Chương 9
-
Kẻ Xa Lạ
- Albert Camus
- 4951 chữ
- 2020-05-09 02:16:35
Số từ: 4940
Dịch giả: Tuấn Minh
NXB Sống Mới
Nguồn: Sưu tầm
Tôi có thể nói thực ra mùa hè đã thay thế mùa hè rất nhanh chóng. Tôi biết là cùng với những cơn nóng bức đầu tiên sắp xảy ra cho tôi một cái chỉ mới lạ. Vụ án của tôi đã đăng kí vào phiên tòa đại hình cuối cùng và phiên tòa nãy sẽ kết thúc cùng với tháng sáu. Những cuộc tranh biện sẽ diễn ra với tất cả ánh mặt trời ở bên ngoài. Luật sư của tôi quả quyết là cuộc trang biện không kéo dài quá hai, ba ngày. Ông nói thêm:
vả lại tòa sẽ xử gấp rút vì vụ của ông không phải là vụ quan trọng nhất trong kỳ này. Còn có một vụ giết cha tiếp liền ngay sau vụ của ông
.
Hồi bảy giờ rưỡi sáng, người ta đến tìm tôi và xe bít bùng chở tôi đến pháp đình. Hai người hiến binh dẫn tôi vào một căn phòng nhỏ có vẻ mờ tối. Chúng tôi ngồi đợi ở gần một cánh cửa, đằng sau cửa người ta nghe thấy những tiếng gọi, những tiếng va chạm và cả một sự xáo trộn làm ta liên tưởng đến những ngày hội liên hoan ở khu phố sau mà khi hòa nhạc, người ta xếp dọn lại căn buồng để khiêu vũ. Các người hiến binh bảo tôi phải đợi tòa họp và một người trong bọn đã tặng tôi một điếu thuốc là mà tôi từ chối. Một lát y hỏi tôi
có sợ không?
. Tôi trả lời rằng không. Và chính xác về một phương diện tôi thích được xem một phiên tòa xét xử.
Trong đời tôi chưa bao giờ có dịp như vậy… Người hiến binh thứ hai bảo tôi:
Phải, nhưng mãi thế rồi đâm mệt
.
Một lát sau, có tiếng chuông nhỏ reo ở trong phòng. Họ tháo còng tay cho tôi. Họ mở của dẫn tôi vào chỗ dành riêng cho các bị can. Phòng chật ních. Mặc dù có mành mành, mặt trời cũng lọt qua từng chỗ và không khí đã ngột ngạt. Người ta đang đóng cửa kính. Tôi ngồi xuống ghế và hiến binh vao vây chung quanh. Chính lúc ấy tôi thấy một hàng mặt ở đằng trước tôi. Tất cả đều nhìn tôi: tôi hiểu đó là các bồi thẩm nhưng tôi không thể nói rõ đó là cái gì phân biệt họ người nọ với người kia. Tôi chỉ có một cảm tưởng: tôi đang ở trước một chiếc ghế dài trên tầu điện và tất cả những hành khách vô danh đều rình mò người mới đến để tìm ra những cái lố bịch.
Tôi biết rõ đây là một ý kiến ngốc nghếch, vì ở đây, không phải họ tìm sự lố bịch nhưng là tìn trọng tội. Tuy nhiên sự khác biệt không lớn lao mấy và dù sao đó cũng là ý kiến tôi chợt nẩy ra.
Tôi cũng hơi choáng váng vì cái đám người ở trong phòng đóng kín này. Tôi lại nhìn phòng xử án và không phân biệt được một gương mặt nào cả. Tôi ngờ rằng trước hết tôi chưa nhận thức được rằng tất cả mọi người này chen chúc nhau để nhìn tôi. Thường thường không ai đếm xỉa đến con người tôi. Tôi phải cố gắng mới hiểu rằng tôi là nguyên nhân của mọi sự chấn động này. Tôi nói với người hiến binh:
Nhiều người quá!
