Chương 113: Tướng quân Reynier


Số từ: 3561
Dịch giả: Xuân Dương
NXB Hội Nhà Văn
Nguồn: Sưu tầm
Tướng Reynier, người mà René sắp đến gặp, vào năm 1792 nhờ sự tiến cử của tướng La Harpe đã được bổ nhiệm vào ban tham mưu cho tướng quân Dumouriez với tư cách là trợ lý. Nhanh chóng trở thành sĩ quan tuỳ tùng của tướng Dumouriez, ông được tham gia chiến dịch Hà Lan lừng danh khi mà các trung đoàn kỵ binh nhẹ của địch phải bỏ chạy bằng chiếm hạm rồi đâm vào băng gần đảo . Nhờ chiến dịch này, ông được phong thiếu tướng và nhanh chóng làm trưởng ban tham mưu quân đội sông Rhin do tướng Moreau chỉ huy.
Bonaparte từng đưa ông sang Ai Cập và tin tưởng giao cho ông chỉ huy một sư đoàn. Sư đoàn này bao gồm các cánh quân thắng trận Pyramides.
Thành Cai-rô bị chiếm, tướng quân Reynier chịu trách nhiệm đẩy lùi quân Ibrahim bey ở Syrie và trở thành chỉ huy cao cấp tỉnh Charki. Nhân cách cao thượng nhanh chóng đưa tướng quân Reynier vượt trội trong mọi hoàn cảnh và chiếm được cảm tình của dân A Rập. Bonaparte rời Ai Cập. Chỉ huy toàn quyền quân đội nơi đây lẽ ra phải thuộc Reynier nhưng lại rơi vào tay tướng Menou. Quân đội xì xào bàn tán một vài hôm, Menou cho bắt Reynier, cho ông lên tàu chiến hạng vừa đưa về Pháp không một lời giải thích.
Về đến , Reynier không chiếm được cảm tình của Bonaparte và bị đẩy đến Nièvre.
Tính khảng khái và tự trọng như Reynier không hợp với Napoléon, tuy vậy, ông vẫn được huy động vào chiến dịch năm 1805. Sau trận , hoàng đế giao cho ông chỉ huy quân đội giúp anh mình thôn tính vương quốc .
Chúng ta cũng thấy việc lên ngôi của vua Joseph không vấp phải kháng cự nào. Dễ để thuyết phục trong những lần trao đổi với em trai là Hoàng đế nước Pháp, vua Joseph cũng mang cái dễ dãi ấy với dân chúng mà theo quan điểm của em ngài đó là những điều kiện quá thoải mái. Việc chần chừ ở mảnh đất Gaète đã cho những bè đảng cũ nhà Bourbon kịp có thời gian ngóc đầu dậy. Thật ra đó là những tên trộm cướp biết nắm cơ hội để tô vẽ cho lá cờ hòng che đậy cái nghề mạt hạng đáng phỉ báng của chúng, cho chúng cơ may tập hợp thêm nhiều băng đảng mới và mượn cớ chính trị hòng cướp bóc hay trả thù tư.
Thế là tướng quân Reynier được cử đến Calabre với đội quân bảy tám nghìn người. Không một thành phố hay băng đảng nào dám trực diện chống lại ông. Cứ thế ông dẹp yên đến Scilla và Reggio nơi đặt đội quân đồn trú của mình.
Những những kẻ lưu đày khỏi Palerme, tức vua Ferdinand và hoàng hậu Caroline đã kịp thông đồng với người Anh, tạo thành liên minh vĩnh viễn hòng chống lại nước Pháp: Dọc bờ biển Calabre, lực lượng nói trên bắt đầu hành động bằng việc rải tiền, súng đạn cho những kẻ nổi dậy trong lúc chờ đợi một chiến hạm trang bị từ Messine để mang tới cho chúng quân tiếp viện liệu quả hơn.
