Chương 46: Kết án
-
Hiệp Sĩ Sainte Hermine
- Alexandre Dumas
- 3089 chữ
- 2020-05-09 04:30:08
Số từ: 3077
Dịch giả: Xuân Dương
NXB Hội Nhà Văn
Nguồn: Sưu tầm
Tại phiên toà ngày 2 tháng Sáu, có một nhân chứng khiến mọi người đều tò mò khi không ai ngờ đến nhất, thuyền trưởng Wright chỉ huy con tàu đánh cá nhỏ đã đưa các bị cáo đến chân vách đá, Biville xuất hiện.
Anh này bị phục kích ở gần Saint-Malo rồi sau một cuộc giao chiến anh ta bị thương vào cánh tay nên bị bắt.
Việc xuất hiện của con người này khiến cả phòng xử án xôn xao bàn tán. Người ta đứng dậy, kiễng chân để cố nhìn một người đàn ông thấp bé, mặc triều phục Hải quân Anh quốc. Anh ta khai mình ba mươi lăm tuổi, thiếu tá thuỷ quân sống ở London tại nhà bạn mình là thiếu tướng hải quân Sidney Smith. Vì nhân chứng đứng trả lời rất khó nhọc người ta mang đến cho anh này một chiếc ghế. Viên thiếu tá cảm ơn rồi ngồi xuống. Anh ta tái xanh đến độ mọi người tưởng như anh ta sắp ngất đi. Coster Saint-Victor nhanh nhẹn chuyển cho anh ta một lọ dầu. Viên thiếu tá đang ngồi trên ghế, đứng dậy chào mọi người theo phép quý tộc rồi mới quay lại phía toà. Viên chủ toạ muốn tiếp tục hỏi nhưng anh này đã lắc đầu nói:
- Tôi bị bắt trong khi giao chiến nên tôi là tù binh chiến tranh, tôi đòi có quyền đối xử cho đúng với vị thế của mình.
Thế là người ta phải đọc lại bản thẩm vấn của toà ngày 21 tháng Năm từ phiên trước. Chăm chú nghe xong, nhân chứng nói:
- Thưa ngài thẩm phán, xin thứ lỗi cho tôi nhưng tôi không hề thấy ở đây nguy cơ nào để các ngài có thể đưa tôi ra uỷ ban quân sự và xử tử tôi nếu tôi tiết lộ bí mật quốc gia của đất nước tôi.
- Georges, ông có biết nhân chứng này không? - Chủ toạ hỏi.
Georges nhìn thuyền trưởng Wright rồi nhún vai:
- Tôi chưa bao giờ thấy ông ta.
- Còn ông, ông Wright, rốt cuộc, ông có muốn trả lời câu hỏi của tôi không?
- Không - Viên thiếu tá đáp - Tôi là tù bình, tôi đòi hỏi mọi quyền tương xứng và đối xử theo luật nhà binh.
- Muốn đòi gì thì đòi - Chủ toạ nói - Buổi xét xử tiếp tục vào ngày mai.
Lúc đó đã gần mười hai giờ trưa. Mọi người ra về trong lòng thầm nguyền rủa cái tính bất nhẫn của chủ toạ Hémard.
Ngay từ bảy giờ sáng hôm sau, đám đông đã kéo đến chật ních phòng xử án: có tin đồn tướng Moreau sẽ phải trình bày ngay phần mở đầu. Nhưng điều mong đợi đã không xảy ra, bù lại mọi người lại được chứng kiến một cảnh hết sức cảm động. Hai anh em Armand và Jules de Polignac ngồi cạnh nhau và không có cảnh sát xen giữa. Lúc nào họ cũng nắm chặt tay nhau như muốn thách thức toà và sau phiên xử, cái thế đã chia rẽ họ. Hôm ấy, toà đưa ra vài câu hỏi liên quan đến Jules và những câu hỏi đó như buộc tội cho Jules, nên Annand đứng dậy nói:
- Thưa các ông, tôi xin các ông hãy nhìn đứa bé này, nó mới chưa đầy mười chín tuổi, hãy cứu nó. Khi về Pháp là nó đi theo tôi. Chỉ tôi mới là thủ phạm thôi vì mình tôi mới biết nội dung việc mình làm. Tôi biết các ông muốn lấy đầu thế thì hãy lấy cái của tôi, tôi cho các ông đấy những đừng động đến đầu chàng trai trẻ này, trước khi tước đi cuộc sống một cách thô bạo các ông hãy cho nó có thời gian để biết nó mất cái gì đã.
