một mặt sai người phi báo mời Trương chiêu thảo dời bản doanh đến đóng ở thành Nhuận Châu. Ngày hôm sau hai viên tham mưu họ Tùng, họ Cảnh ở đội trung quân của Trương chiêu thảo mang tặng phẩm đến.
Tống Giang kính cẩn đón nhận rồi sai phân phát cho các tướng.
Tống Giang mời phó tiên phong Lư Tuấn Nghĩa vào trướng trù hoạch việc điều quân tiến đánh. Tống Giang nói:
- Hiện nay Tuyên Châu và Hồ Châu cũng đang bị giặc Phương Lạp chiếm đóng. Ta và hiền đệ chia hai đường đưa quân đi đánh hai châu ấy. Ta sẽ làm hai chiếc thăm, ai bốc được bên nào thì đi đường ấy. Tống Giang bắt được thăm đánh Thường Châu và Tô Châu. Lư Tuấn Nghĩa bốc được thăm đánh Tuyên Châu, Hồ Châu. Tống Giang sai Thiết diện khổng mục Bùi Tuyên chia đều các tướng. Trừ Dương Chí bị ốm phải nghỉ lại ở ngoài thành huyện Đang Đồ, còn các tướng tá khác đều đem quân theo hai tiên phong. Các chánh phó tướng cầm quân theo Tống tiên phong đi đánh Thường Châu, Tô Châu tất cả là bốn mươi hai người:
Chính tướng mười ba viên, phó tướng hai mươi chín viên.
Chính tướng:
Tiên phong sứ HÔ bảo nghĩa Tống Giang, Quân sư Trì đa tinh Ngô Dụng, Phác thiên điêu Lý ứng, Đại đao Quan Thắng, Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh, Tích lịch hỏa Tần Minh, Kim thương thủ từ Ninh, Mỹ nhiêm công Chu Đồng, Hoa hòa thượng Lỗ Trí Thâm, Hành giả Võ Tòng, Cừu văn long Sử Tiến, Hắc toàn phong Lý Quỳ, Thần hành thái bảo Đái Tôn.
Phó tướng:
Trấn tam sơn Hoàng Tín, Bệnh úy Trì Tôn Lập, ĩ nh mộc hãn Hách Tư Văn, Xú quận mã Tuyên Tán, Bách Thắng tướng Hàn Thao, Thiên mục tướng Bành Kỷ, Hỗn thế ma vương Phàn Thuỵ, Thiết địch tiên Mã Lân, Cẩm mao hổ Yến Thuận, Bát tý Na Tra Hạng Sung, Phi thiên đại thánh Lý Cổn, Tang môn thần Bao Húc, Nụy cước hổ Vương Anh, Nhất trượng thanh Hỗ Tam Nương, Cẩm báo từ Dương Lâm, Kim nhãn bưu Thi ân, Quỷ kiểm nhi Đỗ Hưng, Mao đầu tinh Khổng Minh, Độc hỏa tinh Khổng Lượng, Oanh thiên lôi Lăng Chấn, Thiết tý bác Sái Phúc, Nhất chi hoa Sái Khánh, Kim mao khuyển Đoàn Cảnh Trụ, Thông tí viên Hầu Kiện, Thần toán tử Tưởng Kính, Thần y An Đạo Toàn, Hiểm đạo thần ục Bảo Tứ, Thiết phiến tử Tống Thanh, Thiết diện khổng mục Bùi Tuyên.
Bốn mươi hai chánh, phó tướng dẫn tinh binh ba vạn người ngựa theo dưới cờ của Tống tiên phong.
Phó tiên phong Lư Tuấn Nghĩa đưa quân đi đánh hai châu Tuyên, Hồ. Các chánh phó tướng tất cả bốn mươi bảy viên:
Chính tướng mười bốn viên, phó tướng ba mươi ba viên. Chu Vũ là người đứng đầu hàng phó tướng giữ chức quân sự Chánh tướng:
Phó tiên phong Ngọc kỳ lân Lư Tuấn Nghĩa,
Quân sư Thần cơ Chu Vũ
Tiểu toàn phong Sài Tiến, Báo từ đầu Lâm Xung, Song thương tướng Đổng Bình, Song tiên Hô Diên Chước, Cấp tiên phong Sách Siêu, Một già lan Mục Hoẵng, Bệnh Quan Sách Dương Hùng, Sáp sĩ hổ Lôi Hoành, Lưỡng đầu xà Giải Trân, Song sĩ yết Giải Bảo, Một vũ tiễn Trương Thanh, Xích phát quỷ Lưu Đường, Lãng từ Yến Thanh.
