Chương 12: Vương Hy Phượng Độc Ác, Bày Cuộc Tương Tư Giả Thiên Tường Chết Oan, Soi Gương Phong Nguyệt


Số từ: 3024
Nguồn: vnthuquan
Phượng Thư đang nói chuyện với Bình Nhi thì có người vào báo:
- Cậu Thụy đến.
Phượng Thư bảo:
- Mời vào đây!
Giả Thụy thấy mời, trong bụng mừng thầm, vội vã vào ngaỵ Khi gặp Phượng Thư, hắn vui vẻ chào hỏi luôn mồm.
Phượng Thư làm ra dáng ân cần, mời hắn ngồi uống nước. Giả Thụy thấy Phượng Thư trang điểm, càng thêm say sưa, liền lim dim mắt hỏi:
- Anh nhà sao mà chưa về?
- Không biết tại làm sao?
- Hay là đi đường lại có ai buộc chân, nên không về được?
- Cũng có lẽ, thế mới biết bọn đàn ông bạ người nào yêu người ấy.
Giả Thụy cười nói:
- Chị lầm rồi, tôi thì không phải hạng người ấy đâu.
Phượng Thư cười nói:
- Mấy người được như chú? Mười người chưa chắc đã được một.
Giả Thụy nghe nói mừng lắm, gãi mặt gãi tai, nói:
- Chắc ngày nào chị cũng buồn lắm thì phải?
- Đúng đấy, chỉ mong có người đến chơi nói chuyện cho đỡ buồn.
- Tôi thì ngày nào cũng rỗi, thỉnh thoảng đến chơi với chị cho đỡ buồn, có được không?
- Chú nói đùa đấy chứ, khi nào chịu đến đây?
- Trước mặt chị, nếu tôi nói dối, thì trời đánh thánh vật! Chỉ vì thường nghe nói chị ghê gớm lắm, đối với chị, hơi sơ suất một tí cũng không được, cho nên tôi sợ không dám đến. Nay thấy chị là người vui vẻ, rất thương người, sao tôi lại không đến? Dù có chết cũng cam lòng.
Phượng Thư cười nói:
- Chú là người tinh ranh hơn anh em cháu Dung nhiều! Mặt mũi họ sáng sủa thế, cứ tưởng bụng họ cũng tinh ranh, hay đâu họ đều là hạng lẩn thẩn. Chẳng hiểu bụng người ta một tí nào.
Giả Thụy nghe nói, bụng càng rộn rực, toan sấn lại ngắm nghía cái túi của Phượng Thự Lại hỏi Phượng Thư đeo cái nhẫn gì?
Phượng Thư khẽ nói:
- Đứng đắn một tí nào! Đừng để bọn người nhà trông thấy.
Giả Thụy nghe, tưởng chừng như những lời vua ban, Phật dạy, vội lùi ra xạ Phượng Thư cười bảo:
- Thôi hãy về đi.
- Tôi ngồi lại đây một lúc nữa. Chị nhẫn tâm thế!
- Ban ngày ban mặt, kẻ đi người lại luôn, ngồi lại đây sao tiện. Hãy về đi! Đến tối, độ đầu canh một lẩn đến cái nhà trống phía tây chờ tôi.
Giả Thụy nghe nói, như được của báu, vội nói:
- Đừng đánh lừa nhé. Nhưng chỗ ấy nhiều người đi lại lắm, núp vào đâu được?
- Cứ yên chí. Tôi cho những đứa canh đêm nghỉ hết, hai bên đóng cửa lại, chẳng còn có ai đâu.