Nhưng Jules đã đứng dậy quàng tay vào cổ Armand.
- Ôi! Các ông đừng nghe anh ấy. Đúng là tôi chỉ mới mười chín tuổi nhưng tôi là kẻ độc thân, tôi không có vợ con, nếu kết án thì kết án tôi đây này. Armand thì ngược lại, anh ấy là trụ cột trong gia đình, anh ấy còn vợ con. Dù còn trẻ nhưng trước khi biết đến đất nước của mình, tôi đã ăn bánh mỳ lưu vong, cuộc đời bên ngoài nước Pháp của tôi chẳng có ích gì cho nước Pháp và cũng là gánh nặng cho tôi. Hãy lấy đầu tôi đây, tôi dâng cho các ông đấy và miễn cho anh tôi.
Đến đó, mọi quan tâm dành cho tướng Georges và Moreau đã quay sang hai chàng trai trẻ đẹp, những đại diện cuối cùng cho lớp người trung thành tận tuỵ cho một chiếc ngai đã đổ. Cả nhóm người trên đây đều là thành phần tiêu biểu không những trong giới quý tộc mà cho toàn bộ . Khán giả nồng nhiệt chào đón họ và sự nồng nhiệt ấy không phải xấu hổ, mỗi lời nói thốt ra từ miệng họ, mỗi sự kiện đều khiến đôi mắt họ đẫm lệ: Chủ toạ Hémald đưa ra trước hầu tước Rivière một bức chân dung của bá tước và hỏi:
- Bị cáo Rivière, ông có nhận ra bức hoạ này không?
- Từ đây, tôi không trông rõ thưa ông chủ toạ, hãy làm ơn mang nó lại gần đây.
Chủ toạ cho người mõ toà mang bức chân dung lại gần bị cáo. Vừa nhìn thấy nó, hầu tước Rivière đã đưa nó lên môi rồi áp vào ngực nghẹn ngào nói.
- Các ông tưởng tôi không biết sao? Tôi những muốn được ôm nó một lần trước lúc nhắm mắt. Bây giờ, các vị bồi thẩm hãy tuyên án đi và tôi sẽ đi thẳng đến đoạn đầu đài trong lúc rửa tội cho các người.
Hai cảnh khác cũng khiến mọi người có cảm xúc sâu sắc:
Chủ toạ hỏi Coster Saint-Victor xem anh ta có thêm gì vào lời tự bào chữa của mình hay không.
- Có chứ - Coster Saint-Victor nói - Tôi cần nói thêm rằng những nhân chứng giúp gỡ tội mà tôi yêu cầu đã không được nhắc đến; tôi còn phải nói thêm rằng tôi vô cùng ngạc nhiên khi người ta đánh lạc hướng dư luận, đổ tiếng xấu và sự hổ thẹn không chủ lên đầu chúng tôi mà còn cả những người bảo vệ chúng tôi. Sáng nay tôi đã đọc nhật báo, thật đau lòng khi thấy nhân bản báo cáo về chúng tôi hoàn toàn bịa đặt.
- Bị cáo - Chủ toạ nói - Những việc này không liên quan đến lý tưởng của các ông.