Do đó, ngày nào tướng quân Reynier cũng bị đe doạ quân địch sẽ đổ bộ lên bờ biển, mặt khác các thủ lĩnh băng đảng Panedigrano, Benincasa, Parafante, Bizzarro như cá thêm vây ngày nào cũng nhũng nhiễu tập kích sát hại người của ông.
Từ một tháng qua, ông đã trình lên vua Joseph bản báo cáo về sự xuất hiện tại Calabre rất nhiều tiền Anh. Số tiền này được dùng làm phương tiện kích động dân chúng làm phản. Ông đã cho nhiều cánh quân cơ động truy lùng chúng.
Cuối cùng, chiến hạm rình rập cũng rời eo biển Messine. Tướng Reynier nhanh chóng báo tin cho tướng Compère người mà ông cử lại ở hai trận đánh giữa Scilla và Reggio rằng chỉ cử đến hai thành phố trên số quân cần thiết để trấn thủ các lâu đài và bệnh viện còn lại đưa quân đến tập hợp với ông tại sông Angitola đồng thời gởi thư cho các trung đoàn rải rác, ra lệnh tập trung cũng tại sông này.
Vừa đến Monteleone, tướng quân Reynier đã hay tin quân Anh đổ bộ vào Sainte-Éuphénie đêm hôm trước. Ba cánh quân Ba Lan muốn chống lại cuộc đổ bộ đã bị đầy lùi và rút vào sâu phía sau Angitola. Tướng Digonet cũng mới đến đêm trước, đóng quân bên sông Lamato với đội quân liên minh Ba Lan và trung đoàn săn bắt cướp số 9.
Về phía tướng Reynier, với gần bốn nghìn năm trăm quân, ông cho họ hạ trại miền thưởng lưu sông Angitola. Từ vị trí cao nguyên ấy, ông đã bao quát toàn bộ vịnh Sainte-Éuphénie. Kẻ thù có khoảng sáu đến bảy nghìn quân vẫn chưa di chuyển vị trí kể từ lúc đổ bộ. Cánh phải là giàn hoả tiễn dưới chân tháp pháo đài Malte, cánh trái của chúng là làng Sainte-Éuphénie. Quân địch đã cử những toán quân đến Sambiase và Nicastro. Dưới con mắt của quân Anh, đó là hai địa điểm nổi dậy, trưng cờ đỏ và chịu xuống hợp quân với chúng. Suốt ngày có những băng cướp xuống núi theo toán hai mươi, ba mươi hay bốn mươi tên.
Từ trên cao, tướng quân Reynier quan sát hết thảy những động tĩnh ấy. Ông nghĩ càng chờ đợi, quân Anh càng nhận thêm viện trợ nữa nên dù yếu hơn về số quân, ông vẫn quyết định tấn công ngay hôm sau hoặc hôm sau nữa.
Kết quả là đúng hôm René ngủ tại Amantea, tướng Reynier đã cho quân tràn từ trên Angitola xuống gần sông Lamato, gần Maida để có thể tấn công với kẻ thù hai tiếng tại địa điểm giữa núi và biển để vừa nằm ngoài tầm súng của bọn cướp tụ tập phía chân núi vừa tránh hoả tiễn của chiến hạm ven biển.
Ngày hôm trước, René đã được người dẫn đường của mình thông báo rằng quân Pháp chỉ cách họ vài dặm nữa và ngày hôm sau là anh có thể gặp họ. Mới sớm tinh mơ hôm sau, anh đã nai nịt gọn gàng mở cửa và gặp người dẫn đường cũng sẵn sàng như anh.
Anh ta ra liệu cho anh im lặng và đi theo mình. Họ không đi qua cổng mà trèo qua cửa sổ xuống đất nhờ một cái thang dựng sẵn. Người đưa đường xuống trước, hai người lên ngựa đã đóng yên sẵn đang chở ở cổng hậu.
