Chương 36: Thêu Bức Uyên Ương, Hiên Giáng Vân Mộng Lành Báo Trước Ngẫm Đường Tình Phận, Viện Lê Hương Duyên Đẹp Định Rồi
-
Hồng Lâu Mộng
- Tào Tuyết Cần
- 5308 chữ
- 2020-05-09 03:08:26
Số từ: 5303
Nguồn: vnthuquan
Giả mẫu từ khi ở buồng Vương phu nhân về, thấy Bảo Ngọc mỗi ngày một khá, trong bụng rất vui mừng. Nhưng sợ Giả Chính lại gọi chăng, liền sai người đi gọi đứa hầu cận Giả Chính đến bảo:
- Từ giờ trở đi, có khách nào ông mày muốn gọi Bảo Ngọc đến tiếp, thì không được gọi, hãy trình với ông mày rằng:
tao bảo một là Bảo Ngọc bị đánh đau, phải chăm nuôi mấy tháng mới đi lại được; hai là năm nay nó có sao hạn chiếu mệnh, phải cúng sao, kiêng không tiếp người lạ. Đến hết tháng tám mới được ra ngoài.
Tên hầu cận vâng lời đi ra. Giả mẫu lại gọi vú Lý và Tập Nhân về kể lại nhưng câu ấy cho Bảo Ngọc nghe, để Bảo Ngọc yên lòng.
Bảo Ngọc xưa nay vẫn không thích tiếp chuyện với bọn quan lại đàn ông, lại rất ghét nhưng lúc phải mũ áo xúng xính đi mừng đi thăm các nơi. Bây giờ được bà bảo thế, càng đắc ý, không những từ khước tất cả họ hàng bè bạn, mà ngay trong gia đình, muốn đến thăm cha mẹ hay không là tùy ý. Ngày chỉ nằm ngồi chơi đùa trong vườn, mỗi buổi sáng sang thăm bà và mẹ một lần, rồi về nhà, suốt ngày thích để cho đám a hoàn sai vặt, lại cho là thú tiêu khiển của mình. Bọn Bảo Thoa có lựa lời khuyên ngăn, thì cáu kỉnh nói:
"Các cô là hạng con gái trong sạch, mà cũng học lối mua chuộng hư danh, theo hùa với bọn giặc nước và bọn quỷ ăn lộc. Đó chẳng qua là tại người xưa ngồi rỗi bày trò, cố ý bịa đặt, để cám dỗ bọn râu mày ô trọc đời sau. Ta không ngờ sinh gặp lúc không may, đến cả chị em trong lầu son gác tía cũng lây phải thói xấu ấy, thực là phụ cái ơn chung đúc khí thiêng liêng của trời đất!" Mọi người thấy thế, cũng không khuyên can nữa. Chỉ có Đại Ngọc từ bé đến giờ không hề hé miệng khuyên chuyện lập công danh để hiển dương cha mẹ gì cả, vì thế Bảo Ngọc rất kính phục Đại Ngọc.
Sau khi Kim Xuyến chết, có mấy người đầy tớ thường đến hỏi thăm, hầu hạ Phượng Thư và biếu xén các thứ, trong bụng Phượng Thư đâm ngờ, không biết ý họ thế nào. Hôm ấy lại có người đem đồ lễ đến biếu. Nhân buổi chiều không có ai, Phượng Thư cười hỏi Bình Nhi. Bình Nhi cười nhạt:
- Thế mà mợ cũng không nghĩ ra à? Tôi đoán những người thường đi lại biếu xén mợ, đều có con làm a hoàn cho bà Hai cả. Hiện giờ trong nhà bà Hai có bốn đứa con lớn, mỗi đứa mỗi tháng được lĩnh một lạng bạc, ngoài ra những đứa khác chỉ được có mấy trăm đồng thôi. Nay Kim Xuyến chết rồi, chắc họ muốn dòm ngó cái số một lạng bạc chứ gì?
Phượng Thư cười nói:
- Phải đấy, em nhắc chị mới nhớ ra. Nhưng mà họ không biết điều tí nào. Tiền muốn nhiều, việc khó nhọc lại không muốn gánh.
Giá họ biết thân biết phận, được đưa con vào hầu hạ Ở đây, đã là quá lắm rồi, lại còn nghĩ đến chuyện ấy nữa à? Thôi được, tiền của họ có phải dễ dàng đưa đến ta tiêu đâu. Đó là tự họ mang đến, vậy thì họ biếu cái gì ta cứ nhận, còn ta đã có chủ ý.