Phó tướng:
Thánh thủy tướng Đan Đình Khuê, Thần hỏa tướng Ngụy Định Quốc, Tiểu Ôn hầu Lã phương, Trại Nhân Qúy Quách Thịnh, Ma vân kim sĩ Âu Bằng, Hỏa nhãn toan nghê Đặng Phi, Đả hổ tướng Lý Trung, Tiểu bá vương Chu Thông, Khiêu giản hổ Trần Đạt, Bạch hoa xà Dương Xuân, Bệnh đại trùng Tiết Vĩnh, Mô trước thiên Đỗ Thiên, Tiểu già lan Mục Xuân, Sơn lâm long Trâu Uyên, Độc giác long Trâu Nhuận, Thôi mệnh phán quan Lý Lập, Thanh nhãn hổ Lý Vân, Thạch tướng quân Thạch Dũng, Hạn địa hốt luật Chu Quý, Tiếu diện hổ Chu Phú, Tiểu uy trì Tôn Tân, Mẫu đại trùng Cố Đại Tẩu, Thái viên tử Trương Thanh, Mẫu dạ xoa Tôn Nhị Nương, Bạch diện lang quân Trịnh Thiên Thọ, Kim tiền báo tử Thang Long, Thao đao quỷ Tào Chính, Bạch nhật thử Bạch Thắng, Hoa hạng hổ Cung Vượng, Trúng tiễn hổ Đinh Đắc Tôn, Hoạt thiểm bà Vương Định Lục, Cổ thượng sắt Thời Thiên, bốn mươi bảy viên chánh phó tướng dẫn tinh binh ba vạn người ngựa theo dưới cờ của phó tiên phong Lư Tuấn Nghĩa. Quý vị xem chuyện hãy nhớ cho kỹ Lư tiên phong đưa theo chánh phó tướng tất cả là bốn mươi bảy người đi đánh Tuyên Châu, Hồ Châu. Tống Công Minh đem theo chánh phó tướng tất cả là bốn mươi hai người đi đánh Thường Châu, Tô Châu. Còn về các đầu lĩnh thủy quân thì liên quan đến việc Đồng Uy, Đồng Mãnh được sai đi tìm Thạch Tú và Nguyễn Tiểu Thất. Nguyên là bọn Đồng Uy, Đồng Mãnh đến núi Tiêu Sơn trở về báo rằng:
- Thạch Tú và Nguyễn Tiểu Thất đến bên bờ sông, giết sạch một nhà dân, đoạt lấy chiếc thuyền nhẹ chèo sang chùa Tiêu Sơn. Sư trụ trì chùa biết bọn Thạch Tú là hảo hán Lương Sơn Bạc bèn mời nghỉ lại trong chùa. Sau đó nghe tin Trương Thuận đã lập công lớn, bọn Thạch Tú cũng dò hỏi được tình hình thuyền bè đậu dưới núi Tiêu Sơn nên đã tìm cách đánh chiếm bến Mão. Tiếp đó lại kéo đi đánh chiếm vùng ven sông như các huyện lỵ Giang âm, Thái Thương, rồi cho người đem văn thư gửi Tống tiên phong xin cho sai các đầu lĩnh thủy quân đưa thêm thuyền bè chiến cụ đến. Tống tiên phong bèn sai bọn Lý Tuấn tám người dẫn năm nghìn thủy quân theo Thạch Tú, Nguyễn Tiểu Thất đi đánh chiếm các nơi ven sông, tất cả chánh phó tướng mười viên:
Chính tướng ba viên, phó tướng bẩy viên:
- Phanh mệnh tam lang Thạch Tú, Hỗn giang long Lý Tuấn, Thuyền hỏa nhi Trương Hoành, Lãng lý bạch điều Trương Thuận, Lập địa thái tuế Nguyễn Tiểu Nhị, Đoản mệnh tam lang Nguyễn Tiểu Ngũ, Hoạt diêm la Nguyễn Tiểu Thất, Xuất động giao Đồng Uy, Phan giang thẩn Đồng Mãnh, Ngọc phan can Mạnh Khang, Mười viên chính phó tướng đó chỉ huy năm ngàn thủy binh tinh nhuệ và một trăm chiến thuyền.
Lại nói Tống Giang chia quân từ huyện Đan Đồ, các chánh phó tướng chỉ huy quân thủy quân bộ tất cả chỉ còn chín mươi chín người. Chiến thuyền ìớn đều;. đã giao cho các đầu lĩnh thủy quân đưa đi đánh các huyện Giang Âm, Thái Thương, chiến thuyền nhỏ thì đóng ở bến Lý để theo đại quân đi đánh Thường Châu.
Lại nói Lã Sư Nang và sáu tên thống chế hộ vệ lui về giữ quận Tì Lăng phủ Thường Châu. Phủ Thường Châu nguyên là do viên thống chế Tiền Chấn Bằng làm trấn thủ, dưới quyền có hai phó tướng là Kim Tiết, người thôn Thượng Hào huyện Tấn Lăng và Hứa Định vốn là kẻ tâm phúc của Tiền Chấn Bằng. Tiền Chấn Bằng xuất thân là đô đầu ở huyện Thanh Khê, từng giúp Phương Lạp đánh chiếm nhiều thành trì, được thăng chức Thường Châu chế trí sứ. Nghe tin Lã khu mật đã để mất thành Nhuận Châu, hiện đang trên đường đem quân chạy về Thường Châu, Tiền Chấn Bằng liền cùng Kim Tiết và Hứa Định đi đón tiếp, mời Lã khu mật vào nghỉ ngơi ở công đường phủ Thường Châu. ăn uống khoản đãi xong, Lã khu mật và bọn Tiền Chấn Bằng cùng bàn bạc việc quân.