- Không đâu - Coster nói tiếp - Những gì tôi có hân hạnh tuyên bố trước toà đều vì lý tưởng của tôi và của nhưng người bạn không may của tôi, thế nhưng bản báo cáo lại xuyên tạc lời biện hộ của nhiều trong số người bào chữa cho chúng tôi, về phần mình, tôi nghĩ mình không được thừa nhận như mức tôi được hưởng do công tố viên chỉ định nhân viên của ông ta ra bào chữa cho tôi. Tôi phản đối những trò sắp đặt của chính phủ và những lời lẽ điên khùng phát ra từ miệng các công dân danh giá ấy, tôi mong được ngài Gautier, luật sư của tôi được hân hạnh đến đây để nhận lòng tin tưởng tôi trao gởi cho ông ấy cho đến giờ phút cuối cùng.
Lời của Coster gây được cảm tình mạnh mẽ, không những thế nó còn nhận được những tràng pháo tay ròn rã. Ngay phía sau Coster Saint-Victor, trên hàng ghế thứ ba là chỗ của bảy người và miền Morbihan. Trong số đó người ta có thể nhận ra một gia nhân của Georges có tên là Pícot, người định trả thù binh lính của chúng ta những thật không may việc rửa hận ấy chỉ là cách nhỏ mọn. Người này còn có biệt danh là Bourreau des
Bleus
(Đao phủ quân Xanh), đó là một người chân tay ngắn, vai lực lưỡng, mặt rỗ, tóc đen ngắn cắt vuông trước trán. Điều này khiến khuôn mặt hắn khá đặc biệt nhất là lại cộng với đôi mắt ti hí ẩn dưới đôi lông mày hung hung rậm rịt.
Coster Saint-Victor vừa dứt lời thì Picot đứng dậy, không tỏ ra lịch sự theo lối quý tộc nói trên.
- Còn tôi, tôi không phàn nàn mà hơn thế, tôi muốn tố cáo.
- Tố cáo ư? - Chủ toạ hỏi.
- Đúng thế, tôi tố cáo rằng, khi đến sở cảnh sát, đúng hôm bắt tôi, người ta đã bắt đầu bằng cách cho tôi hai trăm đồng louis bằng vàng và hứa thả tự do cho tôi nếu tôi khai chỗ ở của ông chủ, tức tướng quân Georges. Tôi đáp là mình không biết vì quả thực tướng quân ẩn hiện rất tài tình. Thế là công dân Bertrand đã bảo lính gác mang súng hoả mai và một cái tô vít đến để siết ngón tay tôi sau đó họ trói tôi lại bẻ gãy ngón tay.
- Đó là cách người ta dạy cho ông một bài học đấy - Chủ toạ Hermard nói - ông đã che giấu sự thật.
- Điều tôi nói là sự thật của Chúa, sự thật hoàn toàn - Picot đáp lại, lính canh có thể làm chứng, tôi đã bị tra tấn bằng lửa và bẻ gẩy các ngón tay.
- Thưa các ngài, - Thuriot nói - Các ngài sẽ nhận thấy đây là lần đầu tiên bị cáo đưa ra điều này.
- Hay lắm - Picot đáp - Chính ông đã biết chuyện này vì tôi đã nói với ông ở . Nhưng khi ấy ông đã bảo: "Im đi, chúng ta sẽ lo mọi chuyện".
- Ông không nói nửa lời về tất cả những thứ đó trong bản lời khai của mình.
- Nếu tôi nói, tôi e là người ta lại tiếp tục làm tôi cụt tay và đốt tôi!
- Bị cáo - Tổng kiểm sát trưởng kêu to - ông có thể nói dối, nhưng lúc nói dối hãy tỏ ra nghiêm túc khi có mặt trước công lý.
- Công lý ư, nó hay lắm, nó muốn tôi phải lịch sự với nó thế mà nó có công minh với tôi đâu.
- Thôi đủ rồi đấy, ông im đi - Hemlard gạt đi rồi quay sang Georges - ông có bào chữa thêm gì không?
