Chương 363: Hai đứa cháu gái
-
Hồ Sơ Bí Ẩn
- Khố Kỳ Kỳ
- 1655 chữ
- 2022-02-04 05:22:43
Mặt mũi hai cô bé trắng bệch, giọng nói yếu ớt:
Chúng cháu không phải bỏ nhà đi...
Đồng thời quay người chạy về bàn chính mình. Cũng không biết hai đứa đã nói gì với bạn học, mà khiến những học sinh của hai bàn đó nhìn năm người chúng tôi một lúc rồi dọn đồ đi mất.
Tôi bất giác nhíu mày.
Nhóm học sinh này sao thế nhỉ? Bỏ nhà ra đi tập thể sao?
Tí Còi kinh ngạc.
Có thể là trốn học tập thể.
Gã Béo đoán,
Lúc chúng ta đến thì bọn nhóc đã ở đây rồi, nói không chừng bọn nhóc còn đến sớm hơn nữa.
Học sinh cấp hai, trốn học tập thể ư?
Tí Còi lại một phen kinh ngạc.
Đây chẳng phải là đại học. Đại học trốn học tập thể không phải là việc hiếm thấy, hơn nữa ở đại học loại chuyện trốn học này còn là không hẹn mà cùng trốn nữa cơ.
Nhưng cấp hai không nên có chuyện này xảy ra mới đúng.
Cần báo cảnh sát không?
Quách Ngọc Khiết hỏi.
Nhưng phải nói sao?
Tí Còi ngửa tay tỏ vẻ không biết phải làm sao.
Nhóm học sinh đó rất kỳ quái, nếu báo cảnh sách, thì tình huống này rất khó giải thích rõ với bên đó được.
Để em nói với chú út của em một tiếng. Nếu trước đó có người đã báo cảnh sát, cục cảnh sát chắc cũng biết là việc gì.
Trần Hiểu Khâu nói.
Cục trưởng Trần đúng là mệnh khổ mà.
Tí Còi giả vờ than thở.
Trần Dật Hàm gặp phải chúng tôi đúng là mệnh khổ thật. Đường đường Cục trưởng Cục Cảnh sát của thành phố hạng A, giờ rơi vào cảnh trở thành công cụ cá nhân để giúp cho cháu gái mình. Nghĩ như vậy... người dân không hay biết gì của Dân Khánh cũng tội nghiệp thật.
Trần Hiểu Khâu không tiếp lời, cô ấy gọi điện thoại, hình như Trần Dật Hàm có chút việc nên không bắt máy, cô ấy liền gửi tin nhắn qua.
Tính ra thì mình là công dân tốt chứ bộ. Phát hiện việc bất thường là kịp thời gọi cảnh sát.
Quách Ngọc Khiết nói,
Trước đây chẳng phải có người dân tốt bụng báo tin cho cảnh sát, cái tin về vụ việc ổ chế tạo ma túy hay sao?
Cái đó hả? Không phải là người dân tốt bụng mà là thằng hàng xóm mất nết thì có.
Tí Còi cười to.
Vì sao?
Quách Ngọc Khiết tò mò hỏi.
Anh nghe một đứa bạn anh nói. Cái người báo cảnh sát muốn mua lại căn hộ bên cạnh. Anh ta không phải lần đầu báo cảnh sát đâu, trước đó có mấy người vô ở cũng bị anh ta dùng mọi thủ đoạn đuổi đi. Lần này anh ta cũng muốn dùng cách cũ đuổi người ta đi. Không ngờ chó ngáp phải ruồi, hộ thuê nhà kế bên lại là một ổ ma túy.
Tí Còi vừa cười vừa nói.
Tin này làm sao truyền ra vậy? Bên phía cảnh sát không bảo vệ người báo án sao? Đám buôn ma túy sẽ đến báo thù đó!
Gã Béo hỏi.