Tiền Chấn Bằng nói:
- Xin tướng quân yên lòng, Chấn Bằng tôi tuy bất tài cũng xin đem hết sức khuyển mã đánh cho quân Tống Giang đại bại phải lui về bờ bắc, lấy lại bằng được Nhuận Châu thì Chấn Bằng tôi mới thỏa nguyện Lã khu mật an ủi:
- Nếu chế sứ quyết chí như thế thì nước nhà lo gì không yên ổn? Sau ngày đánh thắng, hạ quan sẽ hết lòng tiến cử để vương thượng thăng quan tiến chức cho chế sứ.
Hôm ấy Lữ khu mật và bọn Tiền Chấn Bằng cùng nhau cạn chén, chuyện không có gì đáng nói. Lại nói Tống tiên phong đem quân mã lên đường đi đánh Thường Châu và Tô Châu đưa quân ruổi dài nhằm huyện Tì Lăng thẳng tiến. Dẫn đầu là Quan Thắng, dưới cờ có mười viên tướng tá, đó là:
- Tần Minh, Từ Ninh, Hoàng Tín, Tôn Lập, Hác Tư Văn, Tuyên Hán, Hàn Thao, Bành Kỷ, Mã Lân, Yến Thuận. Kể chung cả chính phó tướng là mười một viên, dẫn ba nghìn quân kỵ mã tiến thẳng đến dưới thành Thường Châu, vẫy cờ gióng trống khiêu chiến. Lữ khu mật hỏi:
- Ai dám mở cửa thành ra đánh lui quân địch?
Tiền Chấn Bằng xốc yên lên ngựa, đáp:
- Chấn Bằng tôi xin hết sức!
Lã khu mật điều sáu viên thống chế ra trợ chiến. Sáu viên thống chế đó là: Ứng Minh, Trương Cận Nhân, Triệu Nghị, Thẩm Biện, Cao Khả Lập, Phạm Trù.
Bảy viên đại tướng ấy dẫn năm nghìn quân mã ra mở cửa thành, thả cầu treo. Tiền Chấn Bằng tay cầm thanh bát phong đao, cưỡi ngựa xích thố lông xoắn, dẫn quân qua cầu treo ra đánh. Quan Thắng thấy vậy liền lệnh cho quân hơi lui về phía sau, nhường cho Tiền Chấn Bằng dàn trận trước. Sáu tên thống chế dàn quân ra hai bên. Bên quân Tống, Quan Thắng cầm ngang thanh đao, dừng ngựa trước trận cất tiếng quát to:
- Quân phản nghịch hãy nghe đây:
- Các ngươi theo giúp kẻ suất phu mưu làm loạn, giết hại sinh linh, thần người đều oán giận. Nay quân thiên triều đã đến đây, các người sao chưa biết tội chết còn dám đương đầu chống lại? Bọn ta đã chỉ ngọn giáo mà thề:
- Chưa giết sạch quân phản nghịch, chưa trở về!
Tiền Chấn Bằng cả giận mắng:
- Các ngươi chỉ là bọn giặc cỏ ở Lương Sơn Bạc, không biết mệnh trời, không dám mưu đồ nghiệp bá vương, hàng phục tên hôn quân vô đạo lại dám đến đây đọ sức với vương triều tạ Nay ta quyết đánh cho các ngươi không còn mảnh giáp mà về.
Quan Thắng cả giận múa cây đao thanh long yến nguyệt xông lên. Tiền Chấn Bằng cũng vung cây bát phong đao đón đánh. Hai tướng ngồi trên ngựa quần thảo đến hơn ba mươi hiệp, Chấn Bằng dần dần đuối sức không chống cự nổi. Dưới cờ tướng bên quân nam, hai viên thống chế thấy vậy liền xách thương, thúc ngựa đến tiếp chiến. Quan Thắng gạt thương của Triệu Nghị, đỡ giáo của Phạm Trù. Dưới cờ tướng bên quân Tống hai phó tướng Trấn tam sơn Hoàng Tín, Bệnh úy Trì Tôn Lập vung tang môn kiếm và hổ nhãn tiên tế ngựa ra đón đánh. Sáu tướng cụm thành ba đôi cùng giao chiến trước trận. Lữ khu mật vội sai Hứa Định và Kim Tiết đem quân ra trợ chiến. Hai tướng tuân lệnh sửa cương xách khí giới xông ra. Triệu Nghị và Phạm Trù còn đánh tiếp với Hoàng Tín và Tôn Lập mươi hiệp nữa rồi đuối sức lui ra. Hứa Định và Kim Tiết liền vung đao đến tiếp chiến. Bên quân Tống, hai tướng Hàn Thao, Bành Kỷ vội múa đao ra trận. Kim Tiết chặn đánh Hàn Thao, Hứa Định chặn đánh Bành Kỷ. Trước trận đôi bên các tướng chia thành năm cặp giao chiến.