Giả Thụy nghe nói, mừng quá, vội cáo từ, trong bụng chắc mẩm. Chờ đến chiều tối, hắn mò sang phủ Vinh. Đương lúc sắp đóng của, hắn lẻn vào cái nhà trống, quả thấy tối om, chẳng có người nào đi lại. Cửa sang bên nhà Giả mẫu đã khóa rồi, chỉ còn cửa phía đông chưa đóng. Giả Thụy lắng nghe giờ lâu chẳng thấy ai đến. Chợt nghe tiếng lách cách, cửa phía đông cũng đóng nết. Giả Thụy sốt ruột, nhưng không dám lên tiếng, khe khẽ lần đến đẩy mấy cái, thấy cửa đóng chặt như thùng sắt. Bấy giờ hắn muốn ra cũng không được. Phía nam, phía bắc đều là tường cao, muốn trèo cũng không có chỗ vịn. Chỗ ấy lại là nơi gió lùa, chung quanh trống hốc. Trời tháng chạp đêm dài, gió bấc thổi hun hút, rét buốt đến xương, ai đứng đó một đêm có thể chết cứng được. Chờ mãi đến mờ sáng, thấy một bà già mở cửa phía đông, rồi sang gọi cửa phía tây. Lúc bà già ngoảnh mặt đi, hắn liền cắm đầu cắm cổ chạy biến mất. May trời còn sớm, chưa ai dậy, hắn lẻn ra cửa sau chạy một mạch về nhà.
Vì bố mẹ mất sớm, Giả Thụy ở với ông là Giả Đại Nhọ Đại Nho dạy cháu rất nghiêm, không cho ra ngoài một bước, sợ cháu uống rượu đánh bạc, học trai gái gì chăng, hại đến việc học. Nay thấy cháu suốt đêm không về, Đại Nho rất bực bội, cho là không rượu chè thì cờ bạc hoặc trai gái, hát xướng chứ ngờ đâu lại là cái chuyện tội nợ ấy. Giả Thụy sợ toát mồ hôi, phải nói dối:
- Đến thăm cậu, trời tối quá, cậu giữ ngủ lại một đêm.
Đại Nho nói:
- Xưa nay mày đi đâu là phải xin phép tao, sao hôm qua lại dám tự tiện lẻn đi, như thế đã đáng đánh đòn rồi, huống chi lại còn nói dối.
Bèn đánh Giả Thụy ba bốn chục roi thật đau, lại không cho ăn cơm, bắt phải quỳ học bù mười buổi mới thạ Giả Thụy bị rét một đêm, lại bị một trận đòn đau, phải nhịn đói, quỳ ở dưới đất mà học, khổ sở muôn phần.
Nhưng lòng tà vẫn chưa chịu bỏ, Giả Thụy vẫn chưa biết mưu chước của Phượng Thự Qua vài ngày được lúc rỗi, hắn lại tìm đến. Phượng Thư làm ra bộ trách móc sai hẹn. Giả Thụy vội vàng thề ngaỵ Phượng Thư thấy hắn tự đâm đầu vào tròng, lại bày mẹo khác để cho hắn tỉnh ngộ. Bèn giả cách hẹn:
- Tối hôm nay đừng đến chỗ cũ nữa, cứ đến chờ ở cái gian nhà bỏ không, có đường rẽ sang buồng tôi, đừng có lầm đấy!
- Thực thế chứ?
- Không tin thì đừng đến!
- Thế nào cũng đến, nhất định đến, dù chết cũng đến.
- Bây giờ hãy về đi.
Giả Thụy chắc mẩm tối ấy thế nào cũng ổn chuyện ra về ngaỵ Bấy giờ Phượng Thư mới điều binh khiển tướng, đặt sẵn vòng vây.
Giả Thụy chỉ mong sao chóng tối, chờ mãi cho đến chiều, không ngờ lại có người trong họ đến chơi, ăn cơm tối xong mới về. Đến lúc lên đèn hắn lại phải đợi cho ông đi ngủ rồi mới lẻn sang phủ Vinh, đứng chờ ở chỗ hẹn. Hắn đi đi lại lại, loanh quanh, luống cuống như kiến bò trên nồi nước sôi. Bên trái chẳng thấy bóng người, bên phải chẳng có tiếng động. Hắn vừa sợ vừa ngờ: "Hay là không đến, lại làm cho ta chịu rét một đêm nữa chăng?"
Đương lúc phân vân, thấy lù lù một bóng đen đi đến, Giả Thụy đoán chắc là Phượng Thự Người ấy vừa đến gần, Giả Thụy ôm chầm lấy, như hổ đói vồ mồi, mèo đói vồ chuột, nói: "Chị Ơi! Làm tôi chờ lâu chết đi được!" Hắn ôm ngay lên giường, hôn hít, cởi dải quần, rồi cứ "cha ôi! mẹ Ôi!" kêu cuống cuồng lên. Người ấy lặng yên chẳng nói gì. Giả Thụy cũng đang cởi dải quần định nhập cuộc. Chợt có bóng đèn lòe sáng. Giả Tường cầm nến soi, hỏi:
- Ai ở trong nhà ấy?