Georges trả lời:
- Ngài Tổng giám đốc thứ nhất đã cho tôi cái vinh dự được ra trước buổi xử công khai, chúng tôi thừa nhận có một số điểm theo tôi là hợp lẽ nhưng xét từ phía nhà nước là vi phạm. Tuy nhiên, chính các người đã tổ chức các băng đảng cướp phá ở Vendée và Morbihan mượn danh tôi để thực hiện. Những trò ghê tởm khiến tôi buộc phải rời , trở về Bretage bắn vỡ sọ một trong số đầu lĩnh các băng đảng ấy, chứng minh ai mới thật sự là Cadoudal. Sau đó, tôi phái trung uý Sol de Grisolles của mình tới gặp ngài Bonaparte và tuyên bố kể từ đó giữa chúng tôi có một món nợ phải trả. Ông ấy là người đảo Corse, ông ấy phải hiểu điều đó có nghĩa là gì và bắt đầu hành động. Chính thế tôi mới quyết định về Pháp. Tôi không biết liệu điều tôi làm có biến những người bạn của tôi trở thành kẻ phiến loạn hay không, các ông biết luật hơn tôi, các ông thử nói xem nào.
Trong số những bị cáo ở đó có cả cha David, người mà tôi đã nhắc đến hai lần, đó là một người bạn của Pichegru và cũng vì tình bạn ông mới ngồi trên hàng ghế bị cáo. Đó cũng là một linh mục điềm đạm, lạnh lùng và không sợ chết. Ông đứng dậy nói bằng giọng chắc nịch:
- Pélison đã không bỏ Tổng giám Fouquet trong lúc khó khăn và hậu vận đã chứng minh lòng trung thành của ông ấy. Tôi hy vọng việc quan hệ với tướng Pichegru trong thời gian ông ấy sống lưu vong không để tôi nhầm lẫn như Pélison với Fouquet trong lúc ông ta ở tù. Ngài Tổng giám đốc thứ nhất cũng phải có bạn chứ, thậm chí có nhiều là khác. Giả sử trong cuộc đảo chính 18 Brumaire, ông ấy bị thất bại thì có thể ông ấy cùng bị kết án tử hình, nếu không chắc chắc bị lưu đày biệt xứ.
- Điều ông nói không có cơ sở nào cả - Chủ toạ kêu toáng lên.
- Chắc chắn bị lưu đày - Cha xứ David lặp lại.
- Ông im đi - Thuriot cũng hét lên.
- Tôi vẫn tiếp tục, tôi yêu cầu được tiếp tục - Vị linh mục cố nói - các ông định trừng phạt những người bạn của ông ấy vẫn liên hệ và làm cho ông ấy nhớ khi ông ấy đang bị tù đày sao.
Thẩm phán Thuriot không ngừng nhích trên ghế của ông ta giận dữ nói và nhìn vào những đồng nghiệp và hội thẩm khác:
- Thưa các ngài, những lời mà chúng ta vừa nghe xuất phát từ một sự bất mãn…
Nhưng cha David đã xen ngang:
- Thưa các vị quan toà mạng sống của tôi đang nằm trong tay các ông, tôi không sợ chết, tôi biết, khi người ta làm cách mạng người ta muốn trở thành một con người vĩ đại, muốn vậy phải đón nhận tất cả và tự giải quyết tất cả.
Vài lời diễn thuyết của các bị cáo mà tôi vừa nêu thỉnh thoảng lại bị xen ngang bởi những bị cáo khác. Cuối cùng phiên xử khép lại bằng cảnh hai anh em nhà Polignac:
- Thưa các ngài - Jules nói và nghiêng hẳn người về phía các bồi thẩm, hai tay chắp lại - Vì tôi quá xúc động sau lời nói của anh tôi và đã xin một lưu ý tầm thường cho lời biện hộ của tôi, bây giờ tôi đã bình tĩnh hơn, tôi dám hy vọng các ngài đừng để tâm đến những gì Armand nói. Hãy cứu anh ấy, trả anh ấy về bù đắp cho những giọt nước mắt của vợ anh ấy. Còn tôi, tôi không vướng bận vợ con, tôi không sợ cái chết, tôi còn quá trẻ, chưa tận hưởng cuộc sống nên không cần phải tiếc nó làm gì.