Phượng Thư định bụng như thế, nên cứ để dằng dai mãi, chờ khi nào mọi người biếu đủ cả, mới lựa dịp trình với Vương phu nhân.
Buổi trưa hôm ấy, Tiết phu nhân, Bảo Thoa, Đại Ngọc đương ngồi cả ở buồng Vương phu nhân ăn dưa. Phượng Thư nhân dịp liền trình:
- Từ khi Kim Xuyến chết, mẹ thiếu một người hầu, giờ người định cho a hoàn nào thay, xin cho biết để cuối tháng sẽ phát lương cho nó.
Vương phu nhân nghĩ một lúc rồi nói:
- Cứ ý ta thì có lệ đâu lại nhất thiết cứ phải bốn hay năm người?
Cốt đủ người sai là được, thừa thì nên bớt đi.
Phượng Thư cười nói:
- Cứ lẽ ra thì mẹ nói rất phải, nhưng đó là theo lệ cũ. Nhà người khác còn có hai người hầu nữa là nhà mẹ mà lại không theo đúng lệ ư! Vả chăng bớt đi một lạng bạc cũng chả là mấy.
Vương phu nhân nghĩ một lúc rồi nói:
- Thôi được, cái số tiền ấy cứ chi lại đây, không cần phải lấy thêm người nữa, ta sẽ cho em nó là Ngọc Xuyến. Con chị nó đã hầu ta bao lâu, mà chẳng được cái gì, bây giờ con em theo hầu ta, cho nó ăn hai phần tiền cũng chẳng lấy gì làm quá đáng.
Phượng Thư vâng lời, quay lại nhìn Ngọc Xuyến cười nói:
"Mừng em nhé!" Ngọc Xuyến đến cúi đầu tạ Ơn.
Vương phu nhân lại hỏi Phượng Thư:
- Tôi muốn hỏi chị:
hiện giờ lương dì Triệu và dì Chu mỗi tháng bao nhiêu?
- Đã có lệ rồi, mỗi người hai lạng, dì Triệu lại còn có hai lạng tiền lương của em Hoàn, cộng là bốn lạng, ngoài ra còn có bốn quan tiền nữa.
- Tháng nào chị cũng phát đủ số đấy chứ?
Phượng Thư thấy câu hỏi hơi lạ, liền nói:
- Sao lại không đủ?
- Hôm nọ nghe đâu có người ta thán rằng dì ấy bị bớt một quan tiền lương, thế là vì cớ gì?
- Nguyên trước tiền lương bọn a hoàn hầu các dì ấy, mỗi người được một quan, không biết năm ngoái ở bên ngoài họ bàn bạc thế nào lại bớt mất một nửa, thành ra tiền lương của bọn a hoàn hầu các dì ấy chỉ còn mỗi người có năm trăm đồng thôi. Mỗi dì có hai a hoàn, phải bớt đi một quan. Thực ra việc này không phải tự con. Con vẫn muốn phát đủ, nhưng từ bên ngoài người ta khấu đi mất rồi, chả lẽ con xuất tiền lương ra bù sao! Con chẳng qua là người đứng nhận mà thôi. Thu bao nhiêu phát bấy nhiêu, con có được làm chủ đâu. Con đã nói hai ba lần, nên để số lương như cũ là phải; nhưng họ bảo chỉ có chừng ấy thôi, vì vậy con không thể nói lại được nữa. Hiện giờ chính tay con phát lương cho họ, phát đúng ngày đúng tháng. Trước kia họ lĩnh ở bên ngoài, tháng nào cũng rắc rối, có bao giờ được trôi chảy như thế này đâu.
Vương phu nhân nghe nói, nín một lúc rồi hỏi:
- Thế thì trong nhà cụ có mấy người được ăn lương một lạng?
- Tám người, nhưng bây giờ còn có bảy thôi, vì trừ Tập Nhân.
- Thế thì phải đấy. Trong nhà em Bảo không có a hoàn nào được ăn lương một lạng cả. Tập Nhân vẫn chỉ coi như người hầu của cụ thôi.
- Tập Nhân vẫn là người hầu của cụ cho sang ở tạm bên nhà chú Bảo, tiền lương của cô ta vẫn phải lĩnh với bọn a hoàn của cụ. Bây giờ bảo Tập Nhân là người hầu của Bảo Ngọc mà bớt một lạng tiền lương bên cụ đi thì không thể được. Phải thêm một người hầu nữa cho cụ mới có thể bớt được. Nếu không bớt, thì lại phải thêm một người hầu nữa cho em Hoàn, như thế mới công bằng. Trừ bảy a hoàn lớn là bọn Tình Văn, Xạ Nguyệt mỗi người mỗi tháng một quan tiền ra, còn tám a hoàn nhỏ là bọn Giai Huệ, cũng chỉ mỗi người mỗi tháng năm trăm đồng tiền thôi, đó là lệnh của cụ, còn ai dám kêu ca tị nạnh nữa.
