Chương 50: Đế Chế Chăm Pa .( Ngoại Truyện )
-
Hùng Ca Đại Việt
- trọng nghĩa phạm
- 1551 chữ
- 2021-01-08 01:35:47
Người Việt Nam thường gọi người Chiêm là Chàm, còn tên Chiêm Thành là do người Hán đặt ra. Người Chiêm gồm nhiều sắc tộc khác nhau. Mỗi sắc tộc gồm nhiều thị tộc riêng lẻ thương xuyên xung đột đánh nhau.
Có hai thị tộc mạnh nhất là thị tộc Cây Dừa Naeikela Vanusa và thị tộc Cây Cau Kramuta Vanusa tại phía bắc Indrapura thuộc các tĩnh Quãng Nam, Đà Nẵng, Quãng Bình ngày nay. Vùng lãnh thổ này có tên gọi mà anamrapati từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ X.
Thị tộc Cây Cau chiếm đóng vùng lãnh thổ phía nam là Panduranga từ đèo Cù Mông đến khu vực sông Đồng Nai.
Do tap tục và lề thói khác nhau nên giữa hai thị tộc này cũng thường xuyên xảy ra đánh nhau, các thị tộc nhỏ khác tuy sống trong vùng này, nhưng tại các nơi rừng núi vẫn giử độc lập với nhau.
Từ việc tổ chức bộ máy chính quyền không chặt chẽ như thế từ mầm móng Chiêm đã bị chia rẽ, thêm vào đó giới thượng tầng tăng lữ, quý tộc tuy thiểu số nhưng lại điều khiển đa số dân chúng nghèo khổ. Người Chàm thường làm nông ,đi biển đánh cá hoặc là làm hải tặc.
Khoảng năm 605 thị tộc Cây Cau trở nên hùng mạnh và cai quản luôn vùng lãnh thổ phía bắc Indrapura của thị tộc Cây Dừa để thành lập nước Chiêm Thành.
Chính quyền Chiêm thường đem quân đi cướp bóc hoặc chinh phạt khắp nơi. trên mặt biển họ tổ chức các đoàn cướp biển. hải tặc Chiêm một thời là nỗi khiếp sợ hải hùng của biết bao thương thuyền qua lại ở Biển Đông từ Nam Trung Hoa đến tận Nam Dương.
Một thời gian dài hải tặc Chiêm hùng cứ khu vực biển Đông cho đến khi các thương thuyền Phương Tây trang bị đại bác súng ống tối tân.
Người Chiêm Thành thường xuyên đi gây hấn với các nước lân bang vì thế thường xuyên chịu phải sự trả thù khốc liệt.
Điển hình như các năm 605 và năm 1282 người Trung Hoa đã đem quân chinh phạt Chiêm Thành .
Vào năm 774 do các thương thuyền Chiêm Thành làm ăn buôn bán cạnh tranh với Vương Quốc Java, nên đã bị người Java thảo phạt phá hủy Kauthara, đốt đền thờ Po Nagar, và mang đi tượng Shiva.Vua Chăm là Satyavarman đã đuổi theo quân giặc và đánh bại chúng trong một trận thủy chiến.
Năm 781, Satyavarman đã dựng bia tại Po Nagar, tuyên bố đã chiến thắng và kiểm soát toàn bộ khu vực và đã dựng lại đền. Năm 787, người Java tấn công kinh đô Virapur ( Phan Thiếc) và đốt phá đền thờ Shiva ở gần Panduranga ( Nha Trang).
Năm 875, vua Indravarman II đã xây dựng nên triều đại mới ở Indrapura (Quãng Nam). Ở trung tâm của Indrapura, ông đã xây dựng một tu viện Vihara để thờ Avalokiteśvara. Dưới thời các vua Indravarman Chăm Pa đạt đến cực tình về mọi mặt kinh tế, quân sư thương nghiệp, làm chủ một vùng biển rộng lớn từ biền Nam Hoa đến tận Java.
Do nhiều lần cướp bóc đánh chiếm Đại Việt, thế nên vào năm 982, vua Lê Hoàn của Đại Cồ Việt mở cuộc nam chinh đầu tiên, quân Đại Việt đã đánh chiếm và tàn phá kinh đô Indrapura, giết vua Paramesh Varavarman.
Vì thế Chăm Pa quyết bỏ kinh đô Indrapura chuyển xuống Vijaya ở phía nam nằm trên đất tỉnh Bình Định ngày nay mà người Việt bắt đầu gọi là Đồ Bàn hoặc Chà Bàn.
Trong 5 thế kỷ tiếp theo giữa Chăm Pa và Đại Việt đã xảy ra rất nhiều các cuộc chiến tranh, Chăm Pa đã chịu các đợt tấn công của Đại Việt năm 1021, 1026, 1044. Tiếp đó, vào năm 1069 quân Việt tấn công Chăm Pa. Vua Rudravarman bị bắt làm tù binh và sau đó đã đổi ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính ở phía bắc gần biên giới với Đại Việt để lấy tự do. Vào năm 1307 khi quan hệ giữa Cham Pa và Đại Việt tương đối tốt đẹp, vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân), đã nhượng hai châu Ô, Lý ở phía bắc cho Đại Việt làm của hồi môn để cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần. Sau sự kiện này, Chăm Pa chỉ còn lại lãnh thổ từ sông Thu Bồn trở vào.