Y trả lời tôi là tại vì có báo chí và y trỏ cho tôi một nhóm người đứng gần cái bàn dưới hàng ghế các bồi thẩm. Y bào tôi:
Họ đấy
.
Tôi hỏi:
Ai?
và y nhắc lại:
Báo chí
. Y quen một người trong số các ký giả, người này lúc ấy đã trông thấy y và tiến về phía chúng tôi. Đó là một người luống tuổi dễ thương với gương mặt hơi nhăn nhó. Y bắt tay người hiến binh rất nồng nhiệt. Tôi nhận thấy lúc đó mọi người gặp nhau, kêu hỏi nhau và chuyện trò với nhau, như ở trong một câu lạc bộ mà người ta sung sướng được gặp gỡ những người cùng trong một giới. Tôi cũng tự giải thích cái cảm tưởng kỳ dị là tôi có vẻ thừa thãi hơi giống một người lạ, không phận sự len lỏi vào đây. Tuy nhiên, người kí giả vừa nói với tôi vừa mỉm cười. Y nói là y hy vọng mọi sự sẽ may mắn cho tôi. Tôi cảm ơn y và y nói thêm:
Ông nên biết là chúng tôi đã hơi thổi phồng vụ án của ông. Mùa hè là mùa trống rỗng cho báo chí. Và chỉ có vụ của ông và vụ giết cha là đáng kể đôi chút
. Rồi y trỏ cho tôi, ở trong nhóm y vừa rời khỏi, một người đàn ông chất phác, nhỏ thó, giống như một con cầy lon được vỗ cho béo mập, đeo cặp kính to tướng, gọng đen. Y bảo tôi đó là một đặc phái viên của một nhật báo ở Ba-Lê:
Vả lại, y không dến đây về vụ của ông, nhưng y phụ trách tường thuật vụ án giết cha nên nhân tiện người ta nhờ y gởi điện tín về cả vụ của ông
. Tới đây, suýt nữa tôi lai cảm ơn y nhưng tôi nghĩ như thế sẽ là lố bịch. Y lấy tay làm một dấu hiệu thân mật rồi từ giã chúng tôi.
Chúng tôi còn đợi vài phút nữa.
Luật sư tôi đến, mặc áo dài, chung quanh có nhiều bạn đồng nghiệp. Ông đi về phía các ký giả và báo chí và bắt tay họ. Họ bông đùa cười cợt và có vẻ rất thoải mái cho đến khi chuông reo trong phòng xử án. Ai nấy đều về chỗ. Luật sư đi đến phía tôi, bắt tay tôi và khuyên tôi nên trả lời vắn tắt các câu hỏi, chớ nên có sáng kiến và mọi sự còn lại thì hãy tin tưởng ở nơi ông.
Ở mé tay trái, tôi nghe thấy tiếng ghế người ta lùi lại và tôi trông thấy một người cao lớn, mảnh khảnh, mặc áo đỏ, đeo kính kẹp mũi, vừa ngồi xuống vừa vén nếp áo cẩn thận. Đó là ông biện lý. Một nhân viên tòa vừa tuyên bố phiên tòa bắt đầu. Ngay lúc ấy hai chiếc quạt máy lớn bắt đầu quay vù vù. Ba thẩm phán, hai mặc áo đen và người thứ ba mặc áo đỏ, cũng vào với những tập hồ sơ và đi rất nhanh về phía khán đài cao ở trong phòng. Người mặc áo đỏ ngồi vào chiếc ghế bành ở giữa, đặt chiếc mũ vãi xếp nếp ở trước mặt , lấy mùi xoa lau đầu hói và tuyên bố là phiên tòa bắt đầu.