Tiết phu nhân cười nói:
- Các chị hãy nghe mồm mép chị Phượng kìa, cứ liến láu như đổ xe hột đào ấy! Chị ấy tính toán rành mạch, xử sự lại rất công bằng.
Phượng Thư cười nói:
- Thưa cô, chả lẽ cháu lại dám nói sai hay sao?
Tiết phu nhân cười nói:
- Chị nói có bao giờ sai? Nhưng nên nói thong thả, có đỡ nhọc không?
Phượng Thư muốn cười nhưng lại nín lặng để nghe vương phu nhân chỉ bảo. Vương phu nhân nghĩ một lúc rồi nôi:
- Ngày mai cắt một a hoàn sang hầu cụ để th cho Tập Nhân, và bớt tiền lương của nó đi. Rồi mỗi tháng trích ra hai lạng bạc và một quan tiền ở trong số lương hai mươi lạng của ta, để chi cho nó. Từ giờ trở đi, hễ dì Triệu và dì Chu được hưởng cái gì, thì Tập Nhân cũng được hưởng hai ấy, nhưng về phần Tập Nhân, thì cứ lấy ở trong sổ lương của ta ra mả chi, không nên đả động đến tiền công.
Phượng Thư nhất nhất vâng lời, rời đẩy Tiết phu nhân một cái cười nói:
- Dì nghe thấy chưa, trước cháu nói thế nào, quả nhiên bây giờ đúng thế.
Tiết phu nhân nói:
- Xử thế mới phải. Không nói gì dáng dấp con bé, chỉ xem cách nó xử sự đúng đắn, nói năng hòa nhã, nhưng vẫn có vẻ cứng rắn cương quyết, thật khó có được người như thế.
Vương phu nhân rơm rớm nước mắt nói:
- Các người có biết hết chỗ tốt của Tập Nhân đâu? nó so với Bảo Ngọc còn hơn gấp mười lần! Nếu được nó hầu hạ luôn bên cạnh Bảo Ngọc, thật lả có phúc đấy!
Phượng Thư nói:
- Đã thế thì sao không lấy nó làm nàng hầu ở ngay trong nhà có hơn không?
Vương phu nhân nói:
- Không được. Một là nó còn ít tuổi, hai là ông không bằng lòng, ba là Bảo Ngọc thấy nó còn là a hoàn, thì dù có phóng túng chăng nưa, cũng phải nghe lời nó khuyên răn; nếu bây giờ cho nó làm nàng hầu ngay, không khi nào nó dám khuyên ngăn đến nơi đến chốn.
Thôi hãy cứ để thế, hai ba năm nữa sẽ liệu.
Phượng Thư thấy không có việc gì, liền quay ra, vừa đi đến thềm, đã có mấy người đàn bà đứng chờ ở đấy, thấy Phượng Thư ra, họ đều cười nói:
- Hôm nay mợ vào trình việc gì mà lâu thế Không biết nực à?
Phượng Thư vén tay áo lên, chân đứng kiễng trên bực cửa, 1 cười nói:
- Chỗ này gió lùa mát quá, đứng hóng một lúc rỗi sẽ đi.
Phượng Thư lại nói với mọi người:
- Các chị bảo tôi nói chuyện lâu quá, nhưng bà cứ hỏi tôi những việc gì hàng trăm năm về trước không có lẽ tôi lại không nói? - Lại cười nói - Từ giờ trở đi, tôi làm việc phải cay nghiệt một chút mới được. Họ có oán trách tôi, đến tại bà, tôi cũng chẳng sợ. Những bọn con đĩ thối mồm thối mép, chết đâm chết chém ấy, đừng có mơ tưởng!