Người nằm trên giường té ra là Giả Dung cười nói:
- Chú Thụy định hiếp tôi đấy!
Giả Thụy xấu hổ quá, không lẩn vào chỗ nào được, quay mình toan chạy. Giả Tường giữ lại, bảo:
- Không được chạy! Thím Liễn đã trình với bà Hai là chú đến ghẹo thím ấy. Thím ấy dùng kế giữ được chú ở đây. Bà Hai nghe nói, tức lộn ruột, bảo đến bắt chú. Chú phải theo tôi đi ngay!
Giả Thụy sợ hết hồn, nói:
- Cháu ơi! Cháu cứ nói là không tìm thấy chú, ngày mai chú sẽ hậu tạ.
Giả Tường nói:
- Tha chú cũng chẳng sao, nhưng chú định tạ bao nhiêu? Nói miệng không được, phải viết văn tự.
Giả Thụy nói:
- Viết thì viết thế nào?
- Có khó gì, cứ nói là chú thua bạc, vay bao nhiêu lạng là xong.
- Điều ấy cũng dễ thôi, nhưng không có giấy bút.
Giả Tường lấy giấy bút, ra vẻ làm phúc làm đức, bắt Giả Thụy phải viết văn tự và ký tên vay 50 lạng. Xong xuôi đâu đấy, hắn lại bắt điều đình với Giả Dung. Lúc đầu Giả Dung nhất định không nghe, chỉ nói: "Ngày mai báo cho cả họ biết, xem họ phân xử ra sao!" Giả Thụy kêu van mãi, sau phải sụp xuống lạy, Giả Tường mới làm ra vẻ nhân từ, bắt Giả Thụy phải viết một bức văn tự vay 50 lạng bạc nữa mới thôi.
Giả Tường lại nói:
- Bây giờ tha chú ngay, tôi phải chịu lỗi. Cửa bên buồng cụ đóng rồi: ông tôi đang ngồi ở trên nhà khách xem những thứ ở Nam kinh gửi đến, lối ấy cũng khó đi lọt. Nay chỉ có thể lẻn đi ra cửa sau. Nhưng đi lối ấy mà gặp người thì cả tôi cũng có lỗi. Chờ tôi đi trước dò xem sao. rồi sẽ về đưa chú đi. Chú đứng nấp ở đây cũng không yên, lát nữa người ta còn chất nhiều thứ ở đây. Để tôi đi tìm chỗ khác.
Giả Tường tắt đèn, dắt Giả Thụy ra ngoài, lần mò đến dưới thềm nhà, bảo:
- Chỗ này nấp được, chú hãy ngồi đây, không được lên tiếng. Đợi tôi đến sẽ đi.
Giả Thụy không làm thế nào được, đành phải ngồi chồm chỗm ở dưới thềm. Đang lúc lo nghĩ. Chợt ở trên đỉnh đầu, nghe ào một tiếng, một thùng vừa cứt vừa nước đái đổ xuống suốt từ đầu đến chân, Giả Thụy "ối chào" một tiếng, vội bưng miệng, không dám kêu to, đầu và mặt đầy những cứt đái, người lạnh như băng, run cầm cập. Giả Tường chạy lại bảo "Chạy mau! Chạy mau!" Giả Thụy được lệnh, ba chân bốn cẳng, từ cửa sau chạy về. Bấy giờ đêm đã canh ba, phải gọi cửa.
Người nhà trông thấy quang cảnh như thế, hỏi: "Làm sao thế?" Giả Thụy phải nói dối "Trời tối nhỡ chân ngã xuống hố xí". Rồi vào buồng tắm rửa, thay quần áo. Bấy giờ hắn mới biết Phượng Thư lừa mình, tức giận một hồi, nhưng lại nghĩ đến bóng dáng yểu điệu của nàng, tiếc không được ôm ngay vào lòng. Hắn nghĩ vơ nghĩ vẩn suốt đêm, không chợp mắt. Từ đó, trong lòng vẫn tơ tưởng Phượng Thư, nhưng không dám bén mảng đến phủ Vinh nữa.