Cảnh sát muốn bảo vệ anh ta cũng không làm được. Anh ta làm chuyện gì cũng không thèm che giấu, tỏ rõ luôn là muốn đuổi người ta đi, ép chủ nhà bán nhà, mặt dày bắt ép người ta để mua cho bằng được. Ai ngờ lại đạp trúng hố thế này. Bạn học anh kể, lúc ở hiện trường cảnh sát bắt bọn buôn ma túy đó, anh ta sợ đến chân tay mềm nhũn, đưa vợ dọn đi trong đêm luôn.
Vẻ mặt Tí Còi như cười trên nỗi đau của người khác.
Chúng tôi ngồi tán gẫu, Trần Hiểu Khâu gửi tin nhắn xong, mọi việc cũng đã xong xuôi nên chúng tôi giải tán.
Hôm sau đi làm, ba người chúng tôi chạy việc ở ngoài, cố ý chạy qua chỗ Thường Phát Tài, giải thích rõ hiểu lầm chuyện Thường Doanh cho Thường Phát Tài biết.
Không phải Tiểu Dương ư?
Thường Phát Tài ngạc nhiên mừng rỡ.
Hả?
Tôi vừa muốn gật đầu liền dừng lại, cứ cảm thấy có gì đó không ổn.
Ông Thường, đây là cháu gái ông phải không?
Tí Còi lấy điện thoại ra, mở tấm hình tải từ điện thoại Trần Hiểu Khâu, đó là tấm hình trong hồ sơ thông tin về Thường Doanh. Tấm hình này chắc là chụp hồi đi học, trên người cô bé ấy còn mặc bộ đồng phục của trường.
Thường Phát Tài nhìn tấm hình rồi hỏi:
Đây là ai?
Cháu gái ông không phải là Thường Doanh sao?
Tôi cũng trở nên hồ đồ luôn.
Ừ, anh trai của tôi có đứa con gái, nhưng cháu gái lần trước tôi nói không phải con gái của anh ấy mà là Dương Dương, nó là con gái của em họ tôi.
Thường Phát Tài nói.
Ba người chúng tôi ngu người ra.
Vậy đây...
Tí Còi lắp bắp.
Để tôi gọi điện hỏi xem!
Gã Béo nói rồi đi qua một phía khác.
Tôi hỏi Thường Phát Tài:
Ông Thường, hai đứa cháu gái của ông cỡ tuổi nhau, với lại cũng mất khoảng thời gian giống nhau hả?
Nó cũng chết rồi sao?
Thường Phát Tài mơ màng lần nữa.
Tôi thấy đầu óc quay cuồng.
Sao sự việc lại trở nên thế này?
Rốt cuộc là sao?
Thường Phát Tài hỏi.
Tôi chỉ có thể kể cho Thường Phát Tài nghe về hồ sơ tìm được của Thường Doanh, rồi chuyện cha mẹ cô ấy dọn đến Hư Châu.
Thường Phát Tài chỉ nói được
Năm 99
, sau đó hồi lâu mới nói tiếp:
Tiểu Dương cũng chết vào năm 99.
Trùng hợp sao?
Tôi có chút không tin lắm.
Gã Béo gọi điện xong quay lại, vẻ mặt nghiêm túc.
Sao rồi?
Tí Còi hỏi.
Gửi qua rồi. Đây mới chính là Dương Dương, cũng mất năm 1999, ngày tháng y chang, cũng là do đau tim mà chết.
Gã Béo đưa điện thoại cho tôi xem.
Tôi lại nhíu mày,
Không phải, không phải người này...
Cô gái trong tấm hình tuyệt đối không phải ma nữ mà tôi thấy trong mơ.
Không phải Thường Doanh, cũng không phải Dương Dương. Hai cô cháu gái của Thường Phát Tài mất cùng một ngày, cùng một nguyên nhân, nghĩ sao cũng thấy không bình thường chút nào!
Gã Béo đưa tấm hình cho Thường Phát Tài xác nhận.
Thường Phát Tài giọng run run nói,
Sao lại như vậy?
Câu hỏi này, tôi cũng muốn hỏi.