Nay mai sẽ có ngày ta phải bớt lương khắp lượt cho mà coi. Bây giờ mới bớt của a hoàn, mà đã oán trách ầm lên. Sao không biết nghĩ, mình nó có đáng sai khiến ba đứa không Phượng Thư vừa rủa, vừa đi, rồi chọn một a hoàn đưa sang bên Giả mẫu. Vương phu nhân ăn dưa xong, nói chuyện một lúc rồi đi về Đến vườn, Bảo Thoa rủ Đại Ngọc vào Ngẫu Hương tạ chơi. Đại Ngọc nói:
"phải về tắm rửa", rồi đi ngay. Bảo Thoa đi một mình, tiện đường tạt vào viện Di Hồng, muốn gặp Bảo Ngọc nói chuyện để khuây khỏa buổi trưa. Khi vào đến sân, thấy lặng lẽ không một tiếng động. Đôi hạc đậu ở khóm chuối cũng đều thiu thiu giấc ngủ. Bảo Thoa rẽ sang bên cạnh, vào ngay trong buồng, thấy ở gian ngoài, bọn a hoàn đương ngủ ngổn ngang cả trên giường. Bảo Thoa đi qua cửa sổ có treo màn gấm các màu, vào tận buồng Bảo Ngọc, thấy Bảo Ngọc cũng ngủ, chỉ có Tập Nhân ngồi thêu bên cạnh, để một cái phất trần cán bằng sừng trắng.
Bảo Thoa đến gần khê cười nói:
Chị cẩn thận quá, trong nhà này còn có ruồi muỗi à? Để cái này làm gì đấy?
Tập Nhân bất thình lình ngẩng đầu lên, trông thấy Bảo Thoa, vội bỏ kim chỉ đứng dậy, khẽ cười nói:
Cô đến đấy à? Tồi sợ giật nẩy mình lên. Cô chưa biết, ở đây tuy không ruồi muỗi, nhưng có một thứ sâu nhỏ ở ngoài màn chui vào, chẳng ai trông thấy. Trong khi ngủ, lỡ nó cắn vào người, thì đau như kiến đốt.
Bảo Thoa nói:
- Chả trách được, đằng sau thì gần nước, lại trồng các thứ hoa, làm thơm lừng cả nhà lên, giống sâu này quen ăn nhị hoa, hễ ngửi thấy mùi thơm là thế nào nó cũng chui vào.
Bảo Thoa nhìn cái bức thêu ở tay Tập Nhân. Đó là cáiyếm bằng lụa trắng, giữa có màu đỏ, trên mặt thêu kiểu "Uyên ương vờn hoa sen" có hoa đỏ lá xanh, có chim uyên ương năm màu.
Bảo Thoa nói:
- Ái chà? Tươi đẹp quá! Cái này của ai mà làm phí bao nhiêu là công?
Tập Nhân ngoảnh vào giường bĩu môi. Bảo Thoa cười nói:
- Người đã lớn thế mà còn đeo cái này à?.
Tập Nhân cười nói:
- Xưa nay cậu ấy vẫn không chịu đeo, nên phải làm thật đẹp, để cậu ấy trông thấy tự khắc phải đeo! Bây giờ trời nóng, nhân lúc cậu ấy ngủ không để ý, tôi lựa cách đeo vào cho, lỡ đêm không đắp chăn cẩn thận cũng không sao. Cô nói làm cái này tốn công, có lẽ cô chưa thấy cái cậu ấy đang đeo trong người sao!
- Chị chịu khó quá!
- Hôm nay làm việc nhiều, cổ cúi xuống đau nhừ cả người.
Lại cười nói:
- Cô hãy ngồi chơi, tôi ra ngoài một tý rồi vào ngay.
Nói xong đi ra.
Bảo Thoa chỉ chăm chú nhìn cái bức thêu nên không để ý, ngồi luôn xuống đó. Vì cũng thích bức thêu, Bảo Thoa liền lấy ngay kim thêu tiếp.
Không ngờ Đại Ngọc hẹn Tương Vân đến mừng Tập Nhân. Hai người vào sân, thấy vắng ngắt cả. Tương Vân quay ra ngoài hiên đi tìm Tập Nhân, Đại Ngọc tìm đến chỗ cửa sổ, đứng ngoài màn the nhìn vào, thấy Bảo Ngọc mặc cái áo sa màu hồng, nằm ngủ ở trên giường, Bảo Thoa ngồi thêu bên cạnh, có cái đập ruồi để gần đấy.
Đại Ngọc thấy thế, đứng né ra một bên, lấy tay bịt mồm, không dám cười ra tiếng, liền vẫy Tương Vân lại. Tương Vân tưởng có gì lạ, vội chạy lại, thấy thế, muốn cười, nhưng nghĩ Bảo Thoa xưa nay đối với mình tử tế, liền nín ngay, biết Đại Ngọc vốn tính đành hanh, hay nói bóng nói gió để chế nhạo người, Tương Vân kéo Đại Ngọc và nói:
- Đi đi thôi. Tôi nhớ Tập Nhân có nói là đến trưa sẽ ra ao giặt quần áo, chắc chị ta đã ở đấy rồi, chúng ta đi tìm chị ấy thôi.