Nguyên là Kim Tiết đã có ý muốn quy hàng triều đình Đại Tống, vì thế cố ý làm rối loạn trận nhà. Đánh qua loa mươi hiệp nữa, Kim Tiết bèn quay ngựa chạy về. Hàn Thao thừa thế thúc ngựa đuổi theo. Bên trận quân nam, Cao Khả Lập thấy Kim Tiết bị Hàn Thao đuổi đánh gấp quá vội lắp tên giương cung thật căng nhằm vào Hàn Thao bắn trúng giữa trán. Hàn Thao lăn nhào xuống ngựa. Bên quân Tống, Tần Minh cắp cây lang nha côn thúc ngựa đến cứu Hàn Thao, nhưng bên quân nam Trương Cận Nhân đã đến trước đâm một giáo vào cổ họng, kết liễu tính mạng Hàn Thao. Bành Kỷ với Hàn Thao là đôi anh em kết nghĩa một chánh một phó, thấy Hàn Thao tử trận, Bành Kỷ quyết đánh báo thù. Bành Kỷ liền bỏ Hứa Định tế ngựa sang trận quân nam tìm giết Cao Khả Lập. Hứa Định đuổi theo liền bị Tần Minh chặn đánh. Cao Khả Lập thấy Bành Kỷ xông tới vội nâng thương ra nghênh chiến. Bất ngờ Trương Cận Nhân từ bên sườn trận xông tới đâm một giáo hất Bành Kỷ xuống ngựa. Quan Thắng thấy mất hai tướng trong lòng buồn rượi, càng tức giận không đánh được vào thành Thường Châu. Ngay lúc ấy Quan Thắng trổ hết thần uy vung tay chém Tiền Chấn Bằng rơi đầu xuống ngựa. Quan Thắng định nhoài người bắt lấy con ngựa xích thố của Tiền Chấn Bằng, không ngờ chính con ngựa xích thố của Quan Thắng lại vấp chân làm Quan Thắng chới với ngã xuống. Bên quân nam, Cao Khả Lập và Trương Cận Nhân sánh ngựa phóng tới định bắt sống Quan Thắng, nhưng Từ Ninh cùng với Tuyên Tán và Hác Tư Văn đã xông ra cứu được Quan Thắng đem về trận nhà. Lã khu mật xua người ngựa từ trong thành ồ ạt tiến ra. Quân Quan Thắng thua to phải chạy về phía bắc, quân nam đuổi theo đến ngoài hai mươi dặm.
Ngày hôm ấy Quan Thắng bị hao tổn người ngựa, đem quân về gặp Tống Giang báo tin Hàn Thao, Bành Kỷ tử trận. Tống Giang khóc lớn nói:
- Ai ngờ từ khi sang sông đã mất năm anh em. Phải chăng lòng trời giận không muốn cho Tống Giang đánh thắng Phương Lạp nên mới đến nỗi hao binh tổn tướng như thế?
Ngô Dụng khuyên:
- Chủ súy nói thế thật không phải. Được thua, thắng bại là lẽ thường của binh gia. Chẳng qua hôm nay là ngày hết lộc của hai người anh em đó mà thôi. Xin tiên phong chớ buồn phiền quá thì mới lo liệu được việc lớn.
Đúng lúc ấy, Hắc toàn phong Lý Qùy từ ngoài bước vào trướng nói lớn:
- Có ai biết mặt thằng giặc đã giết hai người anh em của ta thì dẫn Lý Quỳnày đi, nhất định phải giết bọn chúng để báo thù.
Tống Giang truyền lệnh làm một cây cờ trắng viết dòng chữ:
- "Ta đích thân dẫn các tướng đến bên thành, quyết giao phong một phen thắng bại với quân giặc". Ngày hôm sau Tống Công Minh truyền lệnh cho quân sĩ nhổ trại, dẫn đại quân người ngựa thủy lục cùng tiến. Hắc toàn phong Lý Quỳ cùng các đầu lĩnh Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn dẫn năm trăm quân bộ dũng mãnh đi trước, tiến thẳng đến dưới chân thành Thường Châu. Lã khu mật bị mất Tiền Chấn Bằng, trong lòng buồn rầu, luôn ba lần gửi thư phi báo cho Đệ tam đại vương Phương Mạo ở TÔ Châu xin cứu viện. Một mặt biểu tâu lên triều đình. Lúc ấy Lã khu mật lại nghe phi báo:
- Năm trăm quân bộ của Tống Giang đến đánh thành, trên cờ hiệu đề rõ tướng dẫn đầu là Hắc toàn phong Lý Quỳ. Lữ khu mật nói:
- Đó là tên hảo hán hung hãn nhất ở Lương Sơn Bạc, ai dám ra bắt tên giặc ấy cho tả Hai viên thống chế hiếu thắng là Cao Khả Lập và Trương Cận Nhân bước đến dưới trướng. Lữ khu mật nói:
- Nếu hai vị bắt được tên giặc này, ta sẽ xin hết lòng tâu lên triều đình trọng thưởng.