Ông Thường, ông với anh trai của ông quan hệ không tốt sao?
Tí Còi hỏi.
Thường Phát Tài gượng gạo lắc đầu,
Lúc trẻ, hồi ba tôi qua đời, hai chúng tôi cãi cọ với nhau, sau đó không qua lại nữa. Lúc đó, con gái anh ấy mới ra đời thôi.
Nhìn biểu cảm của Thường Phát Tài, tôi nghĩ chuyện cãi cọ chắc hẳn có liên quan đến của cải để lại và việc phân chia tài sản.
Đây không phải là điểm quan trọng của việc này.
Ông Thường, ông nhớ kỹ lại xem, hai đứa cháu gái của ông còn có điểm gì giống nhau không?
Tôi hỏi.
Thường Phát Tài cười khổ,
Tôi cũng không liên lạc với anh trai tôi, con gái anh ấy mặt mũi ra sao, đến hôm nay tôi mới thấy lần đầu.
Gã Béo xem lại hồ sơ của Dương Dương rồi nói:
Đợi chút! Chỗ này!
Cái gì?
Tôi và Tí Còi liền sáp lại.
Ba lê! Cô bé ấy cũng học ba lê, có thi lên cấp nữa!
Gã Béo mừng rỡ.
Ồ ~~~
Tôi và Tí Còi cùng thốt lên.
Sau đó, chúng tôi trở nên yên lặng.
Thường Phát Tài hỏi:
Là do việc nhảy múa đó sao?
Không biết. Chỉ là tụi con đang suy đoán, cũng không biết đúng không.
Tôi cảm thấy, chúng tôi bị cái thông tin ngoài ý muốn này làm cho không kịp trở tay, cho nên đã nói quá nhiều trước mặt Thường Phát Tài.
Con ma đó, con ma mà các cậu thấy có liên quan đến cái tin này không?
Thường Phát Tài hỏi.
Cái này tụi con cũng không rõ lắm. Tụi con cũng không phải chuyên nghiệp.
Tôi ú ớ, nhưng đúng thiệt là vậy.
Thật tiếc là cậu Diệp Thanh kia không ở đây. Nếu cậu ta còn ở đây thì... Haiz...
Thường Phát Tài thở dài nhưng không chút hoảng hốt, trái lại còn có vẻ nhẹ nhõm hơn nữa.
Tôi chợt nghĩ đến và hiểu ra.
Cái chết của Dương Dương có thể không phải do thôn Sáu Công Nông, xem như Thường Phát Tài cũng nhẹ bớt được gánh nặng này, trước mặt con trai cũng dễ nói chuyện hơn. Hôm trước ông ấy đau lòng vì chuyện Dương Dương, e rằng nguyên nhân lớn nhất là do nghĩ đã không còn cách nào níu kéo mối quan hệ giữa mình và con trai nữa.
Tôi không có tâm trạng đánh giá cách làm của Thường Phát Tài, cũng không có tâm trạng nói chuyện với Thường Phát Tài. Ông ấy cũng không giữ lại, vừa cười vừa tiễn chúng tôi ra khỏi bệnh viện.
Việc này có còn muốn đến làm phiền Trần Dật Hàm không?
Tí Còi hỏi.
Hay là tìm thám tử tư?
Gã Béo hỏi.
Thám tử tư làm sao mà so được với sự lợi hại của Cục trưởng Cục Cảnh sát chứ!
Tí Còi móc điện thoại ra.
Lại một lần nữa tôi cảm thấy tội cho Trần Dật Hàm. Cục trưởng như anh ta cũng tội nghiệp quá mà. Thế nhưng, việc anh ta tận tâm tận lực như vậy tất cả đều là do nể mặt Trần Hiểu Khâu, đối với cháu gái Trần Hiểu Khâu, Trần Dật Hàm chẳng thể nói lời từ chối nào. Nghĩ về chuyên Thường Phát Tài, Thường Doanh và Dương Dương, tôi cảm thấy được an ủi đi không ít.