Các ký giả đã cầm bút máy ở tay. Họ đều có vẻ thờ ơ và hơi tinh ranh, láu lỉnh. Tuy nhiên, một người trong bọn họ, trẻ hơn, mặc bộ đồ nỉ mỏng màu xám với chiếc ca vát xanh, để bút máy ở trước mặt và nhìn tôi. Trong gương mặt hơi không đối xứng của y tôi chỉ thấy đôi mắt rất trong, ngắm nghía toi cẩn thận, không hề để lộ ra cái gì rõ rệt. Và tôi có cảm tưởng ngộ nghĩnh là tôi đang bị nhìn bởi chính mình tôi. Có lẽ tại vì thế và cũng vì tôi không biết thủ tục ở đây nên tôi không hiểu rõ lắm tất cả mọi sự xẩy ra về sau, việc rút thăm các vị bồ thẩm, những câu của chánh án hỏi luật sư, biện lý và bồi thẩm đoàn (mỗi lần như thế, đầu các vị bồi thẩm đồng thời quay cả về phía tòa án), đọc mau lẹ bản cáo trạng, trong đó tôi nhận ra tên các địa phương , các nhân vật, rồi từng câu hỏi mới cho luật sư của tôi.
Nhưng rồi chánh án nói là phải điểm danh những người làm chứng. Mõ tòa đọc các tên mà tôi phải chú ý. Ở giữa đám đông công chúng ban nãy không rõ hình dạng, tôi thấy đứng lên từng người một, để rồi biến mất sau chiếc cửa hông, viên giám đốc và người gác cổng viện dưỡng lão, lão Thomas Pérez, Raymond Masson, Salamano và Marie. Marie kín đáo ra dấu hiệu lo âu cho tôi. Tôi còn đang ngạc nhiên là trước kia chưa từng trông thấy họ, khi nghe gọi đến tên, người cuối cùng, Céleste đứng lên. Tôi nhận thấy bên cạnh y là người đàn bà nhỏ thó ở khách sạn. với cái áo gia-két, điệu bộ chính xác và quả quyết. Mụ nhìn tôi chăm chú nhưng tôi không có thời giờ suy nghĩ nữa vì viên chánh án đã cất lời. Ông nói là những cuộc tranh biện thực sự bắt đầu và ông tưởng không cần phải dặn bảo công chúng yên lặng. Theo lời ông là ông ngồi đây để hướng dẫn một cách vô tư cuộc tranh biện của một vụ án mà ông muốn xét đoán khách quan.
Lời phán quyết của bồi thẩm đoàn sẽ được thể hiện trong một tinh thần công lý và trong mọi trường hợp, nếu có sự chi lộn xộn, ông sẽ cho mời hết mọi người ra khỏi phòng.
Mỗi lúc thêm nóng bức và tôi nhìn thấy các khán giả ở trong phòng lấy báo quạt phe phẩy… Có tiếng động nho nhỏ do giấy sột soạt liên tục. Ông chánh án làm hiệu và mõ tòa đem ra ba chiếc quạt rơm đan do ba thẩm phán sử dụng ngay tức khắc.
Cuộc hỏi cung bắt đầu liền. Ông chánh án hỏi tôi một cách bình tĩnh và hình như có cả một chút thân mật. Người ta lại hỏi căn cước tôi và mặc dù bực mình, tôi nghĩ kể ra như thế cũng là lẽ tự nhiên vì nếu xử lầm người này ra người khác là một điều rất trầm trọng. Rồi ông chánh án khởi sự kể lại câu chuyện do tôi đã kể trước kia, cứ kể ba câu lại hỏi tôi:
Có đúng thế không?
Cứ mỗi lần tôi lại trả lời:
Thưa ông chánh án, đúng
theo như lời dặn dò của luật sư tôi. Việc này khá lâu vì ông chán án rất tỉ mỉ trong khi kể lại chuyện. Các ký giả viết trong suốt thời gian đó. Tôi cảm thấy nhữn tia mắt nhìn người trẻ nhất trong bọn ký giả và mụ nhỏ thó như người máy. Chiếc ghế dài của xe điện quay cả về phía chánh án. Ông này ho, giở hồ sơ, vừa phe phẩy quạt vừa quay lại về phía tôi.