Bọn Giả Dung thường đến đòi nợ, Giả Thụy sợ Ông biết, bệnh tương tư đã khổ lắm rồi, huống chi lại mắc thêm mấy món nợ nữa. Việc học hàng ngày lại rất nghiêm. Với con người mới hai mươi tuổi đầu, chưa có vợ, mơ tưởng Phượng Thư không toại nguyện, tránh sao khỏi ngón tay rầy dã rành rơi 1, gia dĩ hai lần bị rét và đi lại đêm hôm vất vả. Mấy mặt dồn dập tấn công, hắn đâm ra mắc bệnh: bụng đầy, miệng nhạt, chân run, mắt cay, đêm sốt, ngày mỏi mệt, đi đái dắt, di tinh, ho ra máu... Chưa đầy một năm, bệnh cứ nặng lên. Không gượng được nữa, hắn phải nằm liệt trên giường, hễ nhắm mắt lại mê mẩn bàng hoàng, sợ hãi, hoảng hốt, nói nhảm luôn mồm. Thầy thuốc xoay xở hết cách, nhục quế, phụ tử, miết giáp, mạch đông, ngọc trúc, uống hàng mấy chục cân, vẫn không thấy chuyển. Hết đông sang xuân, bệnh hắn càng nặng. Đại Nho lo lắng, tìm đủ thầy, đủ thuốc, cũng chẳng thấy công hiệu gì. Sau uống đến bài "độc sâm", nhưng nhà Đại Nho sức đâu mà kiếm ra được, phải sang xin ở phủ Vinh.
Vương phu nhân bảo Phượng Thư cân cho hai lạng. Phượng Thư nói:
- Hôm nọ đã mang ra chế thuốc cho bà rồi; mẹ lại bảo giữ lại một ít để biếu bà Dương đề đốc, con đã cho mang biếu hết cả rồi.
Vương phu nhân nói:
- Bên này hết thì cho hỏi bên mẹ chồng cháu hay anh Trân cố kiếm thêm cho đủ để giúp người ta, cứu người được cũng là việc phúc đức đấy.
Phượng Thư vâng lời, nhưng không cho người đi hỏi, chỉ lấy mấy đồng sâm vụn cho người mang đi, bảo là bà Hai cho đấy. Nếu xin thêm thì không còn nữa. Rồi đến thưa với Vương phu nhân: "Đã kiếm được hai lạng và cho người mang đi rồi".
Giả Thụy muốn chóng khỏi bệnh, thuốc nào cũng uống, tiền mất tật mang, chả ăn thua gì. Một hôm có vị đạo nhân khiễng chân đi hành khất, nói là chữa được bệnh oan nghiệt. Giả Thụy nằm trong nhà nghe thấy, kêu to: "Ra mời ngay vị phật sống ấy vào cứu tôi". Rồi hắn cứ dập đầu xuống gối lạy lấy lạy để. Khi người nhà đưa vị đạo sĩ vào. Giả Thụy kéo ngay lấy tay kêu luôn:
- Nhờ phật sống cứu tôi!
Đạo sĩ thở dài:
- Bệnh ngươi không thể chữa bằng thuốc được! Ta đưa cho ngươi cái "bảo bối" này, ngày ngày ngươi ngắm vào đấy mới có thể cứu được.
Đạo sĩ lấy ở trong tay nải ra đưa cho Giả Thụy một cái gương soi cả hai mặt. Đằng sau gương khắc bốn chữ "Phong nguyệt bảo giám" 2 và nói:
- Gương này lấy ở đền Không Linh trong cõi Thái hư ảo cảnh, do vị tiên Cảnh ảo làm ra, có công giúp người đời bảo toàn tính mệnh. Vì thế, ta mang xuống trần chỉ để cho những bọn Vương tôn công tử tuấn tú phong lưu soi thôi. Nhưng chỉ nên soi mặt trái, không được soi mặt phải. Cẩn thận đấy! Soi ngay đi! Ba ngày nữa ta lại lấy, chắc bệnh ngươi sẽ khỏi.
Nói xong, thong dong đi ra, ai giữ cũng không chịu ở. Giả Thụy cầm lấy gương nghĩ thầm:
- Đạo sĩ này chắc có ý gì đây! Ta hãy soi thử xem sao?