Đại Ngọc hiểu ý, cười nhạt một tiếng rồi theo đi.
Bảo Thoa ở trong nhà mới tết được vài ba cái hoa, thấy Bảo Ngọc nằm mê thét lên:
"Lời nói hòa thượng và đạo sĩ tin thế nào được? Cái gì là nhân duyên vàng ngọc! Tôi chỉ biết duyên cây và đá thôi!" Bảo Thoa nghe câu ấy, bất giác sửng sốt, chợt thấy Tập Nhân vào cười hỏi:
- Cậu ấy chưa dậy à?
Bảo Thoa lắc đầu. Tập Nhân lại cười nói:
- Tôi ta gặp cô Lâm và cô Sử, họ có đến đây không?
- Không thấy.
Rồi Bảo Thoa lại cười hỏi:
- Họ có bảo gì chị không?
Tập Nhân đỏ mặt lên, cười nói:
- Thì chẳng qua họ cũng nói đùa đấy thôi, có thực thế đâu?
Bảo Thoa cười nói:
- Hôm nay không phải họ nói đùa đâu, tôi cũng muốn mách chị việc ấy, nhưng vì chị vội đi ra.
Nói chưa dứt lời, Phượng Thư lại cho người đến gọi Tập Nhân.
Bảo Thoa cười nói:
- Chắc cũng lại việc ấy thôi.
Tập Nhân gọi hai a hoàn đến thay mình, rồi cùng Bảo Thoa ra khỏi viện Di Hồng, đến nhà Phượng Thư. Quả nhiên Phượng Thư nói chuyện ấy, và bảo phải đến tạ Ơn Vương phu nhân, chứ không cần phải đến Giả mẫu nữa, vì sợ chị ta ngượng. Khi Tập Nhân ở nhà Vương phu nhân về, thì Bảo Ngọc đã dậy và hỏi đi đâu, Tập Nhân cầm trả lời hàm hồ, đến đêm vắng người mới nói thực.
Bảo Ngọc mừng lắm, cười nói:
- Tôi xem chị còn đòi về nhà nữa hay không? Lần trước chị về thăm nhà, khi trở lại nói là anh chị muốn chuộc về, ở đây chẳng bấu víu vào đâu, sau này biết làm thế nào. Chị dùng những câu nói không có tình nghĩa để dọa tôi. Từ giờ trở đi, tôi xem còn ai dám đến đây đòi chị về nữa không Tập Nhân cười nhạt:
- Cậu đừng nói những câu ấy nữa. Từ giờ trở đi, tôi là người của bà nhà. Muốn đi đâu tôi chỉ phải trình bà thôi, không cần nói với cậu nữa.
Bảo Ngọc cười nói:
- Nếu tôi là người không ra gì, thì chị cứ trình với bà mà về để người ngoài biết tôi không tốt, nên chị mới phải đi, như thế thì chị còn ra gì nữa?
Tập Nhân cười nói:
- Sao lại không ra gì? Không lẽ kẻ cướp tôi cũng theo à? Nếu thế thì chỉ có chết thôi. Người ta dù có sống đến trăm năm, rồi cũng phải chết. Khi tắt hơi rồi, chẳng còn nghe gì, thấy gì, thế là xong chuyện.
Bảo Ngọc nghe nói, liền bịt mồm Tập Nhân lại, bảo:
- Thôi! Thôi! Đừng nói những câu ấy nữa.
Tập Nhân vẫn biết Bảo Ngọc có tính tình kỳ quặc, hễ nghe thấy người ta nói những câu nịnh hót tán tỉnh, thì cho là không thực, chán không buồn nghe; nhưng thấy người ta nói những câu thực thà thân thiết, thì lại đâm ra thương cảm.
Tập Nhân hối hận trót nói quá lời, liền cười xòa nói lảng ra chuyện khác. Rồi chuyển những câu lâu nay Bảo Ngọc thích nghe, như gió xuân trăng thu, son hồng phấn lạt; rồi đến việc người con gái thế nào là tốt. Không ngờ Tập Nhân buột miệng nói đến cái chết của người con gái, liền vội bưng mồm không nói nữa.
Bảo Ngọc đương thích nghe, bỗng thấy Tập Nhân không nói, liền cười:
- Ai mà chẳng chết? Nhưng có đáng chết thì mới chết chứ!