Ông nói với tôi bây giờ, bây giờ cần phải đề cập đến những câu hỏi, tuy bề ngoài có vẻ xa lạ với vụ của tôi nhưng có lẽ bên trong lại liên hệ mật thiết. Tôi hiểu ngay là ông lại nói về má tôi và đồng thời thôi cảm thấy điều đó làm tôi chán ngán xiết bao…! Ông hỏi tại sao tôi lại để má tôi ở viện dưỡng lão. Tôi trả lời là vì thiếu tiền thuê người trông nom, săn sóc cho mà tôi. Ông hỏi tôi là như thế có khổ tâm gì cho chính mình tôi không! Tôi trả lời là cả má tôi và tôi đều không ai còn trông chờ gì vào ai nữa, vả lại cũng không hề trông cậy vào bất cứ một người nào, cả hai chúng tôi đã quen thuộc với nếp sống mới của mình. Ông chánh án lại nói rằng không muốn nhấn mạnh về điểm này và hỏi ông biện lý có cần hỏi tôi điều gì nữa không?
Ông này hơi quay lưng về phía tôi và không nhìn tôi, tuyên bố phải có sự cho phép của ông chánh án, ông muốn biết rằng có phải tôi có phải tôi trở lại suối một mình và có ý định giết tên Ả-rập không? Tôi nói
Không
. Nhưng như thế tại sao lại có khí giới và tại sao lại quay về đúng ngay chỗ ấy? Tôi nói đây là hoàn toàn tình cờ. Ông biện lý đã chú thích với giọng mỉa mai hài lòng:
Rất tốt. Đó là tất cả những điều tôi muốn biết hiện tại
. Tôi không thể hoàn toàn làm theo những việc tiếp nữa. Nhưng dù sao, sau một số phiếm luận giữa các băng ghế, ông chánh án tuyên bố là phiên tòa sẽ tiếp tục vào buổi chiều để tiếp tục nghe lời khai của tôi.
Tôi không còn kịp nhận ra những gì xảy đến vời mình nữa. Người ta đưa tôi lên xe bít bùng trở về lao xá và tôi được đưa cho một bữa ăn trưa. Sau một thời gian ngắn, chỉ đủ cho tôi nhận ra là tôi cảm thấy mệt nhọc như thế nào, người ta lại đến tìm tôi. Mọi sự lại bắt đầu và tôi thấy mình ở trong cùng một căn phòng ấy, trước cùng những gương mặt ấy. Tuy nhiên, nóng bức càng thêm gay go và như có phép lạ, mỗi vị bồi thẩm, ông biện lý, luật sư của tôi và một vài ký giả đều có những chiếc quạt rơm. Chàng ký giả vừa rồi và mụ người nhỏ thó vẫn ở đấy, nhưng họ không quạt và nhìn tôi không nói một lời.
Tôi lau mồ hôi đầy mặt và chỉ hơi nhận thức được khung cảnh nơi này và về chính bản thân mình khi nghe thấy gọi viên giám đốc viện dưỡng lão. Người ta hỏi ông là má tôi có phàn nàn gì về tôi không và ông nói có, nhưng không có nghĩa lý gì nhiều vì những người già ở viện thường hay phàn nàn về người thân của họ. Ông chánh án bảo ông nên nói rõ ràng hơn, rằng mẹ tôi có oán trách tôi đã đem bà vào viện dưỡng lão hay không và ông giám đốc lại nói
Có
một lần nữa nhưng ông không nói thêm chi cả. Đến một câu hỏi khác, ông trả lời là ông đã ngạc nhiên trước thái độ bình thản của tôi trong ngày đám tang. Khi được hỏi ông quan niệm thế nào về
sự bình tĩnh
của tôi, ông giám đốc nhìn chằm chằm vào đôi giáy mình trong chốc lát rồi giải thích rằng tôi không muốn nhìn má tôi, không khóc một lần nào cả và ra về ngay sau lễ an táng chứ không đứng lại mặc niệm trước mộ má tôi. Một điểm nữa cũng đã làm ông ngạc nhiên: một người phu đòn nói cho ông rõ là tôi không biết tuổi của má tôi. Yên lặng một lúc lâu rồi ông chánh án hỏi viên giám đốc có phải chính ông đã nói về tôi không? Vì viên giám đốc không hiểu nên chánh án nói:
Đó là theo luật pháp
. Rồi ông chánh án hỏi ông biện lý có cần hỏi thêm nhân chứng không thời ông biện lý kêu lên:
Ồ không, thế đủ rồi!