Bèn cầm gương mang mặt trái ra soi, thấy trong có bộ xương người. Giả Thụy sợ quá, vội giấu gương đi, mắng: "Đồ láo! Làm sao lại dọa ta! Ta hãy soi mặt phải xem sao?" Bèn soi mặt phải, thấy Phượng Thư đứng ở trong, vẫy tay gọi. Giả Thụy mừng lắm, mê mẩn đi vào trong gương, cùng Phượng Thư vui cuộc mây mưa, rồi Phượng Thư lại đưa ra nằm trên giường. Giả Thụy kêu "ái chà" một tiếng, bừng mắt ra, cái gương tự nhiên lật lại mặt trái, vẫn thấy một bộ xương người đứng sừng sững ở trong. Giả Thụy mồ hôi đầm đìa, dưới quần tinh thoát ra một đống. Dục tình vẫn chưa được thỏa, hắn lại quay mặt phải ra soi, thấy Phượng Thư lại vẫy tay gọi, hắn lại đi vào trong gương, cứ thế ba bốn lần. Đến lần cuối cùng vừa mới ở trong gương ra, thấy hai người chạy lại mang xích sắt khóa tay lôi đi, Giả Thụy kêu "Để cho tôi lấy cái gương đã". Rồi im bặt, không nói được nữa.
Những người hầu bên cạnh thấy Giả Thụy mang gương ra soi, gương rơi xuống, mắt trợn to, lại cầm lấy gương. Cuối cùng gương rơi ra, tay không động đậy nữa. Mọi người đến xem thì đã tắt thở rồi, dưới quần đầm đìa một vũng tinh lạnh buốt.
Họ mới vội vàng thay quần áo cho hắn và khiêng hắn lên giường. Vợ chồng Đại Nho khóc lóc, chết đi sống lại, mắng đạo sĩ ầm lên: "Giống yêu đạo nào đưa lại vật này, hại đời không ít. Sao không đem đốt nó đỉ" Rồi sai người chất lửa đốt cái gương. Bỗng trong gương có tiếng nói: "Ai bảo soi mặt phải! Các ngươi tự mình lấy giả làm thực, việc gì lại đốt gương của tả"
Chợt thấy đạo sĩ khiễng chân từ ngoài vào, nói to:
- Ai đốt cái gương "Phong nguyệt bảo giám" ta lại cứu đây!
Liền chạy thẳng vào trong nhà cướp lấy cái gương, rồi vùn vụt ra đi.
Đại Nho đành phải lo liệu việc tang, báo tin buồn đi các nơi, ba ngày tụng kinh, bảy ngày cất đám, đưa ra quàn ở chùa Thiết Hạm, đợi ngày đưa về nguyên quán. Người trong họ đều đến viếng. Phủ Vinh thì Giả Xá giúp hai mươi lạng, Giả Chính giúp hai mươi lạng. Phủ Ninh, Giả Trân cũng giúp hai mươi lạng; còn những người trong họ giàu nghèo không đều nhau, người thì một hai lạng, người thì ba bốn lạng. Ngoài ra, các bạn hữu giúp đỡ cũng được hai ba mươi lạng. Nhà Đại Nho tuy nghèo, nhưng được nhiều người giúp đỡ, việc tang cũng lo liệu đầy đủ.
Cuối mùa đông năm ấy, Lâm Như Hải mắc bệnh nặng, viết thư bảo Đại Ngọc phải về, Giả mẫu nghe tin, lại thêm lo buồn, đành phải sắm sửa cho Đại Ngọc lên đường. Bảo Ngọc bứt rứt khó chịu. Nhưng vì tình cha con, nên không tiện ngăn giữ.
Giả mẫu bảo Giả Liễn đưa Đại Ngọc đi, khi xong việc sẽ lại đưa về. Các món quà địa phương và tiền lộ phí đều sắm sửa đủ cả. Chọn ngày tốt, Giả Liễn cùng Đại Ngọc từ biệt mọi người, mang theo người hầu xuống thuyền đi Dương Châu.
1 Nghĩa đen của chữ "thủ dâm" của Tây sương ký.
2 Cái gương báu để cho những người say đắm tình duyên trăng gió tự soi mà tỉnh ngộ lại.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Hồng Lâu Mộng.