Cao Khả Lập và Trương Cận Nhân khoác giáp đeo đai lên n~a, dẫn một nghìn quân mã ra ngoài thành nghênh địch.
Hắc toàn phong Lý Qùy trông thấy liền lệnh cho năm trăm quân bộ dàn thành hàng ngang, còn mình cầm đôi búa đứng trước trận, Tang môn thần Bao Húc chống kiếm đứng bên cạnh, Hạng Sung, Lý Cổn tay trái khoác thuẫn của người Man, tay phải cầm tiêu sắt. Cả bốn tướng đều mặc áo giáp sắt dày, chắn lưng che ngực đứng trước trận. Cao Khả Lập và Trương Cận Nhân đang lúc đắc thắng khác nào ác là, sáo sậu khinh thường chim ưng, liền dẫn một nghìn quân mã dựa vào thành dàn thành thế trận. Bên quân Tống có người nhận ra Cao Khả Lập và Trương Cận Nhân bèn bảo Lý Quỳ:
- Chính hai tên ấy đã giết hai tướng quân của chúng tạ Lý Qùy nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, liền hai tay hai búa xông thẳng sang trận quân nam. Bao Húc thấy Lý Qùy đã đánh sang trận địch, vội gọi Hạng Sung, Lý Cổn vung đao, giơ thuẫn chạy theo tiếp ứng. Bốn tướng cùng lúc hét lớn, phăng phăng chạy sang trận giặc. Cao Khả Lập và Trương Cận Nhân ngồi trên ngựa đâm thương xuống. Hạng Sung, Lý Cổn giơ thuẫn gạt đánh. Lý Qùy vung búa chém gãy chân ngựa chiến của Cao Khả Lập, Lập liền ngã nhào xuống. Hạng Sung gọi to:
- Phải bắt sống!
Lý Qùy bản tính hiếu sát, không kiềm chế nổi, đã nhanh tay hạ búa, chém rụng đầu Cao Khả Lập. Bao Húc túm đai lưng Trương Cận Nhân giật xuống đất, sả một đao cho đầu lìa khỏi cổ. Bốn tướng tả xung hữu đột, xông vào trận quân nam. Lý Qùy đeo thủ cấp Cao Khả Lập bên hông rồi vung đôi búa lăn xả vào chém giết đến ba bốn trăm người. Lý Qùy và Bao Húc muốn xông thẳng vào thành, Hạng Sung và Lý Cổn phải hết sức ngăn lại. Vừa lúc ấy quân giặc trên mặt thành lao gỗ, bắn đạn đá xuống tới tấp. Bọn Lý Quỳ, Bao Húc quay về trước trận. Năm trăm quân bộ của Lý Qùy vẫn đứng dàn hàng ngang như cũ. Nguyên là bọn họ cũng muốn xông lên hỗn chiến nhưng lại sợ Hắc toàn phong chém nhầm, bất tất phân ta địch, nên đành đứng im.
Giữa lúc ấy từ phía sau bụi cuốn tung trời. Đó là quân mã của Tống tiên phong đang tiến đến. Lý Quỳ, Bao Húc đến dâng thủ cấp hai tên giặc. Các tướng nhận ra đầu Cao Khả Lập và Trương Cận Nhân, ai nấy đều kinh ngạc hỏi:
- Hai đại ca làm thế nào lấy hai đầu tên này nhanh thế?
Lý Quỳ, Bao Húc đáp:
- Còn giết cả mấy trăm tên khác nữa đấy? Bọn ta định bắt sống, nhưng ngứa tay không chịu được, trót giết mất!
Tống Giang nói:
- Đã lấy được thủ cấp kẻ thù về đây, chúng ta hãy treo cờ trắng dâng thủ cấp tế vong linh hồn hai tướng Hàn Thao, Bành Kỷ.
Tống Giang nói đoạn đau xót khóc to, sai hạ bỏ cờ trắng, thưởng công cho Lý Quỳ, Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn rồi phát lệnh tiến quân đến sát dưới thành Thường Châu. Lại nói Lã khu mật ở trong thành hoảng hốt cùng Kim Tiết, Hứa Định và bốn viên thống chế bàn mưu kế đối phó với quân Tống Giang. Các tướng của Lã khu mật thấy bọn Lý Qùy đánh hăng thì run sợ không dám đem quân ra giao chiến. Gặng hỏi mấy lần, các tướng vẫn ngồi im như thóc, Lã khu mật bực tức, sai người lên mặt thành xem xét. Bấy giờ thành Thường Châu đã bị quân mã của Tống Giang bao vây khắp ba phía, quân sĩ đứng sát mặt thành, phất cờ gióng trống hò reo khiêu chiến. Lã khu mật liền gọi các tướng lên mặt thành chỉ huy đánh giữ, nhưng tất cả đều thoái thác lui ra. Lã khu mật cũng vào hậu đường, không nghĩ được kế gì, bèn gọi bọn hầu cận thân tín đến bàn bạc, nhưng đã có ý định bó thành chạy trốn, việc không phải nói đến.