Những đám râu mày hên hạ, khi nghe người ta nói "Quan văn chết vì can vua, quan võ chết vì đánh giặc". Hai cái chết ấy mới là danh tiết của bậc đại trượng phu. Nhưng, dù sao không chết vẫn hơn. Vì có vua hôn ngu mới can ngăn, chỉ biết liều chết để mua lấy tiếng khen, thì sau nây sẽ bỏ vua lại cho ai? Khi có giặc giã mới phải đi đánh, nhưng chi biết liều chết để tỏ ra mình có công đánh giặc, thì sau này bỏ nước lại cho ai? Vì vậy đều không phải là cái chết chính đáng..
Tập Nhân nói:
- Xưa nay tướng giỏi tôi hiền, đều là bất đắc dĩ mới phải chết đấy thôi.
Bảo Ngọc nói:
.
- Hạng quan võ ấy chẳng qua chỉ cậy sức hung hăng, chứ mưu trí kém cỏi, chẳng có tài năng, đến nỗi bị chết uổng, chả lẽ cũng là bất đắc dĩ à? Còn hạng quan văn thì lại khác hẳn, họ cứ chôn vào ruột mấy câu đọc thuộc lòng trong sách, hễ nhà vua có lỗi nhỏ gì, thì cứ nói càn ngăn bậy, để được tiếng là người trung trực; máu nóng nổi lên, dù chết cũng liều, như thế có thể gọi là bất đắc dĩ được không?
Phải biết rằng trời có cho thì mới được làm vua, nếu không phải là bực thần thánh nhân từ, không khi nào trời lại giao cho muôn việc nặng nề như thế. Vậy thì những cái chết ấy, chẳng qua chỉ để mua chuộc tiếng khen, chứ chẳng hiểu nghĩa lớn vua tôi gì cả. Còn như tôi bây giờ, nếu có phúc ra, gặp được lúc các chị em đủ mặt ở đây, mà chết ngay đi, lại được nước mắt các chị em chảy ra thành một con sông lớn, buông xác tôi xuống đó lềnh bềnh, trôi đến một chỗ rất xa xăm, không có chim ho cò gáy, rồi theo gió mà tan đi, không bao giờ hóa kiếp làm người nữa, như thế là tôi chết đúng lúc đấy!
Tập Nhân nghe những câu rồ dại ấy, liền kêu mệt, không trả lời, Bảo Ngọc mới nhắm mắt ngủ. Hôm sau quên hẳn chuyện ấy.
Đi chơi các nơi mãi đâm chán, một hôm Bảo Ngọc nghĩ ngay đến khúc hát "Mẫu đơn đình". Vì đã được nghe hai lần, nhưng vẫn chưa thỏa. Nhân nghe nói trong đám mười hai đứa con hát ở viện Lê Hương có một Linh Quan, đóng vai nữ, hát rất hay. Bảo Ngọc đi ra cửa nách để tìm, gặp Bảo Quan và Ngọc Quan đang chơi ở sân. Thấy Bảo Ngọc đến, họ cười đón mời ngồi.
Bảo Ngọc hỏi:
- Linh Quan ở đâu?
- Chị ấy đương ở trong nhà.
Bảo Ngọc vội chạy vào, thấy Linh Quan một mình nằm dựa ở trên gối. Thấy Bảo Ngọc đến, Linh Quan vẫn cứ nằm yên không nhúc nhích. Bảo Ngọc ngồi ngay bên cạnh, vì xưa nay vẫn hay chơi đùa với những bọn con gái quen, nên cho Linh Quan cũng như các người khác, liễn ghê lại gần, cười nói, nằn nì Linh Quan hát cho nghe một bài Niêu tình ty 2. Linh Quan thấy Bảo Ngọc ngồi xuống, vội đứng dậy tránh đi chỗ khác, nghiêm nét mặt nói:
- Tôi khản cổ lắm. Hôm nọ bà đòi chúng tôi vào hát, tôi cũng không hát được.
Bảo Ngọc thấy nó ngồi lên, để ý ngắm một lúc, thì chính là người con gái ngồi viết chữ "Tường" ở dưới hoa tường vi hôm nọ. Nghĩ bụng, xưa nay mình chưa bị người ta chán ghét bao giờ nên rất khó chịu, mặt đỏ lên rồi đi ra. Bọn Bảo Quan không biết vì cớ gì, liền hỏi, Bảo Ngọc nói cho họ biết. Bảo Quan cười nói:
- Cậu hãy chờ một lát. Cậu Tường về bảo nó hát, nhất định nó sẽ hát ngay.