- Không, không! - Armand gào lên, kéo em trai lại ôm vào lòng - Không, em sẽ không chết. Anh xin em đấy Jules, hãy để chỗ đó cho anh.
Cảnh đó khiến cả đoàn hội thẩm đều như bị thương tổn.
- Toà tạm nghỉ. - Chủ toạ tuyên bố.
Mọi người lục tục đi ra. Khi đoàn hội thẩm ra khỏi phòng cũng là lúc mười một giờ trưa. Càng ngày, người kéo đến xem xử án càng đông, họ biết sẽ có hai bản án trong một phiên toà, bản án của Moreau và của Bonaparte và dù mọi người biết quyết định cuối cùng sẽ có rất muộn nhưng họ vẫn chờ.
Điều khiến cho sự cân nhắc thêm lâu là do ông Réal lại vừa đến để thông báo quan toà sẽ khép Moreau ở mức hình phạt nào sao cho giảm nhẹ nhất có thể.
Cuối cùng, bốn giờ sáng hôm sau, ngày 10 tháng Sáu, một tiếng chuông rung lên làm tất cả đám người đang ở phòng xử án phải rùng mình, tiếng chuông ấy báo hiệu các vị quan toà chuẩn bị xử tiếp. Những tia nắng đầu tiên của một ngày u ám rọi xuống, xuyên qua các ô cửa sổ quyện với những ánh nến trong phòng; không còn gì buồn bã hơn là cuộc tranh giành ban sáng giữa ngày và đêm ấy.
Giữa nỗi sợ hãi ấy, lực lượng quân đội đột ngột tiến vào phòng. Tiếng chuông thứ hai mạnh hơn tiếng chuông thứ nhất vang lên, cánh cửa bật mở và một mõ toà tuyên bố:
- Thượng toà!
Thế là chủ toạ Hémard, theo sau là đoàn phán quan trịnh trọng đi vào, ngồi lên ghế. Ông ta cầm trong tay một tờ giấy rất dài, đó là quyết định của toà án cấp cao. Tiếp đến là các bị cáo bị dẫn vào.
Chủ toạ sau khi đọc phần dẫn nhập, trùng giọng đọc bản án dài kết tội tử hình các bị cáo: Georges Cadoudal, Bouvet de Loziet, Rugulion, Rochelle, Lajolais, Roger, Coster Saint-Victor, Deville, Armand de Polignac, Charles d Hozier, Louis Ducorps, Picot, Armand Gaillard, Léhan. Pierre Cadoudal, Joyaut, Lemercier, Burban và Ménlle.
Ai cũng hiểu, trong lời đọc chậm rãi, sau mỗi cái tên lại dừng lại một chút kia là nỗi lo lắng cực độ. Ai đến dự đều căng tai, thở đứt quãng, tim đập thình thịch để xem trong số những cái tên ấy có ai là bà con hay bạn bè của mình không.
Dù số lượng người bị tử hình rất đông và lên đến hai mươi mốt người, phòng xử vẫn thấy được an ủi phần nào khi chủ toạ đọc phần còn lại:
- Xét thấy Jean-Victor Moreau, Jules Polignac, Le Ridant, Roland và cô Izai là đồng phạm bị lôi cuốn vào vụ mưu phản nhưng trong quá trình tranh tụng, dựa vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, toà giảm án cho những người trên còn hai năm tù giam.
Toà tuyên bố vô tội cho những người khác.
Những người bị kết án bình tĩnh lắng nghe lời phán xử không ba hoa hay mai mỉa. Chỉ mình Georges Cadoudal đứng cạnh hầu tước Rivière nghiêng người sang phía ông ta và nói:
- Bây giờ chúng ta đã xong với vua dưới mặt đất, chúng ta còn phải bắt đầu với vua trên trời nữa.