Vị vua hùng mạnh cuối cùng của người Chăm là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên ngôi năm 1360. Từ năm 1371 đến năm 1389, ông tổ chức nhiều cuộc tấn công ra Thăng Long kinh đô của Đại Việt.
Ông chết trong lần tấn công cuối cùng năm 1389 và một vị tướng của ông là La Ngai (La Khải) rút về Vijaya để lên ngôi thay thế.
Sau thời kỳ Chế Bồng Nga, đến lượt Chăm Pa liên tục bị các vương triều Đại Việt tấn công và bị mất dần lãnh thổ. Sau các cuộc tấn công vào các năm 1402 và 1446, tới năm 1471 vua Lê Thánh Tông chỉ huy tấn công Chăm Pa, phá hủy kinh đô Vijaya, vua Chăm là Trà Toàn bị bắt sống và chết trên đường tới Thăng Long. Lê Thánh Tông đã sáp nhập các địa khu Amaravati và Vijaya và lập nên thừa tuyên Quảng Nam.
Sau khi mất vùng Vijaya, một tướng Chăm là Bô Trì Trì chạy vào nam chiếm vùng Panduranga xưng làm vua của người Chăm xin nộp cống xưng thần với Đại Việt. Vua Lê Thánh Tông cũng phong vương cho tiểu vương xứ Kauthara (Hoa Anh) tức là vùng đất tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay và nước Nam Bàn (sau này là hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá mà ngày nay là đất các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đăk Lăk tức miền đất Tây Nguyên)
Phần đất còn lại của vương quốc Chăm Pa từ sau năm 1471 mà sách sử người Việt gọi là Chiêm Thành chỉ từ đèo Cả ngày nay trở về nam, gồm hai địa khu Kauthara và Panduranga.
Năm 1594 vua Chăm là Po At đã gửi lực lượng sang giúp sultan xứ Johor tấn công quân Bồ Đào Nha ở Malacca.
Năm 1611 Nguyễn Hoàng đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên sau khi trấn giữ Thuận Quảng. Tiến chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốc Chăm Pa khi đó đã suy yếu rất nhiều, lập thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân, giao cho Văn Phong trấn giữ.
Năm 1629, Văn Phong liên kết với người Chăm Pa nổi lên chống lại chúa Nguyễn. Chúa Sãi cử Phó tướng Nguyễn Hữu Vinh đem quân dẹp yên, và đổi phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên.
Năm 1631, chúa gả con gái là Ngọc Khoa (có sách gọi là Ngọc Hoa) cho vua Chăm Pa là Po Rome. Cuộc hôn phối này làm quan hệ Việt - Chăm diễn ra tốt đẹp.
Năm 1653, Bà Thấm quấy nhiễu ở đất Phú Yên, chúa Hiền cho 3000 quân sang đánh, quân Nguyễn hạ được thành. Bà Thấm trốn chạy, sau phải dâng thư xin hàng, vùng phía đông sông đến địa đầu Phú Yên (vùng Kauthara) bị mất vào tay chúa Nguyễn, chỉ còn phần phía tây sông (vùng Panduranga) là thuộc về Chăm Pa.
Tới năm 1693, tướng Nguyễn Hữu Cảnh tấn công vào Panduranga, bắt vua Po Sout đưa về Phú Xuân và đưa em trai của Po Sout là Po Saktiray Da Patih (Kế Bà Tử) lên làm vua, Panduranga được đổi thành Thuận Thành Trấn và vua Chăm được gọi là Trấn Vương cai trị Thuận Thành Trấn với sự giám sát chặt chẽ của các quan lại của chúa Nguyễn.
Chế độ tự trị này được duy trì cho đến tận năm 1832 qua các đời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và thời kỳ đầu triều đại nhà Nguyễn. Tuy nhiên, các đời chúa Chăm sau Po Saktiray Da Patih không còn duy trì được mối quan hệ trực tiếp với các chúa Nguyễn và mọi công việc của Thuận Thành Trấn được tiến hành thông qua phủ Bình Thuận.
Ngay sau khi Minh Mạng lên ngôi, ông phân bố lại hành chính, chia Bình Thuận trấn thành 2 phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận. Minh Mạng hạn chế hơn nữa quyền lực của hoàng gia Chăm. Năm 1822, Chánh Chưởng (Cơng Can), vị vua cuối cùng của Champa rời kinh đô Bal Canar (Tịnh Mỹ - Phan Rí) lưu vong tại Campuchia.
Năm 1832 người Chăm lại nổi dậy chống lại vua Minh Mạng nhân dịp có cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở phía nam nhưng không thành công. Chính quyền tự trị hạn chế của người Chăm chấm dứt tồn tại vào năm 1832, khi Hoàng đế Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại cai trị trực tiếp. Lịch sử vương quốc Chăm Pa chính thức dừng lại ở đây.
Main thông minh, bá đạo, sát phạt, hậu cung, map rộng, truyện sắp kết thúc
Bất Diệt Long Đế