, với một vẻ hớn hở và cái nhìn đắc thắng về phía tôi, đến nỗi lần thứ nhất từ bao nhiêu năm nay, tôi chỉ có ao ước ngu ngốc muốn khóc vì tôi cảm thấy đã bị bọn người này thù ghét xiết bao! Sau khi hỏi bồi thẩm đoàn và luật sư tôi xem có cần hỏi thêm điều chi nữa, ông chán án nghe lời khai của người gác cổng.
Đối với y cũng như với những người khác, cùng một thứ lễ nghi lại tái diễn. Khi đến nơi, người gác cổng nhìn tôi và quay mặt đi. Y trả lời những câu người ta hỏi và nói là tôi không muốn nhìn má tôi, tôi hút thuốc, tôi ngủ và uống cà phê sữa. Thế là tôi cảm thấy có cái chi làm kích động tất cả phòng xử án và lần thứ nhất, tôi hiểu là tôi có tội. Người ta bảo ông gác cổng nhắc lại chuyện cà phê sữa và thuốc lá. Ông biện lý nhìn tôi với một ánh mắt mỉa mai. Lúc đó luật sư tôi hỏi anh gác cổng là y có cùng hút với tôi không, nhưng ông biện lý phản đối kịch liệt câu hỏi đó:
Ở đây ai là kẻ phạm tội? Và không thể nào có cái lối dùng những phương pháp như thế, dụng ý bôi nhọ các nhân chứng buộc tội để làm nhẹ bớt các chứng cớ, mặc dù các chứng cớ ấy vẫn không giảm phần nặng nề!
. Dù sao ông chánh án vẫn bảo người gác cổng trả lời câu hỏi ấy. Lão già trả lời có vẻ ngượng ngùng , bối rối:
Tôi biết rõ là tôi không phải nhưng tôi không dám từ chối điếu thuốc lá do ông ấy mì tôi
. Sau cùng người ta hỏi tôi có điều chi nói thêm không? Tôi trả lời:
Không, tuy nhiên nhân chứng đã có lý. Đúng sự thật là tôi đã tặng y một một điếu thuốc lá
. Người gác cổng nhìn tôi hơi ngạc nhiên với một vẻ biết ơn… Y ngập ngừng rồi mới nói là chính y đã tặng tôi cà phê sữa. Luật sư tôi tỏ ý đắc thắng một cách ồn ào và tuyên bố là các vị bồi thẩm sẽ thẩm định! Nhưng ông biện lý đã la hét trên đầu của chúng tôi:
Phải, các vị bồi thẩm sẽ thẩm định! Và các vị ấy sẽ kết luận rằng một người lạ có thể đề nghị cà phê nhưng một người con trai phải từ chối cà phê trước xác người đã sinh ra mình!
Người gác cổng về chỗ ngồi.