- Nhưng mà này - René nói khi thấy người dẫn đường lên ngựa chực lao đi - Hình như chúng ta chưa trả tiền.
- Chuyện ấy xong rồi - Người dẫn đường trả lời - chúng ta đừng để lỡ giây phút nào nữa.
Rồi kẻ đó lên ngựa lao đi với vận tốc mà René đã biết.
Khoảng tám giờ sáng, họ đến đỉnh núi Sainte-Éuphénie nơi họ nhìn rõ hai đạo quân, chiến hạm quân Anh và cả một đường xanh nhạt xa tít chính là đảo Sicile cùng vài chấm đen bốc khói chính là núi lửa .
René dừng lại một lát để chiêm ngưỡng khung cảnh non xanh nước biếc nơi tụ hội của những gì đẹp nhất, và đáng sợ nhất của thiên nhiên. Nào là núi non, rừng, biển, đảo, vịnh cát vàng nơi hai đạo quân cách nhau khoảng một dặm, hai đạo quân đang chuẩn bị tàn sát lẫn nhau.
- Chúng ta đã đến nơi rồi - Người đưa đường nói - Đây là quân Pháp và kia là quân Anh mà ông cũng biết họ đổ bộ đêm qua đấy.
René lục túi quần.
- Đây là sáu Louis thay vì ba như tôi đã hứa - Anh nói.
- Cảm ơn! - Người đưa đường đáp và gạt tay anh ra - Tôi còn một nửa số tiền ông đưa cho khi chia tay tôi ở nhà tù Vicana đấy.
René ngạc nhiên nhìn người đàn ông.
Người này bỏ mũ, tháo tấm khăn nửa khuôn mặt và dù anh ta đã cắt râu tóc, René vẫn nhận ra tên cướp anh đã bắt được ở đầm Pontins.
- Gì thế này! Là ngươi à? - Anh hỏi.
- Đúng vậy Tên cướp cười đáp.
Ngươi trốn được à?
- Vâng - Hắn nói - cai ngục là bạn của tôi, định mệnh đã cho tôi gặp ông, tôi vẫn nhớ những gì ông đã làm cho tôi.
- Ta đã làm gì cho ngươi?
- Ông đã có thể giết tôi nhưng lại tha mạng cho tôi. Tôi chết vì khát nhưng không xin, ông đã cho ăn uống lại cả tiền, khi rời cửa nhà tù ông đã luồn một đồng louis vào tay tôi. Chúng tôi là kẻ cướp, nhưng chúng tôi vẫn là người. Về phần mình, tôi đã ngăn người ta giết ông đôi ba bận đấy. Thôi chúng ta chia tay.
Nói rồi tên cướp lao ngựa đi không phải chậm rãi mà phi nước đại, biến mất trước khi René hết ngạc nhiên.
Rồi anh nhún vai tự nhủ:
- Quỷ tha ma bắt, không biết lòng biết ơn ấy trú ẩn ở chỗ nào không biết.
Sau đó, anh đưa mắt nhìn về phía bãi biển nơi sắp diễn ra trận đánh. Đã có sự di chuyển lớn trong hàng ngũ quân Anh. Các toán quân đã tiến về phía biển khiến trong chốc lát René tưởng họ sắp rời đi nhưng họ chia thành hai cánh tiếp tục đi về cửa sông, họ qua sông, một thuyền chiến hạng nặng, một thuyền chiến hạng vừa và nhiều xà lan chở đại bác tiếp tục đi theo họ. Sau đó, cánh quân tiến về mạn phải ngược dòng Lamato, hình như chúng muốn chặn quân Pháp trên đường Monteleone.
Vào lúc đó cánh quân qua cửa sông cũng tiến về phía trại lính Pháp. Mới nhìn qua cũng thấy lực lượng hai bên ra sao. Quân Pháp ít hơn địch rất nhiều. Quân Anh, cùng với lực lượng hợp nhất của đám cướp bóc lên đến tám nghìn trong khi quân Pháp chỉ có năm nghìn.