Lại nói tướng trấn thủ thành Thường Châu là Kim Tiết về nhà nói với vợ là Tần Ngọc Lan:
- Hiện nay quân của triều đình nhà Tống đã vây cả ba mặt thành. Bọn ta ở trong thành lương thực thiếu thốn, không kham chịu được. Nếu quân bên ngoài đánh vào thì tất cả đều làm ma không đầu!
Tần Ngọc Lan đáp:
- Lang quân là người có lòng trung hiếu, vẫn có ý định quy thuận triều đình. Hơn nữa lang quân ngày trước đã ra làm quan, chưa từng bị triều đình phụ bạc, chi b~ ~g cứ bỏ tà theo chính, bắt Lã Sư Nang nộp cho Tống tiên phong, ấy cũng là một kế tiến thân.
Kim Tiết nói:
- Nhưng Lã Sư Nang hiện có thủ hạ là bốn viên thống chế, mỗi người đều có quân mã riêng. Hứa Định là kẻ tâm phúc của Lã Sư Nang vốn không thân thiết với tôi. Chỉ sợ việc không xong lại chuốc thêm tai vạ.
Tần Ngọc ~an nói:
- Lang quân cứ ngầm viết thư buộc vào mũi tên bắn ra ngoài thành báo tin cho Tống tiên phong biết, trong ngoài ứng hợp với nhau thì tất lấy được. Ngày mai ra trận, lang quân giả vờ thua để dụ quân Tống đuổi theo vào thành, lang quân ắt lập được công lớn.
Kim Tiết nói:
- Hiền thê nói rất phải, ta sẽ theo kế ấy.
Người kể chuyện có thơ vịnh rằng:
Khí ám đầu minh miễn họa cơ,
Tì đăng trùng kiến phụ ki thệ
Phụ nhân thượng thả tồn trung nghĩa,
Hà sự nam nhi thác kiến mể
Bỏ tối theo lành họa phải phòng,
Tì Lăng lại thấy vợ khuyên chồng.
Phụ nhân còn giữ lòng trung nghĩa,
Nam tử sao chưa tỉnh giấc nồng
Ngày hôm sau Tống Giang truyền lệnh cho quân sĩ đảnh gấp vào thành. Lã khu mật hội các tướng để hỏi kế. Kim Tiết đáp:
- Thành Thường Châu tường cao hào rộng, ta nên thế thủ chứ không nên đọ sức với địch. Cứ như ngu ý của tôi thì các tướng nên giữ thành thật vững, đợi viện binh ở TÔ Châu đến rồi hợp sức ra đánh.
Lã khu mật nói:
- Kim tướng quân nói rất phải!
Nói đoạn cắt cử các tướng:
- Ứng Minh, Triệu Nghị đóng giữ cửa đông; Thẩm Biện, Phạm Trù đóng giữ cửa bắc; Kim Tiết đóng giữ cửa tây; Hứa Định đóng giữ cửa nam.
Cắt cử mọi việc xong xuôi, các đầu lĩnh ai nấy đều về bản doanh nhận quân để chia đi đóng giữ. Đêm ấy Kim Tiết viết thư riêng, buộc vào mũi tên rồi nhân lúc vắng vẻ trèo lên mặt thành, nhằm phía có quân thám mã ở ngoài cửa tây mà bắn xuống. Quân Tống Giang nhặt được mũi tên vội đem về trại trình lên chủ tướng. Chính tướng trại cửa tây là Hoa hòa thượng Lỗ Trí Thâm và Hành giả Võ Tòng nhận được bức thư liền giao cho phó tướng Đỗ Hưng phi ngựa chuyển gấp về đại trại ở ngoài cửa đông bắc. Tống Giang, Ngô Dụng đang đốt nến ngồi trong trướng bàn định việc quân thì Đỗ Hưng đưa mật thư của Kim Tiết vào trình. Tống Giang xem xong cả mừng, bèn truyền lệnh cho các tướng chỉ huy ba trại biết.
Cả ngày hôm sau các đầu lĩnh chỉ huy quân sĩ ở ba trại từ ba phía cho quân đánh vào thành. Lã khu mật đứng trên lầu chiến thấy giữa trận quân Tống, Oanh thiên lôi Lăng Chấn đang đặt giá súng, liền đó một mồi đạn, lửa bay thẳng đến trúng vào một góc lầu vọng địch, một tiếng nổ xé tai vang lên, mặt thành bay sạt một mảng. Lữ Sư Nang thoát chết, vội chạy lánh xuống dưới thành, dốc thúc các tướng trấn thủ đưa quân ra đánh. Ba hồi trống trận khua vang, cửa thành mở toang, cầu treo hạ xuống. Ở cửa bắc, Thẩm Biện, Phạm Trù nhanh chóng đưa quân ra ngoài thành. Bên quân Tống, Đại đao Quan Thắng ngồi trên ngựa xích thố lông xoắn của Tiền Chấn Bằng phóng ra trước trận giao chiến với Phạm Trù.