Khi đến lượt Thomas Pérez, một người mõ tòa phải dìu lão tới vành móng ngựa. Pérez nói lão quen biết má tôi nhiều hơn và chỉ nhìn thấy tôi một lần, hôm đám tang. Người ta hỏi lão hôm đó tôi làm gì và lão trả lời:
Các ông hiểu đấy, chính tôi đã buồn rầu thái quá nên tôi không thấy chi cả. Chính sự buồn rầu ngăn cản không cho tôi trông thấy, vì đó là một điều rất buồn cho tôi. Và tôi lại ngất xỉu nữa, thế nên tôi không thể trông thấy ông này
. Ông biện lý hỏi lão, ít nhất lão có trông thấy tôi khóc hay không? Lão trả lời không. Đến lượt ông biện lý nói:
Các vị bồi thẩm sẽ thẩm định
. Nhưng luật sư tôi nổi giận và hỏi Pérez, vớimột giọng tôi cho hình như hơi quá đáng:
Có phải lão đã trông thấy tôi không khóc?
Pérez nói:
Không
. Cử tọa cười rộ. Và luật sư tôi vừa vén tay áo lên vừa nói với giọng cương quyết:
Đó là hình ảnh vụ án này. Mọi người đều đúng và không có chi đúng cả!
Mặt ông biện lý đanh lại và ông cắm mạnh đầu bút chì xuống các nhan đề những tập hồ sơ.
Sau khi ngưng năm phút, trong khi đó luật sư bảo tôi là mọi sự đều khả quan, người ta nghe lời khai cúa Céleste do bên bị nạn ra để bào chữa. Bên bị là tôi. Thỉnh thoảng Céleste liếc nhìn về phía tôi tay guồn guộn chiếc mũ rơm. Y mặc bộ quần áo mới do y thường mặc cùng đi với tôi, ngày chủ nhật đến trường đua ngựa, nhưng tôi ngờ là y không thể đeo cổ cồn vì chỉ có chiếc cúc đồng cài kín áo sơ mi. Người ta hỏi có phải tôi là khách hàng của y không thì y nói:
Phải, nhưng đó cũng là một người bạn thân
hỏi y nghĩ thế nào về tôi thời y trả lời tôi là một người đàng hoàng hỏi y nói thế là nghĩa lý gì thời y bảo tất cả mọi người đều biết chữ đó muốn nói gì; hỏi y có nhận thấy tôi kín đáo không thời y chỉ công nhận tôi không hay nói vu vơ. Ông biện lý hỏi y là tôi có trả tiền ăn trọ đều không? Céleste cười khai:
Đó là những chi tiết riêng của chúng tôi
. Người ta lại hỏi y nghĩ thế nào về tội sát nhân của tôi. Y để hai tay lên vành móng ngựa và người ta thấy y đang sửa soạn cái gì. Y nói:
- Đối với tôi, đó là một sự bất hạnh. Ai nãy đều biết rõ thế là một sự bất hạnh. Điều đó làm cho các quý vị không tài nào bào chưa nổi. Vậy thì, đối với tôi, đấy là sự bất hạnh! Y còn tiếp tục nữa nhưng ông chánh án bảo y thế là tốt lắm và người ta cảm ơn y. Thế là Céleste hơi sửng sốt, nhưng y tuyên bố là y còn muốn nói nữa. Người ta bảo y nên vắn tắt.
Y nhắc lại đó là bất hạnh và ông chánh án bảo y:
Phải, đồng ý! Nhưng chúng tôi ngồi đây là để xử những loại bất hạnh tương tự. Chúng tôi cám ơn ông!