Tuy vậy, tướng Reynier vẫn nghĩ đó là thời điểm thích hợp để tấn công. Khi bị dòng Lamato chia làm hai, ông có thể sẽ dễ dàng tấn công vào giữa băng hoả lực mạnh. Một khi đã chia làm hai, phần quân đi dọc bờ biển chắc chắn sẽ có thể quay lại nhưng cánh trái của Reynier sẽ buộc phải trốn trong các đầm hay rừng Sainte-Éuphénie.
Quả nhiên, khi qua đường Lamato, tướng Reynier có thể tiếp giáp quân địch không gặp trở ngại nào với quân bộ binh, pháo binh hạng nhẹ và đội kỵ binh của mình, tiếc là đội kỵ binh này chỉ có một trăm năm mươi nghìn người của đội sàn bắt cướp số 9.
Trong khi đó, nếu để quân địch qua sông ông sẽ mất hết lợi thế vì buộc phải chiến đấu ở địa hình nhiều khe và đầm lầy không cho phép ông sử dụng pháo binh và quân kỵ binh.
Đứng cách chiến trường chưa đầy một phần tư dặm, René quan sát thấy tướng quân Reynier cho hai đội khinh binh chận đầu để bắn tia dọc theo cánh quân Anh đã qua cửa sông Lamato và dưới quyền chỉ huy của một vị tướng mà anh không biết, hai trung đoàn chủ lực khoảng hai nghìn bốn trăm đến hai nghìn năm trăm quân cũng qua sông hình thành thế trận phía bờ bên kia. Theo sau họ có tiểu đoàn thuỵ Sĩ số bốn và mười hai đại đội của trung đoàn quân Ba Lan, tắt cả khoảng gần một nghìn năm trăm người.
Cuối cùng, trung đoàn bộ binh số hai mươi ba, dưới sự chỉ huy của tướng quân Digonet sẽ trấn giữ cánh phải trong khi bốn toán pháo binh hạng nhẹ và một nghìn năm trăm quân kỵ binh sẽ ở giữa.
Tướng Reynier đã ra lệnh cho tướng Compère đứng đầu ngay trung đoàn tiên phong tiến lên theo tuyến hướng về phía quân Anh trung khi quản Thuỵ Sĩ và quân Ba Lan theo ở tuyến sau còn trung đoàn bộ binh số hai mươi ba, vì ở quá xa bên cánh phải, sẽ sáp lại gần quân Thuỵ Sĩ toàn lực hỗ trợ cho tướng Compère đánh khu giữa trung tâm quân Anh.
Đây là lần đầu tiên René tham dự vào một cuộc chiến bày binh bố trận như thế. Anh như đứng chôn chân một chỗ vì tò mò. Vả lại anh tự hỏi không biết thêm một người như anh thì làm được gì trong cái mớ hỗn độn kia.
Hai cánh quân tấn công tiến lên rất bình tĩnh và tỉnh táo, đi đầu là tướng Compère của họ. Phát hiện quân Pháp đang tiến đến, quân Anh dừng lại ở nửa tầm súng trường, vũ khí sẵn sàng những chưa khai hoả.
Thế là trung đoàn tiên phong nạp đạn rồi xông lên, trung đoàn bộ binh sĩ bốn mươi hai cũng noi theo. Tướng Compère và hai sĩ quan tuỳ tùng cùng một trung uý lọt lại ở giữa.
Khi quân Pháp chỉ còn cách mười lăm bước, quân địch nổ súng ở hàng thứ nhất và hàng thứ hai. Quân Pháp tiếp tục tràn sang nhưng hàng thứ ba của quân Anh đã truyền súng cho tốp đầu nên lại một loạt súng nữa vang lên.
Trong loạt đạn thứ hai này tướng Compère trúng đạn cả ở đầu lẫn ở tay.