Trong lúc hai tướng đánh nhau thì ở cửa tây Kim Tiết dẫn một đội quân mã ra khiêu chiến. Bên quân Tống Giang, Bệnh Uất Trì Tôn Lập thúc ngựa ra trận, hai tướng đánh chưa đầy vài hiệp thì Kim Tiết giả thua quay ngựa bỏ chạy. Tôn Lập liền xua quân đuổi tới, theo sau Tôn Lập là các tướng Yến Thuận, Mã Lân, rồi đến Lỗ Trí Thâm, Vũ Tùng, Khổng Minh, Khổng Lượng, Thi Ân, Đỗ Hưng. Kim Tiết đem quân chạy lui vào thành. Tôn Lập đuổi sát đến chiếm lấy cửa phía tây. Trong thành náo động, ai nấy bảo nhau người ngựa của quân Tống đã lọt vào cửa phía tây. Dân chúng trong thành bấy lâu bị Phương Lạp tàn hại khổ cực, oán giận ngút trời, nay nghe tin quân mã của triều đình Đại Tống đã tiến vào, mọi người đều đổ ra hưởng ứng. Bấy giờ cờ hiệu của Tống tiên phong đã cắm trên mặt thành. Phạm Trù, Thẩm Biện thấy trong thành có biến vội phóng ngựa về nhà lo cứu vợ con. Lúc ấy từ phía bên trái cổng thành hai tướng Vương Nụy Hổ và Nhất Trượng Thanh xông ra bắt sống Phạm Trù. Tiếp đó từ phía bên phải hai tướng khác là Tuyên Tán và Hác Tư Văn cũng xông ra đâm Thẩm Biện ngã ngựa. Quân sĩ liền ào tới bắt sống. Tống Giang, Ngô Dụng phát hiệu cho đại quân người ngựa ồ ạt tiến vào chiếm thành rồi tung quân đi bốn phía bắt giết quân nam. Lã Sư Nang vội dẫn bọn Hứa Định chạy ra cổng thành phía nam, liều chết cướp đường chạy trốn. Quân Tống đuổi theo không kịp phải quay về thành Thường Châu đợi lệnh.
Tống Giang xuống lệnh xét công thăng thưởng ba quân tướng sĩ Triệu Nghị trốn sang nhà dân bị chủ nhà trói nộp. ứng Minh bị đám loạn quân giết chết, chặt lấy thủ cấp. Tống Giang vào phủ đường, sai yết bảng chiêu an trăm họ. Dân chúng già trẻ dắt nhau đến trước phủ đường vái tạ. Tống Giang an ủi mọi người, khuyên họ trở lại làm lương dân, yên nghiệp làm ăn.
Kim Tiết vào phủ đường yết kiến Tống tiên phong. Tống Giang xuống dưới thềm đón tiếp, mời Kim Tiết lên đại sảnh cùng ngồi. Kim Tiết bầy tỏ lòng cảm kích vô hạn, mong muốn được trở lại làm lương thần của triều đình nhà Tống và nói công này là nhờ vợ giúp mưu chọ Tống Giang sai giam Phạm Trù, Thẩm Biện, Triệu Nghị vào xe tù, viết thư trình Trương chiêu thảo, giao cho Kim Tiết đích thân chuyển thư và áp giải tù. Kim Tiết nhận văn thư, áp giải ba cỗ xe tù đến Nhuận Châu giao nộp. Trước đó Tống Giang đã sai Thần hành thái bảo Đái Tôn mang văn thư đi trước đến Nhuận Châu tiến cử Kim Tiết, nên khi Kim Tiết đến Nhuận Châu vào yết kiến, Trương chiêu thảo vui mừng mở tiệc rượu khoản đãi, thưởng vàng bạc, vóc lụa và yên ngựa cho Kim Tiết. Phó đô đốc Lưu Quang Thế xin cho Kim Tiết thăng chức Hành quân đô thống, ở lại trong quân để hiệu dụng. Về sau khi Kim Tiết theo Lưu Quang Thế đi đánh giặc Kim do thái tử thứ tư của Ngột Truật xâm phạm bờ cõi, lập nhiều công, được thăng đến chức thân quân chỉ huy sứ, rồi tử trận ở Trung Sơn. Cuộc đời của Kim Tiết là như vậy, có thơ làm chứng như sau:
Tòng tà lang miếu sinh kham quý,
Tuẫn nghĩa sa trường cốt dã hương.
Tha nhật Trung Sơn trung nghĩa quỷ
Hà như Phương Lạp trận trung vong.
Tà gian lang miếu nhìn thêm thẹn
Tiết nghĩa sa trường chết cũng thơm
Mai hậu Trung Sơn làm nghĩa quỷ
Đâu như Phương Lạp, chẳng người chôn.