. Như đã dạt tới mức cuối cùng của sự hiểu biết và tỏ thiện chí mình Céleste quay lại phía tôi. Tôi nhìn thấy hình như hai mắt y long lanh và đôi môi run rẩy. Y có vẻ hỏi tôi là y còn có thể làm gì được nữa chăng? Về phần tôi, không nói năng gì, không cử động gì, nhưng là lần thứ nhất trong đời tôi muốn được hôn một người đàn ông! Ông chánh án lại ra lệnh cho y rời khỏi vành móng ngựa. Céleste về chỗ ngồi trong phòng xử án, trong suốt phiên tòa còn lại, y ngồi đấy, hơi cúi về đằng trước, khu u tay chống trên đầu gối, tay cẩm mũ rơm, nghe hết mọi câu nói. Marie vào. Nàng đội mũ và nàng vẫn còn đẹp, nhưng giá nàng để tóc trần thì tôi lại thích hơn. Từ chỗ ngồi tôi đoán thấy đôi vú nàng nhẹ nhàng núng nính và nhận thấy môi dưới nàng hơi trề ra. Nàng có vẻ nóng nảy. Người ta hỏi ngay là nàng quen biết tôi từ bao giờ. Nàng nói rõ thời kỳ làm việc ở hãng của chúng tôi. Ông chánh án muốn biết rõ những mối liên lạc giữa nàng với tôi như thế nào? Nàng nói là bạn thân của tôi. Về một câu hỏi khác, nàng trả lời việc sắp lấy tôi là đúng sự thực. Ông biện lý lật từng trang hồ sơ rồi thình lình hỏi nàng sự dan díu của chúng tôi bắt đầu từ ngày nào. Nàng chỉ rõ ngày tháng. Ông biện lý nhận xét một cách hờ hững, hình như đó là sau ngày má tôi chết. Rồi ông nói với một chút châm biếm là ông không muốn nhấn mạnh về một trường hợp tế nhị, ông hiểu rõ những nỗi ngại ngùng của Marie nhưng (tới đây giọng ông cứng rắn hơn) nhiệm vụ của ông bó buộc phải vươn lên trên phép lịch sự. Vậy ông bảo Marie hãy tóm tắt lại ngày hôm tôi quen biết nàng. Marie không muốn nói nhưng trước sự nhấn mạnh của ông biện lý, nàng đành nói rõ cuộc đi tắm, đi coi xi-nê của chúng tôi rồi về nhà tôi. Ông phó chưởng lý nói là sau những lời khai của Marie ở phòng dự thẩm, ông đã tra cứu các chương trình ngày hôm ấy. Ông thêm là Marie sẽ nói rõ đã xem phim gì. Đúng vậy, với một giọng gần như hồn nhiên, nàng nói đó là một phim của tài tử Fernandel. Nàng vừa dứt lời thì trong phòng yên lặng hoàn toàn. Rồi ông biện lý đứng lên rất trịnh trọng, và tôi thấy bằng một giọng cảm động thực sự, ngón tay trỏ về phái tôi, ông nói thong thả, rõ ràng:
Thưa quý vị bồi thẩm, ngay sau hôm mẹ chết, người đàn ông này đã đi tắm biển, bắt đầu một cuộc gian díu bất chính và cười cợt trước một phim hài hước. Tôi không còn gì hơn để nói với quý vị nữa
. Ông ngồi xuống, luôn luôn trong sự yên lặng.
Nhưng thình lình Marie bật khóc nức nở: nàng nói là không phải thế còn nhiều điều khác nữa, là người ta bắt ép nàng nói trái ngược với ý nghĩ của nàng, là nàng biết rõ tôi làm và tôi không làm sự chi bậy bạ. Nhưng mõ tòa, theo lệnh của ông chánh án đã dẫn nàng ra ngoài và phiên tòa lại tiếp tục.
Rồi người ta mới nghe sơ sơ Masson khai rằng tôi là một người lương thiện
và y nói còn hơn thế nữa tôi là một người chính trực
. Người ta lại vẫn nghe sơ sơ Salamo khi lão nhớ lại tôi rất tử tế với con chó của lão. Khi trả lời một câu hỏi về má tôi và tôi, lão khai là tôi không còn điều chi nói với má tôi nữa, vì thế nên tôi mới để má tôi ở trong viện dưỡng lão.
Salamo nói:
Phải thông cảm, phải thông cảm!