Vừa nhìn tướng phe mình ngã ra đất, quân lính trung đoàn tiên phong đã quay lưng định tháo chạy. Trung đoàn số bốn mươi hai nhận ra hành vi hèn nhát ấy nên lưỡng lự. René hiểu rằng nỗi sợ này có thể sẽ lan ra toàn quân. Lập tức chân ngựa của anh như nhấc bổng khỏi mặt đất và không quản việc có thể vấp phải chướng ngại vật khác trên đường, anh thả dây cương và chỉ chốc lát đã hai tay hai súng đứng giữa đám người bỏ trốn.
Cố gắng đầu tiên của anh là ngăn họ nhưng nhận thấy họ giương súng ra doạ anh nên anh bỏ sang một bên chạy lại cứu tướng Compère mà quân Anh đang muốn bắt sống vì phát hiện ông chỉ bị thương. Hai phát súng ngắn và hai phát súng cạc bin khiến khối người bu gần tướng Compère tản ra chút ít. Vì cả hai loại súng đều hết đạn, anh mắc khẩu cạc bin vào yên ngựa, tra súng lục vào bên sườn nó, vẫn ngồi trên ngựa, lượm một thanh gươm rồi phi thẳng vào năm sáu tên lính Anh đang hùng hổ xáp lại tướng Compère.
René điều khiển thanh gươm điêu luyện như đấu kiếm. Chỉ trong giây lát, ba tên lính Anh đã ngã ra hoặc bị chết hoặc bị thương ba tên kia cắm đầu bỏ chạy trong đó một tên bị giết bởi sĩ quan tuỳ tùng của tướng Compère.
Tuy nhiên, tướng quân Reynier đã xông vào giữa đám quân nháo nhác dẫn theo một trăm năm mươi quân kỵ binh. Từ trên cao, ông đã thấy René dũng mãnh lao vào chiến trường và chiến đấu. Ban đầu ông rất ngạc nhiên. Không nhận ra anh thuộc cánh quân nào vì quân phục khá lạ, ông lưỡng lự một lát nhưng rồi ông hiểu ngay bộ quân phục anh mặc dù thuộc đơn vị nào cũng bọc trong nó trái tim của một con người anh dũng.
- Hãy chỉ huy các chiến sĩ này - ông hét lên - và hãy làm cho thật tốt
- Các anh có muốn tôi chỉ huy các anh không? - René hỏi to.
- Có! - Họ đồng thanh trả lời.
Thế là anh đặt cái mũ lên đầu thanh gươm, lao lên phía trước, lẳng nó vào giữa tốp quân Anh đầu tiên vừa hạ một tên lính vừa nói:
- Hai mươi đồng louis cho người nào lấy lại cái mũ cho tôi.
Thế là bị kích thích vừa bằng lòng dũng cảm của anh vừa vì hy vọng được món tiền thưởng, lính sĩ Pháp xuyên thủng hàng ngũ quân Anh và đánh đến tuyến thứ ba. Nhưng họ không thể tiến sâu hơn. René đưa thanh gươm lên miệng dùng răng cắn chặt, rút súng ngắn hạ hai tên rồi tra lại vào bao tiếp tục dùng gươm.
- Này - Anh nói và lấy lại chiếc mũ mà chỉ mình anh mới lại gần được - Này, hình như tôi lại kiếm được hai mươi louis của tôi rồi.
Quân Anh khép lại vòng vây anh. René đã xuyên qua hai tuyến quân địch và chọc vòng thứ ba bằng cách hạ hai tên đối diện khi chúng mắt tròn mắt dẹt thấy chỉ có mỗi một lính Pháp trong quân đội Anh.
Một toán sĩ quan đang bao quanh tướng Stuart. Hai trong số họ tách ra xông lại phía René.
René hiểu rằng họ muốn dành cho anh một cuộc so gươm nhưng là cuộc đụng độ hai chọi một.