Bảo Ngọc nghe nói, có ý buồn, liền hỏi:
- Anh Tường đi đâu?.
- Cậu ấy vừa mới đi. Chắc là Linh Quan cần cái gì, cậu ấy đi tìm cho nó đấy.
Bảo Ngọc lấy làm lạ, đứng chờ một lúc, thấy Giả Tường ở ngoài chạy về, tay cầm cái lồng chim, trong lồng có con chim sẻ và một cái cầu nhỏ để làm trò. Hắn hăm hở đến tìm Linh Quan, chợt trông thấy Bảo Ngọc, đành phải đứng lại.
Bảo Ngọc hỏi:
- Giống chim sẻ gì thế mà biết ngậm cờ múa trên cầu làm trò?
- Đây là giống chim sẻ cổ trắng.
- Mua hết bao nhiêu tiền?
- Một lạng tám đồng bạc.
Hắn vừa nói vừa mời Bảo Ngọc ngồi, rồi chạy vào nhà Linh Quan.
Bảo Ngọc không nghĩ đến chuyện hát nữa, chỉ muốn xem Giả Tường với Linh Quan ra thế nào. Giả Tường chạy đến phòng Linh Quan cười bảo:
- Em lại mà xem, cái này thích lắm..
Linh Quan đứng dậy hỏi:
- Cái gì?
- Anh mua con chim sẻ để em chơi đỡ buồn. Anh bắt nó làm trò cho em xem nhé!
Nói xong, hắn lấy nắm thóc nhử con chim sẻ, quả nhiên nó nhảy ngay lên cái cầu làm trò. Nó ngậm ngay cái mặt nạ và cái cờ múa tít.
Bọn con hát đều cười "Thú quá", chỉ có Linh Quan cười nhạt một tiếng, tỏ vẻ bực mình, nằm xuống ngủ.
Giả Tường cười hỏi:
- Có hay không?
- Nhà các anh đã bắt bao nhiêu con nhà tử tế, đem nhốt ở trong chuồng này vẫn còn chưa đủ hay sao, lại bắt cả chim sẻ vào đây để làm trò nữa. Rõ ràng anh đem con chim sẻ ra hình dung chúng tôi để làm trò cười, lại còn hỏi có hay không!
Giả Tường nghe nói, đứng ngay dậy, vội vàng thề và nói:
- Hôm nay sao mà tôi u mê thế? Bỏ ra vài lạng bạc mua con chim sẻ về, tưởng để em chơi cho đỡ buồn, ngờ đâu lại đến nông nỗi này.
Thế thì anh đem thả nó ra cũng là một cách để em tai qua nạn khỏi đấy Nói xong, hắn thả con chim ra và bẻ gãy cả lồng.
Linh Quan lại nói:
- Con chim không như người, nhưng nó cũng có mẹ Ở trong tổ, thế mà anh bắt nó về làm trò chơi, liệu có nó bằng lòng hay không?
Hôm nay tôi bị thổ huyết, bà cho người gọi anh đi mời thầy thuốc đến xem bệnh cho tôi, thế mà anh lại đem cái của ấy về để làm trò cười. Hạng người như tôi hay đau yếu luôn, lại chả được ai nhìn ngó, đoái hoài đến!
Giả Tường vội nói:
- Chiều hôm qua tôi đi mời thầy thuốc, nhưng ông ấy bảo không việc gì, cứ cho uống hai thang, hôm sau sẽ đến xem lại. Ngờ đâu hôm nay em lại thổ huyết nữa. Tôi phải đi mời thầy thuốc đến ngay.
Hắn nói xong định ra đi. Linh Quan lại nói:
- Hãy hượm đã, trời nắng chang chang thế này mà anh tức khí đi ngay thì tôi cũng không xem đâu!
Giả Tường nghe nói, đành phải dừng lại.
Bảo Ngọc thấy quang cảnh vậy, đứng ngẩn người ra, mới hiểu cái thâm tâm của Linh Quan viết chữ "Tường" hôm trước.
Không thể đứng yên được, Bảo Ngọc quay đi ngay. Giả Tường bấy giờ bụng chỉ để vào Linh Quan, nên không nghĩ gì đến ai.
Khi Bảo Ngọc về, cũng chỉ có bọn con hát ra tiễn thôi.