, nhưng hình như không có ai chịu thông cảm cả. Người ta dẫn lão về chỗ.
Rồi đến lượt Raymond là nhân chứng cuối cùng. Raymond ra hiệu ngầm cho tôi và nói ngay là tôi vô tội, nhưng ông chánh án tuyên bố là người ta hỏi y về sự thẩm định nhưng là những sự việc. Ông bảo y hãy đợi những câu hỏi để trả lời. Người ta bảo y nói rõ sự liên lạc giữa y với nạn nhân. Lợi dụng dịp đó, Raymond bảo nạn nhân thù oán y đã lâu, kể từ lúc y tát chị nó… Tuy nhiên, ông chánh án hỏi nạn nhân là có lý do nào để thù oán tôi không?
Raymond nói sự hiện diện của tôi trên bãi biển chỉ là kết quả của một sự tình cờ. Rồi ông biện lý hỏi y tại sao bức thư, nguyên nhân tấn thảm kịch, lại do tay tôi viết. Raymond trả lời đấy là sự tình cờ. Ông biện lý vặn lại là sự tình cờ đã có nhiều điều ám muội trên lương tâm trong vụ này. Ông muốn biết phải chăng vì tình cờ mà tôi không can thiệp khi Raymond tát cô nhân tình, vì tình cờ mà tôi ra làm chứng ở quận cảnh sát, lại vì tình cờ nữa mà các lời chứng của tôi đã tỏ rõ sự chiều lòng quá đáng. Để kết thúc, ông hỏi Raymond những phương tiện để sinh sống và lúc y trả lời:
Người giữ kho
thời ông biện lý tuyên bố với các bồi thẩm là theo dư luận chung thời nhân chứng hành nghề ma cô tôi là đồng lõa và là bạn thân của y; đây là một thảm kịch tồi bại của người đê tiện nhất, lại càng trầm trọng hơn nữa vì người ta đang xét xử một con quái vật vô luân. Raymond muốn bào chữa và luật sư tôi định phản đối nhưng họ bảo hãy đợi cho ông biện lý dứt lời. Ông này hỏi Raymond:
Tôi không còn chi để nói thêm nữa. Y có phải là bạn thân của ông không?
Raymond trả lời:
Phải, đấy là bồ của tôi
. Ông biện lý cũng hỏi tôi một câu tương tự và tôi nhìn Raymond thời y vẫn trân tráo, không chớp mắt. Tôi trả lời:
Phải
. Thế là ông biện lý quay lại phía bồi thẩm đoàn và tuyên bố:
Vẫn chính người đàn ông này, ngay sau hôm mẹ chết, đã dấn thân vào sự trụy lạc rất nhơ nhuốc, đã giết người vì những lý do nhảm nhí để thanh toán một vụ đồi phong bại tục quá đáng!
Rồi ông ngồi xuống. Nhưng luật sư tôi thì không thể kiên nhẫn được nữa, vừa kêu vừa giơ hai tay lên, nên những ống tay áo tụt xuống để lộ ra các nếp áo sơ mi hồ bột:
Rốt cuộc y can tội đã chôn mẹ y hay tội giết một người?
Cử tọa cười ồ… Nhưng ông biện lý lại đứng lên, vênh vang trong chiếc áo dài và tuyên bố phải cần đến sự ngây thơ của một vị trạng sư danh tiếng mới không cảm thấy giữa hai sự kiện ấy có một mối liên hệ sâu sắc, cảm động, thiết yếu. Ông kêu to lên,
Phải, tôi kết tội người này đã chôn mẹ y với tâm hồn của một tên sát nhân!
Lời tuyên bố này hình như có tác dụng lớn lao đối với công chúng. Luật sư tôi nhún vai và lau mồ hôi đầy trán. Nhưng hình như chính ông cũng nao núng và tôi hiểu ngay là mọi sự sẽ không được tốt đẹp mấy cho tôi.