Anh dừng ngựa, bắn khẩu cạc bin vào một tên cách mình năm bước tên kia cách hai chục bước: cả hai đều gục xuống.
Lập tức, một kỵ sĩ thứ ba tách khỏi nhóm và khua tít thanh gươm ý muốn nói anh ta sẽ đọ gươm. René mắc khẩu súng cạc bin vào cốt yên ngựa và lao lại phía đối thủ mới.
Thế là giống như thời cổ đại hay thời kỳ của các hiệp sĩ xa xưa giống như những anh hùng trong trường ca của Homère, hay những hiệp sĩ thời trung cổ, René và địch thủ lao vào nhau trong trận quyết tử dữ dội trong đó ai cũng tỏ ra có bản lĩnh và khéo léo tuyệt vời. Cuối cùng, sau mười phút chiến đấu, sĩ quan người Anh bị thương vào tay phải và bị mũi gươm của René dí vào ngực buộc phải chịu thua.
- Thưa ngài - Anh ta nói bằng tiếng Pháp rất chuẩn với René - Ngài có muốn tôi quay lại nói một câu với tướng quân của tôi không?
- Được đi đi!
René nhân cơ hội ấy để nạp đạn vào hai loại vũ khí của mình và đặt nổ trở lại vị trí.
Một lát sau, anh thấy viên sĩ quan Anh quay trở lại, tay phải buộc một chiếc khăn và đầu gươm phất phơ một chiếc khăn tay màu trắng.
- Chiếc khăn màu trắng kia có ý nghĩa gì vậy - René vừa nói vừa cười - ông đến thương thuyết và khuyên tôi đầu hàng chăng?
- Tôi đến để mời ngài đi theo tôi, thưa ngài. Để ngài không gặp bất hạnh nào khi vượt qua hàng ngũ của chúng tôi trở về quân đội của ngài, tôi được hân hạnh nhận lệnh của tướng quân Stuart, mở lối cho ngài ra.
- Thế tướng quân Stuart tưởng tôi không biết cách mở vòng vây sao?
- Ông ấy không nghi ngờ điều đó, thưa ngài, nhưng ông muốn ngài được bình an vô sự trở về, ông ấy còn nói nếu ngài từ chối tôi dẫn đường, tự ông ấy sẽ đến làm việc đó.
- Rất cảm ơn - René nói - Tôi không muốn quấy rầy ông ấy đến thế. Ông đi trước đi, tôi sẽ theo sau.
Trong khi đó, số phận của trận đánh đã được quyết định: tướng Compère bị bắt, chỉ huy tiểu đoàn tiên phong hy sinh chỉ huy tiểu đoàn quân Thuỵ Sĩ bị thương rất nặng, chỉ huy tiểu đoàn số hài mươi ba của trung đoàn cũng bị thương, đường thông lên Monteleone bị cắt đứt, quân Pháp bị quân Anh truy đuổi đến tận thung lũng Lamato. Đến đó, quân Anh ngần ngại không đuổi tiếp và để tướng Reynier được thảnh thơi rút lui từ chỗ đó.
Khi gặp quân Anh, người dẫn đường cho René kêu to:
- Theo lệnh của tướng quân Stuart, hãy hạ vũ khí và giữ nguyên vũ khí bên mình!
Binh sĩ Anh tuân lệnh ngay, René đi qua hai hàng quân mà không việc gì. Họ đi như vậy đến cửa vào thung lũng nơi quân Anh dừng chân.
- Thưa ngài - René nói với người đưa đường - Bây giờ chỉ còn ngài mới có thể xứng đáng thay mặt tôi gởi lời cảm ơn trân trọng của tôi tới tướng Stuart.
Sau khi chào rất kiểu cách tù nhân đã trả tự do cho mình, René phi ngựa đuổi theo hậu quân Pháp đang dừng ở tức là cách đó sáu dặm.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Hiệp Sĩ Sainte Hermine.