Hôm ấy Trương chiêu thảo và Lưu đô đốc ban thưởng cho Kim Tiết rồi truyền lệnh đem ba tên phản tặc ra hành hình, phanh thây muôn mảnh, bêu đầu thị chúng. Sau đó Trương chiêu thảo sai người đến Thường Châu khao thưởng ba quân tướng sĩ của Tống tiên phong.
Lại nói Tống Giang đóng quân ở Thường Châu, sai Đái Tôn đến Tuyên Châu và Hồ Châu hỏi Lư Tuấn Nghĩa tin tức việc điều quân đánh trận. Lại có quân thám mã về phi báo ngụy khu mật là Lữ Sư Nang chạy trốn về huyện Vô Tích, hội với quân cứu viện từ Tô Châu đến, hiện đang tìm cách giao phong với đại quân. Tống giang xuống lệnh điều một vạn quân mã bộ dưới quyền mười chánh phó tướng xuất phát tiến về phía nam. Mười tướng ấy là:
- Quan Thắng, Tần Minh, Chu Đồng, Lý Ứng, Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Lý Quỳ, Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn. Quan Thắng cùng các tướng cáo từ Tống tiên phong đem binh mã rời Thường Châu tiến xuống phía nam.
Nói tiếp chuyện Đái Tôn đã biết tình hình tiến quân của Lư Tuấn Nghĩa ở Tuyên Châu, Hồ Châu bèn cùng Sài Tiến trở về yết kiến Tống Giang. Đái Tôn báo tin phó tiên phong Lư Tuấn Nghĩa lấy được Tuyên Châu, đặc cách sai Sài Tiến đến báo tin thắng trận. Tống Giang xiết đỗi vui mừng. Khi Sài Tiến vào phủ đường bái kiến, Tống tiên phong sai dọn rượu tẩy trần, rồi mời Sài tiến vào hậu đường nói chuyện.
Tống Giang thăm hỏi tỉ mỉ tình hình Lư tiên phong đánh thành Tuyên Châu. Sài Tiến trình văn thư, thuật lại mọi diễn biến cho Tống Giang nghe:
- Tướng trấn thủ thành Tuyên Châu của Phương Lạp là kinh lược sứ Gia Dư Khánh, dưới quyền có sáu viên thống chế đều là người quê ở Hấp Châu và Mục Châu. Sáu viên thống chế ấy là:
- Lý Thiều, Hàn Minh, Đỗ Kính Thần, Lỗ An, Phan Tuấn, Trình Thắng Tổ. Hôm ấy Gia Dư Khánh điều quân của sáu viên thống chế, chia làm ba cánh, đem quân ra ngoài thành chặn địch. Lư tiên phong cũng chia quân mã làm ba cánh dàn trận đón đánh. Ở trận giữa HÔ Diên Chước giao chiến với Lý Thiều, Đổng Bình đánh với Hàn Minh. Chưa đầy mười hiệp thì Hàn Minh bị Đổng Bình đâm song thương giết chết, Lý Thiều hến chạy trốn. Cánh quân giữa của giặc thua to. Trận bên trái đâm Xung giao chiến với Đỗ Kính Thần, Sách Siêu đánh với Lỗ An. Đỗ Kính Thần bị Lâm Xung múa xà mâu đâm chết, Sách Siêu vung búa chém rơi đầu Lỗ An. Trận bên phải Trương Thanh giao chiến với Phan Tuấn, Mục Hoẵng đánh với Trình Thắng Tổ.
Trương Thanh ném đá đánh hạ Phan Tuấn, Đả hổ tướng Lý Trung liền đuổi tới kết liễu đời hắn. Trình Thắng Tổ bỏ ngựa chạy trốn. Ngày hôm ấy quân giặc bị mất sáu tướng, phải lui binh về. Lư tiên phong đốc thúc ba quân tướng sĩ đuổi sát đến chân thành. Không ngờ quân giặc trên thành lăn đá xuống, làm chết một phó tướng. liền đó tên độc bắn xuống như mưa, lại làm trúng thương hai phó tướng nữa. Khi về đến doanh trại hai người đều chết cả. Lư tiên phong bị mất ba tướng, liền truyền lệnh ngay đêm ấy đánh gấp vào thành. Tướng giặc giữ thành cửa đông không vững, quân Lư Tuấn Nghĩa bèn chiếm được thành Tuyên Châu. Lý Thiều bị loạn quân giết chết, Gia Dư Khánh dẫn đầu tàn quân chạy trốn về Hồ Châu. Bên quân Tống, Hoa hòa thượng Lỗ Trí Thâm bị bao vây sau không rõ ở đâu. Phó tướng bị quân giặc lăn đá đè chết là Bạch diện lang quân Trịnh Thiên Thọ, hai tướng trúng tên độc là Thao đao quỷ Tào Chính và Hoạt thiểm bà Vương Định Lục.
Tống Giang biết tin lại mất thêm ba đầu lĩnh nữa, bật khóc to rồi ngã ngất đi. Đúng là:
Hoa nở vừa khi cơn gió thổi
Trăng ngời gặp lúc mây mù chẹ
Chưa biết Tống Giang ngất xỉu ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.