Bảo Ngọc trong bụng vẩn vơ nghĩ ngợi, ngơ ngẩn ra về; đến viện Di Hồng, thấy Đại Ngọc và Tập Nhân đương ngồi nói chuyện. Bảo Ngọc bước vào thở dài nói với Tập Nhân:
- Câu chuyện tôi nói với chị chiều hôm qua, thực là không đúng tý nào. Chẳng trách ông thường bảo tôi "Lấy ống nhòm trời, lấy bầu đong biển". Hôm qua tôi bảo bao nhiêu nước mắt của các chị chỉ để chôn cho một mình tôi, thật là nhầm to, nay suy ra, thì nước mắt của các chị có phải để dành cho một mình tôi cả đâu. Từ giờ về sau, mỗi một người chỉ được hưởng một số nước mắt về phần mình thôi.
Tập Nhân cho là đêm qua chẳng qua câu chuyện nói đùa, đã quên đi rồi, không ngờ Bảo Ngọc lại gọi ra, liền cười nói:
- Cậu thực là điên!
Bảo Ngọc lẳng lặng không trả lời. Từ đó mới nhận rõ là tình duyên của người ta, trời đã định trước, nên chỉ ngấm ngầm đau xót:
"Không biết sau này ta chết, ai là người rỏ nước mắt?" Đại Ngọc thấy bộ dạng Bảo Ngọc như thế, biết ngay là lại bị ám ảnh gì rồi, không tiện hỏi nhiều, liền nói:
- Tôi vừa mới ở bên mợ, nghe thấy nói ngày mai là ngày sinh nhật dì Tiết, bảo tôi tiện đường đến hỏi anh có đi hay không, thì cho người đến đằng nhà nói một tiếng.
Bảo Ngọc nói:
- Ngày sinh nhật ông Cả, tôi cũng không đến nữa là. Bây giờ đến đó, lỡ ra người ta trông thấy, còn ra làm sao nữa? Tôi chẳng đi đâu cả. Trời nóng thế này, mà phải đóng bộ quần áo vào thì phiền quá, tôi không đi chắc dì cũng chả giận đâu.
Tập Nhân vội nói:
- Sao cậu lại nói thế? Không thể ví bà dì với ông Cả được, vì nhà ở gần hơn, lại trong thân thích với nhau. Nếu cậu không đi thì chẳng làm cho bà ấy lại sinh nghĩ ngợi hay sao? Cậu sợ nóng, thì sáng sớm đến mừng tuổi ngay, uống chén nước trà rồi về, thế chả tốt hơn ư?
Bảo Ngọc chưa kịp nói thì Đại Ngọc cười nói ngay:
- Nghĩ lúc người ta ngồi đuổi muỗi cho mình, thì anh cũng nên đến là phải.
Bảo Ngọc không hiểu thế nào, vội hỏi:
- Ngồi đuổi muỗi là thế nào?
Tập Nhân kể lại cho Bảo Ngọc nghe câu chuyện hôm qua, khi Bảo Ngọc ngủ, không có ai ngồi cùng, cô Bảo phải ngồi lại một lúc.
Bảo Ngọc vội nói:
- Qúa đáng! Tôi ngủ không biết, sao lại dám khinh thường cô ấy như thế? Thế nào ngày mai tôi cũng phải đi.
Đang nói chuyện thì Tương Vân ăn mặc chỉnh tề đến cáo từ và nói ở nhà cho người sang đón về. Bảo Ngọc, Đại Ngọc đứng dậy mời ngồi, nhưng Tương Vân không chịu ngồi, hai người đành phải đứng dậy đi tiễn. Bây giờ Tương Vân nước mắt ràn rụa, vì có người nhà đứng đấy, nên không dám tỏ vẻ buồn rầu. Một lúc Bảo Thoa chạy đến, lại càng thêm quyến luyến, không nỡ rời tay. Bảo Thoa nghĩ bụng:
"Nếu cứ quyến luyến mãi để người nhà cô ta về mách với bà dì, thì khi cô ta về, sẽ bị dằn vặt khó chịu". Vì thế phải giục Tương Vân đi. Mọi người tiễn ra đến cửa ngoài. Bảo Ngọc còn muốn tiễn xa nữa, nhưng Tương Vân ngăn lại. Một chốc quay lại gọi Bảo Ngọc đến gần, khẽ dặn:
- Nếu cụ không nhớ đến tôi, thì anh nên nhắc nhở, để cho người đi đón tôi sang.
Bảo Ngọc vội nhận lời. Tương Vân lên xe đi rồi, mọi người mới về.
1 Thời phong kiến, phụ nữ đứng như vậy là một cứ chỉ khinh bạc
2 Sợi tơ bay dưới ánh sáng